1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển bền vững hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ Logistics

87 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 549 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUCùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, tiến bộ khoa học công nghệ vàphân công lao động xã hội sâu sắc trên phạm vi toàn cầu, khối lượng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG LOGISTICS 4

1.1 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG LOGISTICS 4

1.1.1 Phát triển bền vững 4

1.1.1.1 Từ phát triển đến phát triển bền vững 4

1.1.1.2 Nội dung của phát triển bền vững 5

1.1.2 Phát triển bền vững hệ thống Logistics 6

1.1.2.1 Các quan niệm về Logistics 6

1.1.2.2 Hệ thống Logistics 8

1.1.2.3 Phát triển bền vững hệ thống Logistics 12

1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ THỐNG LOGISTICS VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 14

1.2.1 Vai trò của hệ thống logistics đối với sự phát triển kinh tế 14

1.2.2 Mối quan hệ giữa hệ thống Logistics với phát triển bền vững 15

1.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 17

1.3.1 Các chỉ tiêu tổng hợp về phát triển bền vững 17

1.3.1.1 GDP xanh 17

1.3.1.2 Chỉ số phát triển con người 19

1.3.1.3 Chỉ số bền vững môi trường 20

1.3.2 Các chỉ tiêu về tính bền vững của các lĩnh vực 20

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG LOGISTICS 21

1.4.1 Các nhân tố khách quan 21

1.4.2 Các nhân tố chủ quan 22

Trang 2

CHƯƠNG 2:ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG

LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 24

2.1 HỘI NHẬP VÀ QUÁ TRÌNH MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRONG ASEAN VÀ WTO 24

2.1.1 Quá trình hội nhập của Việt Nam 24

2.1.1.1 Quá trình hội nhập của Việt Nam vào ASEAN 24

2.1.1.2 Quá trình hội nhập WTO của Việt Nam 25

2.1.2 Quá trình mở cửa thị trường Logistics của Việt Nam trong ASEAN và WTO 27

2.1.2.1 Trong ASEAN 27

2.1.2.2 Trong WTO 29

2.1.3 Xu hướng phát triển của ngành Logistics thế giới 30

2.2 THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 32

2.2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên 32

2.2.2 Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội thời kỳ hội nhập 33

2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 36

2.3.1 Thể chế pháp luật 36

2.3.2 Cơ sở hạ tầng Logistics 40

2.3.2.1 Hệ thống đường bộ 40

2.3.2.2 Hệ thống đường sắt 42

2.3.2.3 Hệ thống đường thủy 43

2.3.2.4 Hệ thống đường hàng không 44

2.3.2.5 Hệ thống kho bãi 45

2.3.2.6 Hệ thống công nghệ thông tin 46

2.3.3 Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics 49

2.3.4 Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics 53

2.3.5 Nguồn nhân lực Logistics 55

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 58

Trang 3

2.4.1 Những thành tựu và hạn chế của hệ thống Logistics trên địa bàn

thành phố Hà Nội 58

2.4.1.1 Thành tựu 58

2.4.1.2 Hạn chế 59

2.4.2 Những vấn đề đặt ra 61

2.4.2.1 Cơ hội phát triển hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội 61 2.4.2.2 Những thách thức đặt ra cho sự phát triển hệ thống Logistics trên địa bàn Hà Nội thời gian tới 62

CHƯƠNG 3:PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG LOGISTICS Ở NƯỚC TA TRONG ĐIỀU KIỆN MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ LOGISTIC 63

3.1 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA TOÀN NGÀNH 63

3.1.1 Mục tiêu phát triển 63

3.1.2 Phương hướng phát triển hệ thống Logistics 64

3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 67

3.2.1 Giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước 67

3.2.2 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 70

3.3 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 72

3.3.1 Thể chế pháp luật 72

3.3.2 Cơ sở hạ tầng Logistics 74

3.3.3 Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics 78

3.3.4 Đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics 80

3.3.5 Nguồn nhân lực Logistics 81

KẾT LUẬN 83

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các tuyến đường sắt có Hà Nội làm đầu mút 42 Bảng 2.3: Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành Logistics thành phố

57 Biểu đồ 2.1 Các loại hình dịch vụ Logistics mà các doanh nghiệp Việt

Nam đang cung ứng 51 Bảng 2.2 Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển trên địa bàn

thành phố Hà Nội qua các năm 2008 – 2012 52 Biểu đồ 2.1: Nhu cầu thuê ngoài dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp

Việt Nam 55

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, tiến bộ khoa học công nghệ vàphân công lao động xã hội sâu sắc trên phạm vi toàn cầu, khối lượng hàng hóa, dịch

vụ được sản xuất và cung ứng ra trên thị trường ngày càng nhiều, các quan hệ kinh

tế cũng ngày càng trở nên phong phú và phức tạp hơn Hơn nữa, sự cạnh tranh giữacác doanh nghiệp không chỉ về chất lượng hàng hóa hay giá cả mà còn cạnh tranhtrong cả hệ thống quản lý lưu thông, phân phối hàng hóa Trong quá trình đó,Logistics có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ Cùng với quá trình phát triển,Logistics đã được chuyên môn hóa và phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóngvai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

Logistics không những làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thôngsuốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi phí vận tải Nhờ đó hàng hoáđược đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời Người tiêu dùng sẽ muađược hàng hoá một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình Ngườimua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng cách gọi điện thoại, gửi fax, gửi e-mail hoặc giao dịch qua Internet… cho người bán hàng, thậm chí cho hãng sản xuấthàng hoá là có thể nhanh chóng nhận được thứ hàng cần mua, được vận chuyển đếntận nhà Có hiệu quả đó chính là nhờ ứng dụng hệ thống Logistics vào sản xuất vàlưu thông

