TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘIKHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC BÁO CÁO KIẾN TẬP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN P
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN BÌNH
ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP: ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN BÌNH
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG Người hướng dẫn : Lê Đắc Hòa Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đình Đông Ngành đào tạo : Quản trị Nhân lực
Khóa học : 2012 - 2016
Hà Nội - 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau 1 tháng kiến tập tại Ủy ban nhân dân phường Tân Bình, tôi tự cảmthấy bản thân đã trưởng thành hơn rất nhiều, được làm việc với các cô chú, anhchị mới biết là kiến thức lý luận sẽ thiếu đi sức sống của nó khi không được thựctiễn chứng minh và bồi đắp
Qua kiến tập công việc tại Ủy ban nhân dân phường Tân Bình, tôi cũngbiết được rằng thực tiễn phức tạp và có nhiều điều lý thú và phải có kinh nghiệmthì mới giải quyết được, bởi vì những sinh viên như chúng tôi sẽ khó định liệuđược những hậu quả của những quyết định sai lầm của những người làm Quảntrị nhân lực, bởi những quyết định đó ảnh hưởng đến rất nhiều người, vì thế màcông việc này đòi hỏi trách nhiệm cao
Tôi cũng đã học được cách giao tiếp trong cơ quan hành chính nhà nước,cách ăn mặc, tác phong làm việc, quy chế của cơ quan, tôi được chỉ bảo tận tìnhcác công việc chuyên môn, được nghe tâm sự chuyện nghề nghiệp từ những nỗiniềm hết sức chân thành
Tôi quan niệm đi kiến tập không chỉ là báo cáo để về nộp cho nhà trường,thực tập còn là dịp chúng ta được thử sức, áp dụng những kiến thức được họcvào thực tiễn, để so sánh sự giống và khác nhau giữa kiến thức trong trường vàthực tiễn Qua đây giúp tôi rút ra kinh nghiệm cho việc học tập và làm việc saunày
Để có thể học tập được tất cả những điều đó và hoàn thành được bài báocáo này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Các thầy cô trong khoa Quản lý nhân lực, Trường Đại học Nội Vụ HàNội, đặc biệt là thầy Đoàn Văn Tình đã luôn sát cánh hướng dẫn tôi hoàn thànhbài báo cáo này
- Các cô chú, anh chị trong Ủy ban nhân dân phường Tân Bình đã nhiệttình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đợt kiến tập
- Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bố
mẹ đã luôn ủng hộ và động viên tôi để hoàn thành bài báo cáo
Sinh viên: Nguyễn Đình Đông
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
A PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục tiêu: 6
3 Nhiệm vụ: 6
4 Phạm vi nghiên cứu: 6
5 Phương pháp nghiên cứu: 6
6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài: 7
7 Kết cấu của đề tài:gồm ba chương 7
B PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN BÌNH – THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 8
1.1 Tổng quan về Ủy ban nhân dân phường Tân Bình – Thành phố Hải Dương 8
1.1.1 Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn 8
1.1.2 Cơ cấu tổ chức 9
1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan 10
1.2 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan 10
1.2.1 Khái niệm nâng cao chất lượng cán bộ? 10
1.2.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức 11
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 12
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ 13
1.3 Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 16
1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 17
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 19
2.1 Thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan hiện nay 19 2.1.1 Nội dung của quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
Trang 42.1.2 Số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức 20
2.1.3 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức 22
2.1.4 Phẩm chất đạo đức 22
2.1.5 Mức độ hoàn thành công việc được giao 23
2.1.6 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân phường Tân Bình 24
2.2 Ưu điểm, hạn chế của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan 24
2.2.1 Ưu điểm của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức .24 2.2.2 Hạn chế của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 26
2.2.3 Bài học kinh nghiệm 29
2.3 Tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại cơ quan 30
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ 32
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 32
3.1 Mục tiêu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân phường Tân Bình 32
3.2 Giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 33
