1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của đảng bộ tỉnh thái bình từ năm 1998 đến năm 2005

250 246 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 250
Dung lượng 3,87 MB

Nội dung

* Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu Khoa học Lịch sử,trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic: Phương pháp lịch sử được dùn

Trang 1

TRẦN VĂN RẠNG

C¤NG T¸C X¢Y DùNG Tæ CHøC C¥ Së §¶NG X·, PH¦êNG, THÞ TRÊN CñA §¶NG Bé TØNH

TH¸I B×NH

Tõ N¡M 1998 §ÕN N¡M 2005

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

TRẦN VĂN RẠNG

C¤NG T¸C X¢Y DùNG Tæ CHøC C¥ Së §¶NG X·, PH¦êNG, THÞ TRÊN CñA §¶NG Bé TØNH

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong luận

án trung thực, có nguồn gốc xuất

xứ rõ ràng.

Tác giả luận án

TRẦN VĂN RẠNG

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 101.2 Khái quát kết quả của các công trình có liên quan đến đề tài

luận án và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 25

2.3 Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo củng cố tổ chức cơ sở đảng

Chương 3 ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY

DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH

3.1 Sự cần thiết đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng tổ chức

cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình 773.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về đổi mới, nâng cao

chất lượng xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn 83

4.1 Nhận xét công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường,

thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1998 - 2005) 1154.2 Kinh nghiệm từ quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã,

phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1998 - 2005) 135

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh: Xây dựng Đảng lànhiệm vụ “then chốt”, quyết định sự phát triển của Đảng và thắng lợi của cáchmạng Nằm trong vấn đề có tính quy luật đó, xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã,phường, thị trấn có tầm chiến lược lâu dài; là công tác xây dựng “nền tảng” củaĐảng, xây dựng “hạt nhân chính trị”, bảo đảm sự tồn tại, phát triển và giữ vữngvai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng ở cơ sở

Từ khi thành lập, do chăm lo công tác xây dựng Đảng, với bản lĩnh,năng lực và uy tín của mình, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã lãnh đạo nhân dântrong tỉnh làm nên những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử, góp phần vàothắng lợi chung của Đảng và dân tộc Nhưng vào thập niên cuối thế kỷ XX,Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã mắc phải khuyết điểm lớn: Buông lỏng công tác xâydựng Đảng, nhất là ở cơ sở cấp xã Hàng loạt yếu kém trong tổ chức đảng đãbộc lộ; đáng báo động là tình trạng mất dân chủ, tham nhũng, quan liêu trong

bộ máy cấp ủy cơ sở diễn ra phổ biến, chậm được khắc phục Lòng tin củanhân dân đối với cấp ủy đảng bị suy giảm nghiêm trọng; khiếu kiện xảy ra ởnhiều nơi, gây mất ổn định từ cục bộ đến diện rộng Khá nhiều tổ chức đảng ở

cơ sở sa sút về phẩm chất, năng lực, thậm chí có những nơi cấp ủy tê liệt, mấtsức chiến đấu, không giữ được vai trò lãnh đạo Mặc dù những tháng cuối năm

1997, Đảng bộ đã có giải pháp bước đầu hướng vào củng cố tổ chức cơ sở đảng

xã, phường, thị trấn, mang lại một số kết quả, nhưng chưa có tính toàn diện, vàtrên thực tế vẫn chưa đủ sức để xoay chuyển tình hình

Trước yêu cầu cấp bách đó, quán triệt chủ trương, sự chỉ đạo của Trungương, giai đoạn 1998 - 2005, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã phát huy sức mạnh của

hệ thống chính trị ở địa phương để cùng vào cuộc, tập trung củng cố, xây dựng

tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn Mặc dù còn những hạn chế, thiếu sót,

Trang 7

song thành công của Đảng bộ trong công tác này là một trong những nhân tố giữvai trò quyết định đưa tỉnh Thái Bình ra khỏi tình trạng mất ổn định, tiếp tục đẩymạnh sự nghiệp đổi mới ở địa phương.

Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyếtHội nghị lần thứ tư Ban hấp hành Trung Đảng khóa XI và Nghị quyết Hội nghịlần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đang được triển khai thựchiện quyết liệt từ Trung ương đến các địa phương, trong đó có Đảng bộ tỉnh TháiBình Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng

xã, phường, thị trấn vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, có những hạn chế, yếukém kéo dài, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và sự lãnh đạocủa Đảng trong thời kỳ mới Vì vậy, rất cần có những khảo cứu chuyên sâu từđịa phương, cơ sở, nhằm tìm kiếm kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, kịp thời

bổ sung chủ trương, giải pháp mới, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh đápứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Đến nay, tuy đã có những công trình khoa học đề cập chung đến côngtác xây dựng tổ chức cơ sở đảng phạm vi cả nước và ở phạm vi một số đảng bộđịa phương, song dưới góc độ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chưa có côngtrình nào nghiên cứu trực tiếp, hệ thống, chuyên sâu về sự lãnh đạo xây dựng tổchức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình

Từ những lý do đó, tác giả chọn đề tài“Công tác xây dựng tổ chức cơ sở

đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1998 đến năm 2005”

làm luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích:

Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong xây dựng tổ chức cơ

sở đảng xã, phường, thị trấn giai đoạn 1998 - 2005, qua đó đúc rút kinh nghiệm cógiá trị tham khảo cho các đảng bộ địa phương và Đảng bộ tỉnh Thái Bình

Trang 8

* Nhiệm vụ:

- Luận giải làm rõ tính cấp bách củng cố, đổi mới, nâng cao chất lượngxây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bìnhtrong những năm 1998 - 2005

- Hệ thống hóa và làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh TháiBình về xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn

- Nhận xét, đánh giá về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thịtrấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1998 đến năm 2005 trên cả hai bình diện ưuđiểm và hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Sự lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng

bộ tỉnh Thái Bình (1998 - 2005)

* Phạm vi nghiên cứu:

Nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và chỉ đạo xây dựng tổ

chức cơ sở đảng thuộc loại hình xã, phường, thị trấn (trong đó loại hình cơ sở xã

là chủ yếu - với tỷ lệ 95,43%), trên các lĩnh vực: tư tưởng; tổ chức - cán bộ, đảng

viên; kiểm tra, xử lý kỷ luật; đổi mới phương thức lãnh đạo và phát huy vai tròcủa nhân dân tham gia xây dựng tổ chức đảng

Không gian: Địa bàn tỉnh Thái Bình.

Thời gian: Từ năm 1998 đến năm 2005 Đồng thời có mở rộng nghiên

cứu trước và sau khoảng thời gian đó

Mốc mở đầu để nghiên cứu là năm 1998 Nếu trước đó, việc xây dựng tổchức đảng ở cơ sở bị buông lỏng, dẫn đến mất ổn định trên phạm vi rộng, thì từnăm 1998, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã ưu tiên cho việc hoạch định chủ trương vàchỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn và đã thành công trongvấn đề này, góp phần đưa địa phương đi vào ổn định và tiếp tục phát triển

Mốc thời gian kết thúc để nghiên cứu của luận án là năm 2005 Tính đếnthời điểm này, tình hình xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của

Trang 9

Đảng bộ tỉnh Thái Bình tuy có mặt còn hạn chế, song thành công đạt được làrất căn bản, để lại những kinh nghiệm rất cần được tổng kết

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận:

Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng, xâydựng tổ chức cơ sở đảng và tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn

Luận án dựa vào kết quả khảo sát thực tiễn và phỏng vấn nhân chứnglịch sử ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình; các số liệu tổng hợp của các ban xây dựngĐảng, xây dựng chính quyền thuộc Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình liên quanđến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn

* Phương pháp nghiên cứu:

Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu Khoa học Lịch sử,trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic:

Phương pháp lịch sử được dùng chủ yếu trong chương 2 và chương 3,

có kết hợp với phương pháp lôgic nhằm làm rõ những yếu tố tác động từ điềukiện lịch sử và nội dung các sự kiện liên quan trực tiếp đến chủ trương và sựchỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã,phường, thị trấn qua 2 phân đoạn: 1998 - 2000 và 2001 - 2005

Phương pháp lôgic giữ vai trò chủ đạo, kết hợp với phương pháp lịch sử,phương pháp so sánh, dùng để thực nhiệm vụ của chương 4, nhằm đưa ra những

Trang 10

nhận xét và đúc kết một số kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã,phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình giai đoạn 1998 - 2005.

Đồng thời với việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic,các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, thống kê, phỏng vấn, được sử dụng một cách linh hoạt để làm rõ các nội dung của luận án

5 Những đóng góp mới của luận án

Hệ thống, khái quát hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình

về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 1998 đến năm 2005

Đưa ra những nhận xét, đánh giá về quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnhđạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 1998 - 2005

Đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnhđạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn (1998 - 2005)

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), Kết luận, Danh mục các côngtrình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, Danh mục tài liệutham khảo và Phụ lục

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến những vấn đề chung về xây dựng

tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước

Các nghiên cứu về vai trò, đặc điểm tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn:

Vấn đề này được tác giả Nguyễn Văn Cư (2000) bàn đến trong bài “Tổchức cơ sở đảng với việc giữ vững ổn định chính trị ở nông thôn” [32] Bàiviết đã làm rõ vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở đảng trong lãnh đạogiữ vững ổn định chính trị ở địa bàn nông thôn Việt Nam Từ việc khái quátthực tiễn, tác giả khẳng định: “Tổ chức cơ sở đảng có vai trò quyết định đối với

sự ổn định chính trị ở nông thôn” [32, tr.38]

