1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC GIẢI PHÁP xây DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ cán bộ, CÔNG CHỨC PHỤC vụ CÔNG CUỘC cải CÁCH HÀNH CHÍNH tại UBND QUẬN tân BÌNH

48 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 901,5 KB

Nội dung

2.2.2.1 Về chức năng - Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, hoạt động theo cơ chế một cửa,một dấu, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND quận, đồng thờichịu sự chỉ

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Phần 1: NHẬT KÝ THỰC TẬP 3

Phần 2: TÔNG QUAN VỀ UBND QUẬN TÂN BÌNH 4

1 Điều kiện tự nhiên 4

1.1 Vị trí địa lý 5

1.2 Kinh tế - xã hội 6

2 Tổ chức bộ máy Quận 6

2.1 Tổ chức bộ máy hành chính 6

2.2 Phòng Nội Vụ quận Tân Bình 7

2.2.1 Quá trình hình thành 7

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và chế độ làm việc 7

Phần 3: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP A MỞ ĐẦU 11

1 Lý do chọn đề tài 11

2 Đối tượng nghiên cứu 11

3 Phương pháp nghiên cứu 12

4 Cấu trúc đề tài 12

B NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 Lý luận chung về cán bộ, công chức 13

1.1 Khái niệm về cán bộ, công chức 13

1.2 Quan điểm của Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức 14

1.3 Nội dung đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ CB-CC trong chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2001-2010 15

2 Các loại hình để xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 16

2.1 Ban hành pháp luật 16

2.2 Ban hành chính sách về xây dựng, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức 17

2.3 Thực hiện việc đánh giá cán bộ, công chức 18

2.4 Tổ chức bộ máy quản lý 18

2.5 Phân cấp quản lý 18

2.6 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật 20

Trang 2

3 Sự cần thiết phải xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB-CC

phục vụ CCHC 20

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1 Thực trạng cán bộ, công chức hiện nay ở nước ta 22

2 Tình hình cán bộ, công chức ở UBND Quận Tân Bình 24

3 Thực trạng về công tác xây dựng, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở Quận 26

3.1 Về công tác lập quy hoạch-triển khai kế hoạch 26

3.2 Về ban hành chính sách 26

3.2.1 Đào tạo, bồi dưỡng 26

3.2.2 Tuyển dụng, bố trí nhân sự 29

3.2.3 Công tác luân chuyển 29

3.2.4 Các chế độ khác 30

3.3 Công tác quản lý, đánh giá CB-CC 30

3.4 Tư tưởng, phẩm chất đạo đức CB-CC 32

3.5 Phân cấp quản lý 32

3.6 Thanh tra, kiểm tra, xử lý CB-CC 33

4 Nhận xét chung về thực trạng 34

5 Nguyên nhân của những hạn chế 35

Chương 3: GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND QUẬN 1 Về công tác lập quy hoạch, kế hoạch 37

2 Các chế độ, chính sách 38

2.1 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng 38

2.2 Công tác tuyển dụng, bố trí nhân sự 40

2.3 Chế độ luân chuyển cán bộ 41

2.4 Thực hiện phân cấp quản lý 42

2.5 Công tác quản lý, đánh giá CB-CC 42

3 Tư tưởng, phẩm chất đạo đức CB-CC 43

4 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với CB-CC 44

KIẾN NGHỊ 45

KẾT LUẬN 46

Trang 3

PHẦN 1: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Theo quyết định 1918/2005/QĐ-HVHCQG về việc ban hành quy chế thực tậpcủa sinh viên Đại học hành chính hệ chính quy nhằm giúp sinh viên tìm hiểu tổchức, hoạt động của Bộ máy Nhà nước và thể chế hành chính Nhà nước, nắm vữngchức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CB-CC Nhà nước, giúp sinh viên vận dụngkiến thức đã học vào thực tế để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý, bổ sung vànâng cao kiến thức đã học Qua sự giới thiệu của Phòng đào tạo, em được tiếp nhận

và thực tập tại Phòng Nội Vụ UBND Quận Tân Bình từ ngày 23/04/2008 đến23/05/2008 Sau khi kết thúc đợt thực tập, em xin trình bày nội dung thực tập củabản thân trong thời gian qua như sau:

1 Tổ chức đoàn thực tập: Đoàn 7

 Trưởng đoàn : Th.S Hà Quang Thanh

 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nuyễn Xuân Tiến

2 Thời gian thực tập: từ 24/03/2008 đến 23/05/2008

3 Địa điểm thực tập: Phòng Nội Vụ Quận Tân Bình

4 Nội dung công việc:

Trang 4

+ Chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo.