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách, chỉ đạo sát sao trong tổ chức cán bộ 33
3.2.2 Hoàn thiện quy trình quản lý cán bộ 34
3.2.3 Nâng cao ý thức, khả năng tự hoàn thiện bản thân của đội ngũ cán bộ, công chức 36
3.2.4 Giải pháp khác 39
3.3 Một số kiến nghị 40
3.3.1 Đối với Ủy ban nhân dân phường Tân Bình 40
3.3.2 Đối với đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan 42
C PHẦN KẾT LUẬN 43
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
Trang 5A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn (hay còn gọi là chính quyền cấp xã)
có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính Là cầu nối trựctiếp của hệ thống chính quyền Nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản
lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xãhội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được triển khai thựchiện trong cuộc sống
Để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là cảicách hành chính Các nội dung cải cách hành chính được Nhà nước ta xác địnhbao gồm: cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng độingũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công và ứng dụng công nghệ thông tintrong hoạt động của bộ máy nhà nước Tất cả những nội dung này hướng vàomục tiêu chung đó là: xây dựng bộ máy hành chính ngày càng kiện toàn, xâydựng đội ngũ cán bộ trong sạch Vững mạnh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.Trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
mở cửa, hội nhập quốc tế là cả một chặng đường phấn đấu lâu dài vớinhững nhiệm vụ cao cả, vô cùng khó khăn, phức tạp đòi hỏi Nhà nước phải đẩymạnh cải cách hành chính; đặc biệt là việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộcông chức Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi côngviệc”, công việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ Không có đội ngũ cán
bộ tốt thì đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng cũng không trở thành hiện thực.Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ công chức luôn được Đảng ta quan tâm chú ý đàotạo, bồi dưỡng và có chính sách cụ thể trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kì cáchmạng Việt Nam
Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta có hiện tượngvừa thiếu lại vừa yếu Một số bộ phận không nhỏ suy thoái về đạo đức, chính trị,lối sống; cơ hội thực dụng, tham ô, tham nhũng, lãng phí đang làm suy giảm
Trang 6niềm tin với nhân dân và cản trở tiến trình đổi mới Do vậy vấn đề đặt ra là cầnphải xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có đầy đủ nănglực và phẩm chất, có đủ đức và tài để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ Quốc
Từ thực trạng đội ngũ cán bộ ở Ủy ban nhân dân phường Tân Bình:
Ưu điểm: Cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn, lýluận chính trị và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần nângcao các mặt công tác, khơi dậy được nguồn lực của nhân dân, nâng cao trình độdân sinh, dân trí, dân chủ ở cơ sở Chính vì vậy, đời sống của nhân dân đượcnâng lên đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựngĐảng, chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phòng trên địa bàn
Hạn chế:
Một số cán bộ, công chức do chuyển từ cơ chế cũ, được hình thành từnhiều nguồn nên cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ, phẩm chất, năng lực chưa đápứng được yêu cầu thực tiễn
Một số chức danh cán bộ đã đạt tiêu chuẩn về trình độ, nhưng do độ tuổicao, năng lực hạn chế lại chưa đủ điều kiện nghỉ hưu, chưa có chính sách hỗ trợhợp lý nhằm động viên, khuyến khích các cán bộ trên nghỉ việc nên chưa thể bốtrí, bổ nhiệm được cán bộ trẻ thay thế
Một số cán bộ, công chức có ý thức trách nhiệm với công việc không cao,
có thái độ chưa nhiệt tình với công việc được giao
Một số cán bộ, công chức còn trẻ nên kinh nghiệm còn thấp trong quátrình làm việc
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của Ủy ban nhân dân phường Tân Bình:Cơquan cần có những biện pháp, phương án kỷ luật đối với những cán bộ, côngchức có hành vi sai lệch; bên cạnh đó tuyên dương khen thưởng những cán bộ
có thành tích xuất sắc trong quá trình làm việc.Cơ quan cần cử các cán bộ, côngchức có năng lực còn hạn chế đi học các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ,chất lượng, năng lực làm việc.Luôn giám sát chặt chẽ quá trình làm việc, quátrình đào tạo bồi dưỡng của các cán bộ, công chức trong cơ quan
Trang 7Chính vì điều đó mà tôi đã chọn đề tài ”Thực trạng và giải pháp nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân phường Tân Bình”làm đề tài nghiên cứu cho bài báo cáo kiến tập của mình.