Liên quan đến vấn đề trên, tác giả Hoàng Chí Bảo (2002) đã có bài viết

“Vai trò của cơ sở và sự cần thiết phải đổi mới hệ thống chính trị cơ sở” [23].Theo tác giả, cơ sở (xã, phường, thị trấn) là hình ảnh của xã hội thu nhỏ; là nơinảy sinh từ thực tế biết bao kinh nghiệm có thể tổng kết được do thường xuyênphải giải quyết những tình huống của cuộc sống đặt ra Trong một công trìnhnghiên cứu khác, năm 2005, bàn luận về “Đảng bộ xã lãnh đạo việc xây dựng hệthống chính trị ở cơ sở nông thôn hiện nay” [24], tác giả nhấn mạnh: “Công táclãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của đảng bộ, chi bộ nông thôn đượcđặt ra như một công tác có tầm quan trong đặc biệt và lâu dài” [24, tr.33]

Phác họa đặc điểm cơ sở xã, phường, thị trấn giữ vai trò chi phối thườngxuyên, trực tiếp đến tổ chức, hoạt động của tổ chức đảng ở cơ sở cấp xã, trongbài viết “Mười cái nhất ở cơ sở” [90], tác giả Trần Hậu Thành (2007), đã chỉ

ra 10 nét tiêu biểu: 1 - Cơ sở là cấp có địa vị pháp lý thấp nhất trong hệ thốngchính trị; 2 - Cơ sở là vùng nhạy cảm nhất của đời sống xã hội, là nền tảng củachế độ chính trị và đời sống xã hội; 3 - Hệ thống chính trị cơ sở có tổ chức bộmáy đơn giản nhất; 4 - Cơ sở là cấp có bộ máy cán bộ biến động nhất, có trình

Trang 12

độ được đào tạo thấp nhất; 5 - Cơ sở là cấp gần dân nhất; 6 - Tổ chức và hoạtđộng của cơ sở mang tính tự quản cao nhất; 7 - Cơ sở là nơi có nhiều cư dân sinhsống nhất; 8 - Cơ sở là cấp nhiều việc nhất; 9 - Cơ sở là nơi có cán bộ, đảng viênhưu trí nhiều nhất; 10 - Cơ sở là cấp mà các yếu tố có tính truyền thống, dòng

Trong “Tổng quan Hội thảo về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn” [86], Ban Biên tập Tạp chí Lịch sửĐảng (2004) đã khái quát kết quả của Hội thảo: Tiêu chí đánh giá năng lực lãnhđạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trước hết là ở việc lãnh đạo hoànthành nhiệm vụ chính trị, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở Theo đó, cần thựchiện đồng bộ các giải pháp: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là độingũ cán bộ chủ chốt; Nâng cao chất lượng cấp ủy, chất lượng đội ngũ đảngviên; Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng; Nâng cao chấtlượng sinh hoạt chi bộ; Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng; Tăngcường công tác quần chúng; Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sởđảng đối với chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng

Tác giả Nguyễn Văn Giang (2006), khi nghiên cứu về “Kiện toàn vàđổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội

Trang 13

X” [50] đã đề xuất các giải pháp: Thể chế hóa về mặt nhà nước vị trí, vai trò,chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở đảng; Xây dựng quy chếlàm việc, phân định rõ sự lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ với hoạt động quản lýcủa chính quyền, sự tự quản của các đoàn thể; Tổ chức hoạt động của đảng

bộ, chi bộ theo chương trình công tác, tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thờinhững vấn đề bức xúc, mới nảy sinh; Tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượngsinh hoạt đảng ở cơ sở, nhất là sinh hoạt chi bộ; Kiện toàn và tăng cường bồidưỡng nâng cao chất lượng cấp ủy cơ sở; Tăng cường công tác kiểm tra đảngviên; đánh giá đúng chất lượng tổ chức cơ sở đảng…

Cuốn sách Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cơ sở đảng hiện nay [51]

của tác giả Nguyễn Đức Hà (2010) đã dành một phần trọng tâm luận giải vấn

đề nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng xã,phường, thị trấn Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả đã nêu và phân tíchcác nhiệm vụ và giải pháp một cách khá toàn diện: Tăng cường công tác giáodục chính trị tư tưởng; Gắn tổ chức cơ sở đảng với lãnh đạo thực hiện nhiệm

vụ chính trị và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội; Thực hiện mạnh mẽchủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, thể chế hóa và từng bước nhất thể hóachức danh cán bộ; Nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức cơ sở đảng theohướng vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng cường kỷ cương, kỷ luật; Tăng cườngcông tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên; Dựa vào dân để xâydựng Đảng Như vậy, dù đã bàn đến những vấn đề rất cơ bản, có ý nghĩa sâusắc trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, nhưng tiếc rằng cuốn sách chưanêu ra được những kinh nghiệm về xây dựng tổ chức cơ sở đảng

Cuốn sách của Vụ Cơ sở đảng - Ban Tổ chức Trung ương (2010), Về

công tác chi bộ ở xã, phường, thị trấn [20] đã chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ của

chi bộ trực thuộc các đảng bộ xã, phường, thị trấn Theo đó, chi bộ thôn (làng,bản, ấp), tổ dân phố (khu phố, khu dân cư) “là hạt nhân chính trị ở địa bàn dân

cư, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, có chức năng lãnh đạo thực hiện

Trang 14

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnhđạo thực hiện nhiệm vụ do đảng ủy xã, phường, thị trấn giao và các công việccủa cộng đồng dân cư đặt ra trong thực tiễn” [20, tr.16]

Tác giả Nguyễn Trọng Phúc (2012) trong cuốn Lịch sử công tác xây dựng

Đảng (1930 - 2011) [82], đã trình bày có hệ thống chủ trương và những sự kiện

nổi bật trong công tác xây dựng Đảng gắn liền với sự ra đời, phát triển và quátrình lãnh đạo cách mạng của Đảng; qua đó, đã dựng lại bức tranh tổng quát vềcông tác xây dựng Đảng từ khi Đảng ra đời đến năm 2011, làm rõ một số vấn đề

lý luận, thực tiễn về xây dựng Đảng Trong cuốn sách này, vấn đề xây dựng tổchức cơ sở đảng trong thời kỳ đổi mới, được tác giả trình bày với tư cách là mộtnội dung công tác, một nhiệm vụ cụ thể trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng

Cuốn sách của tác giả Dương Trung Ý (2013) đề cập khá toàn diện vấn

đề Nâng cao chất lượng đảng bộ xã trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn [200] Thành công của tác giả là đã xây

dựng tiêu chí, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm;xác định phương hướng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng các đảng bộ

xã Từ thực tiễn xây dựng các đảng bộ xã, tác giả đã khái quát 8 kinh nghiệm:

1 - Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước và đặc điểm, tiềm năng thế mạnh của xã để đề ra nhiệm vụ đúng đắn, sáthợp; 2 - Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảngviên và nhân dân; 3 - Phát huy nội lực, tinh thần chủ động, sáng tạo ở cơ sở,kết hợp sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đảng

bộ xã; 4 - Kết hợp chặt chẽ hoạt động xây dựng tổ chức cơ sở đảng với lãnhđạo phát triển kinh tế - xã hội; 5 - Coi trọng công tác cán bộ, đảng viên, pháthuy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiệnnhiệm vụ chính trị của đảng bộ; 6 - Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làmviệc; 7 - Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt các chi bộ trực thuộc; 8 - Tập

Trang 15

trung lãnh đạo, chỉ đạo dứt điểm từng nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo kếhoạch, coi trọng và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.

Nghiên cứu về “Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở đảng cấpxã” [61], tác giả Phạm Mạnh Khởi (2013) đã đem đến cái nhìn tổng thể về tổchức cơ sở đảng cấp xã Vào thời điểm này, tổ chức cơ sở đảng xã, phường,thị trấn chỉ chiếm 19,3% tổng số tổ chức cơ sở đảng, nhưng lại chiếm tới64,5% số chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với 61,4% số đảng viên của toàn

Đảng, trực tiếp lãnh đạo hơn 80% dân số cả nước Tác giả khẳng định:

“Muốn nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, trước hết phảichú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng cấp xã”[61, tr.26] Từ thực tiễn xây dựng tổ chức cơ sở đảng cấp xã thập niên đầu thế

kỷ XXI, tác giả rút ra 4 kinh nghiệm: Coi trọng công tác chính trị tư tưởng;

Đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách công tác của cấp ủy; Xây dựng và

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở; Tăng cường kiểm tra,giúp đỡ các chi bộ và đảng viên còn hạn chế, khuyết điểm

1.1.2 Các nghiên cứu về xây dựng tổ chức cơ sở đảng (có liên quan đến tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn) ở một số đảng bộ tỉnh, thành phố

Một số nghiên cứu về củng cố tổ chức cơ sở đảng yếu kém:

Trong nghiên cứu “Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở HảiDương” [184], tác giả Lê Văn Tuyến (2004) đã nêu thực trạng, phân tích vaitrò của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương trong tham mưu cho Tỉnh ủy tổ chứcthực hiện các biện pháp nhằm giải quyết cơ sở đảng yếu kém, nâng cao chất

lượng đồng đều của các tổ chức đảng, tập trung vào: Thứ nhất, khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức cơ sở đảng; Thứ hai, đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở đảng; Thứ ba, giải quyết dứt điểm các cơ sở đảng yếu kém; Thứ tư, thực hiện phân công nhiệm vụ cho đảng viên; Thứ năm, kiện

toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên [184, tr.21-22]

Trang 16

Từ thực tiễn tình hình giải quyết tổ chức cơ sở đảng yếu kém ở tỉnh YênBái, tác giả Đổng Công Thuận (2004) trong bài “Củng cố cơ sở đảng yếu kém ởYên Bái - Giải pháp đồng bộ, cụ thể” [92] đã thể hiện sự đầu tư nghiên cứu thôngqua việc phân tích, lập luận có căn cứ, chỉ rõ cả thành công và hạn chế của địaphương trong củng cố, giải quyết các tổ chức cơ sở đảng yếu kém thuộc các

huyện, thị xã trên địa bàn Tỉnh; từ đó, rút ra 5 kinh nghiệm: Một là, đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân yếu kém của từng cơ sở; Hai là, phải đề ra

được chương trình, kế hoạch với giải pháp đồng bộ về tư tưởng, tổ chức, kinh tế;

Ba là, kiện toàn cấp ủy, bố trí lại cán bộ; Bốn là, sau củng cố phải xây dựng, thực

hiện nghiêm quy chế, giữ vững vai trò hạt nhân chính trị của đảng bộ cơ sở; Năm

là, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ [92, tr.28].