PHẦN 2:TỔNG QUAN VỀ UBND QUẬN TÂN BÌNH

1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - KINH TẾ XÃ HỘI

Trang 5

- Diện tích quận Tân Bình là

22,38 km2 với cửa ngõ quan trọng là

sân bay Tân Sơn Nhất có diện tích

- Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển theo định hướng kinh tế nhiều thành

phần đã được Đảng và Nhà nước đề ra với: 7 doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần hoá, 3700 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trên 22.000 hộ cá thể với 90.000 lao

động Qua thống kê đến tháng 3/2008, quận vẫn giữ vững nhịp độ phát triển kinh

tế, an ninh trật tự xã hội ổn định

- Hằng năm quận thường thực hiện các chế độ với gia đình chính sách, xây

nhà tình nghĩa, thực hiện xoá đói giảm nghèo, đời sống người dân ngày càng nângcao

Quận Tân Bình rất thuận lợi về địa lý kinh tế, về giao thông đường bộ,đường hàng không, về du lịch và các hoạt động thương mại dịch vụ, lại có lựclượng sản xuất đông Luôn mở cửa đón tiếp những nhà doanh nhân, nhà du lịch lữhành và nhà đầu tư đến hoạt động trên địa bàn quận; làm giàu cho dân, cho nước vàcho mình, thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước “ Dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ và văn minh”

Trang 6

- Trước năm 1988, UBND Quận có 22 phòng ban chuyên môn trực thuộc.Đến năm 1988 còn 14 phòng ban; năm 1997 là 16 Năm 2002 căn cứ Quyết định54/2002/QĐ-UB của UBND Quận ngày 14/02/2002 còn 10 phòng ban Sau đó Quậnthành lập thêm Ban Tuyên Giáo để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

- Căn cứ QĐ 341/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND thành phố về tổ chứccác cơ quan thuộc UBND; UBND Quận Tân Bình ra QĐ 05/QĐ-UB ngày28/01/2005 thành lập thêm Phòng Tài Nguyên–Môi Trường và QĐ 02/2005/ QĐ-UBngày 14/01/2005 về việc đổi tên 3 phòng:

+ Phòng Tổ Chức Chính Quyền thành Phòng Nội Vụ;

+ Phòng VH-TT- Thể Dục Thể Thao thành Phòng Văn Hoá Thể Thao;

+ Phòng Giáo Dục Đào Tạo thành Phòng Giáo Dục;

* Như vậy hiện nay UBND Quận Tân Bình có tất cả 13 phòng ban trực thuộc.Ngoài ra UBND Quận Tân Bình còn có 15 phường với 15 UBND phường trực

thuộc Toàn Quận có 110 khu phố và 1521 tổ dân phố.

2.2 Phòng nội vụ quận

Trang 7

Theo QĐ 341/QĐ-UB của UBND thành phố ngày 31/12/2004 và QĐ 02/QĐ –UB

của UBND quận ngày 14/01/2005 chuyển tên gọi thành Phòng Nội Vụ;

- Về nhân sự theo định biên từ ngày thành lập, Phòng Nội Vụ có từ 6 đến 9

CB-CC, có 1 trưởng phòng và từ 1 đến 2 phó phòng Trong suốt quá trình tổ chức

hoạt động, Phòng Nội Vụ bổ sung thay đổi 8 trưởng phòng và 7 phó phòng.

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và chế độ làm việc

Theo Quyết định 04/2007/QĐ-UB của UBND quận ngày 16/04/2007về việcban hành Quy chế tổ chức của Phòng Nội Vụ

2.2.2.1 Về chức năng

- Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, hoạt động theo cơ chế một cửa,một dấu, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND quận, đồng thờichịu sự chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nội vụ thành phố;

- Phòng Nội Vụ Quận Tân Bình giúp UBND quận thống nhất quản lý Nhànước và công tác tổ chức nhà nước, công chức, viên chức, biên chế quỹ tiền lươngtheo đúng chính sách, pháp luật, các quy định của nhà nước và UBND thành phố

2.2.2.2 Nhiệm vụ

- Phòng Nội Vụ giúp UBND quận tổ chức thực hiện và quản lý nhà nước vềcác mặt như: công tác xây dựng kiện toàn bộ máy chính quyền, công tác tổ chức bộmáy biên chế, công tác cán bộ, tuyển sinh đào tạo cán bộ và một số công tác khácthuộc quận và 15 phường

2.2.2.3 Quyền hạn

Trang 8

- Triệu tập các cuộc họp để phổ biến triển khai các nhiệm vụ công tác dophòng quản lý có liên quan đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND quận và cácđơn vị thành phố, Trung ương trên địa bàn quận;

