Đến nay, tuy đã có những công trình khoa học đề cập chung đếncông tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trên phạm vi cả nước và ở một sốđảng bộ địa phương, song dưới góc độ Lịch sử Đảng Cộng s
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh: Xây dựng Đảng lànhiệm vụ “then chốt”, quyết định sự phát triển của Đảng và thắng lợi củacách mạng Nằm trong vấn đề có tính quy luật đó, xây dựng tổ chức cơ sởđảng xã, phường, thị trấn có tầm chiến lược lâu dài; là công tác xây dựng
“nền tảng” của Đảng, xây dựng “hạt nhân chính trị”, bảo đảm sự tồn tại, pháttriển và giữ vững vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng ở cơ sở
Từ khi thành lập, do chăm lo công tác xây dựng Đảng, với bản lĩnh,năng lực và uy tín của mình, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã lãnh đạo nhândân trong tỉnh làm nên những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử, gópphần vào thắng lợi chung của Đảng và dân tộc Nhưng vào thập niên cuốithế kỷ XX, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã mắc phải khuyết điểm lớn: Buônglỏng công tác xây dựng Đảng, nhất là ở cơ sở cấp xã Hàng loạt yếu kémtrong tổ chức đảng đã bộc lộ; đáng báo động là tình trạng mất dân chủ,tham nhũng, quan liêu trong bộ máy cấp ủy cơ sở diễn ra phổ biến, chậmđược khắc phục Lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy đảng bị suy giảmnghiêm trọng; khiếu kiện xảy ra ở nhiều nơi, gây mất ổn định từ cục bộđến diện rộng Khá nhiều tổ chức đảng ở cơ sở sa sút về phẩm chất, nănglực, thậm chí có những nơi cấp ủy tê liệt, mất sức chiến đấu, không giữđược vai trò lãnh đạo Mặc dù những tháng cuối năm 1997, Đảng bộ đã
có giải pháp bước đầu hướng vào củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường,thị trấn, mang lại một số kết quả, nhưng chưa có tính toàn diện, và trênthực tế vẫn chưa đủ sức để xoay chuyển tình hình
Trước yêu cầu cấp bách phải củng cố tổ chức đảng ở cơ sở, quántriệt chủ trương, sự chỉ đạo của Trung ương, giai đoạn 1998 - 2005, Đảng
bộ tỉnh Thái Bình đã phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị ở địaphương để cùng vào cuộc, tập trung củng cố, xây dựng tổ chức cơ sởđảng xã, phường, thị trấn Mặc dù còn những hạn chế, thiếu sót, songthành công của Đảng bộ trong công tác này là một trong những nhân tốgiữ vai trò quyết định đưa tỉnh Thái Bình ra khỏi tình trạng mất ổn định,tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới ở địa phương
Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghịquyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vàNghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XII đã và đang được triển khai thực hiện quyết liệt từ Trung ương tới các
địa phương, trong đó có Đảng bộ tỉnh Thái Bình Bên cạnh những thànhtựu đạt được, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấnvẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, có những hạn chế, yếu kém kéo dài,
Trang 2làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và sự lãnh đạo củaĐảng trong thời kỳ mới Vì vậy, rất cần có những khảo cứu chuyên sâu từđịa phương, cơ sở, nhằm tìm kiếm kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo,kịp thời bổ sung chủ trương, giải pháp mới, xây dựng Đảng trong sạch,vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Đến nay, tuy đã có những công trình khoa học đề cập chung đếncông tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trên phạm vi cả nước và ở một sốđảng bộ địa phương, song dưới góc độ Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam, chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp, hệ thống, chuyên sâu
về sự lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn củaĐảng bộ tỉnh Thái Bình
Từ những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Công tác xây dựng tổ chức
cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1998 đến năm 2005” làm luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng
* Nhiệm vụ:
- Luận giải làm rõ tính cấp bách củng cố, đổi mới, nâng cao chất lượng xâydựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình trongnhững năm 1998 - 2005
- Hệ thống hóa và làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnhThái Bình về xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn
- Nhận xét, đánh giá về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thịtrấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1998 đến năm 2005 trên cả hai bình diện ưuđiểm và hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Sự lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn củaĐảng bộ tỉnh Thái Bình (1998 - 2005)
* Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng thuộc loại hình xã, phường, thị trấn (trong đó loại hình cơ sở xã là chủ yếu - với tỷ lệ 95,43%), trên các lĩnh vực: tư tưởng; tổ
Trang 3chức - cán bộ, đảng viên; kiểm tra, xử lý kỷ luật; đổi mới phương thức lãnhđạo và phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng tổ chức đảng.