Tác giả Phạm Thu Huyền (2005) khi nghiên cứu về “An Dương giảiquyết cơ sở đảng yếu kém” [59] đã khái quát đặc điểm chi phối và tình hình xâydựng tổ chức cơ sở đảng ở An Dương; khẳng định tính hiệu quả của các giảipháp giải quyết cơ sở đảng yếu kém đã được Đảng bộ huyện An Dương (Thànhphố Hải Phòng) thực hiện: 1 - Kiểm tra để xác định rõ nguyên nhân; 2 - Kiệntoàn đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ chủ chốt; 3 - Chấn chỉnh việc thực hiệnchế độ, nguyên tắc sinh hoạt đảng; 4 - Huyện ủy sâu sát với cơ sở [59, tr.17, 20]

Các nghiên cứu có tính hệ thống về xây dựng tổ chức cơ sở đảng liên quan đến xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn:

Trong Luận án tiến sĩ lịch sử: Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của

Đảng bộ Thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2005 [55], tác giả Trần Thị

Thu Hằng (2012) đã phân tích đặc điểm, thực trạng tổ chức cơ sở đảng ở HàNội, khái quát quan điểm của Đảng, trình bày chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng

bộ Thành phố Hà Nội về xây dựng tổ chức cơ sở đảng những năm 1996 - 2000

và 2001 - 2005 Trên cơ sở đó, tác giả nhận xét ưu, khuyết điểm, đồng thời rút

ra 4 kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Một là, vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, quan điểm của Đảng vào điều

kiện cụ thể của Thành phố Hà Nội, nắm vững và phát huy thế mạnh, lợi thế,

Trang 17

tiềm năng, khắc phục hạn chế, đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp đẩy mạnh

công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng Hai là, đổi mới phương thức lãnh đạo,

quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Thành ủy về

tổ chức cơ sở đảng Ba là, khẳng định vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị của tổ

chức đảng ở cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ

sở đảng Bốn là, nhận thức đúng tầm quan trọng của mối quan hệ gắn bó mật

thiết giữa tổ chức cơ sở đảng với nhân dân [55, tr.184-195]

Hai tác giả Đỗ Ngọc Ninh và Đinh Ngọc Giang (2013) có sự phối hợptrong nghiên cứu một số công trình về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở Hà Nội và

Bắc Giang Cuốn sách Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tổ dân phố của các

quận ở Thành phố Hà Nội trong điều kiện hiện nay [78], do 2 tác giả đồng chủ

biên, đã chỉ ra khái niệm, tiêu chí đánh giá chất lượng, yêu cầu, điều kiện nâng caochất lượng sinh hoạt chi bộ Từ đánh giá thực trạng, nguyên nhân, đúc rút kinhnghiệm, xác định những vấn đề đặt ra, các tác giả đã đề ra yêu cầu, giải pháp nângcao chất lượng sinh hoạt chi bộ tổ dân phố trên địa bàn các quận của Thành phố

Hà Nội Trên phương diện lịch sử, một nội dung rất đáng quan tâm là những kinh

nghiệm được các tác giả thể hiện trong cuốn sách: Thứ nhất, quán triệt sâu sắc và

thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ thị, hướng dẫn của Đảng và Thành ủy, quận ủy,tranh thủ sự giúp đỡ của đảng ủy phường về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Thứ hai, xác định rõ trọng tâm, trong điểm để tập trung thảo luận; coi trọng sinh

hoạt chi bộ theo chuyên đề, nâng cao ý thức trách nhiệm của đảng viên để ra được

nghị quyết đúng đắn Thứ ba, chọn và bố trí đúng bí thư chi bộ Thứ tư, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng Thứ năm, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp ủy cấp trên Thứ sáu, coi trọng bồi dưỡng nghiệp vụ

công tác Đảng cho đội ngũ bí thư, phó bí thư chi bộ, chi ủy viên [78, tr.112-119]

Nghiên cứu “Những kinh nghiệm của Tỉnh ủy Bắc Giang về nâng cao

năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng” (2013) [79], các tác giả

Đỗ Ngọc Ninh và Đinh Ngọc Giang đã khái lược sự lãnh đạo, nêu lên 6 kinhnghiệm về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng của

Trang 18

Tỉnh ủy Bắc Giang những năm 2008 - 2013: 1) Tạo sự chuyển biến về nhận thức

và hành động trong cấp ủy các cấp, cán bộ, đảng viên về đánh giá, phân loại tổchức cơ sở đảng và đảng viên; 2) Tập trung cao độ củng cố các tổ chức cơ sởđảng yếu kém; 3) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ lãnhđạo, quản lý chủ chốt; 4) Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng bộ cơ sở và sinhhoạt chi bộ trực thuộc; 5) Tăng cường công tác tư tưởng trong đảng bộ và trongnhân dân; 6) Tăng cường sự chỉ đạo, giúp đỡ của Tỉnh ủy, sự kiểm tra giám sátcủa cấp ủy huyện, thành phố, đảng ủy khối đối với tổ chức cơ sở đảng

Tác giả Vũ Thị Duyên (2016) với Luận án tiến sĩ Lịch sử: Công tác xây

dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm

2010 [33] đã hệ thống hóa chủ trương và quá trình chỉ đạo xây dựng tổ chức

cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 trên cácnội dung chủ yếu: Về tư tưởng chính trị; Về tổ chức; Về phát triển đảng viên;

Về công tác cán bộ; Về công tác kiểm tra Tác giả đã nhận xét thành công,hạn chế, khuyết điểm và đúc kết 5 kinh nghiệm: 1) Nhận thức đúng vai trò,tầm quan trọng và nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng trong từng giaiđoạn lịch sử 2) Để xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, các cấp ủy đảngchú trọng và thường xuyên nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân loại

tổ chức cơ sở đảng và đảng viên 3) Luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sốlượng đội ngũ đảng viên ở cơ sở ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương 4) Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy cấptrên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sởđảng 5) Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, coi trọng côngtác tư tưởng trong đảng bộ và nhân dân [33, tr.131-146]

Nếu như số lượng các nghiên cứu có tính hệ thống về xây dựng tổ chức

cơ sở đảng chưa nhiều, thì các nghiên cứu trên từng mặt của công tác này ở các địa phương lại rất đa dạng Về công tác tư tưởng, tác giả Nguyễn Thành Công

(2002) có bài “Công tác tư tưởng trong các đảng bộ xã ở tỉnh Hòa Bình” [31].Với nghiên cứu này, tác giả dành trọng tâm cho việc trình bày 5 giải pháp: Xây

Trang 19

dựng một đội ngũ báo cáo viên từ tỉnh đến cơ sở, coi trọng đội ngũ báo cáoviên của các đảng ủy xã; Xây dựng chương trình hành động phải xuất phát từtình hình thực tiễn của đảng bộ; Công tác tư tưởng phải đặt trọng tâm vào việcgiải đáp thỏa đáng những vấn đề bức xúc nổi cộm; Thường xuyên tổ chức giaoban, rút kinh nghiệm; Có chính sách đãi ngộ, đào tạo cán bộ tuyên giáo ở cấp

xã Cũng bàn đến công tác tư tưởng, trong bài “Đảng bộ Yên Bái lãnh đạo, chỉđạo nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng của cấp ủy xã, phường, thị trấn” [91],tác giả Trần Thị Thiệp (2003) chỉ rõ trọng yếu của công tác này là: Toàn Đảng

bộ làm công tác tư tưởng đi đôi với kiện toàn, thành lập ban tuyên giáo xã,phường theo hướng: Phó Bí thư đảng ủy kiêm trưởng ban, Phó Chủ tịch phụtrách văn xã là phó ban và một cán bộ chuyên trách; tăng cường đào tạo, bồidưỡng cán bộ cấp ủy, cán bộ tuyên giáo cơ sở [91, tr.41]

Về xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở: Tác giả Thân Minh Quế (2007) trong

bài “Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường,thị trấn ở Bắc Giang” [83] đã đánh giá thực tế đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xãtrước năm 2007, từ đó hệ thống hóa các giải pháp của Ban Thường vụ Tỉnh ủyBắc Giang về nâng cao năng lực của đội ngũ này Bài viết của tác giả Bùi VănTiếng (2010), “Tạo nguồn cán bộ lãnh đạo phường, xã ở Đà Nẵng” [95] khẳngđịnh: Phương án luân chuyển, tăng cường công chức trẻ từ quận, huyện xuốngphường, xã đảm nhiệm những cương vị chủ chốt được xem như khâu đột phátrong việc tạo nguồn cán bộ lãnh đạo phường, xã ở Đà Nẵng” [95, tr.24]

Về công tác kiểm tra ở cơ sở: Khi nghiên cứu về “Công tác kiểm tra ở

Đảng bộ thành phố Hải Dương” [84], tác giả Đinh Đăng Quýnh (1999) đãkhẳng định quan điểm “lãnh đạo phải có kiểm tra” và sự chỉ đạo của Thành ủyHải Dương về đổi mới hình thức, phương pháp tiến hành kiểm tra Nghiên cứucủa tác giả Bùi Anh Tuấn (2009), “Đảng bộ thành phố Hải phòng đổi mới

phương thức kiểm tra, giám sát” [180] đã rút ra 4 kinh nghiệm: Một là, cấp ủy,

tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng có nhận thức đúng,

đầy đủ về vị trí, ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát; Hai là, nắm

