TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI CÁCH VIẾT PHẦN KẾT LUẬN, TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: PGS.TS.. MỞ ĐẦUKhi nghiên cứu một vấn đề khoa học, một trong những điều quan trọng nhấ
Trang 1TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
CÁCH VIẾT PHẦN KẾT LUẬN, TÀI LIỆU THAM
KHẢO
GVHD: PGS.TS TRỊNH VĂN BIỀU
HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Lớp : Cao học K23, ngành LL& PPDHHH
Trang 2TP HCM, tháng 4 năm 2013
Trang 3MỤC LỤC
Mục lục
Mở đầu
1 CÁCH VIẾT PHẦN KẾT LUẬN 3
1.1 Tổng quan 3
1.2 Vị trí và vai trò của phần kết luận 3
1.2.1 Vị trí 3
1.2.2 Vai trò 4
1.3 Cách viết phần kết luận 5
1.3.1 Nội dung 5
1.3.2 Hình thức trình bày 6
1.4 Cách viết phần đề xuất 7
2 CÁCH VIẾT PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
2.1 Tài liệu tham khảo 10
2.1.1 Phân loại tài liệu tham khảo 11
2.1.2 Các yếu tố quyết định giá trị tài liệu 11
2.2 Cách ghi và sắp xếp tài liệu tham khảo 11
2.2.1 Cách ghi tài liệu tham khảo 11
2.2.2 Cách sắp xếp tài liệu tham khảo 15
KẾT LUẬN 18
TÓM TẮT 19
Trang 4MỞ ĐẦU
Khi nghiên cứu một vấn đề khoa học, một trong những điều quan trọng nhất của quátrình nghiên cứu là đi đến được những kết luận cuối cùng Chính vì vậy khi đánh giá mộtluận văn, luận án… người đánh giá thường rất quan tâm đến phần kết luận của công trìnhnghiên cứu đó Có thể nói, phần kết luận là cốt lõi của luận văn, luận án… thể hiện tất cảcác giá trị, thành quả của công trình nghiên cứu mà tác giả thực hiện
Bổ sung cho giá trị của công trình nghiên cứu đó chính là những luận điểm, luận cứđược tác giả trích dẫn từ những nguồn tài liệu khác nhau Tài liệu có giá trị và cách tríchdẫn đúng qui tắc sẽ mang lại độ tin cậy cao cho toàn bộ công trình nghiên cứu
Với những ý nghĩa rất quan trọng nêu trên, chúng tôi thực hiện bài tiểu luận: “Cáchviết phần kết luận, tài liệu tham khảo” nhằm nâng cao kĩ năng viết phần kết luận và chínhxác hóa các qui tắc trích dẫn, sắp xếp tài liệu tham khảo, qua đó góp phần hoàn thiện hơnnhững công trình nghiên cứu sắp tới
Trang 51 CÁCH VIẾT PHẦN KẾT LUẬN
1.1 Tổng quan [9]
Trong các hình thức nghiên cứu khoa học: Tóm tắt khoa học, tổng luận khoa học, tiểuluận, niên luận, bài tập nghiên cứu, khoá luận, luận văn, luận án….luôn có phần kết luận.Kết luận là phần khẳng định những kết quả đạt được, những đóng góp mới và những
đề xuất mới, đây chính là kết quả nghiên cứu đề tài
Trong chương kết cũng có thể nói về ý nghĩa của tất cả các
thông tin đã thu thập và khai thác, nhất là những ý kiến của
bản thân người viết luận văn tốt nghiệp suy luận bằng các
phương pháp diễn dịch hoặc quy nạp dựa trên kết quả nghiên
cứu Ngoài ra bạn cũng có thể nêu lên những triển vọng về mặt
lí luận, thực tiễn hoặc những hạn chế và cuối cùng là những đề
nghị của mình nếu có
Phần kết luận thường gồm 2 phần: Kết luận và đề xuất.
