7. Giải thích những từ đƣợc viết tắt trong luận văn
3.1.1. Quá trình dạy và học ngôn ngữ thứ hai
Khác với trƣờng hợp học tiếng mẹ đẻ, khi hình thành thói quen giao tiếp bằng ngoại ngữ ngƣời học đã có sẵn một số kỹ năng ngôn ngữ (verbal ability,
skill) mang tính phổ niệm mà họ tích luỹ đƣợc trong quá trình nắm bắt ngôn ngữ lần đầu tiên trong đời. Đó là hiện tƣợng vận dụng các kỹ năng và thao tác giao tiếp bằng ngôn ngữ thứ nhất sang lĩnh vực giao tiếp bằng ngoại ngữ. Hiện tƣợng này có mặt mạnh và cũng có mặt yếu. Mặt mạnh rõ ràng nhất là thời gian hình thành thói quen ngôn ngữ đƣợc rút ngắn rất nhiều. Còn mặt yếu là sự hình thành thói quen ngôn ngữ mới thƣờng bị các thói quen ngôn ngữ có trƣớc đó chi phối: sự giao thoa ngôn ngữ (interference). Quá trình tổ chức dạy và học một ngôn ngữ chi phối rất nhiều đến việc hạn chế mặt yếu, phát huy mặt mạnh nêu trên.
Tham gia vào quá trình này có nhiều nhân tố: phƣơng pháp (cách dạy), tài liệu dùng để dạy (SGK), ngƣời dạy. Quá trình dạy tiếng Anh nhƣ một ngoại ngữ đƣợc triển khai nhƣ sau:
Các nguyên tắc chỉ đạo của việc giảng dạy tiếng Anh bao gồm:
Theo trình tự nghe-nói-đọc-viết
Các hoạt động dạy và học trên lớp cần quán triệt nguyên tắc này trong trình tự tiến hành. HS phải có đƣợc cơ hội nghe hiểu ngữ liệu mới trƣớc khi bắt đầu việc rèn luyện nói. Ở các lớp THCS, các kỹ năng đọc hiểu và viết đƣợc dạy giới hạn trên cơ sở những gì đã đƣợc học qua nghe nói. Nghĩa là hai kỹ năng đọc và viết đƣợc dạy nhằm củng cố hai kỹ năng nghe, nói. Trình tự này giúp HS dễ dàng tiếp thu, rèn luyện và ghi nhớ ngữ liệu mới.
Hình thành thói quen và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ một cách có ý thức
Để tránh lối dạy dịch từng tiếng một và dạy văn phạm thành bài, ngữ liệu đƣợc dạy theo phƣơng pháp rèn luyện miệng theo kiểu tƣơng tự (anology) để tạo cho HS có thói quen sử dụng ngôn ngữ đúng.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng rèn luyện máy móc, mục đích giao tiếp của ngữ liệu cần đƣợc thông báo trƣớc khâu rèn luyện. Ngoài ra, để củng cố và cung cấp thêm kiến thức về ngôn ngữ, phần lý thuyết đƣợc bổ sung ngắn
ngữ liệu cần rèn luyện mà thôi. Nên tránh hiện tƣợng biến buổi học thành buổi thảo luận về văn phạm. Việc thông báo chức năng giao tiếp của ngôn ngữ cũng nhƣ cung cấp lý thuyết chỉ nhằm giúp HS hiểu rõ và ý thức đƣợc ngôn ngữ đang đƣợc rèn luyện, từ đó giúp cho việc ghi nhớ và tái sử dụng ngôn ngữ đã học đạt hiệu quả.
Ngữ liệu mới được dạy thông qua cấu trúc và tình huống có ý nghĩa
Cấu trúc cơ bản đƣợc sử dụng để làm phƣơng tiện rèn luyện ba mặt ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) là câu hay còn gọi là mẫu câu. Nếu trọng tâm rèn luyện là ngữ pháp thì sử dụng cấu trúc câu. Nếu trọng tâm rèn luyện là âm riêng lẻ thì là cấu trúc cơ bản của âm. Tuy nhiên, việc rèn luyện sau cùng bao giờ cũng lấy câu nói làm chuẩn. Từ vựng đƣợc dạy thông qua cấu trúc câu, kết hợp trong lúc dạy ngữ pháp theo nguyên tắc mẫu câu đƣợc giới thiệu với những từ cũ và từ vựng mới đƣợc dạy trong mẫu câu đã biết.
Trong SGK, bài khoá là một đoạn văn hoặc một bài hội thoại đƣợc sử dụng để giới thiệu toàn thể ngữ liệu mới trong một đơn vị bài học. Nguyên tắc nêu trên cũng đƣợc thể hiện trong cách cấu tạo bài tập kiểm tra. Từ vựng mới đuợc kiểm tra trong văn cảnh là câu hay những bài hội thoại điền từ vào chỗ trống. Ngữ pháp cũng đƣợc kiểm tra trong câu nói hoặc viết.
Chú trọng các phương tiện trực quan
Để tránh tình trạnh dịch từng từ một hay từng câu nói một trong khi dạy ngữ liệu mới, đồ dùng dạy học nghe nhìn cần đƣợc sử dụng trong việc thiết lập tình huống giao tiếp hay giới thiệu ngữ nghĩa của ngữ liệu mới. GV có thể sử dụng hình ảnh, đồ vật thực, điệu bộ, giọng nói, hành động để giúp HS liên hệ giữa âm thanh (giọng nói của máy hay của chính GV) và ngữ nghĩa. Bằng cách này, GV có thể gây hứng thú và hƣớng sự chú ý của các em vào hoạt động trên lớp, đồng thời có đƣợc sự liên tƣởng và ghi nhớ trong ký ức những gì đƣợc nghe thấy.