Không gian: Địa bàn tỉnh Thái Bình.
Thời gian: Từ năm 1998 đến năm 2005 Đồng thời có mở rộng
nghiên cứu trước và sau khoảng thời gian đó
Mốc mở đầu để nghiên cứu là năm 1998 Nếu trước đó, việc xây dựng
tổ chức đảng ở cơ sở bị buông lỏng, dẫn đến mất ổn định trên phạm virộng, thì từ năm 1998, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã ưu tiên cho việc hoạchđịnh chủ trương và chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thịtrấn và đã thành công trong vấn đề này, góp phần đưa địa phương đi vào ổnđịnh và tiếp tục phát triển
Mốc thời gian kết thúc để nghiên cứu của luận án là năm 2005 Tínhđến thời điểm này, tình hình xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thịtrấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình tuy có mặt còn hạn chế, song thành côngđạt được là rất căn bản, để lại những kinh nghiệm rất cần được tổng kết
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng,xây dựng tổ chức cơ sở đảng và tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn
* Cơ sở thực tiễn:
Là thực tiễn hoạt động lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã,phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1998-2005) Theo đó:Luận án khai thác, sử dụng số liệu thống kê của Văn phòng Ban Tổchức Trung ương; các văn kiện và số liệu về xây dựng tổ chức cơ sở đảngcủa Đảng bộ tỉnh Thái Bình được lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia, KhoLưu trữ Văn Phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình Luận án sử dụng kết quả khảo sát thực tiễn và phỏng vấn nhânchứng lịch sử ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình; các số liệu tổng hợp của cácban xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thuộc Tỉnh ủy, Uỷ ban nhândân tỉnh Thái Bình liên quan đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng
xã, phường, thị trấn
* Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học Lịch sửĐảng, trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic:Phương pháp lịch sử được dùng chủ yếu trong chương 2 và chương 3,
có kết hợp với phương pháp lôgic nhằm làm rõ những yếu tố tác động từđiều kiện lịch sử và nội dung các sự kiện liên quan trực tiếp đến chủ trương
Trang 4và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng tổ chức cơ sở đảng
xã, phường, thị trấn qua 2 phân đoạn: 1998 - 2000 và 2001 - 2005
Phương pháp lôgic giữ vai trò chủ đạo, kết hợp với phương pháp lịch
sử, phương pháp so sánh, dùng để thực nhiệm vụ của chương 4, nhằm đưa ranhững nhận xét và đúc kết một số kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng
xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình giai đoạn 1998 - 2005.Đồng thời với việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic,các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, thống kê, phỏngvấn, được sử dụng một cách linh hoạt để làm rõ các nội dung của luận án
5 Những đóng góp mới của luận án
Hệ thống, khái quát hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnhThái Bình về xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn từ năm
1998 đến năm 2005
Đưa ra những nhận xét, đánh giá về quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnhđạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn giai đoạn 1998 - 2005.Đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bìnhlãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn (1998 - 2005)
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận:
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc tổng kết công táclãnh đạo của Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấntrong thời kỳ đổi mới (qua thực tiễn Đảng bộ tỉnh Thái Bình) Luận án gópthêm luận cứ khoa học cho việc bổ sung, phát triển chủ trương, giải phápxây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn trong thời gian tới
* Ý nghĩa thực tiễn:
Những kinh nghiệm trong luận án có giá trị tham khảo đối với công tácxây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của đảng bộ cấp tỉnh.Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảngdạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như lịch sử đảng bộ địaphương trong thời kỳ đổi mới
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), Kết luận, Danh mục cáccông trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, Danh mụctài liệu tham khảo và Phụ lục
Trang 5Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến những vấn đề chung về xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước
Các nghiên cứu bàn về vai trò, đặc điểm tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn
Vấn đề này được bàn đến trong các nghiên cứu: Nguyễn Văn Cư(2000), “Tổ chức cơ sở đảng với việc giữ vững ổn định chính trị ở nôngthôn”; Hoàng Chí Bảo (2002), “Vai trò của cơ sở và sự cần thiết phải đổimới hệ thống chính trị cơ sở”; Hoàng Chí Bảo (2005), “Đảng bộ xã lãnhđạo việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn hiện nay”; TrầnHậu Thành (2007), “Mười cái nhất ở cơ sở”,…
Các nghiên cứu liên quan đến xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn:
Lê Khả Phiêu (1998), “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xâydựng và thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở”; Ban Biên tập Tạp chí Lịch sửĐảng (2004),“Tổng quan Hội thảo về nâng cao năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn”; Nguyễn Văn Giang(2006), “Kiện toàn và đổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở đảng theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội X”; Nguyễn Đức Hà (2010), Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cơ sở đảng hiện nay; Vụ Cơ sở đảng - Ban Tổ chức Trung ương (2010), Về công tác chi bộ ở xã, phường, thị trấn; Dương Trung Ý (2013), Nâng cao chất lượng đảng bộ xã trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Phạm Mạnh Khởi
(2013), “Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở đảng cấp xã”…
1.1.2 Các nghiên cứu về xây dựng tổ chức cơ sở đảng (có liên quan đến tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn) ở một số đảng bộ tỉnh, thành phố
Một số nghiên cứu về củng cố tổ chức cơ sở đảng yếu kém: Lê Văn
Tuyến (2004), “Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở Hải Dương”;;Đổng Công Thuận (2004), “Củng cố cơ sở đảng yếu kém ở Yên Bái - Giảipháp đồng bộ, cụ thể”; Phạm Thu Huyền (2005), “An Dương giải quyết cơ
sở đảng yếu kém”,…
Các nghiên cứu có tính hệ thống về xây dựng tổ chức cơ sở đảng liên quan đến xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn: Trần Thị Thu Hằng (2012), Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2005; Đỗ Ngọc Ninh và Đinh Ngọc Giang (2013), Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tổ dân phố của các quận ở Thành phố Hà Nội trong điều kiện hiện nay và bài viết “Những kinh
nghiệm của Tỉnh ủy Bắc Giang về nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu
Trang 6của tổ chức cơ sở đảng”; Vũ Thị Duyên (2016), Công tác xây dựng tổ chức
cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010.
Nghiên cứu trên một số mặt công tác cụ thể:
Về công tác tư tưởng, có: Nguyễn Thành Công (2002), “Công tác tư
tưởng trong các đảng bộ xã ở tỉnh Hòa Bình”; Trần Thị Thiệp (2003), “Đảng
bộ Yên Bái lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng của cấp ủy
xã, phường, thị trấn”… Về xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, có: Thân Minh
Quế (2007), “Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủchốt xã, phường, thị trấn ở Bắc Giang”; Bùi Văn Tiếng (2010), “Tạo nguồn
cán bộ lãnh đạo phường, xã ở Đà Nẵng”… Về công tác kiểm tra ở cơ sở có
Đinh Đăng Quýnh (1999), “Công tác kiểm tra ở Đảng bộ thành phố HảiDương”; Bùi Anh Tuấn (2009), “Đảng bộ thành phố Hải phòng đổi mới
phương thức kiểm tra, giám sát”,… Về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tác giả Minh Hiếu (2004), “Phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng ở xã
ngoại thành Hà Nội”; Trịnh Công Toàn (2004), “Những kết quả và kinhnghiệm trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh Quảng Ninh”,…
1.1.3 Các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến xây dựng tổ chức
cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình
Các nghiên cứu liên quan đến củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn trong những năm khắc phục tình trạng mất ổn định ở tỉnh Thái Bình
Có các công trình đáng chú ý, như: Xuân Hải, Hà Nhân (1997), “Đôiđiều rút ra từ tình hình phức tạp ở một số địa phương tỉnh Thái Bình”;Nguyễn Công Huyên (1998), “Đi tìm lời giải về hiện tượng An Đồng,Quỳnh Phụ - Thái Bình”; Đinh Quang Tốn (1999), “Thái Bình sau mộtnăm thực hiện các giải pháp ổn định tình hình trong Tỉnh”; Nguyễn ThanhTùng (1999), “Kinh nghiệm công tác tư tưởng ở huyện Đông Hưng”; Bùi
Sĩ Tiếu (2002), “Quy chế dân chủ với việc ổn định, phát triển kinh tế - xãhội ở tỉnh Thái Bình”; Trần Đình Hoan (2004), “Nâng cao năng lực lãnhđạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ đảng gắn với xây dựng, củng cố hệ thốngchính trị ở cơ sở”; Ngô Minh, Nguyễn Thúy (2004), “Bài học xây dựng,củng cố hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn qua thực tiễn TháiBình và Gia Lai”; Trần Thu Thủy (2004), “Giải quyết cơ sở đảng yếu kém