1.2 Vị trí và vai trò [9]
1.2.1 Vị trí
Trong khóa luận tốt nghiệp và luận văn phần kết luận được viết ở cuối đề tài ( Sau khi
đã trình bày xong 3 chương nội dung)
Trong luận án kết luận được viết ở cuối mỗi chương
Kết cấu một luận văn:
• Lời cảm ơn
• Mục lục
• Lời nói đầu
Trang 6• Tổng quan
• Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu
• Nội dung nghiên cứu
Trang 71.3 Cách viết phần kết luận
1.3.1 Nội dung
Trình bày nổi bật kết quả nghiên cứu cho thấy những đóng góp mới và những đềxuất mới, dựa vào các số liệu cụ thể từ những sự kiện, tài liệu thu được và đã được kiểmtra
VD: Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây: …
Kết luận phải logic, phù hợp với nội dung vấn đề nghiên cứu để xem đề tài đã thựchiện ở mức độ nào, cái gì làm được, chưa làm được
VD: Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, trong quá trình hoàn thành luận
án, chúng tôi đã giải quyết các vấn đề sau:
Trình bày toàn bộ những ý tưởng quan trọng nhất mà đề tài đã nghiên cứu, phát hiệnđược, bao gồm vấn đề lí thuyết và thực tiễn
Các kết luận phải khách quan dựa trên tài liệu chính xác
Thảo luận những điều có liên quan tới chủ đề, những hạn chế, dự kiến tương lai vềhoàn thiện và áp dụng đề tài nghiên cứu vào thực tiễn
Nhắc lại vấn đề theo cách khác nhẹ nhàng hơn, tính khả thi và hiệu quả của cácphương pháp cần được nhắc lại với ước mong được thực hiện nhanh chóng để giải quyếtthỏa đáng các vấn đề đưa ra
Như vậy, có thể khái quát các bước viết phần kết luận hiệu quả theo sơ đồ dưới đây:
Trang 81.3.2 Hình thức trình bày
Kết luận phải ngắn gọn, trình bày một cách chắc chắn và hình thành một hệ thốngnhất định
Sử dụng liên từ: thường sử dụng các liên từ như tóm lại, nói chung, có thể nói, trên cơ
sở đó, như vậy, vậy, tổng kết lại là để bắt đầu phần kết luận
Phần kết luận của luận văn phải để ở một trang riêng, tổng hợp tất cả các kết luận rút
ra được từ việc nghiên cứu đề tài cùng với một vài giải pháp chủ yếu nhất, những khuyếnnghị, dự báo xu hướng phát triển, với độ dài từ 1-2 trang
Đây là những điều khẳng định hay kết luận cụ thể ngắn gọn về các vấn đề chủ yếu
được đề cập trong cả ba chương của luận văn mà tác giả rút ra được sau khi nghiên cứu,
Trang 9được đánh số thứ tự 1, 2, 3 … hay gạch đầu dòng (-) mà không kèm bất kỳ một lời bìnhluận nào
Ví dụ: Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây:
Phần này thường không đánh số chương
(Có thể đánh thành một chương nếu nhiều nội dung và số trang)
Khi chuẩn bị nghiệm thu đề tài, người ta luôn rà soát lại và đối chiếu xem phần kếtluận có đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu hay không Do vậy nếu đề tài có bao nhiêumục tiêu nghiên cứu thì người ta thường đưa ra bấy nhiêu kết luận tương ứng
1.4 Cách viết phần đề xuất [9], [11], [12]
Làm sáng tỏ thêm vấn đề, giúp người đọc rõ hơn tính chất và mục tiêu của công trìnhnghiên cứu Phần đề xuất còn thể hiện tầm nhìn rộng rãi của người nghiên cứu Các ýkiến đề nghị phải hết sức thận trọng, chỉ nêu những đề nghị có cơ sở khoa học liên quanđến toàn bộ nội dung vấn đề đã được nghiên cứu và gắn liền với chủ đề đó
Những đề xuất phải mang tính khả thi, cũng cần hết sức ngắn gọn, cụ thể và dễhiểu Trên thực tế không phải một báo cáo khoa học nào cũng có thể dễ dàng đưa
ra đề xuất Có hai loại đề xuất mà nhà khoa học có thể đưa ra:
Trang 10 Đề xuất về định hướng tiếp tục phát triển
Đề xuất mang tính ứng dụng từ kết quả nghiên cứu đã đạt được
Ví dụ 1: “Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp học sinh khối 7 trường THCS Bùi
Hữu Nghiã học yếu môn tiếng Anh”
(Đề tài NCKH GD đạt giải 3 toàn quốc – Trần Thị Mỹ Dung 24D3)
“Qua quá trình điều tra nghiên cứu tôi có một số khuyến nghị sau:
- Đối với trường THCS Bùi Hữu Nghĩa:
Ban Giám Hiệu và các giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức hội nghị PHHS thường xuyên hơn để tạo mối quan hệ mật thiết giữa gia đình và nhà trường, thông báo cho phụ huynh biết về tình hình học tập của con em họ Kết hợp với PHHS để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng Đồng thời nhà trường cần trang bị các đồ dùng dạy học: băng học tiếng Anh, máy Cassete, bảng phụ, tranh … để tạo dễ dàng cho giáo viên trong việc giảng dạy
- Đối với Phòng Giáo dục và Sở giáo dục:
Cần tạo điều kiện cho giáo viên phổ thông học tập, tiếp cận với phương pháp dạy mới Tổ chức các buổi Workshop và hỗ trợ các khoản chi phí để giáo viên ở các trường vùng sâu, vùng xa vẫn có thể tham dự được Cần thay đổi sách giáo khoa vì sách giáo khoa hiện nay chưa phù hợp với phương pháp giao tiếp nên rất khó cho giáo viên áp dụng phương pháp mới.”