Logistics là một ngành mới mẻ đối với Việt Nam tuy nhiên nó lại là ngànhmang lại nguồn lợi lớn cho các nước phát triển Trong những năm gần đây, cùng với

sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư,dịch vụ logistics tại Việt Nam đang có bước phát triển mạnh mẽ và là một trongnhững ngành có tiềm năng phát triển rất lớn Tỷ trọng dịch vụ logistics chiếmkhoảng 15% trong kim ngạch xuất khẩu Trong mười năm tới, kim ngạch xuất khẩucủa Việt Nam ước đạt 200 tỉ USD/năm và do đó tiềm năng phát triển dịch vụlogistics ở Việt Nam là rất lớn Gia nhập WTO, bước vào sân chơi toàn cầu, các

Trang 6

cũng sẽ có không ít những khó khăn, thách thức khi phải cạnh tranh với các doanhnghiệp nước ngoài Để cạnh tranh được, các doanh nghiệp cần phải quan tâm pháttriển hệ thống Logistics của mình để thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ Logistics.

Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâmvăn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước Theo quy hoạch, tới năm 2050, Hà Nội sẽ làThủ đô- biểu trưng của Quốc gia, một đô thị hiện đại, năng động và hiệu quả, trungtâm hành chính-chính trị Quốc gia, một trung tâm lớn của Quốc gia về văn hóa-khoa học-đào tạo-kinh tế, một trung tâm du lịch và giao dịch Quốc tế có tầm khuvực Châu Á- Thái Bình Dương Là khu trung tâm văn hóa, kinh tế của cả nước, dovậy Hà Nội cần phải có được một hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics đô thị xứng tầm

để có thể đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa, thông tin cực lớn của xã hội,phát huy được hết tiềm năng cũng như mục tiêu đặt ra của mình Chính vì vậy em

đã chọn đề tài “Phát triển bền vững hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố

Hà Nội trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ Logistics”

Nghiên cứu đề tài này giúp ta hiểu được vai trò của Logistics cũng như hệthống Logistics và tầm quan trọng của việc phát triển bền vững hệ thống Logisticstại Hà Nội, nhất là trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế nói chung và mở cửa thịtrường dịch vụ Logistics nói riêng Từ đó thấy được thực trạng phát triển hệ thốngLogistics trên địa bàn Hà Nội và có những giải pháp phát triển hoàn thiện hơn.Phạm vi nghiên cứu: hệ thống Logistics đã được ứng dụng vào hoạt động sảnxuất và đời sống, đặc biệt là trong các lĩnh vực phức tạp bao gồm nhiều quá trình,nhiều công đoạn khác nhau mà cần phải thực hiện bởi nhiều tổ chức, nhiều chủ thể

có liên quan Ngày nay, hệ thống Logistics càng có vị trí và vai trò quan trọng đốivới hoạt động sản xuất và đời sống, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khácnhau: và phát triển thành 3 nhóm riêng biệt: hệ thống Logistics trong quân sự; hệthống Logistics trong sản xuất, kinh doanh, thương mại; hệ thống Logistics trongquản lý xã hội Trong bài này, em xin nghiên cứu hệ thống Logistics trong sản xuất,kinh doanh, thương mại trên địa bàn

Trang 7

Đề tài bao gồm những nội dung chính như sau:

Chương 1: Những vấn đề chung về phát triển bền vững hệ thống Logistics Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chương 3: Phát triển bền vững hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ Logistics

Trang 8

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng

đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Khái niệm phát triểnđược sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội cho tớinhững vấn đề của đời sống hằng ngày Nhưng cách đây khoảng hơn một nửa thế kỷ,khi thế giới bước ra khỏi thế chiến thứ hai, vấn đề phát triển có một nội dung thuầntúy kinh tế Các chương trình mở mang quốc gia, các chính sách và kế hoạch kinh tế

xã hội chỉ quan tâm tới các vấn đề về đầu tư, sản xuất, công nghiệp hóa, tự túclương thực, hiện đại hóa nông nghiệp, sản xuất thay thế nhập khẩu, v.v Lúc bấy giờphát triển kinh tế đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế, không có sự phân biệt, cânnhắc hoặc so sánh giữa phẩm và lượng trong công cuộc mở mang quốc gia Cùngvới sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các nước trên thế giới thi đua công nghiệphóa, khai thác tài nguyên, tìm kiếm thị trường nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế

mà bất chấp hậu quả Với tình trạng thi đua sản xuất không giới hạn và khai thác vô

ý thức các tài nguyên đó đã làm ô nhiễm môi trường, môi sinh, làm cạn kiệt dự trữtài nguyên thiên nhiên trên thế giới Điều này đòi hỏi các quốc gia cần chủ trươngbảo vệ môi trường, tôn trọng môi sinh, quản lý hữu hiệu tài nguyên thiên nhiên,thực hiện công bằng và ổn định xã hội

Trên thực tế, mối quan hệ giữa bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tài nguyên thiênnhiên cũng là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức quốc tế từ sau đại chiến thếgiới II (UNDP, UNESCO, WHO, FAO, ICSU) Các tổ chức này đã phối hợp chặt

Trang 9

chẽ trong việc tìm hiểu diễn biến môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra chương trìnhhành động hướng các quốc gia phát triển theo mô hình bền vững Đầu thập niên 80của thế kỷ 20, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng trong chiếnlược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc

tế, Quỹ động vật hoang giã thế giới và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc đềxuất, cùng với sự trợ giúp của UNESCO và FAO Tuy nhiên khái niệm này chínhthức phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundtland (1987) TheoBrundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiệntại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầucủa chính họ” Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm bền vững trở thành kháiniệm chìa khóa giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo

gỡ bế tắc trong các vấn đề trong phát triển

1.1.1.2 Nội dung của phát triển bền vững

Nội dung của phát triển bền vững là “đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không gâytrở ngại cho đáp ứng nhu cầu mai sau” Điều đó có nghĩa là sử dụng ở mức tốithiểu, tránh lãng phí các dạng tài nguyên không tái tạo; giảm rác thải bằng cách táichế, tái sử dụng và giảm sử dụng; sử dụng bền vững các dạng tài nguyên tái tạo.Nội dung này được thể hiện ở các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị

Về mặt xã hội, bền vững có nghĩa là xã hội công bằng, cuộc sống an bình Sự

phát triển bền vững cần đề phòng tai biến, không để có người sống ngoài lề xã hộihoặc bị xã hội ruồng bỏ Xã hội không thể phát triển bền vững nếu có một tầng lớp

xã hội đứng ngoài công cuộc xây dựng và mở mang quốc gia Thế giới không cóphát triển bền vững về mặt xã hội nếu cuộc sống hoặc tính mạng của một phần nhânloại bị đe dọa vì bệnh tật, đói nghèo, thiên tai… Phát triển bền vững về mặt xã hộicòn có nghĩa con người có môi trường sống hài hòa, công bằng, tiến bộ

Về mặt kinh tế, có sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển

văn hóa, xã hội, với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên,khoa học, công nghệ Cần phân biệt phát triển với tăng trưởng Tăng trưởng chútrọng tới vật chất và số lượng, tích lũy và bành trướng trong khi phát triển quan tâm

Trang 10

tới tiềm năng, phẩm chất, phục vụ con người một cách toàn diện, về vật chất lẫntinh thần Phát triển bền vững về mặt kinh tế nghịch với gia tăng sản xuất khônggiới hạn, chinh phục thị trường bằng mọi cách, thương mại hóa bất cứ hàng hóahoặc dịch vụ nào, tìm lợi nhuận tối đa trong mọi hoàn cảnh Phát triển bền vữngkinh tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng bây giờ hay sau này của hoạt động và tăngtrưởng sản xuất lên chất lượng cuộc sống, xét xem có gì bị hư hại, bị phí phạm haykhông.

Phát triển bền vững về môi trường có nghĩa phải bảo vệ khả năng tái sinh của

hệ sinh thái, nhịp độ gia tăng sử dụng tài nguyên không có khả năng tái sinh phảitùy thuộc khả năng sáng chế tư liệu thay thế Sau cùng, mức độ ô nhiễm phải thấphơn khả năng tái tạo của môi trường, môi sinh Yêu cầu bền vững về môi trường –môi sinh buộc phải giới hạn sự tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế phải bảo vệmôi trường – môi sinh

Về phương diện chính trị, phát triển bền vững có nghĩa kết hợp và dung hòa

các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường để hệ thống tổ chức và sinh hoạt chính trịkhông có căng thẳng, xáo trộn, có thể đi tới rối loạn hoặc đổ vỡ Các định chế chínhtrị cần phải tôn trọng và bảo về công bằng, khuyến khích các đối tượng thụ hưởngđối thoại và tham gia trong tinh thần phù hợp với các nguyên tắc dân chủ tự do.Tính quan liêu và bàn giấy phải được xóa bỏ vì nó trói buộc con người, đè nén xãhội, cản trở mọi sự đổi thay, tiến bộ

Như vậy, có thể nói phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợpchặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển Đó là: phát triển kinh tế,công bằng xã hội và bảo vệ môi trường

1.1.2 Phát triển bền vững hệ thống Logistics

1.1.2.1 Các quan niệm về Logistics

Theo nhiều tài liệu ghi chép, trong lịch sử nhân loại ban đầu Logistics được sửdụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậucần Sau này thuật ngữ Logistics dần được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhaucủa đời sống kinh tế - xã hội, được lan truyền từ châu lục này sang châu lục khác, từ

Trang 11

nước này sang nước khác, hình thành nên một ngành Logistics thịnh hành toàn cầu.Cho đến nay, khái niệm về Logistics vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau tùy theo từnggóc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên có thể thấy Logistics đượchiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, Logistic là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soátmột cách hiệu quả về mặt chi phí dòng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu,bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầucủa quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn đượccác yêu cầu của khách hàng Theo quan niệm này, Logistics gắn liền cả quá trìnhđầu vào của sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và phân phối lưu thông có nghĩa làLogistics được hiểu như một quá trình có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tớikhi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng

Theo nghĩa hẹp, Logistics được hiểu như là các hoạt động dịch vụ gắn liền vớiquá trình phân phối, lưu thông hàng hóa và Logistics là hoạt động thương mại gắnvới các dịch vụ cụ thể Theo điều 233, luật Thương mại Việt Nam lần đầu tiên đưa

ra khái niệm về dịch vụ logistics: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo

đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng,vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn

khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”

Để có cái nhìn tổng quát, cần tiếp cận Logistics cả theo nghĩa rộng và nghĩahẹp đồng thời cần phải tiếp cận Logistics trên cả hai góc độ: vĩ mô và vi mô, phảicoi Logistics như là một khoa học và như là ngành dịch vụ của nền kinh tế quốcdân Trong cuốn “Logistics những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” các tácgiả có viết: “Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức vàquản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưuchuyển hàng hóa, dịch vụ… từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùngcuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiếnhành được nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng”