- Ký các văn bản hành chính, giao dịch, hướng dẫn nhiệm vụ liên quan đếncông tác tổ chức nhà nước và công chức, viên chức, giải quyết những công việctrong phạm vi thẩm quyền do UBND quận phân công;

- Được tham dự các cuộc họp HĐND, UBND quận, phường để nắm bắt kịpthời tình hình hoạt động có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng;

- Kiểm tra đôn đốc các phòng chuyên môn, tổ công tác, đơn vị sản xuất kinhdoanh, sự nghiệp, UBND phường và đề xuất kiến nghị với UBND quận giải quyếtnhững tồn tại chưa hợp lý hoặc vi phạm quy định của nhà nước;

- Ngoài ra xét thấy cần thiết UBND quận sẽ giao thêm một số nhiệm vụ vàquyền hạn cụ thể bằng văn bản

2.2.2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Gồm có một Trưởng phòng, một Phó trưởng phòng và một số công tácđược phân công cán bộ theo dõi thực hiện;

- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐND quận về công tác củaphòng, đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ do Sở Nội Vụ thànhphố quản lý;

- Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, được Trưởngphòng phân công phụ trách một số công việc cụ thể của phòng, liên đới chịu tráchnhiệm trước cấp trên về những phần việc được phân công phụ trách và được Trưởngphòng uỷ quyền thực hiện một số công việc cụ thể khi đi vắng;

- Trưởng phòng do Chủ tịch UBND quận ra quyết định bổ nhiệm và miễnnhiệm sau khi có sự thoả thuận của Giám đốc Sở Nội Vụ thành phố;

- Kinh phí hoạt động của Phòng Nội Vụ quận và việc sử dụng con dấu Quốchuy của UBND quận được thực hiện theo cơ chế một cửa một dấu

2.2.2.5 Chế độ làm việc

Trang 9

- Theo quy định của nhà nước và theo cơ chế “một cửa một dấu”, Phòng cửngười tiếp nhận và hướng dẫn cán bộ cơ sở đến liên hệ công tác Niêm yết công khaithủ tục hành chính để giải quyết công việc Công chức của phòng đều có chức danh,nhiệm vụ cụ thể, thái độ, phong cách làm việc lịch sự, tận tụy;

- Tuỳ theo yêu cầu công tác, mỗi tháng phòng họp một lần để kiểm điểm tìnhhình thực hiện công tác trong tháng và đề ra công tác tháng sau, phổ biến chủ trương,chính sách, chế độ của nhà nước, thành phố và quận

2.2.2.6 Quan hệ công tác

- Với UBND quận: Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban;

- Với tổ chức Quận Uỷ: quan hệ phối hợp;

- Với Sở Nội Vụ: Phòng chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ,báo cáo công tác chuyên môn theo yêu

cầu của Giám Đốc Sở Nội Vụ Thành

Phố;

- Với phòng chuyên môn đơn vị sự

nghiệp thuộc quận: quan hệ phối hợp;

- Đối với UBMTTQvà đoàn thể:

quan hệ phối hợp;

- Đối với UBND 15 phường:

quan hệ chỉ đạo Họp giao ban

Trang 10

PHẦN 3: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHỤC VỤ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI UBND QUẬN TÂN BÌNH

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trang 11

Sau hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta ngày một phát triển Đó là nhờ

sự lãnh đạo đúng đắn, nhờ cách đổi mới trong quản lý của Đảng và Nhà nước.Nhưng trước hết đó là nhờ công tác xây dựng, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức tại cả nước

Trước đây, với cơ chế quan liêu bao cấp, Bộ máy Nhà nước cồng kềnh, thủtục rườm rà, phức tạp Hơn nữa, đội ngũ cán bộ, công chức lại thiếu trình độ, nănglực, cách thức giải quyết công việc còn nhiêu khê, quen với cơ chế làm việc cũ…đó

là nguyên nhân chủ yếu gây ra yếu kém trong quản lý hành chính Nhà nước

Nay trong xu thế hội nhập, phát triển cùng thế giới, đòi hỏi chúng ta phải đổimới, thay đổi những lĩnh vực còn yếu kém cho phù hợp với thời đại Muốn thế trướchết và quan trọng là phải xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB-CC Bởi vì,mọi hoạt động trong cơ quan nhà nước đều do con người thực hiện Con người lànhân tố cấu thành tổ chức và tổ chức hoạt động vì con người Tuy nhiên, hiện nayđội ngũ CB-CC nước ta nói chung và ở quận Tân Bình nói riêng còn nhiều khókhăn, bất cập, còn nhiều yếu kém nhất định đã ảnh hưởng đến tiến trình CCHC

