Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa các cơ quan lãnh đạo của Đảng với quần chúng nhân dân, nơi trực tiếp tổ chức vận động quầ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÔ THỊ HƯỜNG
CÔNG TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÔ THỊ HƯỜNG
CÔNG TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM (2001 - 2005) 8
1.1 Những nhân tố tác động đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam 8
1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nam tác động đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng 8
1.1.2 Thực trạng xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Tỉnh Hà Nam trước năm 2001 15
1.1.3 Yêu cầu mới về xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam (2001 - 2005) 19
1.2 Quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam (2001-2005) 25
1.2.1 Chủ trương của Đảng bộ Tỉnh Hà Nam về xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2001 - 2005) 25
1.2.2 Đảng bộ Tỉnh Hà Nam chỉ đạo xây dựng Tổ chức cơ sở đảng (2001- 2005) 32
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG (2006-2011) 42
2.1 Hoàn cảnh lịch sử 42
2.1.1 Tình hình thế giới 42
2.1.2 Tình hình trong nước 45
2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Nam về đẩy mạnh xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2006-2011) 48
2.2.1 Chủ trương của Đảng của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng Tổ chức cơ sở đảng (2006 - 2011) 48
Trang 42.2.2 Đảng bộ Tỉnh Hà Nam vận dụng chủ trương của Đảng về xây
dựng tổ chức cơ sở đảng vào thực tiễn địa phương 56
2.3 Sự chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam (2006-2011) 59
2.3.1 Chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng về chính trị, tư tưởng 59
2.3.2 Chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng về tổ chức 62
2.3.3 Kết quả xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Tỉnh Hà Nam (2006- 1011) 65
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU 71
3.1 Nhận xét về quá trình Đảng bộ Tỉnh Hà Nam xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2001- 2011) 71
3.1.1 Ưu điểm, nguyên nhân 71
3.1.2 Hạn chế, nguyên nhân 77
3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu 81
3.2.1 Đảng bộ luôn luôn nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh 81
3.2.2 Luôn coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên, gắn kết chặt chẽ xây dựng đội ngũ cán bộ với phát triển đảng viên 83
3.2.3 Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng 85
3.2.4 Dựa vào quần chúng, thông qua phong trào cách mạng của quần chúng làm tốt công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng 85
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 98
Trang 6được thắng lợi Thực tế lịch sử đã khẳng định: “Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”
Trong hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng, tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa các cơ quan lãnh đạo của Đảng với quần chúng nhân dân, nơi trực tiếp tổ chức vận động quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp tạo nguồn và phát triển đảng viên, đào tạo cán bộ các cấp cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân Đảng chỉ vững mạnh khi được xây dựng trên nền tảng là các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh Vì thế, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng và trong công tác xây dựng Đảng, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn coi việc xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng là một trong những nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng Đảng
Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hoá
là nền tảng tinh thần của xã hội” Trong công tác xây dựng Đảng, củng cố, xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cho tổ chức cơ sở
Trang 72
đảng là vấn đề then chốt của nhiệm vụ then chốt Các Nghị quyết Trung ương
3 khoá VIII, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII, Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”, Nghị quyết Trung ương 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng trước yêu cầu nhiệm vụ mới
Trước yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của đất nước, của Đảng bộ tỉnh
Hà Nam, tình hình Đảng bộ và công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ còn bộc
lộ những yếu kém, khuyết điểm, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các
tổ chức cơ sở đảng chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ; một bộ phận đảng viên tinh thần trách nhiệm chưa cao, năng lực công tác còn hạn chế v.v Do đó, việc tập trung xây dựng,củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCS đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, thực sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công… là một nhiệm vô cùng quan trọng và cấp bách hiện nay
Do vậy, nghiên cứu quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam, nhằm tổng kết công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đúc rút những kinh nghiệm góp phần tham mưu cho Đảng bộ tỉnh về công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới là việc làm cần thiết Với những lý do trên, tôi
chọn đề tài “Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà
Nam từ năm 2001 đến năm 2011” làm luận văn thạc sỹ Lịch sử, chuyên
ngành Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 83
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài đã có nhiều công trình nghiên cứu của các cơ quan
và các nhà khoa học đề cập đến vấn đề này ở nhiều góc độ khác nhau Tiêu biểu là những nhóm chủ yếu sau:
- Nhóm thứ nhất: Các công trình nghiên cứu lý luận chung về xây dựng
tổ chức cơ sở đảng như: “365 câu hỏi và trả lời tổ chức cơ sở đảng và đảng viên” nhiều tác giả, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội năm 2003; “Tổ chức cơ sở đảng với cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng” công trình
nghiên cứu của Nguyễn Cúc, Lê Phương Thảo, Doãn Hùng, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2004; “Tổ chức và hoạt động của chi bộ Đảng” của TS Nguyễn Duy Hùng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008; “ Về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”, Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; “Nâng cao chất lượng tổ chức
cơ sở đảng”, Giáo trình xây dựng Đảng, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Viện xây dựng Đảng, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2004 Giá trị cơ bản của các nghiên cứu này là cung cấp cơ sở lý luận và cách tiếp cận để hiểu biết sâu hơn những vấn đề về tổ chức và hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng Tuy vậy do đặc thù của chuyên ngành xây dựng Đảng, nên những công trình này không xem xét vấn đề xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng theo cách nhìn lịch đại với những cơ sở hình thành, vận động
và phát triển của các Tổ chức cơ sở đảng
- Nhóm thứ hai: Là một số công trình khoa học nghiên cứu về quá trình
xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở các địa phương, ban ngành:
Luận án tiến sỹ: Nguyễn Minh Tuấn: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp Nhà nước ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH”; Luận văn thạc sĩ: Nguyễn Đình Kỳ: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong xí nghiệp Quốc doanh qua thực tiễn cũng như địa
Trang 94
phương Hà Nội”; Mô hình tổ chức Đảng trong tổng công ty 91,92, của ban
Tổ chức Trung ương, Hà Nội, 2000; Lệ Hồng “Nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp Nhà nước khu công nghiệp Biên Hòa I”, Hà Nội, 2001; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Huyền “Đảng bộ Hà Tây thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng thời kỳ 1991 - 2000”… Các nghiên cứu trên đây đã tiếp cận vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở
đảng với tư cách là một bộ phận hợp thành của công tác xây dựng Đảng Tuy nhiên các công trình này thường đề cập đến vấn đề xây dựng Đảng trên những địa bàn cụ thể, phản ánh tính đặc thù của mỗi địa phương
- Nhóm thứ 3: Những nghiên cứu về công tác xây dựng Đảng của đảng
bộ tỉnh Hà Nam nói chung, xây dựng củng cố cơ sở đảng nói riêng Đáng chú
ý là công trình của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Hà Nam (2000), “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam (1927 - 1975), Tập 1; Ban Chấp Hành Đảng Bộ Tỉnh
cơ sở đảng Một số công trình nghiên cứu khác như: “Đề án nâng cao hiệu quả công tác chính trị tư tưởng ở các Đảng bộ xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam”, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy (2009); “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Thành phố Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam trong thời
kỳ hiện nay”, Nguyễn Thị Chương, (2011) Lê Khả Phiêu có bài "Xây dựng Đảng là then chốt, là yếu tố quyết định đưa Hà Nam đến mục tiêu dân giàu, văn minh” đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng số 3- 1998
Trang 105
Cả 3 nhóm nghiên cứu trên, đã làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn
về công tác xây dựng Đảng, về các mặt chính trị, tư tưởng tổ chức Một số công trình đã đề cập đến công tác xây dựng Đảng ở một số vùng, địa phương
cụ thể trên cả nước Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình khoa học lịch sử Đảng nào đề cập đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh
Hà Nam từ năm 2001 đến năm 2011 Nhưng các công trình trên là nguồn tư liệu quý, tác giả có thể tham khảo, vận dụng trong quá trình thực hiện luận văn của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
- Làm sáng tỏ quá trình xây dựng Tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Tỉnh Hà Nam từ năm 2001 đến năm 2011; Nhận xét kết quả và rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình xây dựng Tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Tỉnh Hà Nam để vận dụng vào công tác xây dựng Đảng hiện nay
3.2 Nhiệm vụ: Để đạt mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng, thực trạng xây dựng Tổ
chức cơ sở đảng của Đảng bộ Tỉnh Hà Nam trước năm 2001, và yêu cầu đặt
ra đối với Đảng bộ tỉnh Hà Nam về công tác xây dựng Tổ chức cơ sở đảng trong thời kỳ mới (2001 - 2011)
- Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 2001 đến năm 2011
- Nhận xét và rút ra những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Tỉnh Hà
Nam xây dựng tổ chức cơ sở đảng để vận dụng vào hiện thực
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ Tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm
vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng ( 2001 - 2011)
Trang 116
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: đề tài nghiên cứu quá trình xây
dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam (chủ trương và sự chỉ đạo) Có nhiều loại hình Tổ chức cơ sở đảng, trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung vào xây dựng Tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn của Tỉnh
- Phạm vi về thời gian: đề tài nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2011 Nhưng trong quá trình thực hiện, tác giả có đề cập đến một số nội dung liên quan đến đề tài trước năm 2001 và sau năm 2011
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Nam
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
- Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác xây dựng Đảng, trong đó có xây dựng tổ chức cơ sở đảng
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp hai phương pháp đó Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…Các phương
pháp này được sử dụng phù hợp với yêu cầu của từng nội dung luận văn
6 Đóng góp của luận văn
- Hệ thống những quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam (2001- 2011), rút ra một số kinh nghiệm vận dụng vào công tác xây dựng Đảng hiện nay
- Góp phần tổng kết công tác xây dựng Đảng về tổ chức ở cơ sở
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng ở các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan nghiên cứu
Trang 127
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
Trang 13* Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Hà Nam, có bề dày lịch sử trên 120 năm, là mảnh đất giàu truyền thống văn hiến và cách mạng Tỉnh Hà Nam, nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Năm 1997, tỉnh Hà Nam được tái lập, có 05 huyện và 01 thị xã (nay là thành phố) trực thuộc tỉnh với 116 xã, phường, thị trấn (có 15 xã miền núi) Hà Nam có diện tích là 859,5 km², phía Bắc giáp với thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp với tỉnh Ninh Bình, Đông Nam giáp tỉnh Nam Định, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-24 độ C, số giờ nắng trung bình 1300 -1500 giờ/năm, lượng mưa trung bình khoảng 1900mm, độ ẩm trung bình hàng năm 85%
Tỉnh Hà Nam có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, Phía Tây của tỉnh
là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi với một số hang động thạch nhũ, núi đất và đồi rừng, nhiều nơi có địa hình dốc Phía Đông tỉnh là đồi đất thấp xen lẫn núi đá và chủ yếu là đồng bằng do phù sa bồi tụ từ những dòng sông lớn chiếm khoảng 85-90% diện tích của tỉnh Tỉnh Hà Nam, có một số loại khoáng sản như: than bùn, đá vôi xi măng, sét xi măng, đôlômít, đá vôi hóa chất, đá vôi xây dựng Mạng lưới giao thông của tỉnh Hà Nam được đánh giá là khá thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa với bên ngoài và trong nội tỉnh bởi địa phận tỉnh nằm trên huyết mạch giao thông Bắc - Nam
Trang 149
với tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy Trên địa bàn tỉnh Hà Nam có các quốc lộ đi qua như: quốc lộ 1A, quốc lộ 21A, quốc lộ 21B, quốc lộ 38, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; các tuyến đường nối các thị trấn với nhau và các thị trấn với thành phố Phủ Lý đều là đường nhựa với quy mô từ 2 làn đến 4 làn xe ô tô; hệ thống giao thông nông thôn của tỉnh đã được đổ nhựa hoặc bê tông nên khá thuận lợi cho việc đi lại giữa các vùng trong tỉnh, nối liền Hà Nam với các tỉnh khác Giao thông đường thủy của tỉnh cũng khá phát triển
do có nhiều con sông lớn chảy qua địa phận Hà Nam như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu Giang, sông Nhuệ,…
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, Hà Nam có 785.057 người, chiếm 5,6% dân số đồng bằng sông Hồng, mật độ dân cư là 954 người/km², 91,5% dân
số sống ở nông thôn, 8,5% dân số sống ở khu vực đô thị Theo thống kê mới nhất, tổng số người có hộ khẩu thường trú là 846.653 người (4-2013) Trình độ kinh tế, dân trí và trình độ văn hóa xã hội của dân cư phát triển khá cao, thu nhập và đời sống của đa số dân cư đã được cải thiện và nâng cao đáng kể Đặc điểm nổi trội của cư dân và nguồn lực con người Hà Nam là truyền thống lao động cần cù, vượt lên mọi khó khăn để phát triển sản xuất, là truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng cao, giàu lòng nhân ái, mến khách và giàu sức sáng tạo trong phát triển kinh tế, mở mang văn hóa xã hội Đây là một nguồn lực đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Về trình độ dân trí, tính đến hết năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 6 huyện, thị xã với số xã là 116 xã, phường, thị trấn, trong đó số xã miền núi có 15 xã chiếm 12,7%; tỷ lệ người biết chữ chiếm 96% Số học sinh phổ thông năm học 2002-2003 là 76.024 em; số giáo viên toàn tỉnh là 3.253 người chủ yếu là dân tộc kinh Số thầy thuốc có 1.723 người; bình quân số y, bác sĩ trên 1 vạn dân là 4,4 người, trong đó y, bác sĩ là người dân tộc thiểu số chiếm 0,12% [63]
Trang 1510
Trên địa bàn tỉnh có 27 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 792.130 người, chiếm 99%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Tày có 285 người, chiếm 0,03%; dân tộc Ngái có 136 người, chiếm 0,01%; dân tộc Thái có 115 người, chiếm 0,01%; các dân tộc khác chiếm 0,05% (theo số liệu điều tra dân số tháng 4 năm 2009)