2 Mục tiêu:
Nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ,công chức của Ủy ban nhân dân phường.Nghiên cứu vấn đề này nhằm làm rõnhững mặt tích cực và hạn chế của chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức củaphường để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp để góp phần nâng cao chấtlượng của đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan; phát huy những mặt tích cực
và khắc phục những mặt còn hạn chế
3 Nhiệm vụ:
Phân tích cơ sở và nâng cao tính cấp thiết của đội ngũ cán bộ, công chức
để họ thấy sự quan trọng trong cơ quan và công việc đảm nhận
Khảo sát thực trạng về chất lượng và cơ cấu của đội ngũ cán bộ tại cơquan để thấy được những ưu điểm, hạn chế; điểm mạnh, điểm yếu; được, chưađược
Phân tích những ưu điểm, hạn chế; điểm mạnh, điểm yếu; được, chưađược về chất lượng và cơ cấu cán bộ, công chức
Đưa ra các giải pháp và kiến nghị với các bên liên quan nhằm nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan
4 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về mặt không gian: các khu dân cư trong phường Tân Bình,Thành phố Hải Dương (gồm 12 khu dân cư)
Phạm vi về mặt thời gian: từ năm 2012 đến nay
Phạm vi về mặt nội dung: đề tài tập chung đi sâu nghiên cứu, phân tíchthực trạng đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của
Ủy ban nhân dân phường Tân Bình
5 Phương pháp nghiên cứu:
Quan sát quá trình thực hiện và xử lý công việc tại cơ quan để thấy đượcthái độ , trách nhiệm, năng lực làm việc của các cán bộ, công chức
Trang 8Điều tra, tìm hiểu, hỏi ý kiến của người dân địa phương bằng các bảng hỏilập sẵn và trực tiếp hỏi – ghi nhận ý kiến.
6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài:
Mặt lượng: đề tài đưa ra được cơ sở hệ thống các tiêu chí như số lượng,
cơ cấu, thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, của đội ngũ cán
bộ công chức tại Ủy ban nhân dân phường Tân Bình, Thành phố Hải Dương
Thực tế: đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải
pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan Để qua việcnghiên cứu này nâng cao được chất lượng của đội ngũ cán bộ trong cơ quan, để
họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
7 Kết cấu của đề tài:gồm ba chương.
Chương 1 Tổng quan về Ủy ban nhân dân phường Tân Bình, Thành phốHải Dương
Chương 2: Thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ của Ủy ban nhân dânphường Tân Bình, Thành phố Hải Dương
Chương 3: Giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứccủa Ủy ban nhân dân phường Tân Bình, Thành phố Hải Dương
Trang 9B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG TÂN BÌNH – THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG.
1.1 Tổng quan về Ủy ban nhân dân phường Tân Bình – Thành phố Hải Dương.
1.1.1 Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn.
Vị trí: Ủy ban nhân dân phường Tân Bình có địa chỉ tại số 312 đường
Ngô Quyền, phường Tân Bình, Thành phố Hải Dương Vị trí của phường tiếpgiáp với phường Lê Thanh Nghị và phường Phạm Ngũ Lão ở phía Đông,phường Hải Tân ở phía Đông Nam, phía Tây giáp phường Tứ Minh, phía Namgiáp xã Thạch Khôi, và phía Bắc giáp với phường Thanh Bình và Phạm NgũLão
Nhiệm vụ, quyền hạn: Ủy ban nhân dân phường thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn quy định tại các Điều 111, 112, 113, 114, 115, 116 và 117 củaLuật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm2003; và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường về việcbảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch
đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng chống các tệ nạn xã hội, giữgìn trật tự vệ sinh sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng vàcảnh quan đô thị, quản lý dân cư đô thị trên địa bàn
Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phườngtheo quy định của Pháp luật
Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên đại bàn phường theo phâncấp ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật theoquy định của Pháp luật
Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường;lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không cógiấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩmquyền xem xét, quyết định
Trang 111.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan
Thực hiện nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ vềviệc chia tách địa giới hành chính; thành lập các phường thuộc Thành phố HảiDương Phường Tân Bình được thành lập trên cơ sở chia tách từ phường ThanhBình, với diện tích tự nhiên là 261,19ha Phường được thành lập gồm có 10 khudân cư: khu 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15, và 16; với dân số 12.393 nhân khẩu.Tới tháng 8/2010 phường nhận bàn giao từ phường Phạm Ngũ Lão 223 hộ vớitrên 700 nhân khẩu (thuộc khu Đông Ngô Quyền) theo địa giới hành chính
Thực hiện Nghị quyết số 57/QĐ-UBND ngày 05/01/2015 của Ủy bannhân dân Tỉnh Hải Dương về việc thành lập khu dân cư số 1 và khu dân cư số 5phường Tân Bình Hiện nay trên địa bàn phường có 12 khu dân cư được sắp xếptheo thứ tự liền kề từ khu 1 đến khu 12 Do tốc độ đô thị hóa nhanh, trên địa bànphường được tiếp nhận khu An Phú, khu đô thị mới Đỉnh Long và khu tái định
cư 52m vì vậy dân số tăng nhanh, tổng số dân hiện nay là 4.740 hộ, 14.705 nhânkhẩu