Để khắc phục những khó khăn đó chúng ta cần tập trung xây dựng, nâng caochất lượng đội ngũ này trẻ, khoẻ, có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức,…Chính

vì vậy mà đề tài của tôi là: “Các giải pháp xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ cho công cuộc cải cách hành chính tại Quận Tân Bình”

2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Vấn đề chất lượng cán bộ, công chức hiện nay ở nước ta đang rất được quantâm Đề tài của tôi đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về các quan điểm,nội dung, mục tiêu của Đảng và nhà nước trong xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức Các văn bản, chế độ chính sách; tư tưởng, phẩm chất đạo đức, uy tín, trình độ,năng lực…của đội ngũ cán bộ, công chức quận Tân Bình nhằm đưa ra các giải pháp

để xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của quận nói riêng và

cả nước nói chung trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay

Trang 12

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

+ Nói về con người là nội dung rất sinh động, thu hút đượcnhiều người quan tâm mà nhất là khi nói đến đội ngũ cán bộ, công chức Vì vậy, khinghiên cứu nội dung này đề tài đã đưa ra một số phương pháp nghiên cứu cơ bảndựa trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về xây dựng, nâng cao chấtlượng đội ngũ này để phát triển đất nước trong giai đoạn chúng ta đang thực hiệnCCHC

+ Đề tài cũng tuân thủ những phương pháp đặc thù của khoahọc và một số phương pháp cơ bản sau :

Chương 1: Cơ sở lý luận về cán bộ, công chức

Chương 2: Thực trạng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức ở Uỷ ban Quận Tân Bình

Chương 3: Các giải pháp cơ bản để xây dựng, nâng cao chất lượng cán bộ,công chức tại UBND Quận Tân Bình

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Trang 13

1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

1.1 Khái niệm về cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức quy quy định trong Pháp lệnh này là công dân Việt Nam,trong biên chế bao gồm:

- Những người do bầu cử đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kì trong cơ quan nhà

nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

(gọi là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh (gọi là cấp huyện);

- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường

xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, cấptỉnh, cấp huyện;

- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc

giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấptỉnh, cấp huyện;

- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc

giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chứcchính trị-xã hội;

- Thẩm phán toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;

- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường

xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị trực thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan,quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vịthuộc cơ quan công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;

- Những người do bầu cử đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường

trực HĐND, UBND; Bí thư, phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị

xã hội, xã phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã);

- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp

vụ thuộc UBND cấp xã;

Trang 14

- Cán bộ, công chức được quy định như trên tuỳ từng trường hợp hưởng lương

từ ngân sách nhà nước và các khoản thu từ ngân sách nhà nước

1.2 Quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

- Nghị quyết Đại hội lần VIII của Đảng nêu ra mục tiêu chiến lược của Đảng

và nhân dân ta từ nay đến năm 2020 là phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành mộtnước công nghiệp Nghị quyết cũng nêu lên những định hướng có tính chiến lượccho việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực chủ yếu trong thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước Trong đó việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có ý nghĩathen chốt Trên cơ sở yêu cầu của thời kì mới nhằm cụ thể hoá đường lối của Đảngtrong Nghị quyết Đại hội lần VIII, Hội nghị lần 3 của Ban chấp hành Trung ươngĐảng đã ra Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Chiến lược này đượcxây dựng trên một hệ thống quan điểm chỉ đạo có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâusắc:

+ Thứ nhất: phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kì công nghiệp

hoá-hiện đại hoá nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ văn minh, vững bước đi lên CNXH mà xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức Mặt khác, qua thực tiễn mà rèn luyện tuyển chọn và đào tạo; nâng caophẩm chất, kiến thức, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức

+ Thứ hai: quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy

truyền thống yêu nước của dân tộc Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường,quan điểm ý thức tổ chức giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ; tăng cường số cán

bộ xuất thân từ công nhân; đồng thời đoàn kết tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọngdụng nhân tài, không phân biệt Đảng viên hay người ngoài Đảng; dân tộc, tôn giáo

Kế thừa, phát huy truyền thống nhiệt tình cách mạng tốt đẹp của đội ngũ cán bộ lãothành để xây dựng các thế hệ cán bộ đầy đủ đạo đức cách mạng, giỏi về chuyên mônnghiệp vụ, về năng lực công tác cho hiện tại và tương lai

+ Thứ ba: xây dựng tổ chức nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống

nhân dân gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức với xây dựng tổ chức và đổi

Trang 15

mới cơ chế chính sách Có nhiệm vụ chính trị mới lập tổ chức, có tổ chức mới bố trícán bộ, không vì cán bộ mà lập ra tổ chức, mỗi cán bộ trong tổ chức phải có nhiệm

vụ, quyền hạn trách nhiệm, không rập khuôn chung mà phải thấy đặc thù riêng củamỗi bộ phận, cơ quan Vì vậy, việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chấtlượng, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ phải thực sự gắn với yêu cầu