Về tôn giáo, tỉnh Hà Nam có ba tôn giáo chính: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin lành Hiện nay, trên toàn tỉnh có 491 chùa, 230 vị tăng ni, số tín đồ 64.164 người, đạo Thiên Chúa có khoảng 101.000 giáo dân, đạo Tin lành có 193 nhân khẩu [40], thực hiện tốt công tác tôn giáo, xem xét, giải quyết kịp thời nhu cầu chính đáng, hợp pháp của các tổ chức và cá nhân theo quy định, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, góp phần ổn định tình hình trên địa bàn Tuy nhiên, một số hoạt động tín ngưỡng và lợi dụng tôn giáo có thời điểm còn diễn biến phức tạp
Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch tốt về cơ cấu kinh
tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang trên đà phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng cao, có chuyển biến về cơ cấu sản xuất, quy mô và chất lượng Sản xuất vượt qua nhiều khó khăn về thời tiết và dịch bệnh, mô hình xây dựng nông thôn mới bước đầu đạt hiệu quả Về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh: Giai đoạn 2003 -
2012, Hà Nam luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Bình quân 10 năm (2003 - 2012), kinh tế Hà Nam tăng trưởng 12,12%, trong đó giai đoạn 2006 -
2010 tăng 13,2% Năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) gấp 3,14 lần năm 2003 6 tháng đầu năm 2013, GDP tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2012; phấn đấu GDP năm 2013 tăng 10,9% so với năm 2012 Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 26 triệu đồng, gấp 6,8 lần so với năm 2003; phấn đấu năm 2013 là 30,55 triệu đồng, tăng 19,2% so với năm 2012 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực Năm 2003, cơ cấu kinh tế là: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 33,7%, công nghiệp - xây dựng 34,5%, dịch vụ 31,8% Năm 2012, cơ cấu kinh tế là: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 18,4%, công nghiệp - xây dựng 51,3%,
Trang 1611
dịch vụ 30,3%; mục tiêu hết năm 2013, cơ cấu chuyển dịch như sau: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 17,1%, công nghiệp - xây dựng 52,2%, dịch vụ 30,7%.Thu ngân sách đạt kết quả tốt, năm 2005 đạt 340,5 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.200 tỷ đồng, năm 2012 đạt 1.853 tỷ đồng [59, tr 3]
Hà Nam là một trong những tỉnh có mạng lưới cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa và phúc lợi xã hội phát triển Về giáo dục, hiện nay, có khoảng 56,3% tổng số trường được công nhận trường chuẩn quốc gia (228/405 trường), trong đó có 50/120 trường mầm non, 131/140 trường tiểu học, 41/120 trường trung học cơ sở,6/25 trường trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia; 75% số phòng học được kiên cố hoá [10, tr 7] Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn được mở rộng nâng cấp; tổ chức liên kết đào tạo, từng bước đáp ứng yêu cầu đào tạo và nhu cầu học tập nâng cao tay nghề của người lao động Trên địa bàn tỉnh Hà Nam có các trường: Đại học Hà Hoa Tiên, Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình Trung ương I, Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Thuỷ lợi Bắc bộ và một số trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến, tiến bộ rõ rệt, nhất là trí dục Về y
tế, trên địa bàn tỉnh hiện có 12 bệnh viện, 04 phòng khám khu vực và 116 trạm y tế xã/phường thuộc hệ thống nhà nước và hàng trăm cơ sở khám chữa bệnh đông y, khám chữa bệnh tư nhân, cơ sở, đại lý bán thuốc phục vụ chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân Tổng số y, bác sĩ hiện có khoảng 980 người Hàng năm đã khám, điều trị cho hàng trăm nghìn lượt người, đảm bảo làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn Hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được đầu
tư, phát triển cả về nhân lực và trang thiết bị y tế, cơ bản đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân địa phương và góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên Các chương trình y tế được triển khai kịp thời, thực hiện có hiệu quả, không để xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm lớn trên địa bàn Đến năm 2012, có 91,3% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia
Trang 1712
về y tế xã, 72,4% trạm y tế xã có bác sỹ, 88,8% trạm y tế xã khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Công tác thông tin, phát thanh, truyền hình có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp hoạt động, đóng góp tích cực vào việc đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh nhanh chóng đi vào cuộc sống Phong trào rèn luyện thân thể, thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội được đông đảo nhân dân, cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp hưởng ứng Các chính sách xã hội, chính sách đối với người
có công, thực hiện mục tiêu giảm nghèo được triển khai kịp thời, nghiêm túc, đúng đối tượng, có hiệu quả Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,7% (năm 2012) Phong trào xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, thu hút đông đảo doanh nghiệp, cán bộ đảng viên, nhân dân tham gia, từng bước phát triển sản xuất nâng cao đời sống người dân, thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Các huyện đều có nhà văn hóa khang trang, nhiều xã đã có nhà văn hóa xã,
thư viện hoặc nhà truyền thống phục vụ nhu cầu văn hóa của nhân dân
1.1.2 Thực trạng xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Tỉnh Hà Nam trước năm 2001
1.1.2.1 Tổ chức cơ sở đảng - Khái niệm, loại hình, vị trí, vai trò
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI thông qua ngày 19 tháng 1 năm 2011 đã ghi rõ: "Tổ chức cơ sở đảng
là tổ chức đảng được lập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh " Tổ chức cơ sở đảng gồm đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở Điều
21, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện hành quy định rõ:
Ở đơn vị xã, phường, thị trấn có từ 3 đảng viên chính thức trở lên, lập
tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp ủy cấp huyện) Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có
từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở) Cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết
Trang 1813
định tổ chức đảng đó trực thuộc cấp ủy cấp trên nào cho phù hợp; nếu chưa
đủ ba đảng viên chính thức thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp
Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc Tổ chức cơ sở đảng có từ 30 đảng viên trở lên, lập đảng bộ
cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ Trong những trường hợp khác, cấp uỷ cấp dưới phải báo cáo và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý mới được thực hiện: Lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ ba mươi đảng viên; Lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở có hơn ba mươi đảng viên; Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở Tổ chức cơ sở đảng nói chung được thành lập theo ba hình thức: Chi bộ cơ sở, dưới chi bộ cơ sở có các tổ đảng; Đảng bộ cơ
sở, dưới đảng bộ cơ sở có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ; Đảng bộ cơ sở, dưới đảng bộ cơ sở là các đảng bộ bộ phận và các chi bộ trực thuộc đảng uỷ Dưới đảng bộ bộ phận là các chi bộ, dưới các chi bộ có thể có các tổ đảng Đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên của tổ chức cơ sở đảng do cấp uỷ cơ sở triệu tập năm năm một lần; có thể triệu tập sớm, hoặc muộn hơn nhưng không quá một năm Đảng uỷ, chi uỷ cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần Đảng bộ cơ sở họp thường lệ mỗi năm hai lần; họp bất thường khi cần Chi bộ cơ sở họp mỗi tháng một lần, họp bất thường khi cần
Các loại hình tổ chức cơ sở đảng gồm có 5 loại hình tổ chức cơ sở
đảng cơ bản là: Tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn; tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp (trong đó có nhiều loại hình doanh nghiệp); tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan hành chính; tổ chức cơ sở đảng trong đơn vị sự nghiệp và