1.2 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan
1.2.1 Khái niệm nâng cao chất lượng cán bộ?
Nâng cao là hoạt động làm tăng thêm so với lúc trước góp phần làm cho
sự vật, hiện tượng hoàn thiện hơn, có hiệu quả cao hơn Ví dụ: nhà quản lý chongười lao động đi học thêm các lớp bồi dưỡng kỹ năng để nâng cao tay nghề,giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động
Chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thốnghay quá trình để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và các bên có liên quan
Ví dụ: giữa một tivi samsung và một tivi sony cùng giá tiền, loại nào thỏa mãnnhu cầu tiêu dùng của khách hàng cao hơn thì loại đó có chất lượng tốt hơn
Cán bộ ( theo Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 của Quốc hội ) làcông dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danhtheo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( gọi
Trang 12chung là cấp tỉnh ); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung làcấp huyện ) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Có ba loạicán bộ: cán bộ chuyên trách, cán bộ công chức, và cán bộ hợp đồng.
Nâng cao chất lượng cán bộ về cơ bản được hiểu là tăng giá trị cán bộ trêncác mặt phẩm chất đạo đức, thể chất, thể lực, năng lực thông qua các chính sáchphát triển giúp cán bộ có những năng lực, phẩm chất tốt hơn để hoàn thành tốthơn các mục tiêu của tổ chức và của chính bản thân
1.2.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức.
Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là dây chuyền của bộ máy Đảng, Nhànước, đoàn thể nhân dân, “là những người đem chính sách của Đảng, của Chínhphủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình củadân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách chođúng Như vậy, cán bộ có vị trí chủ thể của sự nghiệp cách mạng nước ta doĐảng lãnh đạo Vị trí lãnh đạo, vị trí chủ thể của cán bộ là do Đảng, Nhà nước,đoàn thể phân công, và quyền lực của cán bộ cũng như nhiệm vụ của người cán
bộ là do nhân dân giao cho Cho nên, vai trò của cán bộ rất quan trọng, nó quyếtđịnh sự thành – bại của cơ quan, tổ chức Dưới đây là một số vai trò chủ yếu củađội ngũ cán bộ:
Thứ nhất, cán bộ là người giữ vai trò quyết định trong việc thực hóa sựlãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xãhội ở cấp cơ sở Cán bộ là người đưa các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhànước tới nhân dân, giúp nhân dân hiểu được các chính sách, chủ trương Bêncạnh đó, cán bộ là người thực hiện các sự chỉ đạo, điều hành hay nói cách khác,cán bộ là tay sai đắc lực của Đảng và Nhà nước trong công việc
Thứ hai, cán bộ là người giữ vai trò quyết định trong việc quán triệt, tổchức thực hiện mọi quyết định của cấp ủy cấp trên, cấp ủy cùng cấp và mọi chủtrương, kế hoạch, sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên cũng như mọi chươngtrình, kế hoạch của chính quyền xã
Thứ ba, cán bộ là cầu nối quan trọng nhất giữa Đảng, Nhà nước với nhândân Cán bộ là dây chuyền của bộ máy Đảng, Nhà nước, và đoàn thể nhân dân
Trang 13Là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho nhân dân hiểu
rõ và thi hành Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo lại với Đảng,Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng
Thứ tư, cán bộ là người giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và thúcđẩy phong trào cách mạng của quần chúng ở cấp cơ sở Cán bộ có vị trí chủ thểcủa sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo Vị trí lãnh đạo, vị trí chủthể của cán bộ là do Đảng, Nhà nước, đoàn thể phân công, và quyền lực của cán
bộ cũng như nhiệm vụ của người cán bộ là do nhân dân giao cho
Tóm lại, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muốn thành công hay thấtbại đều do cán bộ tốt hay kém Với ý nghĩa như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng,cán bộ là lực lượng tinh túy nhất của xã hội, có vị trí vừa là tiên phong, vừa làtrung tâm của xã hội và có vai trò cực kỳ quan trọng của hệ thống chính trị
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ: qua chỉ tiêu số lượng cán bộ cơ quan
được giao để bố trí, sắp xếp cơ cấu hợp lý, phù hợp để quá trình làm việc diễn rathuận lợi
Thể lực:là sức khỏe của cán bộ, tùy vào sức khỏe của mỗi đồng chí mà bố
trí họ vào những công việc phù hợp, giúp họ trong quá trình làm việc không bịảnh hưởng, suy yếu sức khỏe
Trí lực:Trình độ chính trị biểu hiện ở sự hiểu biết về lý luận chính trị,
quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; trình độvăn hóa, chuyên môn, kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý; năng lực dự báo
và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn; tham gia xây dựng đường lối,chính sách, thuyết phục các tổ chức, nhân dân thực hiện; ý thưc tham gia đấutranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước
Phẩm chất đạo đức:Tiêu chuẩn này biểu hiện ở bản lĩnh chính trị vững
vàng trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lýtưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Kiênđịnh với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Năng lực công tác:Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao là khả năng
Trang 14làm tốt mọi công việc, đạt được chất lượng hiệu quả công việc thực tế, luônphấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước.