ở Đông Hưng”; Phạm Đức Tiến (2005), “Chống tham nhũng trong đội ngũcán bộ xã ở Thái Bình - Một số bài học kinh nghiệm”,
Các nghiên cứu liên quan đến xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ sau khi ổn định tình hình trong Tỉnh:
Các nghiên cứu tiêu biểu như: Hồng Minh (2003), “Phát triển đảng viênvùng Công giáo Thái Bình” ; Vũ Xuân Tuyên (2004), “Phát triển đảng viên
là người Công giáo ở Tiền Hải”; Cao Duy Hạ (2004), “Trường Chính trị tỉnhThái Bình với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở”; Trần Trung Trực(2005), “Thái Bình xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh”;
Trang 7Nguyễn Khúc (2008), “Công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng ở KiếnXương”; Đinh Ngọc Chính (2013), “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thựchiện quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2007”…
1.2 Khái quát kết quả của các công trình có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
1.2.1 Khái quát kết quả của các công trình có liên quan đến đề tài luận án
Một là, các công trình nghiên cứu về xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước đã khẳng định khá rõ vị trí, vai trò của
tổ chức cơ sở đảng cấp xã trong hệ thống chính trị cơ sở, trong lãnh đạo pháttriển kinh tế - xã hội và giữ vững ổn định chính trị - xã hội; chỉ ra đặc điểm, xácđịnh tiêu chí đánh giá tổ chức cơ sở đảng cấp xã Một số công trình đã đánh giáthực trạng, đề xuất giải pháp xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vữngmạnh, củng cố cơ sở đảng yếu kém Đã có công trình đúc rút được kinhnghiệm xây dựng, song đó là kinh nghiệm tự xây dựng của bản thân cơ sở,chưa thể hiện được “tính chất lãnh đạo” của cấp ủy cấp trên cơ sở
Hai là, các công trình nghiên cứu về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở một số địa phương, trong đó có một số công trình thực hiện dưới góc độ
chuyên ngành Lịch sử Đảng đã làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo, nhận xét,rút ra kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ cấp tỉnh, thànhphố (như Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên) Tuy nhiên, vấn đề xây dựng tổchức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn hoặc được tích hợp vào nội dungxây dựng tổ chức cơ sở đảng nói chung, hoặc mới nghiên cứu ở một sốkhía cạnh đơn lẻ Các công trình này đã khái quát được thực trạng; nêulên những cách làm với những nét khác nhau ở mỗi địa phương; đúc rútkinh nghiệm, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng từng mặt
Ba là, các công trình nghiên cứu thuộc phạm vi Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã đề cập đến thực trạng, kiến nghị giải pháp và bước đầu nêu lên
kinh nghiệm tương ứng với mỗi lĩnh vực cụ thể, có liên quan đến xây dựng
tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn.Các nghiên cứu trong những năm
1998 - 2000 có xu hướng hoặc tìm hiểu nguyên nhân, hoặc rút kinhnghiệm, đề xuất giải pháp củng cố tổ chức đảng trên từng lĩnh vực như: tưtưởng, thanh tra, kiểm tra, kiện toàn tổ chức - cán bộ, thực hiện quy chế dânchủ ở cơ sở, Những năm 2001 - 2005, nghiên cứu về xây dựng tổ chức cơ
sở đảng cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ,giải pháp về công tác tư tưởng, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở,công tác phát triển đảng viên đáp ứng yêu cầu mới
Những kết quả trên là nguồn tư liệu quý để tác giả tham khảo, kế thừa
trong thực hiện luận án, song qua đây cũng cho thấy còn có những vấn đề
Trang 8chưa được được giải quyết thấu đáo về mặt khoa học, gợi mở cho nghiên cứu sinh một hướng đi cụ thể khi lựa chọn và thực hiện đề tài luận án:
1 Qua tổng quan, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập có hệ thốngchủ trương của Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn
2 Dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng, chưa có công trình nàonghiên cứu toàn diện, độc lập về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng cấp xã
3 Ở phạm vi Đảng bộ tỉnh Thái Bình, giai đoạn 1998 - 2005, đến naychưa có công trình nào hệ thống hóa, phân tích một cách toàn diện, sâu sắc
về chủ trương, sự chỉ đạo, đưa ra nhận xét, đúc rút kinh nghiệm Đảng bộtỉnh Thái Bình xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn
Vì thế, vấn đề “Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1998 đến năm 2005” vẫn là
một “khoảng trống” trong đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch sử,chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Chọn vấn đề này làm
