Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành thép

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích cấu trúc cạnh tranh sản phẩm thép của công ty cổ phần thép Trang Hùng (Trang 37)

Đe dọa từ các đối thủ tiềm ẩn: 6/10

Hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài muôn đầu từ vào ngành thép việt nam. Chính phủ đã phê duyệt nhiều dự án thép sẽ hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động trong năn tới, các doanh nghiệp trong nước cần có những thay đổi để có thể cạnh tranh với những đối thủ tiền ẩn này. Hiện nay các rao cản gia nhập nganh thép không như:

- Nhu cầu vốn ban đầu lớn: Khi doanh nghiệp muốn ra nhập ngành thép thì nhu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn như: máy móc thiết bị, nhà xưởng,..đối với mỗi dự án thép vốn ban đầu có thể lên đến hàng triệu USD muốn ra nhập ngành thì vấn đề vốn đầu tư ban đầu là một rào cản rất lớn.

Các dự án sản xuất thép phải được sự phê chuẩn của chính phủ phù hợp với quy hoạch ngành thép Việt Nam, đảm bảo yế tố công nghệ và bảo vệ môi trường.

- Lợi thế kinh tế theo quy mô

Các doanh nghiệp lớn có lợi thế về giá thành sản xuất do đạt tính kinh tế theo quy mô, nghĩa là giá thành trên một đơn vị sản phẩm nhỏ. Đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có công nghệ, vốn lớn và có kinh nghiệm trong quản lý do vậy các doanh nghiệp muốn tham giao vào ngành thép rất khó khăn do chưa có thị trường, vừa đi vào sản xuất chưa có kinh nghiệm dẫn đến lãng phí nguồn lực làm cho giá thành sản xuất/ đơn vị sản phẩm cao, sản phẩm khoog có sức cạnh tranh do vậy mà không thể cạnh tranh được với những sản phẩm hiện có trên thị trường.

Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng: 7/10

- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm thép khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn, không những các sản phẩm do công ty trong nước cung cấp mà thị trường còn có các sản phẩm sắt thép nhập khẩu từ nước ngoài như: Trung Quốc, Ấn Độ,… có giá cả rẻ và chủng loại phong phú, do vậy để có thể lấy lại được thị trường trong nước và triển ngành thép việt nam cần có sự liên kết của các doanh nghiệp thép Việt Nam và sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước.

Đe dọa từ các sản phẩm thay thế : 3/10

Sản phẩm thay thế cho sắt Thép là sản phẩm làm từnguyên liệu khác như nhựa, gỗ…

Khả năng thay thế của các sản phẩm từ nhựa, gỗ không cao do thép có kết cấu vững chắc hơn nhiều và ngày càng được ưu chuộng.

Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng : 6/10

- Hiện nay các doanh nghiệp thép Việt Nam phải phụ thuộc vào nguồn phôi thép nhập khẩu từ nước ngoài và giá nhập khẩu phụ thuộc và thị trường nước ngoài. Hiện nay giá phôi nhập khẩu thường lên xuống thất thường gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty cổ phần thép Trang Hùng nói riêng.

Chính phủ, cổ đông, các tổ chức tín dụng… tuy không có mức độ tác động thường xuyên liên tục nhưng tại những thời điểm nhất định có tác động rất lớn đến ngành thép.

- Chính phủ : Ngành thép Việt Nam phụ thộc rất nhiều vào sự bảo hộ của nhà nước do là một ngành còn non trẻ và các doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm, công nghệ và vốn nên khó có thể cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh các doanh nghiệp nước ngoài do vậy nhà nước luôn có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp thép trong nước như : ưu tiên vay vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng mặt bằng sản xuất, …

- Cổ đông : Đối với các doanh nghiệp cổ phần thì các nhà đầu tư chính là nguồn lực về vốn cho các dự án, hoat động đầu tư của họ phải đạt được hiệu quả buộc các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả và mang lại lợ nhuận do vây sức ép từ các cổ đông là không nhỏ.

- Các tổ chức tín dụng : Các doanh nghiệp thường sử dụng nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại, thời gian gân đây sự biến động lãi xuất tăng cao làm cho các doanh nghệp đã khó khăn trong việc huy động vốn giờ lại phải đối mặt với lãi xuất cao gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước.  Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: 8/10

Các doanh nghiệp ngành thép sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh rất khốc liệt do cung ngày càng lớn hơn cầu, trong khi vẫn có nhiều dự án thép được đầu tư xây dựng, bên cạnh đó theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), từ năm 2010, một số sản phẩm thép sẽ không còn được hưởng ưu đãi và bảo hộ cao về thuế nhậpkhẩu.