Đánh giá của khách hàng, người dân: là những nhận xét, đánh giá của
khách hàng, người dân về cán bộ của cơ quan trong quá trình làm việc
Tình hình phát triển kinh tế -xã hội: qua tình hình phát triển của kinh tế xã
hội đã tác động như thế nào tới chất lượng cán bộ, công chức trong cơ quan
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ.
Hệ thống các triết lý, chính sách:
Chính sách của Nhà nước: Theo Điều 4 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP
quy định chế độ tiền lương đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã nhưsau:
1 Cán bộ chuyên trách cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị địnhnày được hưởng chế độ tiền lương như sau:
a) Bí thư Đảng ủy, Bí thư Chi bộ cấp xã (nơi chưa thành lập Đảng ủy xã):
hệ số 2,0 mức lương tối thiểu;
b) Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Chi bộ cấp xã (nơi chưa thành lậpĐảng ủy cấp xã), Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân: hệ số1,9 mức lương tối thiểu;
c) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân,Thường trực Đảng ủy (nơi chưa có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng), Chủtịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc: hệ số 1,8 mức lương tối thiểu;
d) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liênhiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: hệ số 1,7mức lương tối thiểu;
đ) Các chức vụ trên nếu được tái cử, kể từ nhiệm kỳ thứ hai (từ tháng 61trở đi) được hưởng phụ cấp thêm 5% hàng tháng theo mức lương chức vụ đảmnhiệm;
e) Trường hợp công chức cấp xã được bầu giữ các chức vụ qua bầu cửquy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này nếu xếp lương theo chức vụ bầu cử
Trang 15mà thấp hơn mức lương của chức danh chuyên môn hiện hưởng thì được hưởnglương chức vụ đó và bảo lưu hệ số chênh lệch giữa mức lương chuyên môn vàmức lương chức vụ.
2 Công chức cấp xã quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này đượchưởng chế độ tiền lương như sau:
a) Công chức cấp xã tốt nghiệp đào tạo đại học trở lên phù hợp chuyênmôn của chức danh được hưởng lương theo bảng lương hành chính, ngạchchuyên viên; tốt nghiệp trung cấp phù hợp chuyên môn của chức danh đượchưởng lương theo ngạch cán sự; tốt nghiệp sơ cấp phù hợp chuyên môn củachức danh được hưởng lương theo ngạch nhân viên văn thư Được nâng lươngtheo niên hạn như đối với cán bộ, công chức ngạch tương ứng ở cấp huyện trởlên;
b) Người đang tập sự công chức cấp xã được hưởng 85% lương theo cácngạch công chức tương ứng; thời gian hưởng lương tập sự thực hiện theo quyđịnh hiện hành của Nhà nước;
c) Công chức cấp xã đang công tác chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môntheo quy định thì được hưởng: hệ số lương bằng 1,09 mức lương tối thiểu;
d) Riêng đối với trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự, hưởng theolương chức danh, nếu thấp hơn mức sinh hoạt phí hiện hưởng thì được bảo lưukhoản chênh lệch để bằng mức sinh hoạt phí hiện hưởng cho đến hết năm 2005sau đó hưởng theo lương chức danh
Bên cạnh đó, do mức lương còn thấp chi phối rất nhiều tới chất lượng độingũ cán bộ, mức lương thấp không đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống dẫn tới họlàm việc cầm chừng, không tận tâm với công việc
Chế độ đãi ngộ: theo Điều 10 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP quy định về quyền lợi của cán bộ, công chức cấp xã:
1 Được nghỉ lễ, nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng theo quy định của Bộluật Lao động Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ không hưởnglương, sau khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý và sửdụng cán bộ, công chức cấp xã;
Trang 162 Được hưởng lương và các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
công tác phí, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, thôi việc và các quy định khác;
3 Được ưu tiên trong việc xét tuyển, thi tuyển vào làm việc ở các tổ chức,
cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn;
4 Cán bộ, công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi quy định tạikhoản 2 Điều 109, các điều 111, 113, 114, 115, 116, và 117 của Bộ luật Laođộng;