đề tài luận án là một hướng nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với cáccông trình đã công bố
1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam, trong luận án, tác giả tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề:
Một là, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và quá trình Đảng bộ tỉnh Thái
Bình lãnh đạo củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn (1998 - 2000)
Hai là,làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về đổi mới,
nâng cao chất lượng xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn(2001 - 2005)
Ba là, nhận xét, đánh giá về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã,
phường, thị trấn của Đảng bộ Thái Bình giai đoạn 1998 - 2005
Bốn là, đúc rút kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình xây dựng tổ chức cơ
sở đảng ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1998 - 2005)
Kết luận chương 1
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, tácgiả luận án đã hệ thống hóa, khái quát kết quả nghiên cứu của các côngtrình, tiếp thu được những nội dung có thể tham khảo, kế thừa; đồng thời,chỉ ra những vấn đề chưa được đề cập hoặc đã đề cập nhưng chưa đượcnghiên cứu làm rõ Vận dụng phương pháp luận trong xác định đối tượngnghiên cứu lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả
đã chỉ ra được những “khoảng trống” mà luận án sẽ tập trung giải quyết
Đó là: Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bìnhlãnh đạo củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn (1998 - 2000);làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về đổi mới, nâng cao chấtlượng xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn (2001 - 2005);
Trang 9nhận xét, đánh giá về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thịtrấn của Đảng bộ Thái Bình giai đoạn 1998 - 2005; đúc rút những kinhnghiệm chủ yếu từ quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thịtrấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1998 - 2005 Những vấn đề này đượcđược giả trình bày, luận giải trong các chương tiếp theo của luận án.
Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH CỦNG CỐ TỔ CHỨC
CƠ SỞ ĐẢNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (1998 - 2000) 2.1 Tính cấp bách củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình
2.1.1 Vị trí, vai trò, chức năng, đặc điểm tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn
Trong luận án, tác giả đã đưa ra quan niệm:
Tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn là đảng bộ (chi bộ) được thành lập và hoạt động ở đơn vị hành chính cấp xã, là một bộ phận lập thành nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo trực tiếp và toàn diện các hoạt động ở cơ sở xã, phường, thị trấn
Xét về vị trí, vai trò, tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn là nền tảng
của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn
Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn là tổng thể các hoạt động hoạch định chủ trương và chỉ đạo xây dựng các đảng bộ (chi bộ) cơ sở thuộc loại hình này, đảm bảo thực hiện tốt chức năng hạt nhân chính trị lãnh đạo toàn diện các hoạt động ở cơ sở
Mục đích của công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị
trấn nhằm làm cho các tổ chức này thực hiện tốt 2 chức năng cơ bản: Một
là, giữ vững sự lãnh đạo của tổ chức đảng đối với hệ thống chính trị và mọi mặt hoạt động của cơ sở Hai là, xây dựng nội bộ tổ chức đảng vững mạnh Xây dựng tổ chức đảng ở loại hình này đòi hỏi nắm vững các đặc điểm:
1) Đây là loại tổ chức cơ sở đảng gần dân nhất.
2) Đây là loại tổ chức cơ sở đảng duy nhất trực tiếp lãnh đạo chính quyền và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị cơ sở
3) Tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn lãnh đạo mọi lĩnh vực công tác ở cơ sở, với tổng thể các nhiệm vụ diễn ra đồng thời, đan xen nhau.
2.1.2 Đặc điểm và thực trạng xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình giai đoạn 1991 - 1997
* Đặc điểm tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình Một bộ phận lớn cán bộ, đảng viên thuộc tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình chịu ảnh hưởng của tư tưởng tiểu nông do yếu tố sản xuất nhỏ chi phối
Trang 10Tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình hoạt động trong môi trường địa phương có bề dày truyền thống văn hóa và cách mạng
Tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình tổ chức theo mô hình tổ chức cơ sở đảng hai cấp, số đảng bộ, chi bộ ở nông thôn và cán bộ, đảng viên xuất thân từ nông dân chiếm tỷ lệ đa số.