+ Thứ tư: thông qua thực tiễn, nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn

giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Mọi phẩm giá và bằng cấp, danh hiệu

và chức vụ, tài năng và cống hiến đều phải kiểm nghiệm qua thực tiễn Phải dựa vàodân để kiểm tra, phát triển và giám sát cán bộ Trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáodục- đào tạo, nâng cao trình độ dân trí để xây dựng một đội ngũ cán bộ chính quy,

có hệ thống và đồng bộ, có đủ năng lực và phẩm chất cách mạng

+ Thứ năm: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội

ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm củacác thành viên trong hệ thống chính trị Đảng phải trực tiếp chăm lo xây dựng độingũ cán bộ, công chức cho cả hệ thống chính trị trên mọi lĩnh vực

- Năm quan điểm trên chính là cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng,nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng nhiệm vụ đặt ra

1.3 Nội dung đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001- 2010

- Đại hội IX của Đảng xác định mục tiêu chiến lược phát triển kinh - tế xã hộigiai đoạn 2001-2010 là: đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõrệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta

cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

-Để những mục tiêu trên thành hiện thực, đòi hỏi phải có các nguồn lực Mộttrong các nguồn lực đó là con người, trong đó đội ngũ cán bộ, công chức là một lựclượng quan trọng Lực lượng đó phải đủ sức mạnh, ngang tầm thời đại, có phẩmchất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Chính vì thế, một trong những nhiệm vụhết sức to lớn và nặng nề của công cuộc CCHC là: phải xây dựng cho được đội ngũ

Trang 16

cán bộ, công chức đảm bảo tinh gọn, hợp lý về số lượng, đảm bảo có chất lượng điềuhành nền hành chính một cách hiệu quả, thiết thực, khắc phục được tình trạng yếukém, trì trệ.

- Mục tiêu chung của chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010 là:+ Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyênnghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nướcpháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứngyêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Cụ thể là đến năm 2010, độingũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp và hiện đại Tuyệtđại bộ phận cán bộ công chức có phẩm chất tốt, có đủ năng lực thi hành công vụ, tậntụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân

2 CÁC LOẠI HÌNH XÂY DỰNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN

- Pháp lệnh cán bộ, công chức được ban hành có hiệu lực năm 1998, được sửađổi, bổ sung nhiều lần Pháp lệnh quy định nhiều nội dung về cán bộ, công chức như:điều kiện để trở thành cán bộ, công chức, khen thưởng, kỷ luật…bao quát các lĩnh

Trang 17

vực về cán bộ, công chức, trong đó các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức chỉ là một phần của Pháp lệnh

- Nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Thủ tướngChính phủ đã ban hành Quyết định 74/2001/QĐ-TTg ngày 07/5/2001 phê duyệt kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001-2010; Quyết định161/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức …

- Còn có một số quy định khác như: Nghị định 117/2003/NĐ-CP ngày10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chứctrong các cơ quan nhà nước Nghị định 54/2005/NĐ-CP ngày 17//04/2005 về chế độthôi việc và bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức Nghị định132/2007/NĐ-CP ngày 08/05/2007 về chính sách tinh giản biên chế …

- Để thực hiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, xử lý kỷ luật, Chính phủ ban hànhNghị định 35/NĐ-CP ngày 17/03/2005 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức

Ngoài ra, còn có các văn bản khác quy định cụ thể về lĩnh vực này ở các cấpcho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương

2.2 Ban hành các chính sách về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB-CC

Nhà nước thực hiện CCHC nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa chính quyền các cấp Muốn được như vậy cần phải xây dựng, nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức để có thể phát huy khả năng tiềm ẩn trong họ Vìthế, Đảng, nhà nước đã có những chính sách cụ thể: đào tạo, bồi dưỡng để nâng caotrình độ; khuyến khích, thu hút, đãi ngộ và có các chính sách mới về lương, thưởng,trợ cấp, chế độ bảo hiểm…nhằm nâng cao hiệu quả làm việc Đó là các nhân tố cótác động rất lớn đến đội ngũ cán bộ, công chức cả về tinh thần lẫn vật chất Nhờ đó

mà trình độ được nâng cao; thu nhập ngày càng tăng, từng bước cải thiện, nâng caođời sống tạo thuận lợi cho cán bộ, công chức chuyên tâm làm việc phục vụ đất nước,phục vụ nhân dân