5 Có quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội theo quy định của phápluật; được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiên cứukhoa học, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công
vụ được giao;
6 Có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức,
cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theoquy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những khiếunại, tố cáo và khởi kiện đó;
7 Khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được pháp luật và nhân dân bảo vệ;
8 Cán bộ, công chức hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ đượcxem xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật; bị thương trong khithi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để áp dụng chính sách chế độ tương tựnhư đối với thương binh
Thực tiễn các hoạt động quản lí cán bộ:
Trong công tác bố trí, sắp xếp, sử dụng:: hàng năm Ủy ban nhân dân
phường đều tổ chức họp Hội đồng thi đua khen thưởng để tiến hành đánh giá,phân loại cán bộ công chức Qua đây, nhận xét được những ưu, khuyết điểm vànăng lực công tác của cán bộ công chức; từ đó sắp xếp, luân chuyển, bố trí đượcđội ngũ cán bộ công tác phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng: cơ quan luôn chú trọng tới việc đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực thi công vụ đảm bảo thực hiện hiệu quảchức năng, nhiệm vụ được giao
Trong công tác đánh giá: đánh giá là một việc làm khó, rất nhạy cảm vì
Trang 17nó ảnh hưởng tới tất cả các khâu khác của công tác cán bộ Nhưng công tác nàylại có ý nghĩa rất to lớn, nó giúp cán bộ phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế vàđặc biệt là nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệuquả công tác của cán bộ.
Trong công tác đãi ngộ:cơ quan luôn thực hiện theo đúng chính sách của
Nhà nước ban hành Bên cạnh đó, đối với những cán bộ xin nghỉ phép với lý dochính đáng cơ quan luôn tạo điều kiện để họ được phép nghỉ Không những vậy,hàng năm cơ quan còn tổ chức các chuyến đi tham quan, du lịch để mọi ngườihọc hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong công việc và giao lưu với các cơ quan, đoànthể khác
Điều kiện môi trường làm việc: nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp
hóa – hiện đại hóa cho nên mọi cơ quan, đoàn thể đều được trang bị trang thiết
bị văn phòng như máy tính, máy in, máy fax, Bên cạnh những trang thiết bịcông nghệ, mỗi cán bộ trong cơ quan vẫn luôn cố gắng hết mình và giúp đỡ cácđồng nghiệp khác trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao, để mọingười cùng nhau phát triển, và đưa tổ chức ngày càng vững mạnh
Bản thân cán bộ: trong cơ quan, từ mỗi cán bộ chuyên trách cho tới mỗi
cán bộ hợp đồng họ luôn tự ý thức đối với công việc được giao phó Mỗi cán bộtrong cơ quan họ luôn có ý thức tự nâng cao, rèn luyện kinh nghiệm, tay nghềlàm việc cho bản thân bằng cách học hỏi thêm của các đồng nghiệp để đáp ứng,phục vụ cho nhu cầu của cơ quan
1.3 Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
Đối với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa: việc nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ là rất quan trọng Trong thời kỳ này, các tội phạmhoạt động rất tinh vi, tinh xảo khiến chúng ta khó nhận biết, cho nên cán bộ phải
có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm, và tiếp xúc với trang thiết bị hiện đạinhiều mới có thể phát hiện được Vì vậy cơ quan cần cử các cán bộ đi học thêmcác lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và sử dụng trang thiết bị hiện đại để hoàn thành tốtnhiệm vụ cơ quan giao cho
Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: việc nâng cao chất
Trang 18lượng cán bộ để có những chiều hướng đúng đắn giúp kinh tế địa phương pháttriển, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, có những biện pháp làmgiảm và chấm dứt các tệ nạn xã hội Khi kinh tế phát triển, đời sống được nângcao thì người dân có những nhu cầu mới như nghỉ dưỡng, du lịch, điều nàylàm cho xã hội phát triển.