Riêng đối với một số ngữ liệu có tính chất trừu tƣợng, không thể dùng đồ dùng dạy học nghe nhìn để thiết lập ngữ nghĩa, GV có thể dùng tiếng Việt đơn giản, ngắn gọn để nói nghĩa tƣơng đƣơng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng tiếng Việt trong giảng dạy ngoại ngữ.
Tính đến sự giống nhau và khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh
Các hiện tƣợng giao thoa (interference) cần đƣợc lƣu ý trong quá trình giảng dạy. Các cấu trúc này dễ làm cho HS mắc sai lầm trong trong việc hiểu và sử dụng tiếng Anh. Đối với những cấu trúc tƣơng tự nhƣ cấu trúc tiếng Việt thì không phải tập trung nhiều vào việc giải thích và rèn luyện.
Bảo đảm tính hệ thống tiệm tiến và liên tục của khoá trình
Ngữ liệu trong SGK đƣợc phân bố theo nguyên tắc đồng tâm xoáy ốc với mức độ khó tăng dần theo thời gian và cấp lớp. Một số chủ điểm từ vựng và ngữ pháp đƣợc giới thiệu sẽ đƣợc lặp lại với mức độ khó tăng đần, kiến thức có nâng cao và sâu sắc hơn. Số lƣợng ngữ liệu mới đƣợc đƣa vào từng bài có kiểm soát đảm bảo mức lặp lại của ngữ liệu cũ giúp cho việc thừa kế và chuyển tiếp từ ngữ liệu cũ sang ngữ liệu mới. Trong quá trình giảng dạy, GV không nên tự động bỏ bớt hay thêm vào quá nhiều ngữ liệu mới làm mất tính hệ thống và liên tục của một bài và của toàn cuốn sách.
Ngôn ngữ hướng dẫn
Trong hoàn cảnh và điều kiện hiện nay, lớp học là nơi tƣơng đối có nhiều điều kiện thuận lợi giúp HS tiếp xúc rèn luyện và vận dụng tiếng Anh. Vì vậy GV cần khuyến khích HS sử dụng tiếng Anh giao tiếp tại lớp trong các sinh hoạt học tập và rèn luyện.
Bên cạnh đó, GV cũng cần giúp HS nghe hiểu một số câu nói thông dụng trong việc điều khiển lớp nhƣ:
Close your books, please. Go to the chalkboard, please.
Make a question, please. Listen to your classmate...
Trƣớc khi bắt đầu hay kết thúc buổi học, GV nên hƣớng dẫn và trao đổi với HS một số câu hỏi có tính chất giao tiếp hàng ngày nhƣ chào hỏi, thông báo về thời tiết, ngày tháng, hỏi thăm về sinh hoạt của HS, yêu cầu HS hát một bài hát ngắn bằng tiếng Anh...Việc này giúp gây hứng thú học tập và lòng yêu thích bộ môn, đồng thời cũng tạo nên không khí sinh động, vui tƣơi trong học tập.
Trong lúc điều khiển luyện tập GV nên dùng tiếng Anh để khuyến khích khen thƣởng HS nếu các em rèn luyện tốt. Đối với những em thiếu tự tin, nhút nhát khi nói tiếng Anh GV nên tạo điều kiện giúp các em tự tin hơn khi thực hành (các hành động biểu hiện sự thiếu tự tin nhƣ nói nhỏ, ngại nói, ấp úng...)
Khi hƣớng dẫn rèn luyện, GV nên nói lời yêu cầu một cách chính xác giúp các em hiểu rõ những điều cần phải làm. Sau khi thực hành xong, GV cần nhận xét kết quả bằng cách nói: “Yes, All right, Good, Correct, Incorrect, Once more”... Lời nói và thái độ cần dịu dàng, lịch sự vì vai trò của GV tại lớp là hƣớng dẫn thực hành và thông báo kết quả, đồng thời là ngƣời bạn giúp HS có lòng tự tin khi thực hành một ngôn ngữ mới.
Điều khiển lớp
Cần tạo điều kiện giúp HS có cơ hội thực hành trong lớp dƣới sự hƣớng dẫn và kiểm soát của GV để kịp thời sửa chữa những sai sót về phát âm, ngữ pháp, từ vựng.
Trƣớc khi ra lệnh cho HS thực hành, GV cần làm mẫu nhiều lần và hƣớng dẫn rõ ràng cách thức thực hành. Nếu cần có thể cho một cá nhân hoặc một nhóm làm mẫu cho cả lớp xem. Việc thực hành chỉ đƣợc thực hiện sau khi mục đích giao tiếp và phƣơng thức tiến hành đã đƣợc thông báo và tiếp thu đúng.
Để tiện việc điều khiển lớp, GV nên phân chia lớp làm nhiều nhóm và cử các HS giỏi, khá làm cán sự phụ trách nhóm. Khi đến giai đoạn rèn luyện cá nhân, cho các em thực hành từng đôi một dƣới sự trông coi của cán bộ lớp. GV sẽ đi đến từng nhóm để theo dõi và sửa chữa những sai sót. GV nên khuyến khích, động viên các em làm việc tập thể và có tinh thần trách nhiệm giúp nhau trong việc rèn luyện kỹ năng sử dụng một ngôn ngữ mới.
Kỹ thuật giảng dạy (giảng dạy kỹ năng Ngữ âm)
Yêu cầu rèn luyện: Chú trọng dạy phát âm đúng (từ, trọng âm, tiết tấu, ngữ điệu). Bốn mặt này cần đƣợc giảng dạy và rèn luyện trong những mẫu câu. Những mẫu câu này dƣợc đặt trong những tình huống giao tiếp có mục đích. Cần chú ý đến các âm khó đối với HS. Dạy trong cấu trúc hoàn chỉnh để tạo thói quen.