7. Giải thích những từ đƣợc viết tắt trong luận văn
3.2.1.1. Truyền đạt kiến thức ngữ âm
Thực tế giảng dạy cho thấy, đối với những trƣờng hợp không truyền thụ tri thức ngữ âm hay truyền thụ một cách sơ lƣợc, đơn giản đều mang tới những kết quả không mấy khả quan. Thậm chí, ngay cả những trƣờng hợp có chú trọng đến việc truyền thụ tri thức ngữ âm mà không xuất phát từ những đặc trƣng riêng của tiếng Việt, chỉ xuất phát từ những sự so sánh đối chiếu bề mặt, thiếu phƣơng pháp khoa học cũng cho thấy tỷ lệ, mức độ và phạm vi mắc lỗi của HS là rất cao, đáng phải xem xét. Nhƣ vậy, để đảm bảo có thể khảo sát đƣợc lỗi cần có sự hoàn chỉnh ngay từ phía GV. Theo chúng tôi, trƣớc hết GV phải có một vốn đầy đủ và chắn chắn về hệ thống ngữ âm tiếng Anh. Nhƣng một vốn tri thức chắn chắn về ngữ âm tiếng Anh chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là GV phải nắm đƣợc những khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Nhƣ vậy, cần thiết phải biết đƣợc cả cái chung và những cái đặc thù từ phía hai ngôn ngữ. Trên một cái nền chung về tri thức của GV nhƣ vậy, HS có đủ điều kiện để tiếp nhận những tri thức ngữ âm tiếng Anh vừa theo kiểu bắt chƣớc mô phỏng (cảm tính), nhƣng luôn luôn có sự kiểm soát của lý tính, qua sự hiểu biết chắc chắn và rõ ràng. Đây là điều kiện tối thiểu phải có từ phía GV để phòng ngừa những trƣờng hợp rủi ro nhất. Khi có nguy cơ mắc lỗi rất cao thì bản thân HS vẫn đủ tự tin xem xét cẩn thận lại đƣợc tính hệ thống của tri thức ngữ âm tiếng Anh và định vị đƣợc vùng lỗi của mình. Qua đó tìm ra
đƣợc biện pháp phù hợp để khắc phục lỗi và tự hoàn thiện "hệ miễn dịch" lỗi của mình.
Bên cạnh việc truyền đạt một kiến thức cơ bản về ngữ âm, GV phải tập trung nhiều cho công việc luyện phát âm. GV cần sử dụng và phát huy tối đa hiệu quả của thiết bị băng tiếng, băng hình ngoại ngữ trong giai đoạn đầu học tiếng Anh (thực hiện trong các tình huống cụ thể của bài học). Nên cho HS tiếp xúc càng nhiều càng tốt với việc phát âm chuẩn của ngƣời bản ngữ trong mọi tình huống giao tiếp. Ngữ liệu lời nói cung cấp cho HS cần đƣợc xuất hiện trong ngữ lƣu với tốc độ bình thƣờng, tự nhiên và chính xác. Cách làm này có tác dụng giúp cho HS tri giác trực tiếp và chính xác ngữ liệu về ngữ âm, ghi nhớ và tái hiện đƣợc tri thức, đồng thời rèn luyện đƣợc kỹ năng phát âm chuẩn xác ngay từ đầu.
Giáo học pháp ngày nay khẳng định sự đúng đắn và có hiệu quả của việc dạy ngoại ngữ theo phƣơng pháp giao tiếp. Dạy học theo phƣơng pháp giao tiếp có nghĩa là đặt yêu cầu trôi chảy (fluency) lên hàng đầu, trƣớc cả tính chính xác (accuracy). Theo chúng tôi, trong trƣờng hợp dạy phát âm cho HS THCS ở Việt Nam nên cân nhắc giữa sự trôi chảy, lƣu loát hay sự chính xác, chuẩn mực. Dù gì đi nữa, để khắc phục tận gốc lỗi phát âm của HS, GV nên tập trung luyện cho HS cách phát âm chính xác ngay từ đầu, nhƣ P.Tench [55,1981:42] đã nêu rõ qua hai lý do sau: “Thói quen đúng đuợc hình thành càng sớm càng tốt”(The sooner the right habbits are established the better) và “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”(Later remedial work is a burdensome task and could have been avoided by insisting on hard work at first).
Do đó, ngay từ đầu, cần phải luyện cho HS thói quen phát âm chính xác nhằm bồi dƣỡng một năng lực giao tiếp vững vàng song song với việc cung cấp cho các em ngữ liệu và hình thành năng lực ngôn ngữ. Để giao tiếp thành công phải phát âm chính xác từ, trọng âm, ngữ điệu, tiết tấu. Các mặt này cần đƣợc giảng dạy và rèn luyện trong những mẫu câu. Những mẫu câu này đƣợc
đặt trong những tình huống giao tiếp có mục đích. GV phải chú ý đến việc luyện các âm khó cho HS ở từng địa phƣơng cụ thể và phải biết kết hợp linh hoạt giữa luyện đọc tập thể và cá nhân.
Trong giảng dạy ngữ âm thực hành, GV có thể áp dụng phƣơng pháp giải thích và hƣớng dẫn kết hợp với phƣơng tiện nghe nhìn để dạy phát âm. Đƣơng nhiên, có thể áp dụng việc so sánh đối chiếu với tiếng mẹ đẻ trong dạy phát âm. Song cần tránh sự lạm dụng so sánh dẫn đến sự định hƣớng sai lệch kiến thức về ngữ âm tiếng Anh của HS. Đặc biệt tránh kiểu mô tả "na ná" tiếng Việt của âm này, âm kia khi giới thiệu các hiện tƣợng ngữ âm lạ của tiếng Anh. Nên cho HS định hƣớng bằng tri giác âm mẫu của băng chuẩn, rèn luyện lặp đi lặp lại dƣới hỗ trợ của GV. Qua đó, GV có sự đánh giá và khắc phục lỗi.