* Thực trạng xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình những năm 1991-1997
Những năm 1991-1997, chủ trương xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã,phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình được đặt trong chủ trươngchung về công tác xây dựng Đảng Quá trình thực hiện đã đạt được nhữngkết quả nhất định Tuy nhiên, nhìn chung, sự lãnh đạo củng cố tổ chức cơ
sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình giai đoạn
1991-1997 còn bộc lộ những khuyết điểm lớn:
Một là, công tác tư tưởng còn thụ động.
Hai là, công tác tổ chức - cán bộ, xây dựng đội ngũ đảng viên ở cơ sở
“một thời gian dài bị coi nhẹ”
Ba là, nhiều cán bộ cơ sở “tham nhũng, tiêu cực, làm giàu bất chính, lề lối tác phong quan liêu, độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ nghiêm trọng” Bốn là, công tác kiểm tra mang tính hình thức, chạy theo sự vụ Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do công tác xây dựng tổ
chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình bị buônglỏng Xét về trách nhiệm lãnh đạo, những năm 1991-1997, Đảng bộ tỉnhThái Bình chưa có một chủ trương đồng bộ, toàn diện về vấn đề này Việcchỉ đạo của cấp ủy cấp trên đối với cơ sở trên nhiều mặt cũng bị buônglỏng, dẫn đến những yếu kém ngày càng nghiêm trọng
2.1.3 Thực trạng, nguyên nhân mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình trước năm 1998 và yêu cầu cấp thiết đặt ra
* Diễn biến mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình Một là, bức xúc trước tình trạng quan liêu, tham nhũng, mất dân
chủ nghiêm trọng ở một bộ phận cán bộ, đảng viên ở cơ sở làm bùngphát khiếu kiện của nhân dân, tính chất ngày càng gay gắt
Hai là, lợi dụng tình hình, các hành động cực đoan quá khích, vi phạm
pháp luật diễn ra nghiêm trọng
Ba là, khi xảy ra tình hình phức tạp, cấp ủy đảng cơ sở một số nơi
bị tê liệt, mất sức chiến đấu, có nơi bất lực không giữ được vai trò lãnhđạo; việc chống tham nhũng diễn ra tự phát
* Phạm vi, mức độ và hậu quả mất ổn định ở Thái Bình:
Về phạm vi, mất ổn định xảy ra trên diện rộng ở phần lớn cơ sở cấp
xã trên tất cả các huyện, thị trong tỉnh
Về mức độ, mất ổn định ngày càng phức tạp, lúc cao điểm đã phát
triển thành vấn đề chính trị nghiêm trọng
Trang 11Về hậu quả, mất ổn định để lại hậu quả nặng nề về nhiều mặt, làm suy
giảm vai trò, uy lực của cấp ủy, chính quyền cơ sở…
* Nguyên nhân mất ổn định và yêu cầu cấp thiết đặt ra
Mất ổn định ở Thái Bình trước năm 1998 bắt nguồn từ cả yếu tốkhách quan và chủ quan Song, việc buông lỏng công tác xây dựng Đảng,nhất là ở cơ sở cấp xã là nguyên nhân sâu xa và chủ yếu nhất
Chính vì vậy, để khắc phục mất ổn định, trong nhiều vấn đề phải giải
quyết, việc khắc phục yếu kém để củng cố lại các tổ chức đảng ở cơ sở cấp
xã, nhất là ở những nơi bị tê liệt, có khiếu kiện gay gắt là nhiệm vụ bức bách.