Trang 18

2.3 Công tác đánh giá cán bộ, công chức

- Quyết định 11/1998/TCCP-CCVC ngày 5/12/1998 của Bộ trưởng-trưởngban tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành quy chế đánh giá công chức hàng năm

- Công tác quản lý, đánh giá cán bộ, công chức được thực hiện theo yêu cầucông việc, nhằm đánh giá năng lực cán bộ, công chức hàng năm Nhờ biện pháp này

có thể xem xét được mức độ hoàn thành công việc của từng cán bộ, công chức Đồngthời thông qua công tác này chúng ta có thể nhận thấy được trình độ, thái độ phục vụnhân dân, ý thức chấp hành pháp luật…của từng cán bộ, công chức để có cơ chếkhen thưởng, cũng như kỷ luật cán bộ, công chức

2.4 Tổ chức bộ máy quản lý đội ngũ cán bộ, công chức

Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức đã được sửa đổi, bổ sung 2003 quy định

về quản lý cán bộ, công chức

- Chính phủ thống nhất quản lý cán bộ, công chức trong phạm vi cả nước;

- Bộ Nội vụ giúp Chính phủ quản lý cán bộ, công chức theo quy định;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp củaChính phủ và theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, tùy theo điều kiện, tình hình và khả năng hoạt động, cân đối ngânsách của địa phương, có thể bổ sung thêm nhân sự và được sự đồng ý của cấp trên

2.5 Phân cấp quản lý

- Phân cấp quản lý cán bộ, công chức là việc quy định rõ nhiệm vụ, tráchnhiệm và quyền hạn của các cấp hành chính Trong quá trình đó, Trung ương sẽ giao giao cho địa phương những thẩm quyền nhất định để quản lý và sử dụng đội ngũcán bộ, công chức một cách hiệu quả nhất, gắn với thực tiễn địa phương và nhiệm vụ

cụ thể của từng cấp trong bộ máy hành chính Phân cấp quản lý nhằm phát huy tínhchủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương trong quá trình quản lý sử dụng độingũ cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của mình

Trang 19

- Phân cấp là tất yếu trong trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập vì nó sẽphát huy được tính dân chủ, tạo sự chủ động, giảm bớt khối lượng sự vụ của ngườilãnh đạo Hơn nữa, sẽ tạo ra một Chính phủ có trách nhiệm, công khai, minh bạch vàgiảm bớt những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp Ngoài ra, nó còn khắc phụcđược hạn chế về tài chính cũng như các nguồn lực khác khi các cấp chính quyền cóthể huy động các khoản ngân quỹ và nguồn lực địa phương.

Phân cấp quản lý cán bộ, công chức.

Ngạch cán bộ,

công chức

Cơ quan quản lý

Nhiệm vụ, quyền hạn quản lýCông chức hành chính Viên chức sự nghiệpChuyên viên

cao cấp và

tương đương

Bộ Nội Vụ Quản lý về số lượng, chất

lượng, bổ nhiệm ngạch,xếp lương, nâng bậc lương,cấpgiấy chứng nhận ngạch

Bổ nhiệm, miễn nhiệmxếp lương

Chuyên viên

chính và tương

đương trở

xuống

Bộ, Cơ quan ngang

Bộ, Cơ quan thuộcChính phủ, UBND tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương

Quản lý về số lượng, chấtlượng, tuyển dụng, sử dụng bổ nhiệm, điều động,luân chuyển, đánh giá, xếp lương và nâng bậc lương

Quản lý về số lượng,chất lượng, bổ nhiệm,miễn nhiệm

Ngạch cán bộ,

công chức

chuyên ngành

Bộ quản lý chuyênngành

Xác định tiêu chuẩn nghiệp vụ, nội dung thi tuyền,thi nâng ngạch, chế độ chính sách, nội dung,phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với ngạch công chức, viên chức chuyên ngành được giao quản lý

2.6 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức

- Với mục đích để cho đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong khuôn khổpháp luật Nhà nước đã tiến hành tổ chức thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện những

vi phạm của đội ngũ cán bộ, công chức để có thể xử lý kịp thời Đây là nhiệm vụ rất

Trang 20

quan trọng vì có thể ngăn chặn những hành vi sai phạm ngay từ khi bắt đầu, tránhnhững tổn thất lớn Không chỉ thế, trong khi thanh tra, kiểm tra ta cũng nhận thấyđược những mặt tốt cần phát huy, những tấm gương đáng khen ngợi với gươngngười tốt, việc tốt Và hiện nay hầu hết các cơ quan nhà nước đều thực hiện công tácnày theo quy định của pháp luật để cho đội ngũ cán bộ, công chức nâng cao hơn tầmhiểu biết về pháp luật và những công việc mình được làm.