Việc bổ sung thêm một số dự án mới về thép trong năm tới cũng sẽ làm khoảng cách cung - cầu về thép xa thêm, dẫn đến cạnh tranh khốc liệt giữa các thành phần kinh tế ở thị trường trong nước.

Theo hiệp hội thép Việt Nam (VSA), các sản phẩm được xem là có sự cạnh tranh quyết liệt nhất bao gồm: thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại, sơn phủ màu. Theo thống kê của VSA, năng lực sản xuất của ngành thép

tính tới cuối năm 2010 đạt 1,8 triệu tấn gang từ lò cao, 4,5 - 4,7 triệu tấn phôi thép vuông, 7 triệu tấn thép xây dựng các loại, 2 triệu tấn thép cuộn cán nguội, 1,2 triệu tấn thép lá được mạ và 1,3 triệu tấn ống thép. Trong khi đó, vẫn theo VSA, tới thời điểm này, có thể ước lượng khá chính xác lượng tiêu thụ thép của năm là 3,986 triệu tấn thép xây dựng, 300.000 tấn thép cán nguội, 447.000 tấn ống thép và 401.000 tấn tôn mạ.

Như vậy, so với mức tiêu thụ thực tế các sản phẩm thép trong năm 2009, có thể thấy rõ khoảng cách giữa cung và cầu. Các doanh nghiệp thép sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh rất khốc liệt do cung ngày càng lớn hơn cầu, trong khi vẫn có nhiều dự án thép được đầu tư xây dựng. Không những vậy một số khó khăn mới, khi giá các nguyên liệu cơ bản như quặng sắt, than, dầu, phôi thép, thép phế, điện năng và một số loại nguyên liệu khác đang ngày một cao hơn. Do vậy buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để tồn tại.

Mô hình 3.1 : Mô hình lục giác cạnh tranh của công ty cổ phần thép Trang Hùng

Đánh giá :

Cường độ cạnh tranh mạnh

Từ mô hình lục giác cạnh tranh cho thấy cường độ cạnh tranh trong ngành thép rất mạnh. Cá chỉ tiêu đánh giá đều trên mức trung bình 5 cụ thể như sau :

- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành 8/10 cho thấy hiện nay sự cạnh tranh gay gắt giữ các doanh nghiệp trong ngành. Các doanh nghiệp trong ngành đang phải đối mặt với khủng hoảng thừa sắt thép do cung đã vượt quá cầu bên cạnh đó cá dự án thép chính phủ đã phê duyệt đang trong quá trình xây dựng và sẽ ra nhập thị trường thép vào thời gian tớ lại càng làm tăng thếm sự cạnh gay gắt buộc các doanh nghiệp hiện tại phải chia sẻ thị trường. Do vây để có thể tồn

Đe dọa của các sản phẩm/dịch

vụ thay thế

Quyền lực thương lượng của

người cung ứng Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại Quyền lực thương lượng của khách hàng Quyền lực tương ứng của các bên liên quan Đe dọa đối

tại và phất triển các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh và cung cấp sản phẩm có chất lượng.

Ngành hấp dẫn

Mặc dù ngành thép có sự cạnh tranh gay găt nhưng nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang trên đà hồi phục làm tăng nhu cầu thép do xây dựng và các ngành khác được mở rộng. Hơn nữa thị trường Việt Nam có tiêm năng phat triển có nguồn nhân công giá rẻ, nguồn quặng sắt phong phú… đây là những yếu tố đầu vào tốt cho ngành thép.

Cơ hội của ngành thép

- Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền kinh tế nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Điều này được chứng minh từ thự tế là dòng vốn FDI và Việt Nam ngày càng cao, đây chính là yếu tố đẩy nhu cầu về tiêu thụ thép tăng trong thời gian tới. - Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đang dần được chú trọng, nhu cầu về thép chất lượng cao tăng như thép phục vụ ngành cơ khí…

- Nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang trên đà hồi phục làm tăng nhu cầu thép do xây dựng và các ngành khác được mở rộng.

- Nhiều dự án đầu tư vào ngành triển khai và được sự hỗ trợ từ nước ngoài do đó ngành thép có cơ hội trao đổi khoa học công nghệ từ phía các đối tác nước ngoài, giúp hoạt động của ngành hiệu quả hơn mà lại tiết kiệm được chi phí.

Thách thức đối với ngành thép Việt Nam

- Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, doanh nghiệp nước ngoài như tại Trung Quốc và Ấn Độ có lợi thế về nguồn vốn, tay nghề lao động, công nghệ hiện đại sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm. Gây khó khăn nhiều cho doanh nghiệp thép trong nước, nguy cơ mất thị phần cao.