Trang 12

1.1.2.2 Hệ thống Logistics

Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phốilẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể Về hệ thốngLogistics do có nhiều cách tiếp cận nên có nhiều định nghĩa khác nhau Trong báocáo này, em xin trình bày hệ thống Logistics theo định nghĩa hệ thống Logisticsquốc gia (hệ thống Logistics trong nền Kinh tế Quốc dân) Hệ thống Logistics quốcgia là tổng thể khung thể chế pháp lý, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics,các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ và hệ thống cơ sở hạ tầng

a Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Logistics

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Logistics có thể coi là nhân tố nền tảng, tạo cơ sở hoạtđộng và tác động trực tiếp đến hệ thống dịch vụ Logistics Logistics là chuỗi kếthợp nhiều loại hoạt động kinh tế nhằm tối ưu hóa vị trí và tối ưu hóa quá trình chuchuyển, dự trữ hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối Dịch vụ Logistics chỉ phát triểnkhi các hoạt động ngày một đem lại hiệu quả cao hơn trên cơ sở giải quyết các bàitoán tối ưu hóa ở từng khâu đặt trong mối liên hệ đảm bảo tối ưu hóa hoạt động của

cả chuỗi Logistics Do vậy cơ sở hạ tầng được xem là những nhân tố nền tảng, tạobước phát triển dịch vụ Logistics ngay từ những bước đi ban đầu của quá trình pháttriển Cơ sở hạ tầng Logistics bao gồm cơ sở hạ tầng phần cứng và cơ sở hạ tầngphần mềm Cơ sở hạ tầng phần cứng bao gồm hệ thống hạ tầng giao thông vận tải,cảng quan nội địa, kho tàng bến bãi… Công nghệ thông tin và truyền thông là cơ sở

hạ tầng phần mềm có vai trò quyết định trong cạnh tranh trong ngành Logistics

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng phục vụ cho việccung cấp các dịch vụ Logistics Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải bao gồm cơ sở

hạ tầng vận tải đường biển, đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa và đườnghàng không

Cảng thông quan nội địa (Inland Clearance Depot – ICD) còn gọi là cảng nộiđịa, cảng cạn là một trong những cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng của hệ thốngLogistics, là cơ sở vật chất quan trọng trong phát huy ưu thế cho hoạt độngLogistics Thông thường, cảng thông quan nội địa được đặt ở vị trí cách xa cảng

Trang 13

biển, sâu trong đất liền thực hiện các chức năng cơ bản như: làm thủ tục hải quan,đầu mối chuyển tiếp các container sang các phương tiện vận tải khác, gom hàng,hoàn tất thủ tục chờ xuất cảng Hệ thống ICD phát triển giải quyết cơ bản tình trạngtắc nghẽn của khu vực cảng biển, góp phần đảm bảo rút ngắn thời gian giao hàng,phát huy lợi thế và tạo mối liên kết giữa các phương thức vận tải, hỗ trợ đắc lực chophát triển dịch vụ Logistics.

Trong quá trình phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, công nghệ thông tin

và truyền thông cũng giữ vai trò quan trọng và là một trong những tiêu chí địnhhướng đối với phát triển các ngành kinh tế Công nghệ thông tin và truyền thôngphát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa đã và đang tạo ra những cơ hội đột phá toàndiện cho phát triển kinh tế, đảm bảo kết nối thông tin thông suốt giữa các nền kinh

tế trên phạm vi toàn cầu Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển cho phépgiảm thiểu thời gian và chi phí giao dịch, chuyển tải nhanh chóng thông tin, thu hẹpkhoảng cách trong kinh doanh dịch vụ Logistics ngay trong một quốc gia, một khuvực kinh tế cũng như giữa các quốc gia trong mạng lưới Logistics toàn cầu Cơ sở

hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm: hệ thống máy tính, thiết bịtruyền thông và các dịch vụ đi kèm, điện thoại, mạng tế bào, truyền thông vệ tinh,phương tiện quảng bá và những dạng truyền thông khác Đây được coi là nhân tốsống còn của hệ thống Logistics, một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp

b.Thể chế chính sách pháp luật

Hoạt động của hệ thống dịch vụ Logistics diễn ra mang tính toàn cầu nên hoạtđộng của hệ thống dịch vụ Logistics của quốc gia phải chịu sự ràng buộc trong cácmối quan hệ phức tạp đan xen và sự điều chỉnh không những của pháp luật quốc gia

mà còn của cả pháp luật quốc tế Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tất yếu dẫn đếnhoạt động Logistics của quốc gia phải tiếp cận và tham gia vào chuỗi Logistics toàncầu Do vậy môi trường pháp lý của Việt Nam đối với loại dịch vụ này chịu nhiềutác động của các quy định pháp luật, tập quán và thông lệ quốc tế Các nguồn luật,tập quán và thông lệ quốc tế ảnh hưởng tới sự phát triển thị trường dịch vụ này rất

Trang 14

đa dạng Các quy định thuộc pháp luật quốc tế như công ước quốc tế và hiệp địnhquốc tế liên quan đến dịch vụ Logistics là căn cứ pháp lý mang tính nền tảng trongviệc điều chỉnh dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập, đồng thời,các tập quán thương mại quốc tế cũng là nguồn quy định quan trọng chi phối việccung ứng dịch vụ này: Công ước quốc tế về vận tải đường biển (Gencon), Công ước

về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), Quy tắc thực hành thư tín dụngchứng từ UCP 600, Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterm 2010) … Các cam kếtquốc tế trong các Hiệp định song phương và khu vực, trong WTO của Việt Nam về

mở cửa thị trường dịch vụ Logistics

Các quyết định, quy hoạch, chiến lược, chính sách phát triển và quy định củapháp luật trong nước liên quan đến dịch vụ Logistics trên cơ sở phù hợp với luậtpháp, tập quán và thông lệ quốc tế Các đạo luật liên quan đến dịch vụ Logistics nhưLuật Thương mại 2005, Luật Giao dịch điện tử từ ngày 9/12/2005, Luật Hải quan

