7. Giải thích những từ đƣợc viết tắt trong luận văn
1.3.2.1. Hệ thống PA đầu
Theo Đoàn Thiện Thuật [18,1977] PA đầu tiếng Việt gồm 23 âm vị. Trong đó âm vị /p/ đƣợc coi là âm vị thiếu vì tính chất không phổ biến của nó (chỉ xuất hiện trong các từ mƣợn, với tần số xuất hiện thấp). Các phụ âm này đƣợc miêu tả trong bảng tổng hợp sau:
Định vị Phƣơng thức
Môi Đầu lƣỡi Mặt lƣỡi Gốc lƣỡi Thanh hầu Bẹt Quặt Tắc Ồn Bật hơi t‟ Không bật hơi VT t t c k ? HT b d Vang (mũi) m n ŋ Ồn Vô thanh f s h
Xát Hữu thanh v z
Vang (bên) l
Theo Đoàn Thiện Thuật [18,1977]
Tất cả các âm tiết tiếng Việt về mặt cấu âm đều bắt đầu bằng động tác khép lại, dẫn đến cản trở không khí hoàn toàn hoặc bộ phận, sau đó mở ra. Tạo nên một hiệu quả âm học, một tiếng động đặc thù. Cách mở đầu của những âm tiết nhƣ "bút", "chì", "học", "sinh" là ví dụ.
Những âm tiết nhƣ "ăn", "uống", "uể", "oải" cũng bắt đầu bằng động tác khép khe thanh, sau đó mở ra đột ngột, gây nên một tiếng bật, sự cản trở không khí này về thực chất cũng nhƣ cách cấu âm của [b, t, k] ở đầu âm tiết, sự khác nhau chỉ là ở vị trí cấu âm: một đằng không khí bị cản trở ở thanh hầu. Hiện tƣợng tắc thanh hầu trƣớc khi phát âm [ă], [uo] trong những âm tiết "ăn", "uống" thƣờng đƣợc coi nhƣ thuộc tính của các nguyên âm nhƣng thực ra nó có đầy đủ đặc tính của một PA, xét về mặt cấu âm và hoàn toàn đủ tƣ cách để tồn tại nhƣ một âm vị độc lập, đóng vai trò âm đầu.
Nhƣ vậy phẩm chất ngữ âm chung của các âm đầu là tính PA. Nói khác đi, các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là các PA.