2.1.4 Chủ trương của Đảng về củng cố tổ chức cơ sở đảng và sự chỉ đạo của Bộ Chính trị về củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình
* Chủ trương của Đảng về củng cố tổ chức cơ sở đảng
Quyết định đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng xây dựng, củng cố nền tảngcủa Đảng Chủ trương đó thể hiện tập trung ở Đại hội VIII (6-1996), các chỉthị của Bộ Chính trị (khóa VIII), nhất là Chỉ thị 21-CT/TW (ngày 10-10-
1997) Về một số công việc cấp bách ở nông thôn, Chỉ thị 30-CT/TW (ngày 18-2-1998) Về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Nghị
quyết số 10-NQ/TW (ngày 2-2-1999) của Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay Trong các văn kiện trên, Đảng
đã xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp củng cố tổ chức cơ sở đảng
* Chỉ đạo của Bộ Chính trị về củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn đối với Đảng bộ tỉnh Thái Bình
Từ tháng 5-1997 đến tháng 3-1998, Bộ Chính trị đã ra các thông báo:
Số 79-TB/TW (ngày 5-7-1997), Thông báo ý kiến của Thường vụ Bộ Chính trị về tình hình xảy ra gần đây ở huyện Quỳnh Phụ và một số xã khác của tỉnh Thái Bình; Số 90-TB/TW (ngày 18-9-1997), Thông báo ý kiến của Thường vụ Bộ Chính trị về tình hình Thái Bình Ngày 18-10-1997,
Bộ Chính trị đã ra Quyết định số 94 - QĐ/TW Về giải quyết tình hình ở Thái Bình Đến ngày 4-3-1998, Bộ Chính trị ra Kết luận số 111-TB/TW, Kết luận của Bộ Chính trị về tình hình Thái Bình.Trong các thông báo,quyết định, kết luận nêu trên, cùng với nhiều vấn đề phải giải quyết, Bộ
Chính trị đã yêu cầu Đảng bộ tỉnh Thái Bình tập trung củng cố tổ chức cơ
sở đảng xã, phường, thị trấn với những công việc chủ yếu:
1) Thông báo công khai cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trongtoàn tỉnh về tình hình xảy ra, phân tích đúng đắn nguyên nhân của sựviệc, nhất là những yếu kém trong tổ chức đảng ở cơ sở
2) Tổ chức một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ; các
tổ chức đảng, cán bộ chủ chốt ở cơ sở phải trực tiếp phê bình trước nhân dân;nói rõ chủ trương sửa chữa những việc làm không đúng
Trang 123) Rà soát lại đội ngũ cốt cán, cán bộ tốt phải kiên quyết bảo vệ, cán bộ cókhuyết điểm, không được dân tín nhiệm thì phải thay thế, tập trung củng cố tổchức đảng làm cơ sở để cấp ủy Đảng lãnh đạo củng cố chính quyền cơ sở.4) Phân công các ủy viên trong ban chấp hành, ban thường vụ tỉnh,huyện trực tiếp chỉ đạo củng cố các đảng bộ xã yếu kém.
5) Thanh tra, kiểm tra kết luận sớm, làm rõ sai phạm của cán bộ,đảng viên Sớm đưa ra xử lý, xét xử nghiêm những cán bộ tham nhũng
để nhân dân thấy thái độ rõ ràng nghiêm minh của Đảng và Nhà nước
2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình
2.2.1 Quan điểm chỉ đạo
Ngày 12-01-1998, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình ban hành
Nghị quyết số 06-NQ/TU Về những chủ trương, giải pháp ổn định tình hình trong tỉnh Trong Nghị quyết này, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã dành sự
ưu tiên với 4 nội dung đề cập xoay quanh vấn đề củng cố tổ chức đảng ở
cơ sở xã, phường, thị trấn.Ngày 30-3-1998, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái
Bình đã ban hành Đề án số 26-ĐA/TU Về công tác chính trị tư tưởng Ngày 8-4-1998, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục ban hành Đề án số 27-ĐA/TU Về củng cố đảng, chính quyền và các đoàn thể ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
Ngày 16-9-1999, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã thông quaChương trình hành động số 35-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Trung ương 6
(lần 2) Về một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Nghị quyết 06, các Đề án 26, 27, Chương trình 35 của Đảng bộ tỉnhThái Bình đã xác lập chủ trương củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường,thị trấn, thể hiện trước hết ở các quan điểm chỉ đạo:
Một là, củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn là nhiệm vụ cấp bách, là vấn đề then chốt góp phần quyết định ổn định tình hình trong tỉnh Hai là, củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn phải đồng
bộ, toàn diện; việc chỉ đạo củng cố phải sát đúng với tình hình thực tế
Ba là, củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn phải bảo đảm nguyên tắc, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; chống cục bộ, bè phái, phe cánh
2.2.2 Phương hướng, mục tiêu
Phương hướng, mục tiêu chung:
Củng cố tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn phải đạt mục tiêusớm ổn định tình hình Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổchức đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, củng cố lòng tincủa nhân dân vào cấp ủy… vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt, vừatạo điều kiện ổn định lâu dài
Mục tiêu cụ thể:
1) Thống nhất nhận thức, tạo được niềm tin của cán bộ, đảng viên
và nhân dân vào chủ trương củng cố tổ chức đảng …