Tổ chức tốt công tác nghiên cứu, xâm nhập và phát triển thị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích cấu trúc cạnh tranh sản phẩm thép của công ty cổ phần thép Trang Hùng (Trang 44)

a. Cơ sở đưa ra giải pháp.

Do hiện nay cung về sản phẩm thép xây dựng trên thị trường đã đáp ứng đủ cầu, thậm chí cung thép trên thị trường còn cao hơn cả cầu về thép. Hơn nữa trên thị trường lại có rất nhiều công ty sản xuất và kinh doanh thép xây dựng nên vấn đề đặt ra cho công ty cổ phần Thép Trang Hùng là không những cần thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường sản lượng tiêu thụ mà còn phải đứng vững trên thị trường để tồn tại và phát triển. Để thực hiện được vấn đề đó công ty cần tăng thị phần của mình trên thị trường, cần phải nâng cao uy tín của mình đối khách hàng…

b. Nội dung của giải pháp “Tổ chức tốt công tác nghiên cứu, xâm nhập và phát triển thị trường”.

Với tình hình thị trường thép ở nước ta hiện nay, để tồn tại và phát triển trên nền kinmh tế thị trường thì bất kỳ một công ty sản xuất và kinh doanh nào cũng đều phải quan tâm đến công tác thị trường. Với công ty Cổ phần Thép Trang Hùng thì vấn đề này lại càng quan trọng khi mà trên thị trường cung về thép đã cao hơn cầu. Bên cạnh việc dự báo về sản phẩm công ty và những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh công ty cũng cần phải dự đoán tình hình chung như sự phát triển của kinh tế, xã hội ở những khu vực có liên quan, tình hình thị trường, tài chính, chính sách ở các khu vực đó. Để nắm bắt và thu thập kịp thời giá phôi ở các thị trường đề ra các biện pháp phương

hướng, sản xuất cho công ty nhằm tránh được các tác động gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty.

Một vấn đề nữa đặt ra là công ty cần phải phân đoạn thị trường khách hàng của công ty. Điều này giúp công ty đề ra những chính sách hợp lý cho từng đoạn thị trường. Tránh việc áp dụng các chính sách giống nhau cho các thị trường khác nhau điều đó là không hợp lý vì mỗi thị trường đều có những đặc điểm khác nhau. Ví dụ như tại thị trường Hà Nội hiện nay đang phải áp dụng chính sách khác các khu vực thị trường khác vì thị trường Hà Nội là thị trường tiêu thụ chính của công ty Cổ phần Thép Trang Hùng. Hơn nữa đây lại là thị trường gần nhà máy khác với các khu vực thị trường khác như: Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương…ta cần có chính sách hỗ trợ về vận chuyển và nên tăng mức chiết khấu cao hơn để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thép của công ty tại những thị trường này.

Đồng thời công ty cần phải nghiên cứu kỹ khu vực thị trường để phân ra các thị trường trọng điểm tùy thuộc vào điều kiện hiện tại của công ty cũng như tình hình tiêu thụ thép tại thị trường đó. Nhất là thị trường Hà Nội hiện nay công ty cần phải nghiên cứu kỹ và chăm sóc khách hàng (các cửa hàng, đại lý cấp 2, đại lý cấp 3) một cách tốt nhất vì đây là thị trường mà ở đó sự cạnh tranh diễn ra gay gắt nhất. Để lựa chọn các thị trường trọng điểm công ty cần dựa vào rất nhiều các tiêu thức như một số tiêu thức sau:

- Quy mô thị trường, tức là việc tiêu thụ sản phẩm thép tại thị trường đó so với các khu vực khác cả ở hiện tại và tương lai. Nhu cầu hiện tại cũng như nhu cầu trong tương lai sản phẩm thép.

- Sự cạnh tranh về sản phẩm thép tại thị trường đó, hiện nay công ty đang chiếm khoảng bao nhiêu % thị trường tại đó cần phải tìm hiểu đâu là ưu điểm, nhược điểm của các công ty khác tại khu vực thị trường đó cũng như là ưu nhược điểm của Công ty cổ phần Thép Trang Hùng.

Mặc dù vậy công ty cũng không thể bỏ ngỏ các “thị trường trắng” nơi mà các sản phẩm thép của công ty chưa có mặt hoặc chưa đưa vào tiêu thụ tại đó. Trong thời gian tới yêu cầu đặt ra cho công ty là từng bước chiếm lĩnh được thị trường trọng điểm và

dần dần đi sâu vào các khu vực “thị trường trắng” để thực hiện được điều đó công ty cần phải:

- Áp dụng các biện pháp thích hợp để giữ vững thị trường và khách hàng truyền thống, đặc biệt là các đại lý lớn tại khu vực Hà Nội. Nghiên cứu để hình thành các cam kết với các cửa hàng, đại lý có mối quan hệ thường xuyên và lâu dài với công ty nhằm đảm bảo đôi bên cùng có lợi.

- Thường xuyên tiến hành thăm hỏi các cửa hàng, đại lý về việc tiêu thụ thép, từ đó đưa ra các biện pháp hỗ trợ bán hàng như là mức chiết khấu, trợ giá vận chuyển…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích cấu trúc cạnh tranh sản phẩm thép của công ty cổ phần thép Trang Hùng (Trang 44)

w