Nhận xét:
Đề xuất trên của tác giả theo hướng ứng dụng đối với kết quả nghiên cứu của tác giảnhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của ngành học
Ví dụ 2: Đề tài “Thực trạng sử dụng các phương pháp trong dạy học hóa học ở trường
THPT hiện nay” của Nguyễn Thị Diên
Trang 11“Về phía đề tài nghiên cứu: Đây là đề tài thiết thực, có nhiều bổ ích cho công tác
giảng dạy Dó đó, chúng tôi mong rằng đề tài này sẽ tiếp tục các bạn sinh viên khóa sau quan tâm và nghiên cứu sâu hơn, nhằm đưa ra các biện pháp dạy học tốt nhất giúp việc học tập sáng tạo của HS có hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng dạy và học hóa học….”
Nhận xét:
Đề xuất theo dạng định hướng tiếp tục phát triển
Phần đề xuất chỉ tối đa từ 1- 2 trang
Sau phần đề xuất, những nội dung chính của đề tài coi như đã kết thúc, tác giả tuy vậycần trình bày danh mục tài liệu tham khảo, và thông thường là các phụ lục kèm theo.Tài liệu tham khảo đi liền sau đề xuất và không cần đánh số
Tránh việc:
Đưa ra các đề xuất tổng quát, chung chung
Đưa ra các đề xuất không dựa trên kết luận cụ thể của đề tài, mà dựa trên hiệntrạng, bối cảnh thực tế, hay kinh nghiệm cá nhân của tác giả mà không có bằng chứngxác đáng từ nghiên cứu này
Một số điểm cần lưu ý:
Lưu ý người đọc về những điều quan trọng nhất ở trong báo cáo hay luận vănnhưng không viết lại những gì đã viết, giúp người đọc nhớ chủ đề của đề tài
Tránh đưa hết các chi tiết trong phần kết quả vào
Tránh việc bàn luận, đưa thêm những suy diễn vào
Các ý kiến đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu, tránh đề xuất vu vơ, không đi
từ các kết quả nghiên cứu của đề tài
Cần có lời kết cho toàn bộ công trình, không nên kết thúc một cách chiếu lệ,làm người đọc cảm thấy hụt hẫng, đột ngột
Kết luận không nên nói lời cảm ơn Vì lời cảm ơn đã đưa vào phần mở đầu hay
đã có trang riêng như ở trong luận văn, luận án
Trang 12 Cần phân biệt Kết luận với Tóm tắt, lời nói đầu
và những kết luận chủyếu
Cho biết vắn tắt lý do, bối cảnh, ýnghĩa lý thuyết và thực tiễn của đềtài, kết quả đạt được và vấn đề tồn tạinhững dự kiến sau công trình nghiêncứu Trong phần cuối của lời nói đầu,tác giả không quên có mấy lời cảmơn
Trong nhiều luận văn, luận án, thay vì kết luận thì tác giả lại tóm tắt luận án và tự
khen mình bằng những lời bình luận
Thường thường viết phần kết luận là việc khó làm nhất Bạn cần lưu ý người đọc về
những điều quan trọng gì ở trong báo cáo hay luận văn nhưng bạn cần viết lại nữa vì đã
viết rồi?
Dưới đây là một số ý tưởng cho phần kết luận:
* Nếu bạn đã có phần lí luận thì bây giờ nên đề cập tiếp theo hướng mở rộng ra
* Nhắc lại nội dung trọng tâm mà bạn dùng lại theo cách nhẹ nhàng hơn Hơn nữa,
tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp cần được nhắc lại với ước mong được thực
hiện nhanh chóng để giải quyết thoả đúng vấn đề nghiên cứu
* Thảo luận những điều liên quan tới chủ đề cho tương lai
* Đề cập tới vấn đề quan trọng nhất giúp cho người đọc nhớ chủ đề của bạn – ngay cả
việc làm sao cho họ nghĩ tới nó luôn
2 CÁCH VIẾT PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
2.1 Tài liệu tham khảo [6]
Trang 132.1.1 Phân loại tài liệu tham khảo
Tài liệu nguyên cấp : Cung cấp thông tin gốc, trực tiếp, nghĩa là người đọc tiếp
nhận thông tin đúng ở trạng thái mà tác giả vừa viết Loại tài liệu này có độ tin
cậy cao nhất
Tài liệu thứ cấp : Cung cấp các thông tin nhận diện, định vị hoặc phân tích các tài
liệu nguyên cấp Loại tài liệu này có mức tin cậy hạn chế.