2006 và một số đạo luật quan trọng khác điều chỉnh các hoạt động giao thông vậntải như Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (2006), Luật Hàng hải (2005)… cùnghàng loạt các văn bản dưới luật khác Hệ thống thể chế, chính sách của một quốcgia tác động rất lớn đến độ mở của nền kinh tế Khi một nền kinh tế có độ mở lớn,hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như không ít tháchthức cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung ứng, kinh doanh dịch

vụ Logistics nói riêng

Như vậy, hệ thống luật pháp quốc gia và quốc tế sẽ tạo môi trường, hành langcho dịch vụ Logistics hoạt động, phát triển và hội nhập theo một trật tự kỷ cươngnhất định phù hợp với luật pháp quốc gia và quốc tế

c.Nguồn nhân lực ngành dịch vụ Logistics

Nguồn nhân lực khu vực dịch vụ Logistics là nguồn nhân lực làm việc trongtất cả các công ty hoặc doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ Logistics Cũng như cáclĩnh vực khác, nguồn lực con người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngànhdịch vụ Logistics Con người không chỉ quyết định hiệu quả của việc khai thác, sửdụng các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực khác hiện có mà còn góp phần quan

Trang 15

trọng vào sự phát triển bền vững trong tương lai Nguồn nhân lực với số lượng hợp

lý, chất lượng cao giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng trong Logistics,giảm thiểu chi phí cho hệ thống Logistics, tối ưu hóa dịch vụ Logistics

Ở Việt Nam, nguồn nhân lực trong dịch vụ Logistics nằm trong hàng loạt cácnhóm doanh nghiệp khác nhau như: các công ty vận tải đường biển, bộ, sắt, thủy vàhàng không; các công ty xếp dỡ, cung ứng dịch vụ kho bãi; các công ty giao nhận;các công ty cho thuê mua container; các công ty cung ứng dịch vụ kiểm tra và phântích kỹ thuật; các công ty kinh doanh dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phátnhanh… chứ không chỉ nằm riêng trong khối công ty vận tải giao nhận Nguồnnhân lực trong ngành Logistics cũng được chia thành 3 cấp độ: đội ngũ cán bộ quản

lý, đội ngũ nhan viên văn phòng, đội ngũ công nhân lao động trực tiếp tại các công

ty vận tải, kho bãi, nhà xưởng

Nguồn nhân lực của khu vực dịch vụ Logistics tại Việt Nam được đào tạo từnhiều nguồn khác nhau, trong đó ở cấp bậc đại học, các trường đào tạo chuyênngành hoặc sát chuyên ngành Logistics kể đến như trường Đại học Giao thông TP

Hồ Chí Minh, Đại học Hàng hải, Đại học Ngoại thương, Đại học Giao thông vận tải

Hà Nội Ngoài ra còn một số nhân lực tốt nghiệp từ các ngành đào tạo khác của cáctrường trong khối kinh tế

d.Các doanh nghiệp cung ứng và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics

Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics là doanh nghiệp cung cấp các dịch

vụ về vận chuyển, giao nhận, kho hàng, hải quan, tư vấn khách hàng và các dịch vụkhác liên quan đến hàng hóa nhằm đảm bảo quá trình phân phối, lưu chuyển hànghóa một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của khách hàng Doanh nghiệp có thể cungcấp một chuỗi các dịch vụ trên hoặc một số dịch vụ trong chuỗi dịch vụ trên Ở ViệtNam, các doanh nghiệp Logistics chủ yếu cung cấp một số dịch vụ trong chuỗi dịch

vụ Logistics

Có nhiều cách phân loại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics Theotính chất hoạt động, có thể chia thành doanh nghiệp Logistics thuần túy và khôngthuần túy Doanh nghiệp kinh doanh Logistics thuần túy chuyên cung cấp các dịch

Trang 16

vụ trong chuỗi dịch vụ Logistics Đây là hoạt động kinh doanh chính của doanhnghiệp Doanh nghiệp Logistics không thuần túy kinh doanh nhiều loại hàng hóa,dịch vụ trong đó có dịch vụ Logistics hoặc doanh nghiệp tự thực hiện các hoạt độngLogistics của mình.

Theo tính chuyên môn hóa của các doanh nghiệp Logistics, người ta chiathành: các công ty cung cấp dịch vụ vận tải (đơn phương thức và đa phương thức),các công ty cung cấp dịch vụ phân phối (cung cấp dịch vụ kho bãi và dịch vụ phânphối), các công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa (giao nhận gom hàng lẻ, đóng gói vậnchuyển, khai thuê hải quan), các công ty cung cấp dịch vụ Logistics chuyên ngành(công ty công nghệ thông tin, công ty viễn thông, công ty cung cấp giải pháp tàichính, bảo hiểm…)

Theo khả năng tài chính của các công ty cung cấp dịch vụ Logistics có thểchia thành: các công ty sở hữu tài sản và các công ty không sở hữu tài sản Các công

ty sở hữu tài sản thực sự có riêng đội vận tải, nhà kho… và sử dụng chúng để quảntất cả hay một phần các hoạt động Logistics cho khách hàng của mình Các công tyLogistics không sở hữu tài sản thì hoạt động như một người hợp nhất các dịch vụLogictics và phần lớn các dịch vụ là đi thuê ngoài Họ có thể phải đi thuê phươngtiện vận tải, nhà kho, bến bãi…

Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics: với những lợi ích to lớn của các dịch

vụ Logistics, ngày nay các doanh nghiệp sử dụng ngày càng nhiều các dịch vụ trongchuỗi dịch vụ Logistics Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics có thể thuêngoài, thuê các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ Logistics hoặc tự thực hiệncác hoạt động Logistics của mình trong điều kiện sở hữu các phương tiện vận tải,nhà xưởng, thiết bị và các nguồn lực con người để thực hiện các hoạt độngLogistics