- Sự đi xuống của nền kinh tế thế giới và Việt Nam làm giảm nhu cầu về thép do xây dựng và các ngành khác thu hẹp sản xuất hoặc loại bỏ các dự án đầu tư không mang tính

khả thi cao.

- Các doanh nghiệp trong nước còn non trẻ nên sẽ khó chủ động trong hoạt động sản

- Chính sách đối với ngành Thép không nhất quán, các doanh nghiệp hoạt động ngành Thép có thể gặp nguy cơ về thiếu hụt phôi thép để sản xuất, do áp dụng thuế nhập khẩu phôi thép cao, ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của các công ty ngành Thép. - Ngành Thép Việt Nam chưa có đủ khả năng xây dựng hàng rào kỹ thuật, nguy cơ hàng lậu với giá thành thấp tràn vào thị trường lớn. Trên thị trường xuất hiện nhiều hàng giả, lậu giá thành thấp do đó các cơ quan trong ngành cần phải chú trọng trong công tác quản lý chất lượng và hoạt động của các đại lý.

Triển vọng phát triển của ngành thép Việt Nam

Theo quyết định số 145/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ký duyệt “Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn2007 – 2015, có xét đến năm 2025”, quan điểm phát triển ngànhThép Việt Nam là một ngành công nghiệp quan trọng, đảm bảophát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu mất cân đối cung cầu giữa sản xuất gang, phôi thép với sản xuất thép thành phẩm, thép dài và thép dẹt. Theo định hướng phát triển ngành thì ngành Thép Việt Nam dự kiến đến năm 2015 đạt khoảng 15 – 16 triệu tấn, năm 2020 khoảng 20 – 21 triệu tấn và năm 2025 khoảng 24 – 25 triệu tấn. Trong vòng 1 năm qua, đã có 5 dự án lien hiệp luyện kim thép được cấp phép đầu tư, tương lai còn nhiều dự án FDI đổ vào ngành này. Trong số 5 dự án kể trên,có 2 dự án đã khởi công xây dựng là nhà máy Thép Formosa-Sunco tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) công suất 15 triệu tấn/năm vàTycoon-E.United tại Dung Quất (Quảng Ngãi), vốn đầu tư trên 3tỷ USD với công suất 3 triệu tấn/năm ở giai đoạn 1. Các dự ánkhác đang chuẩn bị triển khai như Dự án của Tổng công ty Xi măng Việt Nam và tập đoàn sản xuất thép hàng đầu của thếgiới là Tata của Ấn Độ với mức đầu tư 5 tỷ USD, dự án Liên hợp thép của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) với công suất 5 triệu tấn/năm… Nếu như chỉ điểm qua các dự án trên thì có thể thấy rằng các doanh nghiệp này sẽ cho ra đời thép thành phẩm vượt xa cả quy hoạch phát triển ngành mà chính phủ đề ra. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần đang tham gia hoạt động sản xuất thép và còn nhiều các doanh nghiệp đang xem xét và xin phép đầu tư vào ngành Thép. Khả năng dư thừa ngành Thép là khá cao. Hơn nữa, nếu tính đến phương án xuất khẩu sản phẩm Thép, sản phẩm Thép Việt Nam ít có lợi thế cạnh tranh với sản phẩm của các nước đã có nền sản xuất thép lâu đời, công nghệ hiện đại. Vì vậy, khi

đầu tư vào ngành Thép, các doanh nghiệp cần tính toán dự đoán kỹ càng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thép để có bứơc đi thích hợp trong thời gian tới.

3.3.Một số đề xuất giải pháp hoàn thiện cấu trúc cạnh tranh sản phẩm thép của công ty Cổ phần thép Trang Hùng.

Trước tình hình hiện nay về sản phẩm thép trên thị trường và tình hình thực tế của công ty cổ phần Thép Trang Hùng. Để thực hiện tốt được nhiệm vụ mục tiêu và phương hướng đề ra thì bên cạnh việc phát huy hết những thuận lợi và kinh nghiệm đã có, chúng ta cần phải thấy hết những khó khăn, phức tạp mà môi trường bên trong cũng như bên ngoài tác động vào để tránh hoặc giảm thiểu những thách thức, khó khăn, tăng cơ hội phát triển của Công ty cổ phần Thép Trang Hùng. Cụ thể những biện pháp mà công ty cổ phần Thép Trang Hùng có thể áp dụng đó là:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích cấu trúc cạnh tranh sản phẩm thép của công ty cổ phần thép Trang Hùng (Trang 37)

w