- Quy định xử phạt, kỷ luật cán bộ, công chức được thi hành theo Pháp lệnhcán bộ, công chức và theo Nghị định 35/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chínhphủ

3 SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

- Một tổ chức hoặc một cơ quan Nhà nước muốn duy trì hoạt động phải có sựkết hợp giữa: nhân lực, vật lực Vật lực là tài chính, là cơ sở vật chất; nhân lực là conngười mà cụ thể ở đây là đội ngũ cán bộ, công chức Ngoài ra, còn có các nguồn lựckhác được kết hợp nhịp nhàng với nhau trong quá trình hoạt động Và đội ngũ cán

bộ, công chức chính là người thực hiện nhiệm vụ tổ chức, kết hợp đó

- Cán bộ, công chức có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong

những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cách mạng Trong sự

nghiệp cách mạng, có nhiều nhiệm vụ, nhiều công việc, và Chủ tịch Hồ Chí Minhluôn coi: ”cán bộ là cái gốc của mọi việc” Nếu có cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm thìviệc xây dựng đường lối sẽ đúng đắn, là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cáchmạng đi đến thắng lợi, không có đội ngũ cán bộ, công chức tốt thì dù có đường lối,chính sách đúng cũng khó có thể trở thành hiện thực được Hồ Chí Minh chỉ ra rằng:

”cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúnghiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, choChính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”

- Không chỉ thế, cán bộ, công chức là cầu nối giữa Đảng và dân. Đó chính

là những con người có đủ tư chất, tài năng, đạo đức, trình độ, trí tuệ để biến mọi chủ

Trang 21

trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước thành hiện thực Thực chất,mọi chủ trương, đường lối đều do cán bộ, công chức nghiên cứu đề xuất, đồng thờicũng do họ tổ chức, hướng dẫn thực hiện để đưa nó vào cuộc sống.

- Trong bất cứ giai đoạn nào, cán bộ, công chức luôn giữ vai trò đặc biệt qua

trọng, bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước Lêninnhấn mạnh: ” Mấu chốt vấn đề là người, vấn đề lựa chọn người và kiểm tra việcchấp hành, chứ không phải là việc ra các Nghị quyết”

- Xét đến cùng, mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức đều do cán bộ, công chức

tiến hành Có thể nói cán bộ, công chức quyết định cả yếu tố đầu vào và đầu ra

của tổ chức Để đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn thực

hiện CCHC đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức trẻ, khoẻ, có trình độ, nănglực, phẩm chất đạo đức …

Từ đó, ta thấy tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ cho sựnghiệp CCHC và đổi mới đất nước Nhưng thực tế hiện nay, khó khăn của lực lượngnày là sự hụt hẫng về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ…Vì vậy, Đạihội XI của Đảng đề ra công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức,nâng cao chất lượng đội ngũ này càng trở nên cấp bách Bởi vì chính đội ngũ cán bộ,công chức là “nhân tố quyết định sự thành bại cách mạng, gắn liền vận mệnh củaĐảng, đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

1 THỰC TRẠNG CHUNG VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HIỆN NAY

- Trước kia, đội ngũ cán bộ, công chức được giáo dục và rèn luyện trongcách mạng, đời sống khó khăn, nhưng đại bộ phận cán bộ, công chức vẫn giữ được

Trang 22

bản lĩnh chính trị, kiên định mục tiêu CNXH, vẫn giữ được phẩm chất cách mạng,lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân, phục vụ nhân dân, hướng tới xây dựngmột nền hành chính trong sạch, vững mạnh.

- Nay, trong điều kiện thực hiện CCHC, mở rộng hội nhập Vì vậy, đội ngũcán bộ, công chức không những phải tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm đểkhắc phục sự yếu kém về trình độ mà còn vượt lên những cám dỗ, những tác độngtiêu cực của môi trường xã hội Nhờ đó, trình độ học vấn, lý luận chính trị, chuyênmôn nghiệp vụ và khả năng quản lý hành chính được nâng lên đáng kể; tác phongđiều hành công việc năng động, chủ động và sáng tạo hơn; tính chủ quan, tuỳ tiện,thụ động, ỷ lại từng bước được khắc phục

- Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức đã có những chuyển biến kịp thời

và bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới, có vai trò tích cực trong công cuộc CCHC ởnước ta hiện nay

Tuy được nhà nước chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và có những tiến bộnhất định, nhưng bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập Đó là:

- Chưa tạo lập được đội ngũ cán bộ, công chức hành chính chuyên nghiệp và

ổn định theo tiêu chuẩn, chức danh cần thiết của nền công vụ mới ttheo yêu cầuquản lý hành chính trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