tổ chức cơ sở đảng trong lực lượng vũ trang (Xem phụ lục 1)
Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm
xây dựng tổ chức cơ sở đảng và luôn khẳng định: “Mỗi chi bộ của Đảng phải
là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần
Trang 1914
chúng” “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” [30, tr
210]
Tổ chức cơ sở đảng, là nền tảng của Đảng Đây là cấp thấp nhất trong
hệ thống tổ chức của Đảng, là nơi tổ chức đảng và đảng viên gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hoạt động trong lòng nhân dân Tổ chức cơ sở đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, nâng cao được năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của mình sẽ là yếu tố quyết định đến sức mạnh của toàn Đảng, đến thành công của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng
Tổ chức cơ sở đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo tất cả các tổ chức khác trong hệ thống chính trị cơ sở nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động ở
cơ sở theo đúng định hướng chính trị của Đảng Tổ chức cơ sở đảng là nơi quán triệt, chấp hành chủ trương, đường lối, nhiệm vụ chính trị của cấp trên;
cụ thể hóa, đề ra nhiệm vụ của cấp mình và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đó, biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực cuộc sống
Tổ chức cơ sở đảng, là nơi quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân; là nơi tổng kết thực tiễn, bổ sung vào chủ trương, đường lối của Đảng ngày càng hoàn thiện và đúng đắn, có lý có tình, hợp với ý đảng, lòng dân
Tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối liền các cơ quan lãnh đạo của Đảng đối với quần chúng nhân dân Mọi tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân thông qua tổ chức cơ sở đảng mà được phản ánh lên tổ chức đảng cấp trên
Tổ chức cơ sở đảng, là nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào quần chúng và tổ chức cho quần chúng thực hiện thắng lợi trong thực tiễn
Tổ chức cơ sở đảng, là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng: giáo dục, rèn luyện, kết nạp, sàng lọc đảng viên; nơi đào tạo cán
bộ cho Đảng; nơi xuất phát để cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng, Nhà
Trang 2015
nước và các đoàn thể chính trị - xã hội
Tổ chức cơ sở đảng là đơn vị chiến đấu cơ bản của Đảng, nơi bảo đảm tính tiên phong, tính trong sạch của Đảng; là nơi mà mọi hoạt động xây dựng nội bộ Đảng được tiến hành; là trung tâm đoàn kết nội bộ Đảng và tập hợp
đoàn kết quần chúng nhân dân
1.1.2.2 Kết quả Xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Tỉnh Hà Nam trước năm 2001
Đảng bộ tỉnh Hà Nam, trực tiếp là Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã
cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra nhiệm
vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở địa phương Trong hai năm (1999-2000), Đảng bộ xác định trọng tâm của công tác xây dựng Đảng là tổ chức triển khai
thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII Về một số vấn đề cơ bản
và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay Đảng bộ tỉnh Hà Nam
chỉ rõ, đây là Nghị quyết quan trọng gắn liền với cuộc vận động và chỉnh đốn Đảng, nhằm xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; thực hiện nghị quyết phải đảm bảo phương châm đoàn kết, tự phê bình và phê bình
có hiệu quả, thấu tình đạt lý, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, củng cố niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng Trong
đó đặc biệt chú trọng đến sửa chữa khuyết điểm, tăng cường đoàn kết thống nhất, tạo ra những chuyển biến cụ thể, thiết thực trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị Coi việc sửa chữa khuyết điểm sau tự phê bình và phê bình là mấu chốt đánh dấu sự chuyển biến
Sau khi tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, toàn Đảng bộ triển khai tự phê bình và phê bình Sau hai năm (1999-2000), cơ bản đảng viên trong toàn Đảng bộ đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng trước yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng mới Đa số cán bộ, đảng viên thấy rõ trách nhiệm, phấn khởi, tin tưởng và quyết tâm thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng Kết quả nổi bật của cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn
Trang 21đề ra về lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tốt chính sách xã hội ở cơ sở, tạo chuyển biến mới trong công tác giáo dục, y tế, xây dựng nếp sống văn hóa Các tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ tỉnh Hà Nam coi trọng công tác giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh Các tổ chức cơ sở đảng đã lãnh đạo chính quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng chính quyền vững mạnh; lãnh đạo đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân Các tổ chức
cơ sở đảng đã lãnh đạo nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chống tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, thực hiện tiết kiệm đồng thời tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, đề cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy cơ sở, của cán bộ chủ chốt và phát huy dân chủ rộng rãi trong đảng, trong quần chúng nhân dân với nhiều hình thức phong phú để tham gia góp ý, phê bình cán bộ đảng viên Các tổ chức cơ sở đảng đã lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, củng cố và tăng cường được lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng
Các tổ chức cơ sở đảng đã lãnh đạo thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng Tổ chức cơ sở đảng được kiện toàn và củng cố qua các kỳ đại hội đảng các cấp, xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy, hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình tổ chức cơ sở đảng, xây dựng đảng bộ, chi
bộ trong sạch vững mạnh theo đơn vị sản xuất, các cấp ủy xã, phường, thị trấn
đã thành lập tổ chức cơ sở đảng theo địa bàn dân cư thôn, xóm, tổ dân phố Các cấp ủy đảng đã có nhiều hình thức, biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ
Trang 2217
trong sạch, vững mạnh đi đôi với củng cố, khắc phục các tổ chức cơ sở đảng yếu kém, đề ra các nghị quyết chuyên đề về xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, tiến hành đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng một cách nghiêm túc Đặc biệt, Đảng bộ tỉnh Hà Nam quan tâm chỉ đạo, xây dựng
tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố những tổ chức cơ sở đảng yếu kém, tập trung giải quyết những vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài Chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên được nâng lên Số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh ngày càng tăng: 76% năm 1997, 77% năm 1998, 82,28% năm 2000, vượt chỉ tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam đề ra Toàn tỉnh chỉ còn 5 tổ chức cơ sở đảng yếu kém, chiếm 1,26% Bình quân trong 3 năm (1998-2000), số đảng viên tủ tư cách đạt 78,7%, số đảng viên đủ
tư cách nhưng còn hạn chế từng mặt là 19,9%, số đảng viên vi phạm và không
đủ tư cách còn 1,4% [2, tr 363]
Một số cấp ủy, tổ chức đảng yếu kém đã vươn lên sau khi được kiện toàn và tiến hành xử lý những cán bộ vi phạm Đến năm 2000, hầu hết tổ chức đảng cấp trên cơ sở và 90% tổ chức đảng cơ sở đã xây dựng, bổ sung quy chế làm việc, đảm bảo đúng nguyên tắc và Điều lệ Đảng
Công tác kết nạp đảng viên mới được quan tâm, từ năm 1997 đến năm
2000, toàn Đảng bộ mở gần 100 lớp cho 6.500 quần chúng ưu tú học tập, tìm hiểu về Đảng nhờ đó, đã kết nạp được 3000 đảng viên
Dân chủ trong Đảng bộ tỉnh, trong tổ chức cơ sở đảng được phát huy gắn liền với giữ vững kỷ cương, kỷ luật và đoàn kết nhất trí nhờ đó nâng cao được sức mạnh và hiệu lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công việc
Hoạt động kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra các cấp thuộc Đảng bộ tỉnh