Trang 20

chắc các quy định của Đảng, hướng dẫn của tổ chức đảng cấp trên, chủ động cụthể hóa thành các quy định, quyết định, quy chế, quy trình của cấp mình, của

cấp dưới và tổ chức thực hiện nghiêm túc; Ba là, xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm; Bốn là,

chú trọng phát huy vai trò tham mưu giúp cấp ủy của các ban tham mưu, nhất

là ủy ban kiểm tra trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra

Về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tác giả Minh Hiếu (2004) trong

bài “Phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng ở xã ngoại thành Hà Nội” [56] đãchỉ rõ việc phát huy dân chủ trong một số khâu cơ bản Đó là: Dân chủ trongsinh hoạt cấp ủy và chi bộ; xây dựng, thực hiện quy chế làm việc của đảng ủy;Dân chủ trong công tác cán bộ; Dân chủ trong triển khai nghị quyết của cấp ủy.Nghiên cứu “Những kết quả và kinh nghiệm trong thực hiện quy chế dân chủ ở

cơ sở của tỉnh Quảng Ninh” [177], tác giả Trịnh Công Toàn (2004) đã rút ra 5kinh nghiệm: Cấp ủy đảng phải nhận thức đầy đủ và trực tiếp lãnh đạo, kiểmtra việc thực hiện quy chế dân chủ; Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ từtỉnh đến cơ sở phải chủ động, tích cực, tham mưu kịp thời, phân công tráchnhiệm rõ ràng, thường xuyên kiểm tra, sơ kết rút kinh nghiệm; Chú trọng phốihợp và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; Xâydựng phong cách làm việc gần gũi với nhân dân, sát dân, dân chủ hóa, côngkhai hóa; Quá trình thực hiện quy chế dân chủ phải gắn liền với xây dựng, nângcao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở [77, tr.30 - 31]…

1.1.3 Các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình

Các nghiên cứu liên quan đến củng cố tổ chức cơ sở đảng

xã, phường, thị trấn trong những năm khắc phục tình trạng mất

ổn định ở tỉnh Thái Bình

Khắc phục mất ổn định ở Thái Bình là chủ đề thu hút sự quan tâm củanhiều nhà nghiên cứu và cán bộ trong hệ thống chính trị ở Việt Nam Liên quan

Trang 21

đến vấn đề củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở giai đoạn này, cácnghiên cứu đề cập 2 nhóm vấn đề:

Một là, nguyên nhân căn bản của mất ổn định ở tỉnh Thái Bình:

Tiếp cận vấn đề theo bình diện mâu thuẫn xã hội, trong bài viết “Đôi điềurút ra từ tình hình phức tạp ở một số địa phương tỉnh Thái Bình” [54], hai tác giảXuân Hải - Hà Nhân (1997) đã cho rằng: Ở tỉnh Thái Bình trước năm 1998, quanliêu, tham nhũng và mất dân chủ là những căn bệnh làm nảy sinh mâu thuẫn về lợiích trong nội bộ xã, thôn “Những mâu thuẫn ấy, có lúc, có nơi đã bùng nổ và khi

nó diễn ra trên diện rộng thì không khỏi gây nên những hậu quả tai hại” [54,tr.42] Cũng đề cập đến vấn đề này, bài viết “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sứcchiến đấu của tổ chức cơ đảng gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơsở” [57] của tác giả Trần Đình Hoan (2004), khẳng định nguyên nhân sâu xa củamất ổn định ở tỉnh Thái Bình là do tổ chức đảng ở cơ sở có nhiều yếu kém Tácgiả khái quát vấn đề có tính quy luật: “Tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức trong hệthống chính trị ở xã, phường, thị trấn có vững mạnh thì huyện, tỉnh mới vữngmạnh và ngược lại, cơ sở mất ổn định, hệ thống chính trị yếu kém thì sẽ ảnhhưởng toàn diện đến các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương” [57, tr.2]

Hai là, những giải pháp và kinh nghiệm củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn trên một số lĩnh vực:

Trên lĩnh vực tư tưởng, từ việc khái quát những thành công của Đảng bộ

huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) trong tiến hành công tác tư tưởng, bài viết củatác giả Nguyễn Thanh Tùng (1999) “Kinh nghiệm công tác tư tưởng ở huyệnĐông Hưng” [181] đã rút ra 4 kinh nghiệm: 1) Trong lúc tình hình phức tạp, cầnphải đánh giá đúng diễn biến tư tưởng của đảng viên, cán bộ và các tầng lớp nhândân 2) Lấy đối thoại làm phương pháp chủ đạo để giải tỏa những luồng tư tưởngkhác lạ 3) Công tác tư tưởng cần được triển khai trên nhiều lĩnh vực, trong mọilúc, mọi nơi, trong đảng, trong các đoàn thể với những nội dung và hình thứcphong phú 4) Phải biết dựa vào lực lượng nòng cốt của các tổ chức, đoàn thể xã

Trang 22

hội để làm công tác tuyên truyền, vận động nhân dân [181, tr.34 - 35] Cuốn sách

của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình (2005), Lịch sử ngành Tuyên giáo tỉnh

Thái Bình (1930 - 2005) [22] đã đề cập vai trò của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái

Bình trong việc giúp Tỉnh ủy chuẩn bị và triển khai thực hiện Đề án 26 (năm1998) về công tác chính trị tư tưởng nhằm khắc phục tình trạng mất ổn địnhnhưng chưa phân tích rõ sự chỉ đạo cụ thể

Trên lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, tổ chức - cán bộ, giải quyết cơ sở đảng yếu kém, cuốn Lịch sử Đảng bộ Thái Bình (1975 - 2000) [7], chỉ rõ: Công tác

thanh tra, kiểm tra “là giải pháp đặc biệt quan trọng góp phần ổn định tình hìnhtrong tỉnh” [7, tr.368] Tác giả Đinh Quang Tốn (1999), khi viết về “Thái Bìnhsau một năm thực hiện các giải pháp ổn định tình hình trong Tỉnh” [178] nhấnmạnh yêu cầu cơ bản của công tác thanh tra, kiểm tra ở cơ sở: “Thanh tra, kiểmtra phải kết luận rõ đúng, sai, kết luận xong phải xử lý nghiêm, thu hồi kinh tếnhanh Kết luận phải không chịu sức ép của bất kỳ ai, đối tượng bị khiếu tố hayngười đầu đơn mà phải trên cơ sở chứng cứ rõ ràng” [178, tr.16] Nghiên cứu về

“Giải quyết cơ sở đảng yếu kém ở Đông Hưng” [93], tác giả Trần Thu Thủy(2004) đã chỉ ra 5 giải pháp nhằm giải quyết 6 đảng bộ xã yếu kém của huyệnnày trong năm 1999: 1 - Thanh tra kết luận rõ đúng sai, thu hồi tài sản; 2 - Kiệntoàn đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ chủ chốt; 3 - Chấn chỉnh việc thực hiệnchế độ, nguyên tắc sinh hoạt đảng; 4 - Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chăm lo đờisống nhân dân; 5 - Phát huy vai trò chỉ đạo của cấp trên [93, tr.26 - 28] Ban Tổ

chức Tỉnh ủy Thái Bình (2010) với cuốn sách Lịch sử công tác tổ chức xây dựng

Đảng của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1930 - 2010) [19] đã khẳng định vai trò của

Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong giúp Tỉnh ủy Thái Bình hướng dẫn các tổ chức đảngtiến hành tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóaVIII, hướng dẫn đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và đại hội đảng bộ

cơ sở; chuẩn bị nhân sự cho bầu cử hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn

Trang 23

Về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ cấp xã: Tác giả Nguyễn Công Huyên (1998),

có bài viết “Đi tìm lời giải về hiện tượng An Đồng, Quỳnh Phụ - Thái Bình” [58].Dưới góc độ “dân chủ hóa”, tác giả khẳng định, muốn không để xảy ra mất ổnđịnh đòi hỏi phải tích cực củng cố đảng, chính quyền cơ sở gắn với mở rộngdân chủ Qua nghiên cứu cách làm tích cực của xã An Đồng, huyện QuỳnhPhụ, tác giả rút ra kinh nghiệm của Đảng bộ xã An Đồng là: “Thực hiện dânchủ hóa trong hoạt động lãnh đạo của đảng bộ và chính quyền xã” [58, tr.16]

Cũng bàn đến vấn đề này, bài viết của tác giả Bùi Sĩ Tiếu (2002), “Quychế dân chủ với việc ổn định, phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Bình” [96] nêurõ: Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần đổi mới phong cách lãnhđạo, lề lối làm việc của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể theo hướngkhoa học, năng động, gần dân, gắn bó với cơ sở, nâng cao trách nhiệm cánhân, hạn chế hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, gâyphiền hà cho nhân dân “Nhận thức của nhân dân được nâng lên, hiểu thêmthế nào là dân chủ đi liền với giữ gìn kỷ cương, phép nước” [96, tr.46].Nghiên cứu về “Bài học xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở xã, phường,thị trấn qua thực tiễn Thái Bình và Gia Lai” [77], hai tác giả Ngô Minh - NguyễnThúy (2004) nhấn mạnh: “Những lúc khó khăn càng phải mở rộng dân chủ vớinhững cơ chế, biện pháp thích hợp để phát huy cao độ sự đóng góp công sức,trí tuệ của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào việc giải quyết tình hình, khắcphục những sai lầm khuyết điểm, tiếp tục phấn đấu đi lên” [77, tr.18]

Các nghiên cứu liên quan đến xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ sau khi

ổn định tình hình trong Tỉnh:

Giai đoạn này, các nghiên cứu liên quan đến xây dựng tổ chức cơ sở đảng

xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã tập trung vào các vấn đề:

Về đổi mới công tác tư tưởng: Tái hiện hoạt động công tác tư tưởng ở

cơ sở của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ sau khi đã ổn định tình hình, cuốn Lịch