Trang 17

khẩu của Việt Nam có thể đạt mức 200 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử dụng Logisticslại càng lớn Hệ thống Logistics đảm bảo cho việc sử dụng và phát triển các dịch vụLogistics một cách có hiệu quả không chỉ ở hiện tại mà còn đảm bảo cho sự pháttriển trong tương Do đó, cần phải phát triển bền vững các yếu tố trong hệ thốngLogistics, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Quy hoạch dài hạn kết cấu hạ tầng giao thông, các điểm thông quan, cảngbiển, sân bay, kho bãi … mang tính tổng thể toàn quốc, có tính đến sự kết nối vớikhu vực và quốc tế chứ không phải là cục bộ địa phương, mạnh ai lấy làm, xin chotùy tiện Phát triển công nghệ cho ngành, chủ yếu là công nghệ thông tin như các hệthống IT, phần mềm TMS, WMS,… Các hệ thống này sẽ giúp doanh nghiệp giảmchi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hành lang, khung pháp lý, các Hiệphội về Logistics tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành có địnhhướng và nền tảng pháp lý ổn định để phát triển Chính sách là bộ phận năng độngnhất, có độ nhạy cảm cao trước sự biến động, xu hướng phát triển dịch vụ Logisticstrong khu vực và trên thế giới theo hướng chấp nhận cạnh tranh quốc tế, phù hợpvới nhu cầu hội nhập Thực tế nhiều nước đã chứng minh sự thành cong trong pháttriển dịch vụ Logistics đều bắt nguồn từ việc lựa chọn, ban hành, sử dụng và hoànthiện hệ thống chính sách thích hợp như: chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầnggiao thông vận tải, chính sách phát triển hệ thống công nghệ thông tin và truyềnthông quốc gia…

Tập trung, ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phục vụcho ngành Logistics Việc đào tạo cần được tiến hành ở cả ba cấp độ đối với cán bộhoạch định chính sách, cán bộ quản lý và cán bộ làm nghiệp vụ cụ thể Mở cácchuyên ngành đáo tạo Logistics trong các trường đại học, cao đẳng, mở các Trungtâm/Viện đào tạo Logistics đào tạo các kiến thức về Logistics một cách bài bản.Bên cạnh đào tạo kiến thức chuyên môn, cần chú trọng đào tại ngoại ngữ (đặc biệt

là tiếng anh) và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin Tìm liếm các nguồn tài trợtrong, ngoài nước cho các chương trình đào tạo ngắn hạn

Trang 18

Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics để tồn tại và phát triểnđược trong môi trường cạnh tranh khốc liệt cần phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất

kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động dịch vụ Logistics Doanhnghiệp cần hiểu rõ, nhận thức đúng về quy trình cung cấp các dịch vụ Logistics; đầu

tư cơ sở vật chất, nâng cấp và mở rộng hệ thống kho bãi, các trang thiết bị và dịch

vụ hỗ trợ khác; đào tạo hệ thống nguồn nhân lực có kinh nghiệm và được trang bịđầy đủ kiến thức chuyên môn am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế Đặc biệtứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp…

Đối với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics cần có những kế hoạch

cụ thể phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình: tự thực hiện hoạt độngLogistics hoặc đi thuê ngoài

1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ THỐNG LOGISTICS VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.2.1 Vai trò của hệ thống logistics đối với sự phát triển kinh tế

Hệ thống Logistics là các nhân tố đảm bảo cho hoạt động Logistics có thể diễn

ra Do vậy vai trò của hệ thống Logistics cũng như vai trò của Logistics đối với sựphát triển kinh tế xã hội ngày càng quan trọng nhất là trong điều kiện mở cửa hộinhập, thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, hệ thống Logistics là công cụ hữu hiệu để liên kết các hoạt động của

các mắt xích khác nhau trong chuỗi giá trị toàn cấu như cung cấp, sản xuất , lưuthông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế Logistics giúp cácquốc gia có điều kiện thuận lợi để lựa chọn phương án tham gia vào chuỗi giá trịtoàn cầu Quốc gia giàu, các tập đoàn xuyên quốc gia có thể dễ dàng trong việc giữlại những khâu, những mắt xích trong chuỗi có giá trị gia tăng cao nhất, như thiết

kế, phân phối, tiếp thị…, còn các khâu khác có giá trị gia tăng thấp thì đẩy ra bênngoài cho các quốc gia nghèo, đang phát triển Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để cácnước này tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ hai, hệ thống Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn

bán quốc tế Sự lưu chuyển hàng hóa trở nên thuận lợi, thông suốt và giảm chi phí

Trang 19

sẽ làm cho các lợi thế của các quốc gia được tiếp cận một cách dễ dàng Nhờ đó thịtrường buôn bán giữa các nước trở nên sinh động, đa dạng, phong phú hơn.

Thứ ba, hệ thống Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu

trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu tới sảnphẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng Các doanh nghiệp ngày càng quantâm tới các vấn đề về chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển, về hàng tồn kho…Cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được đặt lênhàng đầu Hệ thống Logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này

Thứ tư, hệ thống Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong

hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà quản trị doanh nghiệp phải giải quyết nhiều bàitoán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổsung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm kho bãi chứathành phẩm, bán thành phẩm Để giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu quảkhông thể thiếu vai trò của hệ thống Logistics vì nó cho phép nhà quản lý kiểm soát

và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên

Thứ năm, hệ thống Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu

tố đúng thời gian, đúng địa điểm Quá trình toàn cầu hóa làm cho hàng hóa và sựvận động của chúng phong phú và phức tạp hơn nhiều đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ,đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải và giao nhận Đồng thời doanh nghiệpphải làm sao để lượng hàng tồn kho là nhỏ nhất Kết quả là hoạt động lưu thông nóichung và hoạt động Logistics nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc,kịp thời đồng thời phải đảm bảo lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu Hệ thốngLogistics giúp cho quá trình này hiệu quả hơn