Hà Nam đã có nhiều tiến bộ, đạt hiệu quả tốt Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã trực tiếp chỉ đạo các cuộc kiểm tra chấp hành các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh ủy, thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống cơ sở kiểm tra công tác tiếp dân, chỉ đạo việc giải quyết đơn thư khiếu nại, góp phần ổn định tình hình chính trị- xã hội của tỉnh Trong hai năm 1999-2000, Ủy ban kiểm
Trang 2318
tra các cấp đã phối hợp kiểm tra 164 tổ chức đảng và 1.761 đảng viên về việc chấp hành nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng và việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, gắn với kiểm tra Quy định số 55-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm và giải quyết đơn, thư tố cáo của đảng viên
Đã xử lý kỷ luật 11 tổ chức đảng và 857 đảng viên, có 37% cấp ủy viên các cấp, khai trừ khỏi đảng 119 người [2, tr 364] Các cấp ủy đảng xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ đảng viên vi phạm, kể cả cán bộ đã và đang giữ chức vụ chủ chốt trong cấp ủy và các cơ quan từ tỉnh đến cơ sở
Tuy nhiên, công tác xây dựng Tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam trước năm 2001 vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm:
Một số chi bộ, đảng bộ cơ sở chưa làm tốt vai trò lãnh đạo toàn diện ở địa phương, chưa làm tốt công tác quản lý, rèn luyện, phân công đảng viên làm nhiệm vụ Việc bồi dưỡng giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa được các tổ chức cơ sở đảng thực hiện thường xuyên Năng lực lãnh đạo của một số tổ chức cơ sở đảng còn yếu, lúng túng trong cơ chế mới, nhất là quản
lý kinh tế, quản lý xã hội; chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước triển khai ở một số nơi còn chậm, có tổ chức đảng còn lúng túng trong việc xác định phương hướng, nhiệm vụ chính trị
Một số cấp ủy chưa làm tốt việc cụ thể hóa tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh cho phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ địa phương và đối với loại hình tổ chức cơ sở đảng Việc củng cố tổ chức cơ sở đảng yếu kém làm chưa triệt để,
có cơ sở đảng yếu kém kéo dài, nhất là ở một số xã
Việc phân tích chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên tuy có sự chỉ đạo của các cấp ủy, nhưng chưa làm tốt việc hướng dẫn, kiểm tra bám sát tiêu chuẩn bình xét, phân loại chất lượng đảng viên, tổ chức đảng
Kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế so với yêu cầu đổi mới Một số cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, nặng về vun vén cá nhân, xa rời quần chúng Có tình trạng
Trang 24và phê bình chưa thường xuyên, nghiêm túc; chưa thẳng thắn chân tình Ở một số tổ chức cơ sở đảng còn biểu hiện mất đoàn kết, tư tưởng cụ bộ địa phương, cá nhân chủ nghĩa Tình trạng phát tán đơn thư mạo danh, nặc danh với động cơ xấu có lúc diễn ra rất nghiêm trọng ở một số tổ chức cơ sở đảng nhưng chưa được ngăn chặn kịp thời
1.1.3 Yêu cầu mới về xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh
Hà Nam (2001 - 2005)
Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế phải đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi mới
Bước vào thế kỷ XXI, tình hình thế giới tiếp tục có nhiều biến đổi to lớn đã trực tiếp, hoặc gián tiếp tác động đến sự lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng, trong đó có công tác xây dựng tổ chức đảng
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có những bước tiến nhảy vọt, tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội thế giới Cùng với cách mạng khoa học và công nghệ là quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tác động đến tất cả các nước, các khu vực, các vùng lãnh thổ Toàn cầu hóa, nhìn chung vừa đem lại những lợi ích to lớn cho nhân loại, vừa chịu
sự chi phối của các nước tư bản, do đó có sự không công bằng, thậm chí bất bình đẳng trong phân chia các lợi ích mà toàn cầu hóa đem lại Toàn cầu hóa tạo ra những thuận lợi đồng thời tạo ra những thách thức đối với các nước
Trang 25Trong một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới với tính chất phức tạp ngày càng tăng
Tình hình thế giới và khu vực có tác động mạnh đến tình hình Việt Nam Công cuộc đổi mới của Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức lớn Thế và lực của cách mạng Việt Nam mạnh lên rất nhiều sau 15 năm đổi mới toàn diện đất nước Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường, tình hình chính trị - xã hội ổn định, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện Bên cạnh đó, môi trường hòa bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế
và những xu thế tích cực trên thế giới tạo thuận lợi để Việt Nam phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lưc về nguồn vốn, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiệu quả, thị trường thế giới để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện; sự nghiệp văn hoá giáo dục, chăm sóc sức khoẻ dân cư và một số lĩnh vực khác có những tiến bộ đáng kể Tính ra, thu nhập bình quân một người một tháng theo giá thực tế năm 2003-2004 đã tăng 64,2% so với năm 1999 Thu nhập tăng đã tạo điều kiện tăng tiêu dùng cho đời sống và tăng tích luỹ
Sự nghiệp giáo dục đào tạo có những mặt tiến bộ Đến cuối năm 2005
đã cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường học, lớp học Tỷ lệ trẻ
em từ 3-5 tuổi đi học mẫu giáo năm 2005 đạt 58,9%, vượt mục tiêu đề ra là đạt 58%; tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học tăng từ 92,7% năm học 2000-
Trang 2621
2001 lên 93,9% năm học 2004-2005, trung học cơ sở tăng từ 71,2% lên 77,7%
và trung học phổ thông tăng từ 33,6% lên 40% Đến 2005 cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trong đó 24 địa phương đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và 26 địa phương đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở Đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và nhất là dạy nghề được củng
cố và có bước phát triển nhất định Năm học 2004-2005 cả nước có 230 trường đại học và cao đẳng; 285 trường trung học chuyên nghiệp; 236 trường dạy nghề và 1,5 nghìn cơ sở dạy nghề So với năm 2000, số trường dạy nghề tăng 70% với quy mô đào tạo tăng 40% Công tác y tế và chăm lo sức khoẻ cộng đồng không ngừng mở rộng mạng lưới phục vụ Đến hết năm 2004 cả nước đã
có 97,6% số xã, phường và thị trấn có trạm y tế Số bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập năm 2004 tăng 27,8% so với năm 2000, bình quân 1 vạn dân 6,1 bác sĩ, tăng 1,1 bác sĩ so với mức bình quân năm 2000 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo cân nặng đã giảm từ 33,1% năm 2000 xuống 26,6% năm 2004 và 25,2% năm 2005 Đáng chú ý là năm 2003 nước ta đã khống chế được dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS), được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch bệnh này Những năm 2004-2005 cũng đã khống chế được sự lây lan của dịch cúm gia cầm H5N1 Hoạt động của ngành Y tế những năm vừa qua đã góp phần đưa tuổi thọ bình quân của dân số nước ta tăng từ 67,8 tuổi trong năm 2000 lên 69,0 tuổi năm 2002; 70,5 tuổi năm 2003 và 71,5 tuổi năm 2005
Các hoạt động văn hoá thông tin triển khai tương đối rộng khắp, nhất là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở Đến cuối năm 2004 cả nước đã có 38% số thôn, ấp, bản, tổ dân phố và cụm dân cư được công nhận là thôn, ấp, bản, tổ dân phố, cụm dân cư văn hoá và đến cuối năm
2005 đã có 12,5 triệu gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá Việc bảo tồn, tôn vinh văn hoá truyền thống, nhất là văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người được chú trọng đặc biệt Trong những năm vừa qua đã giới