Càng ngày xã hội càng phát triển, nhận thức của người dân về các chínhsách của Đảng, Nhà nước cũng nâng cao vì vậy niềm tin của mỗi người dân vàoĐảng, vào Nhà nước, vào cán bộ ngày một trung thành, tin tưởng Không nhữngvậy, cán bộ còn là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước nên mỗi ngườicán bộ luôn phải cố gắng, nỗ lực hết mình để không phụ lại sự tin tưởng củaĐảng, Nhà nước và nhân dân với mình
1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựngnhà nước pháp quyền hiện nay thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đápứng được yêu cầu và nhiệm vụ mới là yêu cầu khách quan và cấp bách hiệnnay
Như chúng ta đã biết cán bộ, công chức trong Ủy ban nhân dân phường lànhững người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo hoạch định đường lối, chủtrương, chính sách nhằm đưa địa phương phát triển trên mọi lĩnh vực đời sống
xã hội Họ là người thường xuyên phải tiếp xúc nhân dân, nắm bắt tâm tưnguyện vọng của nhân dân, hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Vì vậy đội ngũ cán
bộ, công chức của Ủy ban nhân dân phường phải là những người thực sự chuẩnmực về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kểcả đạo đức lối sống.Thực tế cho thấynhìn chung cán bộ, công chức của phường đã có sự trưởng thành về nhiều mặt.Nhiều cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ lẫn trình độ chínhtrị đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao Bên cạnh đó một số cán bộ, côngchức đã bộc lộ những yếu kém, bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ được giao, một
số khác lười học tập, ít rèn luyện, giải quyết công việc còn lúng túng, thườngdựa vào kinh nghiệm đã không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay Ngoài ra,
Trang 19không ít cán bộ, công chức có biểu hiện sa sút về phẩm chất chính trị; dao động
về mục tiêu, lí tưởng cách mạng; thoái hoá, biến chất về đạo đức, lối sống đãlàm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.Trước thực tế nêutrên, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức yêu cầu kháchquan, cấp bách hiện nay Tuy nhiên, với quan điểm xây dựng đội ngũ khôngphải là “xoá” toàn bộ để “xây” mới lại mà xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọnlọc; vì thế công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy bannhân dân phường Tân Bình là tất yếu khách quan Mặt khác, trong tình hìnhmới hiện nay, đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá;hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu thì yêu cầu nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức của cả nước nói chung, của phường Tân Bìnhnói riêng càng trở nên tất yếu, cấp bách để không chỉ lãnh đạo, chỉ đạo nhân dânthực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
mà còn lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân thực hiện nghĩa vụ quốc tế.Như vậy việcnghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có ý nghĩa vôcùng quan trọng:
Ý nghĩa lí luận: Làm sáng tỏ một số khía cạnh về phương diện lí luậntrong khi nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức hiện nay nóichung, và chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nói riêng ở Ủy ban nhân dânphường Tân Bình, Thành phố Hải Dương
Ý nghĩa thực tiễn: Việc đi sâu nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng tanắm được thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Từ việc nắm đượcthực trạng đó sẽ cung cấp những cứ liệu, khuyến nghị hữu ích cho các nhà lãnhđạo, nhà quản lí, các nhà hoạch định chính sách có kế hoạch, biện pháp khắcphục những mặt hạn chế còn tồn tại và tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạtđược nhằm hoàn thành mục tiêu chung của đất nước đó là: Xây dựng đất nướcgiàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
Trang 20CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN BÌNH,
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân Pháp luật là một
hệ thống các chế tài nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.Quản lý Nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế là nguyên tắc hiếnđịnh Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước phải dựatrên cơ sở pháp luật Điều đó có nghĩa là hệ thống hành chính nhà nước phảichấp hành luật và các quyết định của Quốc hội
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của phường TânBìnhquyết định việc quản lý hành chính phải phù hợp với nội dung và mục đíchcủa luật Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳngtrước pháp luật Nếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có những sai phạm tronghoạt động quản lý gây thiệt hại tới lợi ích hợp pháp của công dân thì phải chịutrách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công dân
Nhiều chủ trương, giải pháp lớn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức được thể chế hóa, cụ thể hóa và từng bước đi vào cuộc sống.Công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức đã có những đổi mới về nộidung, phương pháp và cách làm, mang lại một số kết quả tích cực: hệ thống cácquy định, quy chế về quản lý và phân cấp quản lý cán bộ được bổ sung, đổi mới;các khâu của công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức được thực hiệnngày càng đồng bộ; dân chủ, công khai trong công tác cán bộ được mở rộng trên
cơ sở bảo đảm nguyên tắc Ðảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lýđội ngũ cán bộ, đồng thời đề cao trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu
tổ chức trong hệ thống chính trị Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhìnchung được nâng lên cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và
Trang 21năng lực thực hiện nhiệm vụ.