Trang 24

sử ngành Tuyên giáo tỉnh Thái Bình (1930 - 2005) [22] đã phản ánh những

hoạt động công tác tư tưởng trên bốn nội dung: công tác tuyên truyền; côngtác huấn học; công tác khoa giáo; công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sửĐảng Tuy nhiên, cuốn sách chưa khắc họa rõ nội dung chỉ đạo về công tác tưtưởng ở cơ sở qua việc khai thác văn kiện của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnhủy; chủ yếu mới dừng ở việc cung cấp thông tin về kết quả kiện toàn đội ngũbáo cáo viên, kết quả biên soạn, biên tập, phát hành sách lịch sử Đảng bộ địaphương ở các đảng bộ cấp xã Bài viết của tác giả Nguyễn Khúc (2008), “Côngtác báo cáo viên, tuyên truyền miệng ở Kiến Xương” [62] đã chỉ ra vị trí, vai tròcủa công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng; nêu một số hoạt động của độingũ báo cáo viên ở các đảng bộ xã, thị trấn thuộc huyện Kiến Xương; đề xuất 3giải pháp: “Quan tâm xây dựng, kiện toàn, củng cố đội ngũ báo cáo viên cả về sốlượng và chất lượng”; “Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tậphuấn nâng cao năng lực báo cáo viên, tuyên truyền viên”; “Hoạt động tuyêntruyện miệng phải tập trung cao cho cơ sở, hướng về cơ sở” [62, tr.47-48]

Về công tác tổ chức - cán bộ: Cuốn Lịch sử công tác tổ chức xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1930 - 2010) [19] đề cập đến Đề án của

Tỉnh ủy Thái Bình về đào tạo cán bộ xã, phường, thị trấn có trình độ đại học,cao đẳng, nhưng chưa khái quát và phân tích rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ,giải pháp thực hiện của Tỉnh ủy được thể hiện trong Đề án đó Bàn về vai tròcủa Trường Chính trị tỉnh Thái Bình trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

cơ sở, tác giả Cao Duy Hạ (2004) có bài “Trường Chính trị tỉnh Thái Bình vớicông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở” [52] Trong bài viết này, tác giả đã hệthống hóa 6 nhiệm vụ, giải pháp của Nhà trường giai đoạn 2001 - 2005, đó là:Xác định đúng mục tiêu và đối tượng đào tạo gắn liền với quy hoạch, sử dụngcán bộ sau đào tạo; Đổi mới, chuẩn hóa chương trình và lựa chọn phương thứcđào tạo phù hợp; Coi trọng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Đặc biệtquan tâm bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy; Tăngcường công tác quản lý, thực hiện nghiêm túc các khâu trong quá trình đào tạo;

Trang 25

Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảngdạy và học tập [52, tr.49-51].

Về công tác phát triển đảng viên: Tác giả Hồng Minh (2003) có bài

“Phát triển đảng viên vùng Công giáo Thái Bình” [76] Theo tác giả, để tạo bướctiến mới trong phát triển đảng viên là người Công giáo ở tỉnh Thái Bình, cần

thực hiện 4 giải pháp: Một là, cần làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức đúng đắn quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo; Hai là, quan tâm xây dựng hệ

thống chính trị vững mạnh và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở vùng có đạo;

Ba là, các huyện ủy định chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể để phát triển đảng viên là

người theo đạo, nơi nào có dân theo đạo thì phải có đảng viên là người có

đạo; Bốn là, mỗi đảng viên có đạo đều phải được phân công công tác, phải

bồi dưỡng, giúp đỡ kết nạp được một đảng viên người công giáo [76, tr.30].Nghiên cứu về “Phát triển đảng viên là người Công giáo ở Tiền Hải” [183], tácgiả Vũ Xuân Tuyên (2004), đã khái quát kết quả công tác phát triển đảng viên

là người Công giáo trên địa bàn huyện Tiền Hải, trên cơ sở đó, rút ra một sốkinh nghiệm: “Huyện ủy thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố tổ chứcđảng và hệ thống chính trị ở cơ sở vùng giáo vững mạnh”; “Các cấp, cácngành cần tạo điều kiện cho những cơ sở có đông đồng bào giáo dân đẩymạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng thêm niềm tin của quần chúng nhân dânvới Đảng”; “Các cấp ủy, tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở tập trung chỉ đạobằng các chương trình kế hoạch, làm chuyển biến nhận thức về vai trò của độingũ cán bộ, đảng viên gốc giáo đối với nhiệm vụ lãnh đạo sự nghiệp đổi mớivùng giáo, tích cực tạo nguồn giới thiệu quần chúng ưu tú để tổ chức đảng bồidưỡng, kết nạp” [183, tr.30-31]

Về tiếp tục giải quyết cơ sở đảng yếu kém, tác giả Trần Trung Trực (2005),

trong bài “Thái Bình xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh” [179]

đã khẳng định thành công của các cấp ủy trong giải quyết 29 cơ sở đảng ở xã,phường, thị trấn còn yếu kém những năm 2001 - 2005, qua đó nêu 5 kinh nghiệm:

Trang 26

1) Các cấp ủy phải xác định rõ nội dung, tiêu chuẩn tổ chức cơ sở đảng trong sạchvững mạnh; 2) Phải kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, chính trị với công tác tổchức và công tác kiểm tra; 3) Phải coi trọng xây dựng chi bộ trong sạch, vữngmạnh, giữ vững vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhất là ở các thôn, làng; 4) Mởrộng và phát huy dân chủ trong Đảng đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật; 5)Đổi mới và tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đối với cơ sở [179, tr.14]

Về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: Khi nghiên cứu về “Đảng bộ tỉnh

Thái Bình lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm

2007” [30], tác giả Đinh Ngọc Chính (2013) rút ra 3 kinh nghiệm: Thứ nhất,

công tác tuyên truyền, quán triệt quy chế dân chủ ở cơ sở phải liên tục, có chiều

sâu; Thứ hai, việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phải thực sự nghiêm túc ở các cấp các ngành; Thứ ba, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

không tách rời các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội [30, tr.87]

1.2 Khái quát kết quả của các công trình có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

1.2.1 Khái quát kết quả của các công trình có liên quan đến đề tài luận án

Qua khảo cứu, cho thấy kết quả của các công trình có liên quan đến đề tàiluận án được thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau:

Một là, các công trình nghiên cứu về xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước đã khẳng định vị trí, vai trò then chốt

của tổ chức cơ sở đảng cấp xã trong hệ thống chính trị cơ sở, trong lãnh đạophát triển kinh tế - xã hội và giữ vững ổn định chính trị - xã hội; chỉ ra đặcđiểm, xác định tiêu chí đánh giá tổ chức cơ sở đảng cấp xã Một số công trình

đã đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp xây dựng tổ chức cơ sở đảng trongsạch, vững mạnh, củng cố cơ sở đảng yếu kém trên các mặt như: tư tưởng, tổchức - cán bộ, kiểm tra, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Đã có công trìnhđúc rút được kinh nghiệm tự xây dựng của bản thân các tổ chức cơ sở đảng,

Trang 27

chưa thể hiện được “tính chất lãnh đạo” của cấp ủy cấp trên cơ sở Song có thể

khẳng định, nhóm công trình này đã mang lại cho nghiên cứu sinh cái nhìntổng quát về xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn

Hai là, các công trình nghiên cứu về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở một

số địa phương, trong đó có một số công trình được thực hiện dưới góc độ

chuyên ngành Lịch sử Đảng đã làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo, nhận xét, rút rakinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng của đảng bộ cấp tỉnh, thành phố (như

Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên) Tuy nhiên, vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở đảng

xã, phường, thị trấn hoặc được tích hợp vào nội dung xây dựng tổ chức cơ sởđảng nói chung, hoặc mới chỉ được nghiên cứu ở một số khía cạnh đơn lẻ Cáccông trình này đã khái quát được thực trạng; nêu lên những cách làm với nhữngđặc điểm khác nhau ở mỗi địa phương; đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải phápnâng cao chất lượng từng mặt Điều này cho thấy, các công trình ở nhóm nàykhá đa dạng, cung cấp những thông tin có giá trị tham khảo tốt

Ba là, các công trình nghiên cứu thuộc phạm vi Đảng bộ tỉnh Thái Bình

đã đề cập đến thực trạng, kiến nghị giải pháp và bước đầu nêu lên kinh nghiệmtương ứng với mỗi lĩnh vực cụ thể, có liên quan đến xây dựng tổ chức cơ sởđảng xã, phường, thị trấn Các nghiên cứu có phạm vi đề cập ở những năm 1998

- 2000 thường phân tán và có xu hướng hoặc tìm hiểu nguyên nhân, hoặc rútkinh nghiệm, đề xuất giải pháp củng cố tổ chức đảng trên từng lĩnh vực như: tưtưởng, thanh tra, kiểm tra, kiện toàn tổ chức - cán bộ, thực hiện quy chế dân chủ

ở cơ sở, góp phần khắc phục tình trạng mất ổn định Từ khi tình hình tỉnh TháiBình đã trở lại ổn định, nghiên cứu về xây dựng tổ chức cơ sở đảng cấp xã trênđịa bàn Tỉnh vẫn chưa thể hiện được tính hệ thống, chủ yếu tập trung vào nhiệm

vụ, giải pháp về công tác tư tưởng, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, côngtác phát triển đảng viên đáp ứng yêu cầu mới

Những kết quả trên là nguồn tư liệu quý để tác giả tham khảo, kế thừa

trong thực hiện luận án, song qua đây cũng cho thấy còn có những vấn đề

Trang 28

chưa được giải quyết thấu đáo về mặt khoa học, gợi mở cho nghiên cứu sinh một hướng đi cụ thể khi lựa chọn và thực hiện đề tài luận án:

1 Qua tổng quan, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập có hệ thốnghóa chủ trương của Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn

2 Dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng, chưa có công trình nàonghiên cứu toàn diện, độc lập về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng cấp xã

3 Ở phạm vi Đảng bộ tỉnh Thái Bình, giai đoạn 1998 - 2005, đến nay chưa

có công trình khoa học nào hệ thống hóa, phân tích một cách toàn diện, sâu sắc vềchủ trương, sự chỉ đạo, đưa ra nhận xét, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm về quátrình Đảng bộ tỉnh Thái Bình xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn

Vì thế, vấn đề “Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị

trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1998 đến năm 2005” vẫn là một

“khoảng trống” trong đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch sử, chuyên ngànhLịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Chọn vấn đề này làm đề tài luận án là mộthướng nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các công trình đã công bố

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,trong luận án, tác giả tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề:

Một là, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn (1998 - 2000)

Giải quyết vấn đề này, đòi hỏi trước tiên là phải làm nổi bật được tính cấpbách củng cố tổ chức cơ sở đảng ở xã phường, thị trấn thuộc Đảng bộ tỉnh TháiBình Theo đó, tác giả luận án sẽ bàn đến vị trí, chức năng, đặc điểm của tổ chức

cơ sở đảng xã, phường, thị trấn; khái quát, phân tích đặc điểm, thực trạng xâydựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình; thựctrạng, nguyên nhân mất ổn định ở địa phương trước năm 1998; hệ thống hóa chủtrương của Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị đối với Đảng bộ tỉnh

Trang 29

Thái Bình Trên cơ sở đó tác giả hệ thống hóa và đi sâu phân tích làm sáng tỏquan điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong chủ trương củaĐảng bộ tỉnh Thái Bình về củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn, sự tổchức chỉ đạo và kết quả thực hiện chủ trương đó trong những năm 1998 - 2000.