Trang 27Bên cạnh những thành tựu, nền kinh tế vẫn trong tình trạng kém phát triển, sức cạnh tranh thấp và chứa đựng nhiều mặt mất cân đối Những năm 2001-2005 vừa qua nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bình quân mỗi năm 7,51% là một thành công, nhưng do xuất phát điểm thấp nên quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, giá trị tăng thêm của 1% tăng lên không cao và do vậy đến nay Việt Nam vẫn chưa ra khỏi danh sách các nước đang phát triển có thu nhập thấp Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính bằng đô la
Mỹ theo tỷ giá hối đoái năm 2004 của nước ta chỉ bằng 53,2% của Phi-li-pin; 46,4% của In-đô-nê-xi-a; 43,6% của Trung Quốc; 21,8% của Thái Lan và bằng 12% của Ma-lai-xi-a Nếu tính theo sức mua tương đương thì cũng có tình trạng thấp thua tương tự Chính do tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người thấp nên mặc dù chỉ số tuổi thọ trung bình và chỉ số giáo dục tương đối cao nhưng chỉ số HDI vẫn rất thấp Trong báo cáo Phát triển Con người năm 2005 của UNDP về các thành tố cấu thành chỉ số HDI thì chỉ số tuổi thọ trung bình của nước ta đạt 0,76; chỉ số giáo dục đạt 0,82, nhưng chỉ số tổng sản phẩm trong nước chỉ đạt 0,54% nên chỉ số HDI bị kéo xuống mức 0,704
Một hạn chế lớn khác của nền kinh tế nước ta là đang chứa đựng nhiều mặt mất cân đối Quan hệ tích luỹ, tiêu dùng ít được cải thiện Tích luỹ trong tổng sản phẩm trong nước chiếm tỷ trọng thấp và gần như không tăng qua các
Trang 2823
năm: Năm 2001 chiếm 31,2%; 2002 chiếm 33,2%; 2003 chiếm 35,4%; 2004 chiếm 35,5% Trong quan hệ thương mại, nhập siêu tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng ở mức tương đối cao Tính chung 5 năm 2001-2005, kim ngạch nhập siêu khoảng 19,3 tỷ USD, bằng 17,4% tổng kim ngạch xuất khẩu Mặc dù thu ngân sách hàng năm không ngừng tăng lên, ước tính năm 2005 gấp trên 2,3 lần năm 2000, nhưng ngân sách vẫn trong tình trạng bội chi Đáng chú ý là, trong tổng thu ngân sách hàng năm có khoảng 45% tổng thu bị phụ thuộc vào các yếu tố không ổn định, đó là thu từ dầu thô và thu thuế xuất nhập khẩu
Trong những năm vừa qua, tỷ lệ hộ nghèo của đất nước đã giảm đáng
kể, nhưng đến nay vẫn còn tương đối cao Một bộ phận dân cư, nhất là bộ phận dân cư sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người đời sống vẫn rất khó khăn
Một vấn đề bức xúc khác chậm được giải quyết đang gây áp lực lớn đối với việc giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế và xã hội có liên quan, đó là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm Theo kết quả điều tra lao động và việc làm những năm vừa qua thì tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị tuy có giảm nhưng rất chậm và đến nay vẫn ở mức 5-6% Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn vẫn còn ở mức cao là do phần lớn số người trong độ tuổi lao động cần việc làm nhưng lại chưa qua đào tạo nghề Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2005 mới đạt 24,8%, không những thấp xa so với yêu cầu của thực tiễn
Một số tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma tuý, mại dâm chưa được chặn đứng Đây cũng chính là một trong những môi trường lây lan HIV/AIDS Tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị và tai nạn giao thông tiếp tục xảy ra nghiêm trọng
Những hạn chế và bất cập này nếu không có biện pháp xử lý và khắc phục
có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh
Trang 2924
tế - xã hội những năm tiếp theo Điều đáng nhấn mạnh là tình trạng quan liêu, tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đang cản trở quá trình tổ chức thực hiện đường lối đổi mới đất nước, gây bất bình, bức xúc trong nhân dân, làm suy giảm uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng và suy giảm năng lực, hiệu quả điều hành, quản lý của Nhà nước
Do đó, yêu cầu đặt ra đối với Đảng cộng sản Việt Nam là phải nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới là những vấn đề
có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta
Những yêu cầu, đòi hỏi mới trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam:
Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam phải đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của những diễn biến mới của tình hình thế giới và trong nước, thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng, xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp, cách thức của công tác xây dựng tổ chức cơ
sở đảng
Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo các tổ chức cơ sở đảng thực hiện đúng năm nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi mới của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát huy được ưu điểm, đồng thời khắc phục được khuyết điểm, hạn chế của tổ chức cơ sở đảng Tổ chức cơ
sở đảng có nhiệm vụ chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả Tổ chức cơ sở đảng xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác;
Trang 301.2 Quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam (2001-2005)
1.2.1 Chủ trương của Đảng bộ Tỉnh Hà Nam về xây dựng tổ chức cơ
Tại Đại hội lần thứ IX (4/2001) của Đảng chỉ rõ: những thành tựu và yếu kém trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo của Đảng và những ưu điểm, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng Đại hội đã đánh giá công tác xây dựng Đảng và xây dựng tổ chức
cơ sở đảng trong năm năm (1996-2000) Đảng đã xác định: Từ Đại hội VIII đến nay, Đảng đã có nhiều cố gắng tiến hành nhiệm vụ then chốt là xây dựng,
Trang 3126
chỉnh đốn Đảng và nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII đã ra Nghị quyết về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng, mở cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tiến hành tự phê bình và phê bình trong các cấp uỷ, tổ chức đảng và cán bộ đảng viên từ Trung ương đến cơ sở Qua gần hai năm thực hiện, cuộc vận động
đã thu được một số kết quả và kinh nghiệm bước đầu, song chưa đạt yêu cầu
đề ra Trong công tác xây dựng Đảng, bên cạnh những ưu điểm, đang nổi lên một số mặt yếu kém và khuyết điểm, nhất là khuyết điểm về công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống Một số tổ chức đảng ở các cấp chưa được chỉnh đốn; dân chủ bị vi phạm, kỷ luật, kỷ cương lỏng lẻo, nội bộ không đoàn kết; chất lượng sinh hoạt đảng giảm sút Công tác tư tưởng, công tác lý luận còn yếu kém, bất cập; công tác tổ chức, cán bộ còn một số biểu hiện trì trệ.Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn lúng túng, chưa đi sâu làm rõ đặc điểm và yêu cầu về sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, chưa phát huy đầy đủ hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước, tính tích cực của các đoàn thể và quyền làm chủ của nhân dân Tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước còn yếu
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng: “Những khuyết điểm nêu trên là do nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan, trực tiếp và chủ yếu là do nhiều cấp uỷ và tổ chức đảng, kể cả Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhưng chỉ đạo chưa tập trung và kiên quyết; chủ trương, biện pháp thiếu đồng bộ; chưa chỉ đạo tốt việc kết hợp tự phê bình và phê bình với kiện toàn tổ chức, đổi mới cơ chế, chính sách, chỉnh đốn các khâu quản lý kinh tế, tài chính và tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên [13, tr 138-139]
Trang 32tổ chức kinh tế, sự nghiệp, các mặt công tác và các tầng lớp nhân dân ở cơ
sở, nâng cao tính chiến đấu, khắc phục tình trạng thụ động, ỷ lại, buông lỏng vai trò lãnh đạo
Cấp uỷ cấp trên tập trung chỉ đạo củng cố các đảng bộ, chi bộ yếu kém, kịp thời kiện toàn cấp uỷ và tăng cường cán bộ ở những nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mất đoàn kết Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ Phân công, hướng dẫn, kiểm tra đảng viên chấp hành nhiệm vụ, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu trong công tác, học tập và lối sống; giữ mối liên hệ với quần chúng nơi công tác, với chi bộ và nhân dân nơi cư trú
Phát triển đảng viên theo đúng tiêu chuẩn quy định, chú ý những người ưu tú trong công nhân, trí thức, lao động thuộc các thành phần kinh