Tài liệu tam cấp : Mô tả và đánh giá tổng hợp thông tin từ các nguồn thứ cấp vànguyên cấp Tài liệu dạng này giống dạng thứ cấp ở chỗ cung cấp thông tin nhậndiện, định vị tài liệu nguyên cấp, nhưng khác ở chỗ có tính tổng hợp, phân tích ,
sắp xếp lại nguồn thông tin Tài liệu này có mức tin cậy hạn chế.
2.1.2 Các yếu tố quyết định giá trị tài liệu
Một tài liệu khi sử dụng cần có tính chính xác và khách quan khoa học,quy trìnhcông bố thông tin được tổ chức với sự phản biện khoa học chặt chẽ Đơn vị phát hànhtài liệu là nơi uy tín có kinh nghiệm xuất bản khoa học Tác giả là người có uy tín, kinhnghiệm trong giới khoa học Tài liệu càng mới, càng cập nhật có giá trị càng cao Hiệnnay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc sử dụng tài liệu trên mạng ngày càngphổ biến vì tiện lợi nhưng khi dùng, người đọc nên tìm các website có uy tín để tăng độtin cậy cho tài liệu của mình …
2.2 Cách ghi và sắp xếp tài liệu tham khảo
2.2.1 Cách ghi tài liệu tham khảo
Trang 14- Tác giả phương tây: Trình bày theo trật tự Họ, tên, chữ lót (tên và chữ lót chỉ viết chữcái đầu)
Vd: Anderson, J E
Tài liệu có 2 hoặc 3 tác giả:
- Sử dụng dấu phẩy để phân cách giữa tên các tác giả, trước tên tác giả cuối cùng không
dùng dấu phẩy mà thêm từ “và”.
Vd: Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng và Lâm Quang Dụ
Tài liệu có rất nhiều tác giả tham gia:
- Chỉ viết tên tác giả đầu tiên, tiếp đó thêm cụm từ “và các cộng sự”.
Vd: Đỗ Qúy Doãn và các cộng sự
b) Cách viết cụ thể phần tài liệu tham khảo [10]
Tài liệu tham khảo là sách, báo cáo…
Phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
a Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
b (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
c Tên sách, báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
d Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
e Nơi xuất bản.(dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
Trang 15Ví dụ:
Nguyễn Xuân Trường(2009),Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm hóa hữu cơ, nhà xuất
bản giáo dục, Hà Nội
Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách…
Ghi đầy đủ các thông tin sau:
a Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
b (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
c “Tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
d Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
e Tập ( không có dấu ngăn cách)
f (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
g Các số trang (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
Trang 16Ví dụ
Trần Xuân Khánh(2009),”Cách soạn thảo bài toán vô cơ có quá trình oxi khử để làm câu trắc nghiệm”,Hóa học và ứng dụng, số 10, trang 20-22
hóa- Tài liệu tham khảo là luận án
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
LY MENG SEANG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA
RỪNG (TECTONA GRANDIS LINN F) TẾCH TRỒNG
Ở KAMPONG CHAM – CAMPUCHIA
Chuyên ngành: Kỹ thuật lâm sinh
Mã số: 62 62 60 01LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS TS Nguyễn Văn Thêm
TS Phạm Thế Dũng
Hà Nội 2009
Trang 17a Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
b (năm hoàn thành), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
c Tên luận án, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên )
d Loại hình luận án, (dấu phẩy cuối loại hình)
e Khoa, Trường/viện, (dấu phẩy cuối tên trường/viện)
f Tên thành phố nơi trường/viện đặt trụ sở (dấu chấm kết thúc)
Vd:
15 Trần Thu Thủy (2004), Trang phục của người Hmông Hoa ở Yên Bái, Luận án Tiến
Sĩ Dân tộc học, Viện Dân tộc học, Hà Nội
Tài liệu tham khảo là tài liệu trực tuyến
a Thông tin cơ bản, (dấu phẩy sau thông tin cơ bản)
b Thời gian truy cập : Ghi cụm từ “truy cập ngày” tiếp theo là ngày - tháng - nămtruy cập, (dấu phẩy sau thông tin về năm)
c Địa chỉ truy cập : Ghi cụm từ “tại trang web” tiếp theo điền địa chỉ trang webcủa tài liệu.(dấu chấm kết thúc) [9, tr.12]
Ví dụ:
Vietnam Development Information centrer Library(2006), Tài liệu hướng dẫn kỹ năng
trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo, truy cập ngày 20-3-2008, từtrang web http://www.vdic.org.vn
Lưu ý: Tài liệu trực tuyến có thể thuộc bất kỳ loại hình tài liệu nào nêu trên Vì vậy các thông tin đưa vào cần phù hợp với từng loại tài liệu cụ thể.
Chú ý : Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì từ dòng thứ hai trở đi lùi vào so với dòng thứnhất 1cm để phần tài liệu tham khảo được rõ ràng dễ theo dõi
2.2.2 Cách sắp xếp tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức,Nga, Trung, Nhật…)