Hai là, làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn (2001 - 2005)

Những năm đầu thế kỷ XXI, công tác xây dựng Đảng nói chung, xây dựng

tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình nói riêng đứng trước những yêu cầunhiệm vụ mới trong tiến trình phát triển đi lên của Tỉnh Bám sát bối cảnh tìnhhình và các tư liệu lịch sử có liên quan, tác giả sẽ tập trung phân tích sự cần thiếtđổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn; hệthống hóa, phân tích làm rõ những nét mới trong chủ trương cũng như sự chỉ đạo

và kết quả xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường thị trấn của Đảng bộ tỉnh TháiBình ở phân đoạn này so với những năm 1998 - 2000; đi đến khẳng định sự pháttriển trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộtỉnh Thái Bình những năm 2001 - 2005

Ba là, nhận xét, đánh giá về công tác xây dựng tổ chức cơ

sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ Thái Bình giai đoạn

1998 - 2005

Để nhận xét xác đáng về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã,phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình giai đoạn 1998 - 2005, tác giả sẽtập trung vào việc tổng hợp, khái quát, lôgic hóa, hệ thống những vấn đề cốtlõi, bản chất từ quá trình lịch sử, đồng thời tận dụng kết quả khảo sát thực tiễn

có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở đó, những nhận xéttrong luận án sẽ khái quát, làm rõ ưu, khuyết điểm của Đảng bộ tỉnh Thái Bình

Trang 30

trên các mặt: nhận thức và hoạch định chủ trương; chỉ đạo và kết quả thực tiễnxây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn trong giai đoạn đó

Bốn là, đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình xây dựng tổ chức

cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1998 - 2005)

Đây là vấn đề được tác giả xác định là nội dung cần được ưu tiên trongquá trình nghiên cứu Trong luận án, khi đúc rút kinh nghiệm xây dựng tổ chức

cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình, một mặt, tác giả lưu

ý tính toàn diện và tính lịch sử của các kinh nghiệm trên các lĩnh vực của côngtác xây dựng tổ chức cơ sở đảng; mặt khác, tác giả coi trọng việc khái quát, hệthống hóa, phân tích làm rõ những nội dung chủ yếu trong từng kinh nghiệm,phản ánh những nét đặc thù tiêu biểu của công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảngcấp xã trong giai đoạn lịch sử khá đặc biệt ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình

Kết luận chương 1

Xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tổ chức cơ sở đảng xã,phường, thị trấn, vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở loại hình này đã trởthành chủ đề được các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học quan tâmnghiên cứu ở những góc độ, phạm vi khác nhau, biểu hiện ở tính đa dạng,phong phú của các công trình, các bài viết đã được tác giả tổng hợp, phân tích

Các công trình đã khẳng định vị trí, vai trò, chỉ ra những nội dung chủyếu, góp phần làm rõ những vấn đề chung và một số vấn đề cụ thể về xâydựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn trong công cuộc đổi mới của đấtnước, cũng như ở một số địa phương, trong đó có Đảng bộ tỉnh Thái Bình Dù

đã rất cố gắng trong sưu tầm, khảo cứu các công trình có liên quan đến đề tàiluận án, song do tính đa dạng về phạm vi nội dung, không gian, thời gian vàcách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, nên có thể sẽ còn những công trình nghiêncứu khác mà tác giả chưa có điều kiện tiếp cận, khai thác được

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, tác giảluận án đã hệ thống hóa, khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình, tiếp

Trang 31

thu được những nội dung có thể tham khảo, kế thừa; đồng thời, chỉ ra những vấn

đề chưa được đề cập hoặc đã đề cập nhưng chưa được nghiên cứu làm rõ Vậndụng phương pháp luận trong xác định đối tượng nghiên cứu lịch sử, chuyênngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả đã chỉ ra được những “khoảngtrống” mà luận án sẽ tập trung giải quyết Đó là: Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn

và quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo củng cố tổ chức cơ sở đảng xã,phường, thị trấn (1998 - 2000); làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình

về đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thịtrấn (2001 - 2005); nhận xét, đánh giá về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng

xã, phường, thị trấn của Đảng bộ Thái Bình giai đoạn 1998 - 2005; đúc rútnhững kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã,phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1998 - 2005 Những vấn đề nàyđược được giả trình bày, luận giải trong các chương tiếp theo của luận án

Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH CỦNG CỐ TỔ CHỨC

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, xã (phường), là đơn vị hành chính cấp cơ

sở có vị trí đặc biệt quan trọng Thời phong kiến, trên xã là tổng (10 - 15 xã),trên tổng là huyện (5 - 7 tổng), trên huyện là phủ (4 - 5 huyện) Trên phủ là tỉnh(lộ, đạo, trấn, châu) Lê Thánh Tông cho rằng, muốn cho đất nước vững bền,triều đình và các đạo, phủ, huyện phải chăm lo xây dựng, củng cố các xã GiaLong cũng đã khẳng định: “Nước là hợp của làng xã mà thành Từ làng xã màđến nước” [34, tr.162] Pôn Đume (Paul Doumer) - Toàn quyền Đông Dươngnhận xét: “Làng xã ở An Nam như một nước cộng hòa thu nhỏ” [200, tr.10]

Trang 32

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, bước vào công cuộc xâydựng và bảo vệ chế độ xã hội mới, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cấp xã là gần gũinhân dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi côngviệc đều xong xuôi” [67, tr.460] Thực tế ở Việt Nam, xã, phường, thị trấn giống

như “một xã hội thu nhỏ”; nó có một thiết chế khá hoàn chỉnh, với đầy đủ các

mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cấu thành Chính vì vậy, với tư cách là một

tổ chức lãnh đạo ở cấp cơ sở, tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn có vai tròrất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của Đảng, sự ổn định, phát triển của

mỗi địa phương Theo V.I.Lênin, các tổ chức đảng ở cơ sở là nền móng quyết

định sự tồn vong của một đảng mác-xít Hồ Chí Minh khẳng định: “Chi bộ lànền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” [75, tr.278]

Nhằm thống nhất nhận thức trong toàn Đảng về tổ chức cơ sở đảng, Điều

21, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (do Đại hội VIII thông qua) đã ghi rõ:

“1 Tổ chức cơ sở đảng (gồm chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của

Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở

2 Ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, hợp tác xã, doanh nghiệp, đơn vị sựnghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác có từ bađảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng…” [48, tr.814-815]

Điều lệ Đảng xác định: Nơi có dưới 30 đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có tổ đảngtrực thuộc; từ 30 đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc

Theo đó, tác giả quan niệm: Tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn là

đảng bộ (chi bộ) được thành lập và hoạt động ở đơn vị hành chính cấp xã, là một bộ phận lập thành nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo trực tiếp và toàn diện các hoạt động ở cơ sở xã, phường, thị trấn

Với vị trí là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, tổ chức cơ sở

đảng xã, phường, thị trấn có vai trò rất quan trọng, là cầu nối liền giữa Đảng và

nhân dân; là nơi cụ thể hóa sự lãnh đạo và trực tiếp đưa đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; là nơi tổ chức thực hiệncác hoạt động xây dựng, củng cố tổ chức đảng; là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục,

Trang 33

rèn luyện và kết nạp đảng viên, kiểm tra, xử lý vi phạm của đảng viên Đồng thờiđây là nơi phát hiện, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ cho cơ sở và cấp trên cơ sở.

Từ những vấn đề nêu trên, có thể quan niệm: Công tác xây dựng tổ chức cơ

sở đảng xã, phường, thị trấn là tổng thể các hoạt động hoạch định chủ trương và chỉ đạo xây dựng các đảng bộ (chi bộ) cơ sở thuộc loại hình này, đảm bảo thực hiện tốt chức năng hạt nhân chính trị lãnh đạo toàn diện các hoạt động ở cơ sở.