tế, đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, những nơi còn ít hoặc chưa có đảng viên Đổi mới việc phân tích, đánh giá chất lượng các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên
Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng, từ sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp uỷ ở cơ sở đến Ban Chấp hành Trung ương, trong công tác cán bộ và trong xây dựng, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Đảng viên có quyền được bảo lưu ý kiến nhưng phải nói và làm theo nghị quyết của Đảng Chống dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan hoặc lợi dụng dân chủ để mưu cầu lợi ích riêng, cục bộ, bản vị
Từng đảng bộ giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể lãnh đạo Đối với những cấp uỷ, tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ,
Trang 3328
cán bộ lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, kéo bè, kéo cánh, gây mất đoàn kết nội bộ, cấp uỷ cấp trên phải chỉ đạo kiểm điểm làm rõ đúng sai, xử lý nghiêm những người có khuyết điểm, kiện toàn tổ chức cán bộ; nơi không
có khả năng khắc phục khuyết điểm thì giải tán về tổ chức, lập tổ chức mới theo quy định của Điều lệ Đảng
Các cấp uỷ viên, nhất là cán bộ chủ chốt, có chương trình công tác ở cơ
sở, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến và trả lời chất vấn của đảng viên và nhân dân; cấp uỷ định kỳ làm việc với ban chấp hành các đoàn thể, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, vai trò chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân Chăm lo xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh, phát huy vai trò của Đoàn là đội quân xung kích và là lực lượng dự bị, kế tục sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng
Quán triệt thực hiện các nhiệm vụ trên về công tác củng cố, xây dựng
tổ chức cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành các văn bản hướng dẫn đánh giá chất lượng đảng viên, chất lượng tổ chức cơ sở đảng, điển hình như: Hướng dẫn số 10-HD/TCTW về đánh giá chất lượng đảng viên, ngày 30-10-2002; Hướng dẫn số 18-HD/TCTW về đánh giá chất lượng tổ chức cơ
sở đảng, ngày 02-9-2003; Hướng dẫn số 20-HD/TCTW về đánh giá chất lượng đảng viên
Về chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở đảng được Ban
Bí thư quy định, cụ thể và yêu cầu thực hiện có hiệu quả các quy định đó trong thực tiễn Các quy định đó là: Quy định số 94-QĐ/TW ngày 03-3-2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở phường, thị trấn, Quy định số 95-QĐ/TW ngày 03-3-2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã; Quy định số 97-QĐ/TW ngày 22-3-
2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp; Quy định số 98-QĐ/TW ngày 22-3-2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan; Quy định số 99-QĐ/TW ngày 04-6-2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng
Trang 3429
bộ, chi bộ cơ sở trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước liên doanh với nước ngoài; Quy định số 100-QĐ/TW ngày 04-6-2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phẩn, công ty hợp danh và doanh ngiệp tư nhân (doanh nghiệp tư nhân); Quy định số 141-QĐ/TW ngày16-5-2005 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Trong những năm 2001-2005, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định những nhiệm vụ của công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, lãnh đạo tổ chức
cơ sở đảng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, lãnh đạo việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng Nhìn chung, những quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng được các Đảng bộ địa phương cụ thể hóa, tổ chức thực hiện
1.2.1.2 Đảng bộ Tỉnh Hà Nam vận dụng chủ trương của Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2001-2005)
Quán triệt nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
về xây dựng Đảng, nhất là xây dựng tổ chức cơ sở đảng, nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI (12-2000) xác định nhiệm vụ chung về xây dựng Đảng, công tác xây dựng Đảng là then chốt; tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn Thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Tăng cường củng
cố đoàn kết thống nhất trong Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng Tiến hành tổng kết cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW 6 (lần 2) khóa VIII, qua đó rút
ra những mặt được và chưa được để thực hiện tiếp Đấy mạnh phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, nhất là các tổ chức
cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn
Trang 3530
Về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI nêu rõ mục tiêu xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở đảng phấn đấu hàng năm có từ 75-80% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh không có tổ chức cơ sở đảng yếu kém [8, tr 73-74] Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng bộ tỉnh Hà Nam xác định rõ các nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng như:
Một là, Tăng cường vai trò lãnh đạo của chi bộ trong công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng Thường xuyên giáo dục, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất về nhận thức, ý chí, hành động cách mạng, nói và làm theo cương lĩnh điều lệ Đảng Nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh với những tư tưởng, quan điểm sai trái; chống chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu,
tư tưởng thực dụng, cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết, vi phạm phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên; thực hiện nói và làm theo nghị quyết của Đảng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân
Hai là, Nâng cao chất lượng lãnh đạo toàn diện của cấp ủy và tổ chức
đảng Lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng Đổi mới phong cách lãnh đạo, nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường trách nhiệm lãnh đạo tập thể, phân công cá nhân phục trách Gắn chế độ trách nhiệm cá nhân, tập thể với công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật Mở rộng dân chủ, thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình, thường xuyên và định kỳ lấy ý kiến đóng góp phê bình cán bộ, đảng viên; duy trì tốt nền nếp sinh hoạt, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên gắn với kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ được giao Thực hiện tốt việc phân công nhiệm vụ cho, đảng viên làm tốt nhiệm vụ phụ trách các hộ quần chúng, giữ mối quan hệ với chi ủy, chi bộ cơ sở và nhân dân nơi cư trú
Trang 3631
Ba là, Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng,
nâng cao vai trò hạt nhân lãnh đạo của tổ chức đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên
Lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, chú trọng thực nhiệm vụ chính trị ở địa phương,nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội ở địa phương coi trọng công tác tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp đảng viên
Có biện pháp giúp đỡ các tổ chức cơ sở đảng yếu kém vươn lên Củng
cố, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, kiên quyết không để tái diễn khuyết điểm mất đoàn kết Nâng cao chất lượng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh [8, tr 75]
Các cấp ủy đảng, tổ chức đảng phải chủ động kiểm tra và phân công thực hiện công tác kiểm tra Nâng cao trình độ nghiệp vụ và chất lượng công tác của ủy ban kiểm tra các cấp, kết hợp chặt chẽ với công tác thanh tra Nhà nước, thanh tra của nhân dân, phát huy vai trò Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng
Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự chỉ đạo của cấp bộ đảng cấp trên đối với tổ chức cơ sở xã, phường, thị trấn Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp trên có trách nhiệm chăm lo, xây dựng, củng cố Tổ chức cơ sở đảng
xã, phường, thị trấn, khắc phục bệnh quan liêu, không sâu sát cơ sở, xa dân của cán bộ cấp trên
Duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc giao ban giữa cấp trên trực tiếp với cơ sở, giữa thường vụ huyện ủy, thành ủy với các bí thư chi bộ cơ sở
xã, phường, thị trấn
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện tốt việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,
bố trí, sắp xếp, làm nguồn cán bộ cơ sở Tăng cường cán bộ huyện, thành phố cho xã, phường, thị trấn, nhất là những cơ sở khó khăn; Cương quyết thay đổi cán bộ khi vi phạm khuyết điểm, không còn uy tín làm việc hoặc vi phi phạm phẩm chất chính trị, lối sống
Trang 3732
1.2.2 Đảng bộ Tỉnh Hà Nam chỉ đạo xây dựng Tổ chức cơ sở đảng (2001- 2005)
1.2.2.1 Chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng về chính trị, tư tưởng
Các cấp ủy đảng đã chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiêu lý tưởng, quan điểm đường lối của Đảng Toàn Đảng bộ tỉnh tiếp tục quán triệt quan điểm Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, các Nghị quyết, chỉ thị, thông tri… của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa IX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Ban chấp hành đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong những năm (2001-2005)
Đảng bộ tỉnh tập trung chỉ đạo tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn như ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm ngày thành lập tỉnh, chỉ đạo cuộc thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh, cuộc thi báo cáo viên giỏi, hội thi cán bộ làm công tác dân vận khéo Thông qua đó để giáo dục tuyên truyền lịch sử truyền thống cách mạng của đảng, của đảng bộ tỉnh và đưa đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất
là thế hệ trẻ; củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và
sự lãnh đạo của Đảng
Các cấp ủy đảng chỉ đạo việc mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng nhận thức về Đảng, bồi dưỡng cấp ủy viên, bồi dưỡng công tác tôn giáo, dân tộc theo tinh thần Quy định 54 của Bộ Chính trị về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, chú trọng chất lượng công tác tuyên truyền miệng
Các cấp ủy đảng lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng tiến hành công tác phát hiện, ngăn ngừa, đấu tranh với những biểu hiện về tư tưởng và hành động trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Trang 3833
Các cấp ủy đảng lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng thực hiện công tác tư tưởng, nắm tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng, những đề xuất, kiến nghị của đảng viên và quần chúng, nhất là nắm bắt diễn biến tư tưởng bức xúc của nhân dân Đảng bộ chỉ đạo tăng cường vai trò lãnh đạo của chi bộ trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh với những tư tưởng, quan điểm sai trái; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham nhũng, tư tưởng thực dụng, cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết, vi phạm phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên Các cấp ủy đảng chỉ đạo cán bộ, đảng viên nói và làm theo nghị quyết của Đảng; nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân Mỗi cán bộ, đảng viên ra sức phấn đấu và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: mỗi cán bộ đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật sự trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân
Chỉ đạo tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Đại hội Đảng cấp trên và cùng cấp mình phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu của đại hội đảng bộ, chi bộ về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng làng văn hóa, khu phố văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và thực hiện tốt quy chế ở cơ sở
Các cấp ủy đảng chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng xã, thị trấn tăng cường lãnh đạo phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn ứng dụng thông tin các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; lãnh đạo phát triển các mô
Trang 39đô thị theo hướng đa dạng các hình thức kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm, các tệ nạn xã hội, lãnh đạo thực hiện phong trào làm từ thiện, động viên các tổ chức cá nhân đóng góp công sức của cải góp phần giải quyết khó khăn trong đời sống, kinh tế mọi mặt bộ phận lớn trong tỉnh
1.2.2.2 Chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng về tổ chức
Tỉnh ủy đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội IX của Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng về tổ chức thành chương trình, kế hoạch hành động và tích cực tổ chức triển khai thực hiện Đảng bộ tỉnh đã thường xuyên coi trọng củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức sơ sở đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở đảng Tiếp tục củng cố các cơ sở yếu kém khắc phục sự buông lỏng sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng Đặc biệt, Đảng bộ tỉnh quán triệt quan điểm công tác cán bộ được coi là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng nên đã triển khai từng bước có hiệu quả công tác này
Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của
Bộ Chính trị khóa VIII về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Đảng bộ tỉnh đã tích cực kiện toàn, củng cố các tổ chức cơ sở đảng Tỉnh ủy chỉ đạo, trước hết phải thực hiện dân chủ trong Đảng Các chủ trương, quyết định đều đưa ra bàn bạc, thảo luận dân chủ, thống nhất trong Ban Chấp hành đảng bộ các cấp và trong tổ chức Đảng Phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng sâu sát cơ sở, lắng nghe ý kiến nhân dân, tổ chức nhân dân tham gia đóng góp ý kiến phê bình cán bộ, đảng viên; xây dựng quy trình lấy ý kiến đóng góp, phê bình, nhận xét cán bộ, đảng viên, nhất là đối
Trang 4035
với cán bộ chủ chốt… giúp cho việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ chặt chẽ, chính xác, khách quan hơn Ban Chấp hành đảng bộ các cấp lãnh đạo việc xác định rõ những việc nhân dân bàn và tham gia ý kiến, đồng thời tổ chức thực hiện tốt chủ trương này Các cấp ủy đảng đã chỉ đạo nâng cao chất lượng toàn diện của tổ cơ sở chức đảng xã, phường, thị trấn nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường trách nhiệm lãnh đạo tập thể phân công, cá nhân phụ trách Gắn chế độ trách nhiệm cá nhân, tập thể với công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của Đảng
Các cấp ủy đảng đã chỉ đạo tổ chức đảng xã, phường, thị trấn thực hành dân chủ, thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình, thường xuyên
và định kỳ lấy ý kiến đóng góp phê bình cán bộ, đảng viên; duy trì tốt nền nếp sinh hoạt chi bộ một tháng một lần, sinh hoạt đảng bộ 3 tháng một lần, quản
lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên gắn với kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm
vụ được giao Thực hiện tốt việc phân công nhiệm vụ cho đảng viên chú trọng phân công đảng viên phụ trách các hộ quần chúng, giữ mối liên hệ với chi ủy, chi bộ, nhân dân nơi cư trú
Các cấp ủy đảng chỉ đạo thực hiện các biện pháp giúp đỡ các tổ chức
cơ sở đảng yếu kém vươn lên Củng cố, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, kiên quyết không để tái diễn tình trạng mất đoàn kết cục bộ địa phương trong tổ chức cơ sở đảng Thường xuyên kiện toàn tổ cơ sở đảng phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của từng loại hình, đúng theo điều lệ Đảng và Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn, tiếp tục được xây dựng, củng cố theo địa bàn dân cư (thôn, xóm, khu dân cư)
Đảng bộ chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, chỉ đạo làm tốt công tác phát triển đảng viên về số lượng và chất lượng coi trọng chất lượng làm tốt công tác phát triển đảng viên đồng thời đưa ra khỏi đảng những người không đủ tiêu chuẩn đảng viên
Tiêu chuẩn đảng viên là những chuẩn mực cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực của người đảng viên, nhờ đó phân biệt được ranh giới