2.1.2 Số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức
Ủy ban nhân dân phường được giao chỉ tiêu 24 cán bộ chuyên trách, côngchức; trong đó gồm 11 cán bộ chuyên trách, 12 cán bộ công chức và 01 cán bộhợp đồng trong chỉ tiêu biên chế Ngoài ra, cơ quan còn ký hợp đồng với 09 cán
bộ giúp việc cho các bộ phận: Quy tắc, Quân sự, Văn phòng một cửa và Văn hóathông tin Bộ máy làm việc của cơ quan gồm 11 chức danh như sau: Chủ tịch,Phó chủ tịch, Công an, Quân sự, Kế toán – tài chính, Văn phòng, Tư pháp – hộtịch, Văn hóa – thông tin, Địa chính, Lao động thương binh xã hội và Tổ quy tắcquản lý đô thị Cơ cấu bộ máy của Ủy ban nhân dân phường Tân Bình thốngnhất từ trên xuống dưới; giữa các bộ phận có mối quan hệ mật thiết, qua lại vớinhau
Theo báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức tính tới tháng 5 năm
2015 tổng số cán bộ, công chức trong biên chế của Ủy ban nhân dân phường có
24 người:
Về tuổi đời:
- Dưới 30 tuổi: 04 người
- Từ 30 tới 50 tuổi: 19 người
- Trên 50 tuổi: 01 người
Về trình độ ngoại ngữ: chủ yếu là tiếng anh
Chứng chỉ B tiếng Anh: 05 người
Chứng chỉ A tiếng Anh: 02 người
Trang 22vụ làm cho các cán bộ gặp phải một số hạn chế như không linh hoạt trong việcphối hợp làm việc với các phòng, ban khác; và không có những hiểu biết tổnghợp về mọi mặt.
Cơ cấu tổ chức của cơ quan thống nhất đã giúp cho việc giải quyết côngviệc được thuận lợi, suôn sẻ, không bị gián đoạn, không gây mất thời gian chocán bộ và người dân Bên cạnh đó, cơ cấu thống nhất còn tránh được sai sóttrong quá trình làm việc, giúp cơ quan hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
2.1.3 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức
Ủy ban nhân dân phường đã tiến hành rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ,công chức đảm bảo đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao Hiệnnay, trong tổng số 24 cán bộ chuyên trách, công chức của cơ quan được giao thì
Trang 23có tới 17 đồng chí có trình độ đại học, 04 đồng chí có trình độ cao đẳng, và 03đồng chí có trình độ trung cấp Còn trong số 09 cán bộ hợp đồng có 04 đồng chí
có trình độ đại học và 05 đồng chí có trình độ trung cấp.Xét về trình độ lý luậnchính trị: có 02 cán bộ có trình độ cao cấp;17 cán bộ, công chức có trình độtrung cấp và 05 cán bộ, công chức có trình độ sơ cấp
Ủy ban nhân dân phường thường xuyên cử các cán bộ, công chức đi học,đào tạo, bồi dưỡng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lựccông tác Từ năm 2012 đến nay, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, côngchức có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng Việc bố trí cán
bộ tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng được lãnh đạo quan tâm theo hướng thựchiện đúng đối tượng, đúng nội dung đào tạo và gắn với quy hoạch sử dụng cán
bộ Qua đây, chất lượng đội ngũ cán bộ của cơ quan đã từng bước được củng cố,
số cán bộ chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng xong khi trở về công tác cơ bản
đã phát huy được năng lực nghiệp vụ và đưa ra các phương án tham mưu, tư vấngiúp lãnh đạo để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương
Có thể thấy rằng năng lực của cán bộ, công chức ở Ủy ban nhân dânphường có sự phát triển, tăng lên về trình độ Tuy nhiên, đánh giá một cáchkhách quan thì trình độ năng lực như vậy còn chưa thực sự cao Số cán bộ, côngchức có trình độ cao đẳng trở lên còn ít; trình độ sơ cấp lí luận chính trị trởxuống còn nhiều Đặc biệt là trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ, công chứccòn quá thấp Vì thế , cần gấp rút tổ chức cho cán bộ, công chức tiếp tục học tậpnâng cao trình độ năng lực
2.1.4 Phẩm chất đạo đức
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cán bộ, công chức là công bộc của dân ”,
có bổn phận phục vụ nhân dân Vì thế, đạo đức công chức thể hiện tính dân chủtrong công vụ mà cán bộ thực hiện đối với dân Sự không thiên vị, vô tư vàtrong sáng chắc chắn sẽ làm cho người dân tin hơn vào Chính phủ, vào Nhànước và ngược lại Đạo đức cán bộ thể hiện trong những hoạt động cụ thể, hành
vi cụ thể qua công việc mà mỗi người cán bộ đảm nhận
Tuy còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng nhìn chung, đa số cán