Mục đích của công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị

trấn nhằm làm cho các tổ chức này thực hiện tốt 2 chức năng cơ bản:

Một là, giữ vững sự lãnh đạo của tổ chức đảng đối với hệ thống chính trị

và mọi mặt hoạt động ở cơ sở, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội

Hai là, xây dựng nội bộ tổ chức đảng vững mạnh trên các mặt: chính trị

tư tưởng, tổ chức - cán bộ, đảng viên; kiểm tra, kỷ luật, , qua đó không ngừngnâng cao năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương

Xây dựng tổ chức đảng ở loại hình này đòi hỏi nắm vững các đặc điểm:

1) Đây là loại tổ chức cơ sở đảng gần dân nhất Trong mối quan hệ với

quần chúng, nếu như tổ chức đảng ở các loại hình khác lãnh đạo các lực lượngtrong cơ quan, đơn vị là chính, thì các đảng bộ (chi bộ) xã, phường, thị trấn trựctiếp lãnh đạo nhân dân; cán bộ, đảng viên thường xuyên tiếp xúc với nhân dân

2) Đây là loại tổ chức cơ sở đảng duy nhất trực tiếp lãnh đạo chính quyền

và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị cơ sở Vì thế, sự vững mạnh hay

yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở phụ thuộc trước hết ở năng lực lãnh đạo,sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn

3) Tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn lãnh đạo mọi lĩnh vực công tác

ở cơ sở, với tổng thể các nhiệm vụ diễn ra đồng thời, đan xen nhau (cả chính trị,

kinh tế, văn hóa, xã hội,… ) Vì thế, có thể coi cấp xã là “mảnh đất hiện thực”cung cấp những căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định chủ trương,chính sách trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời là nơi kiểm nghiệmtính đúng đắn của chủ trương, chính sách đó trong thực tiễn

Trang 34

Từ vị trí, vai trò, chức năng, đặc điểm của tổ chức cơ sở đảng xã, phường,thị trấn có thể khẳng định: Đảng có giữ được mối quan hệ mật thiết với nhân dânhay không? Chính quyền cơ sở mạnh hay yếu? Chính trị xã hội ổn định hay bất ổnđịnh? Một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định là ở sự trong sạch, vữngmạnh hay yếu kém của các đảng bộ, chi bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn.

2.1.2 Đặc điểm và thực trạng xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình giai đoạn 1991 - 1997

* Đặc điểm tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình

Một bộ phận lớn cán bộ, đảng viên thuộc tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình chịu ảnh hưởng của tư tưởng tiểu nông do yếu tố sản xuất nhỏ chi phối.

Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc lưu vực Sông Hồng (tỉnh duy nhất không

có đồi núi), có địa thế “như một đảo” (3 mặt giáp sông, một mặt giáp biển), cáchthủ đô Hà Nội hơn 100 km Phía Bắc và Tây Bắc giáp với các tỉnh Hưng Yên,Hải Dương, Hải Phòng; phía Tây và Nam giáp các tỉnh Hà Nam, Nam Định bởicác con sông; phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ (với 54 km bờ biển) [Phụ lục 1] TỉnhThái Bình có diện tích 1.531,4 km2, trước năm 1998, có 1 thị xã (Thị xã TháiBình) và 7 huyện (Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư, Đông Hưng, Quỳnh Phụ,Hưng Hà, Thái Thụy) với 285 xã, phường, thị trấn; dân số là 1,822 triệu người,trong đó, nông dân chiếm tỷ lệ lớn (94% dân số); ngành kinh tế chủ đạo là nôngnghiệp Đây là tỉnh đồng bằng Sông Hồng có 5 cửa sông lớn đổ ra biển tạo ramột vùng bãi triều rộng khoảng 25.000 ha (tập trung ở 12 xã ven biển thuộc 2huyện Tiền Hải và Thái Thụy), rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản mặn, lợ.Ruộng đất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt nhưng manh mún,trung bình mỗi hộ có từ 4 - 5 thửa, nơi cao nhất, có hộ có tới 7 thửa, bình quântrên 400 m2/người Giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, yếu tố sản xuất nhỏ vẫn

Trang 35

còn tồn tại Đặc điểm này đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Thái Bình phải coi trọng khắcphục tư tưởng tiểu nông, vì nó là yếu tố gây trở ngại đối với việc đổi mới tư duy,cách làm của cán bộ, đảng viên ở cơ sở Mặt khác, nó đặt ra cho Đảng bộ tỉnhThái Bình phải ưu tiên nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng bộ cấp xã trong pháttriển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống cho nhândân, trước hết là nông dân.

Tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình hoạt động trong môi trường địa phương có bề dày truyền thống văn hóa và cách mạng Thái Bình là một tỉnh sớm có

truyền thống yêu nước, đi đầu trong chống giặc ngoại xâm, kiên quyết chống ápbức bất công, góp phần chấn hưng đất nước Đây còn là “MIỀN ĐẤT ĐIỂN HÌNH CỦA CÁC CÔNG CUỘC TRỊ THỦY, KHẨN HOANG VÀ LAO ĐỘNG CẦN CÙ, SÁNG TẠO”

[4, tr.29] Đây là nơi phát tích, khởi nghiệp của Vương triều Trần với nhữngđóng góp to lớn nhằm thúc đẩy sự phát triển lịch sử dân tộc Việt Nam; là nơisinh ra những danh nhân nổi tiếng như Lê Quý Đôn, Hoàng Công Chất, Phan BáVành, Bùi Viện, Kỳ Đồng,… Từ khi có sự lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn ÁiQuốc và Đảng Cộng sản Việt Nam, tỉnh Thái Bình xuất hiện ngày càng nhiềuchiến sĩ cách mạng tiên phong, như: Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Danh Đới,Hoàng Văn Thái, Nguyễn Thị Chiên, Tạ Quốc Luật, Phạm Tuân, Bùi QuangThận, Vũ Ngọc Nhạ… Đó là những con người “sinh ra từ lịch sử” và chính họ

đã góp phần “làm nên lịch sử”

Là một bộ phận của Đông Dương Cộng sản Đảng, tháng 7-1929, BanTỉnh ủy Thái Bình đã có 6 chi bộ cộng sản Ngay sau khi Đảng Cộng sản ViệtNam được thành lập, năm 1930, các chi bộ cộng sản ở Thái Bình đã lãnh đạonông dân đấu tranh với tinh thần sục sôi cách mạng, tiêu biểu là phong trào nôngdân ở Duyên Hà - Tiên Hưng (1-5-1930) và ở Tiền Hải (14-10-1930) Chỉ thịcủa Thường vụ Trung ương Đảng ngày 18-11-1930 về vấn đề “Thành lập Hộiphản đế đồng minh” nêu rõ: “Ở Bắc Kỳ thì phong trào khá nhất là ở Thái Bình”[42, tr.229] Thái Bình còn là tỉnh đầu tiên đạt năng suất 5 tấn thóc/ha, cung cấp

Trang 36

lớn về sức người, sức của, trở thành một trong những cơ sở hậu phương xuất sắccủa Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng Miền Nam,thống nhất đất nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang củaĐảng và của dân tộc Truyền thống của nhân dân và Đảng bộ tỉnh Thái Bìnhkhắc họa dấu ấn sâu đậm trong lịch sử, là điều kiện rất thuận lợi, là nguồn cổ vũcán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác xây dựng Đảng, cũng như thựchiện nhiệm vụ chính trị của địa phương trong giai đoạn cách mạng mới.

Tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình tổ chức theo mô hình tổ chức cơ sở đảng hai cấp, số đảng bộ, chi bộ ở nông thôn và cán bộ, đảng viên xuất thân từ nông dân chiếm tỷ lệ đa số Tại thời điểm năm 1997, trong 285 xã,

phường, thị trấn ở tỉnh Thái Bình thì chỉ có 6 phường, 7 thị trấn, nhưng có tới

272 xã (95, 43%); 100% đảng bộ ở loại hình này được tổ chức theo mô hình tổchức cơ sở đảng 2 cấp (đảng ủy cơ sở cấp xã; các chi bộ xóm (thôn), tổ dân phố,chi bộ chuyên môn trực thuộc) Số chi bộ xóm (thôn) chiếm 93,6% Đảng viênthuộc các chi bộ xóm (thôn) ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình chủ yếu xuất thân từ nôngdân (86,5%), có tinh thần chịu đựng khó khăn, gian khổ, song ý thức tổ chức kỷluật có mặt hạn chế Các đảng viên ở đây thường có mối quan hệ khăng khít, bềnchặt bởi yếu tố huyết thống họ hàng, dòng tộc được hình thành từ sớm; ít nhiều

có sự “phân bậc” giữa các đảng viên trong cùng một chi bộ theo tuổi tác, thứ bậctrong quan hệ dòng tộc, láng giềng; vì thế, dễ nảy sinh tư tưởng cục bộ, bè phái,bao che, nể nang, né tránh trong tổ chức và sinh hoạt ở chi bộ và đảng bộ Đặcđiểm này đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Thái Bình, khi xác định chủ trương, chỉ đạocông tác xây dựng Đảng phải đặc biệt quan tâm củng cố các đảng bộ ở địa bànnông thôn cấp xã

* Thực trạng xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng

Trang 37

Đảng bộ trong sạch vững mạnh Tháng 4-1996, Đảng bộ tỉnh Thái Bình tiếnhành Đại hội lần thứ XV, chủ trương “đẩy mạnh xây dựng tổ chức đảng trongsạch vững mạnh” [3, tr.74] Trước tình hình phức tạp ở huyện Quỳnh Phụ, ngày

7-6-1997, Tỉnh ủy Thái Bình đã ra Nghị quyết 04-NQ/TU Về những chủ trương,

giải pháp giải quyết tình hình ở huyện Quỳnh Phụ, có đề cập đến giải pháp củng

cố tổ chức cơ sở đảng xã, thị trấn ở huyện Quỳnh Phụ Ngày 22-9-1997, ra Nghị

quyết 05-NQ/TU Mở đợt sinh hoạt chính trị tự phê bình và phê bình trong

Đảng Tổ chức thực hiện chủ trương trên, công tác xây dựng tổ chức đảng cấp

xã đã đạt được kết quả nhất định Thực trạng của tình hình này thể hiện:

Về chính trị tư tưởng: Công tác tuyên truyền giáo dục về chủ trương,

chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng được các cấp ủy quan tâm chỉ đạo.Nhiều cơ sở tích cực tuyên truyền về truyền thống và những thành tựu mà Đảng

bộ và nhân dân đã đạt được trong sự nghiệp cách mạng nói chung, trong côngcuộc đổi mới nói riêng Các đảng bộ xã, phường, thị trấn coi trọng việc giáo dục,quán triệt nhiệm vụ, tập trung cao vào phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng nôngthôn mới nhằm khắc phục tình trạng kém phát triển về kinh tế