- Trình độ kiến thức và năng lực công tác thực tiễn của đội ngũ cán bộ, côngchức còn yếu kém, chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn hẫng hụt về nhiềumặt trong quản lý nhà nước

- Hiện nay số đông cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhànước ở các cấp đều bất cập về kiến thức nói chung và kiến thức hành chính nóiriêng Còn quá nhiều người vừa thiếu kiến thức, vừa không thạo việc, hạn chế vềkhả năng soạn thảo văn bản, kỹ năng xử lý công việc hành chính, khả năng thammưu, tổng hợp và đề xuất các vấn đề trước yêu cầu thực tiễn cuộc sống…Còn thiếu

Trang 23

những cán bộ, công chức có trình độ độc lập xây dựng các đề án, dự án trên từnglĩnh vực thuộc chức trách của cơ quan cấp mình phải thực hiện

- Thực tế ở nhiều cơ quan nhà nước, bình quân chỉ có khoảng 40% số cán

bộ, công chức thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, còn khoảng 60% chưa đápứng được yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi Ngoài hạn chế, yếu kém, thiếu hụt về kiếnthức và kỹ năng hành chính thì vẫn còn yếu kém về Tin học và Ngoại ngữ Sốlượng chuyên viên chính ít; khoảng trên dưới 30% cán bộ, công chức có trình độĐại học-trong số đó chỉ khoảng 40% là Đại học chính quy, còn lại là tại chức

- Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức của một

bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thầnphục vụ nhân dân chưa cao, giải quyết công việc còn chậm trễ, phiền hà, chưa côngtâm; tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu nhân dân chưa được ngăn chặn,gây nên sự trì trệ, ách tắc cho tiến trình cải cách, làm giảm hiệu lực hoạt động của

bộ máy nhà nước và giảm uy tín trước xã hội, trước nhân dân

- Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chúc chưa hợp lý nên chưa đápứng được yêu cầu cải cách nền công vụ Tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ cán

bộ, công chức trong mỗi cơ quan, đơn vị ở các ngành, các cấp còn phổ biến; thiếuđội ngũ cán bộ, công chức nòng cốt, kế cận có trình độ chuyên môn cao và đặc biệtrất thiếu các chuyên gia hoạch định chính sách, chiến lược phát triển ở các cấp

- Chưa xây dựng được cơ cấu các ngạch CB-CC trong mỗi cơ quan hànhchính ở các cấp, tỉ lệ giữa ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyênviên và cán sự, nhân viên bao nhiêu là hợp lý Do vậy, thiếu cơ sở định hướng quyhoạch đào tạo, bồi dưỡng theo cơ cấu các ngạch với chức danh, tiêu chuẩn tươngứng

2 TÌNH HÌNH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở QUẬN TÂN BÌNH

Trang 24

- Tính đến ngày 26 tháng 03 năm 2008, tổng số CB-CC làm việc tại quậntheo trong các phòng ban là 181 người Trong đó nam chiếm 48,6% với 88người, nữ 93 người chiếm 51,4%.

Trình độ học vấn của cán

bộ, công chức quận ngày

càng được nâng cao

(hình vẽ).So với năm

2006 thì năm 2007

CB-CC có trình độ Đại

học cao hơn 3,4% (120

người), trình độ sơ cấp,

trung học, yếu về chuyên môn giảm

- Điều đó chứng tỏ Quận đã rất quan tâm đến đội ngũ CB-CC của cơ quan.UBND Quận hằng năm đều có kế hoạch tổ chức cử cán bộ học Ngoại ngữ, Tin học.Hầu hết CB-CC làm việc tại quận đều thành thạo chương trình Word, Excel (96%)

- So với năm 2006, năm 2007 đội ngũ CB-CC tại quận ngày càng trẻ hoá(như hình vẽ), với sự trẻ hoá của đội ngũ này đã nâng cao hiệu quả làm việc, tínhnăng động, họ mạnh dạn tiếp thu cái mới, cái hiện đại đó là những tiến bộ khoahọc công nghệ, những kinh nghiệm tiên tiến của các nước Từ đó góp phần nhanhchóng hoàn thiện công cuộc CCHC tại quận và rộng ra cả nước Số CB-CC dưới 30tuổi cao hơn năm 2006 1,7%, còn số cán bộ, công chức gần đến tuổi nghỉ hưu giảmhơn 2,6%, đó chính là điều kiện thuận lợi để có thể giải quyết công việc hành chínhtheo cơ chế mới Thấy được tầm quan trọng của đội ngũ CB-CC trẻ trongcông tác quản lý hành chính nhà nước UBND Quận đã và đang có những chínhsách cụ thể để thu hút nguồn nhân lực trẻ khoẻ, có trình độ và năng lực công tác

Ngày đăng: 21/03/2015, 23:40

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w