Về tổ chức, cán bộ và đảng viên: Thời điểm 1996 - 1997, Đảng bộ tỉnh

Thái Bình có 768 đảng bộ, chi bộ cơ sở, trong đó, ở 8 huyện, thị xã có 285đảng bộ xã, phường, thị trấn (chiếm 37,09% số tổ chức cơ sở đảng của toàntỉnh) Tuy vậy, số chi bộ trực thuộc đảng bộ xã, phường, thị trấn chiếm tỷ lệlớn (với 2639/4287 chi bộ = 61,56% tổng số chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở).Trong đó, Thị xã Thái Bình có 13 đơn vị đảng bộ xã, phường (6 phường, 7 xã,với 82 chi bộ); huyện Tiền Hải 35 đơn vị (34 xã, 1 thị trấn, với 317 chi bộ);huyện Kiến Xương 40 đơn vị (39 xã, 1 thị trấn, với 344 chi bộ); huyện VũThư 31 đơn vị (30 xã, 1 thị trấn, 342 chi bộ); huyện Thái Thụy 48 đơn vị (47

xã, 1 thị trấn, với 401 chi bộ); huyện Đông Hưng 46 đơn vị (45 xã, 1 thị trấn,với 426 chi bộ); huyện Quỳnh Phụ 38 đơn vị (37 xã, 1 thị trấn, với 356 chibộ); huyện Hưng Hà 34 đơn vị (33 xã, 1 thị trấn, với 371 chi bộ) [Phụ lục 2]

Kết quả phân loại tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộnăm 1994, số cơ sở đạt trong sạch vững mạnh đạt 51,53%; năm 1995 đạt

Trang 38

58,7%; năm 1996 đạt 54,9%; loại khá 40,5%; loại yếu 4,6% [Phụ lục 2] Tuynhiên, kết quả phân loại này chưa đúng với thực chất, vì đến năm 1997, số cơ

sở trong sạch vững mạnh giảm mạnh, số yếu kém chiếm tỷ lệ gần 50%

Ở 285 xã, phường, thị trấn có 4.998 cấp ủy viên Số cán bộ có trình độhết phổ thông trung học 57,9%; trình độ từ trung cấp 18,6%; cao đẳng, đại học9,3%; quản lý kinh tế 8,8%; quản lý nhà nước 8,4%; lý luận sơ cấp và trungcấp đạt 55% [99, tr.5] Năm 1997, tổng số cán bộ cơ sở được đào tạo trình độtrung cấp và bồi dưỡng nghiệp vụ tại Trường Chính trị và Trường Cao đẳngKinh tế Kỹ thuật của Tỉnh là 859 người (chiếm 0,14%) Đến cuối năm 1997,tổng số đảng viên của toàn Đảng bộ là 81.489, số đảng viên ở khối xã, phường,thị trấn là 59.079 (chiếm 72,51%) Một bộ phận cán bộ, đảng viên kiên định,vững vàng, gương mẫu, nhiệt tình, phát huy trách nhiệm trong xây dựng chi bộ,đảng bộ và hệ thống chính trị cơ sở

Về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra: Hằng năm các cấp ủy, UBKT đảng ủy xã,

phường, thị trấn đã xây dựng kế hoạch kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng trongđảng bộ; số cuộc kiểm tra được tiến hành đạt trên 50% so với kế hoạch Qua việckiểm tra của cấp ủy, UBKT cấp trên đối với 26 chi bộ thuộc 17 đảng bộ cấp xã, sốchi bộ sinh hoạt định kỳ hằng tháng đạt 85,6%, tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt 81,3%.Nội dung sinh hoạt: “Bàn về kinh tế 27%, bàn về an ninh, quốc phòng 18,6%, bàn

về công tác xây dựng Đảng 26,4%, công tác chính quyền 14,3%, công tác đoàn thể14,1%” [99, tr.6] Những tháng cuối năm 1997, Tỉnh ủy Thái Bình đã chỉ đạo thanhtra, kiểm tra ở cơ sở, công bố kết luận thanh tra ở trên 50 đơn vị [7, tr.342]

Tuy đạt những kết quả như trên, song nhìn chung, sự lãnh đạo củng cố tổchức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình giai đoạn

1991 - 1997 còn bộc lộ những khuyết điểm lớn Thực tế đã cho thấy:

Một là, công tác tư tưởng còn thụ động, chưa hướng mạnh vào giải quyết

vấn đề bức xúc của cơ sở Đấu tranh trong nội bộ yếu; không giữ được mối liên hệchặt chẽ với quần chúng Trước những vấn đề phức tạp (nhân dân có khiếu kiệnđối với cán bộ trong cấp ủy, chính quyền cơ sở), một bộ phận cán bộ có biểu hiện

Trang 39

né tránh khuyết điểm; “công tác tư tưởng chưa xác định rõ định hướng, thông tintình hình lúng túng” [105, tr.9] Sinh hoạt đảng ở không ít cơ sở thất thường, “cónơi 3 đến 4 tháng, thậm chí 6 tháng không sinh hoạt chi bộ” [99, tr.8]

Hai là, công tác tổ chức - cán bộ, xây dựng đội ngũ đảng viên ở cơ sở

“một thời gian dài bị coi nhẹ” [105, tr.8] Đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ

chưa được coi trọng Tiêu chuẩn tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh bị ápdụng sai lệch, tiêu chí về xây dựng Đảng, chính quyền bị xem nhẹ Có nhữngđảng bộ khi phân loại là trong sạch, vững mạnh nhưng năm 1997 lại xảy rakhiếu kiện gay gắt Không ít chi bộ nhiều năm không kết nạp được đảng viênmới Tuổi đời bình quân của đảng viên cao, ở huyện Quỳnh Phụ trung bình là

48, có xã là 60 Mặt tích cực của một bộ phận đảng viên lão thành không đượccoi trọng, ở huyện Kiến Xương, đã cho thôi sinh hoạt với những đảng viên 60tuổi trở lên Phân loại đảng viên chạy theo thành tích, chưa phản ánh đúng thựcchất Các năm 1991 - 1996 thường có trên 80% đảng viên loại I (đủ tư cách,phấn đấu tốt) Nhưng khi phân loại lại: Loại I chỉ còn 50,28%, loại II 38,90%,loại III 3,16%, loại IV 1,14%, loại V (không còn đủ tư cách) 5,99%

Ba là, nhiều cán bộ cơ sở “tham nhũng, tiêu cực, làm giàu bất chính, lề lối tác phong quan liêu, độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ nghiêm trọng”.

[105, tr.7] Việc cấp đất, bán đất trái thẩm quyền diễn ra phổ biến Huy động dânđóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng không công khai, minh bạch, gây thấtthoát lớn Tính đến cuối 1997 (mặc dù chưa thanh tra toàn diện, đồng loạt, rộngkhắp), và mới kết luận ban đầu ở gần 1/4 số xã, nhưng đã phát hiện cán bộ cấp

xã tham ô tới 8,5 tỷ đồng và 1.400 tấn thóc Tình trạng này gây bất bình, bức xúctrong dân, làm cho nhân dân mất niềm tin đối với cấp ủy đảng ở cơ sở

Bốn là, công tác kiểm tra mang tính hình thức, chạy theo sự vụ Ở

nhiều cơ sở, công tác kiểm tra còn thụ động, chưa gắn chặt với thanh tra Chỉđạo của cấp tỉnh, huyện còn quan liêu, không sát cơ sở Có cấp ủy viên đượcphân công phụ trách, nhiều tháng liền không xuống cơ sở Cán bộ, đảng viên vi

Trang 40

phạm nhưng cả cấp trên và bản thân đảng bộ, chi bộ không phát hiện được màlại do nhân dân tố giác Khi vụ việc đã “nóng lên”, huyện, tỉnh mới cử đoànxuống kiểm tra Không ít cán bộ chủ chốt cấp xã vi phạm nhưng xử lý chậm vàkhông kiên quyết, “gây hoài nghi trong nội bộ và nhân dân” [99, tr.7]

Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do công tác xây dựng tổ

chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình bị buông lỏng.Xét về trách nhiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, thấy rằng, đây là nộidung công tác quan trọng, quyết định sinh mệnh của chế độ ngay tại cơ sở, songĐảng bộ tỉnh chưa có một chủ trương đồng bộ, toàn diện về vấn đề này Thực tế

là, giai đoạn 1991- 1997, vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở đảng nói chung tuy đãđược Đảng bộ chú ý, nhưng với tư cách là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ, Tỉnh

ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa ra được văn kiện nào (dành một phần riêng)bàn, quyết nghị trực tiếp về củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường,thị trấn (trên phạm vi toàn tỉnh) (Nghị quyết 04 mới nói đến vấn đề ở huyệnQuỳnh Phụ, Nghị quyết 05 chủ yếu bàn về sinh hoạt chính trị tư tưởng) Trongkhi đó, việc chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đối với cơ sở trên nhiều mặt cũng bịbuông lỏng, dẫn đến những yếu kém ngày càng nghiêm trọng

2.1.3 Thực trạng, nguyên nhân mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình trước năm 1998 và yêu cầu cấp thiết đặt ra

Với tư tưởng chỉ đạo tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, những năm

1994 - 1997, Thái Bình trở thành tỉnh đi đầu trong huy động sức dân cùng thamgia xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới Đến năm 1997, tỉnh TháiBình có “100% số xã có đường đá láng nhựa, 97% số hộ có điện thắp sáng; hầuhết trường học, bệnh viện được xây dựng kiên cố” [105, tr.4]… Ưu tiên pháttriển kinh tế là đúng, nhưng trong khi tập trung phát triển kinh tế lại buông lỏngxây dựng, củng cố tổ chức đảng, để những yếu kém ở cơ sở kéo dài, chậm cóchủ trương khắc phục làm cho nhiều tổ chức đảng ở cấp xã suy yếu, tác động

xấu đến tình hình, gây mất ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở

Ngày đăng: 08/02/2018, 14:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w