1.2.2 Mối quan hệ giữa hệ thống Logistics với phát triển bền vững

Hệ thống Logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

xã hội Hệ thống Logistics tạo điều kiện cho sự phát triển không chỉ của ngànhLogistics mà còn cho các ngành kinh tế khác Bởi Logistics liên kết các hoạt độngcủa các mắt xích khác nhau trong chuỗi giá trị toàn cầu Logistics phát triển đáp ứngquá trình giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa toàn cầu, góp phần quan trọng vào sự

Trang 20

tăng trưởng kinh tế, bố trí hợp lý nguồn tài nguyên và tự do lựa chọn ngành hàng,tăng sức liên kết trong sản xuất và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh củasản phẩm trên thị trường Để làm tốt điều đó, cần có một hệ thống Logistics hoànthiện đáp ứng tốt việc thực hiện các hoạt động Logistics

Bên cạnh đó, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta được khẳng định làphát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến

bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường Trước đây, để phát triển kinh tế conngười bất chấp tất cả để đạt được sự tăng trưởng cao Hậu quả của sự bất chấp đó làcác vấn đề về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,đói nghèo… ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của nhân loại Điều này khôngnhững đòi hỏi cần có các biện pháp khắc phục mà còn cần có các chính sách pháttriển để ngăn chặn, giảm thiểu các vấn đề tiêu cựa này xảy ra Khi đó, phát triển bềnvững được các quốc gia coi là mục tiêu của phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Bên cạnh đó, nguồn lực để phát triển là hữu hạn, nên cần phải sử dụng một cáchhợp lý, có hiệu quả để phục vụ cho cả hiện tại và trong tương lai Có thể thấy, pháttriển bền vững là một tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội

Phát triển hệ thống Logistics theo hướng bền vững đảm bảo cho một hệ thốngLogistics hài hòa về cả ba mặt kinh tế - xã hội – môi trường, đáp ứng được nhu cầuhiện tại nhưng không gây trở ngại cho sự phát triển trong tương lai – mô hìnhLogistics xanh Mô hình này liên quan tới việc giảm những tác động tiêu cực tớimôi trường của hoạt động cung ứng hàng hóa Logistics xanh đảm bảo cho nhữngquyết định của hôm nay không ảnh hưởng tới các thế hệ tương lai Chuỗi cung ứngxanh nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của hệ thống cung ứng, quản trịLogistics nhằm loại bỏ những gì không cần thiết trong quá trình chu chuyển vàđóng gói hàng hóa Qua đó sẽ làm giảm chi phí Logistics Mục tiêu chính cuối cùngcủa việc phát triển bền vững hệ thống Logistics là để phối hợp các hoạt động nàytrong một cách thức nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng với chi phí tối thiểu màtrong đó có mối quan hệ mật thiết đến môi trường, kinh tế, xã hội Mà về mặt môitrường là sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, tai nạn… Về mặt xã hội

Trang 21

là sự an toàn, sức khỏe, công bằng xã hội Logistics còn ảnh hưởng đến sự tăngtrưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh quốc gia, hiệu suất vận tải, tạo việc làm… Nhưvậy phát triển bền vững hệ thống Logistics đồng nghĩa với việc giúp cho phát triểnbền vững về cả ba mặt kinh tế - xã hội – môi trường.

Ngược lại nếu chỉ quan tâm đến việc phát triển hệ thống Logistics, mà khôngcần biết nó có bền vững hay không, thì có thể sẽ có tác dụng ngược lại Đầu tư chophát triển hệ thống Logistics mà bất chấp tất cả, không quan tâm đến môi trường thếnào, xã hội ra sao thì đó không phải là kết quả mà con người mong muốn Bởi lẽmôi trường bị ô nhiễm, phá hủy, sức khỏe của con người không được đảm bảo thìkhông còn ý nghĩa gì cả Nếu không quan tâm đến tính bền vững, thì thế hệ mai saubiết lấy gì để phát triển nữa, khi mà hệ thống Logistics đã lại trở nên lạc hậu vàkhông còn phù hợp Như vậy là phát triển không có tầm nhìn chiến lược, sẽ ảnhhưởng tiêu cực tới kinh tế - xã hội – môi trường trong hiện tại và tương lại

Như vậy hệ thống Logistics được coi như công cụ để phát triển kinh tế xã hội,còn phát triển bền vững chính là mục tiêu của sự phát triển đó Hệ thống Logisticsgiúp con người sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) một cách tối ưu,

để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bản thân và xã hội một cách tốt nhất.Hai khía cạnh này hỗ trợ lẫn nhau tạo ra một nền kinh tế xã hội phát triển toàn diệnhơn Hệ thống Logistics cũng là những nguồn lực hữu hạn Để phục vụ cho nềnkinh tế xã hội có thể phát triển một cách bền vững nhất là trong ngành Logistics thì

hệ thống Logistics cũng cần phát triển theo hướng bền vững Có nghĩa là hệ thống

đó phục vụ được nhu cầu ở hiện tại mà không ảnh hưởng tới sự phát triển trongtương lai Như vậy, phát triển bền vững hệ thống Logistics cũng là một tất yếu,khách quan

1.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.3.1 Các chỉ tiêu tổng hợp về phát triển bền vững

1.3.1.1 GDP xanh

Chỉ số GDP hiện nay không phản ánh quá trình giàu lên hay nghèo đi về tàinguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường của một quốc gia Để khắc phục sự thiếu

Trang 22

hụt đó, khái niệm “GDP xanh” ra đời GDP xanh là chỉ số được tính bằng cách lấychỉ số GDP truyền thống trừ đi các chỉ số về cạn kiệt tài nguyên và thiệt hại do ônhiễm môi trường Như vậy chỉ tiêu GDP xanh sẽ phản ánh được thực chất pháttriển kinh tế của một đất nước trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Việc xác định chỉ tiêu GDP xanh chính là “hạch toán chi phí môi trường” haycòn gọi là “hạch toán xanh” Thực chất đây là việc tính đúng, tính đủ các chi phíliên quan tới hoạt động bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm ở cấp độ doanhnghiệp hay trong tài khoản quốc gia Trước kia, trong sản xuất truyền thống chỉ baogồm các yếu tố vốn, lao động, công nghệ, thì hiện nay cần bổ sung thêm môi trườngnhư một yếu tố đầu vào của quấ trình sản xuất

Phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh trong Hệ thống Hạch toán Kinh tế vàMôi trường Tổng hợp (SEEA): mô hình SEEA mở rộng và bổ sung các tài khoảnnguồn lực tự nhiên theo luồng và khối với các tài khoản sản xuất và tài sản Theo

đó, đẳng thức nguồn và sử dụng được điều chỉnh bằng việc dựa vào đó đại lượng

IC vừa là chi phí môi trường đồng thời cũng chính là sự tổn thất và sự xuống cấpmôi trường do hoạt động kinh tế gây ra Hạch toán gộp môi trường vào các tàikhoản kinh tế tương ứng với hệ thống SEEA được biểu thị qua đẳng thức về nguồn– sử dụng như sau:

O + M = (IC + Ecc) + C + (CF – ECt) + X

Trong đó:

O – giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra

M – nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

IC – tiêu dùng trung gian

Ecc – chi phí môi trường

C – tiêu dùng cuối cùng

CF – tổng tích lũy tài sản

ECt – giá trị tổn thất và xuống cấp tài nguyên môi trường

X – xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

Trang 23

Hạch toán GDP trong SEEA hay GDP xanh đã thể hiện khá đầy đủ nhữngchi phí liên quan tới bảo vệ môi trường cũng như phản ánh sự xuống cấp, suythoái nguồn tài nguyên thiên nhiên do các hoạt động kinh tế - đời sống của conngười gây ra.

1.3.1.2 Chỉ số phát triển con người

Chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI) là thước đotổng hợp về sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay vùng lãnh thổ trên cácphương diện thu nhập, tri thức và sức khỏe của con người HDI là một thước đotổng quát về phát triển con người Nó đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo

ba tiêu chí: Sức khỏe một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh được đo bằng tuổi thọtrung bình; tri thức được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học cáccấp giáo dục; thu nhập đo bằng GDP bình quân đầu người

Tính HDI: Để tính được chỉ số này, cần phải tính toán các chỉ số về tuổi thọ,

giáo dục và GDP bình quân đầu người

Chỉ số giáo dục = 2/3 chỉ số biết chữ ở người lớn + 1/3 chỉ số tổng tỉ lệ đi học

Chỉ số GDP bình quân đầu người

Khi đã tính được các chỉ số trên, ta tính chỉ số HDI như sau:

HDI = 1/3(chỉ số tuổi thọ) + 1/3(chỉ số giáo dục) + 1/3(chỉ số GDP)

Trang 24

1.3.1.3 Chỉ số bền vững môi trường

Chỉ số bền vững môi trường (Enviromental Sustainable Index – ESI) là mộtchỉ số tổng hợp được tính toán dựa trên các chỉ thị chọn lọc đặc trưng cho tính bềnvững về mặt môi trường Chỉ số ESI là một thước đo của sự tiến bộ tổng thể pháttriển theo hướng bền vững về môi trường

Giá trị của chỉ số ESI dao động trong khoảng 0 – 100 Giá trị này càng cao,tính bền vững môi trường càng cao Vì vậy, chỉ số ESI có ý nghĩa trong việc địnhlượng hóa sự bền vững của môi trường Việc đánh giá mức độ bền vững thông quamột con số tính toán rõ ràng và có cơ sở khoa học sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, các

cơ quan hoạch định chính sách, các chuyên gia môi trường và toàn thể công chúng

có một cái nhìn trực quan và chính xác về hiện trạng cũng như xu thế diễn biến củamôi trường trong tương lai

Các chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường để tính toán nên chỉ sô ESIbao gồm chất lượng không khí, đa dạng sinh học,đất, chất lượng và trữ lượng nước,

áp lực dân số… Do vậy, khi lựa chọn các chỉ thị bền vững môi trường phù hợp và

áp dụng phương pháp tích hợp hiệu quả, khoa học thì chỉ số ESI sẽ trở thành mộtchỉ số chuẩn mà có thể dễ dàng sử dụng để đánh giá môi trường và hoạch địnhchính sách tối ưu

1.3.2 Các chỉ tiêu về tính bền vững của các lĩnh vực

8 chỉ tiêu về kinh tế bao gồm: hiệu quả sử dụng vốn; năng suất lao động; tỷtrọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung;chỉ số giá tiêu dùng; cán cân vãng lai; bội chi ngân sách Nhà nước; Nợ của Chínhphủ và nợ nước ngoài

10 chỉ tiêu về xã hội bao gồm: tỷ lệ nghèo; tỷ lệ thất nghiệp; tỷ lệ lao độngđang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo; hệ số bình đẳng trong phân phối thunhập; số bác sĩ bình quân trên 1 vạn người dân; số sinh viên trên 1 vạn dân; số thuêbao internet trên 100 dân; tỷ lệ người dân được mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm thấtnghiệp; số người chết do tai nạn giao thông trên 100.000 dân; tỷ lệ số xã được côngnhận đạt tiêu chí nông thôn mới

Trang 25

8 chỉ tiêu về tài nguyên-môi trường là: mức giảm tiêu hao năng lượng để sảnxuất ra một đơn vị GDP; tỷ lệ che phủ rừng; tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạngsinh học; diện tích đất bị thoái hóa; mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt; tỷ lệngày có nồng độ chất thải độc thải vượt quy định cho phép; tỷ lệ các khu đô thị, khucông nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêuchuẩn quốc gia tương ứng; tỷ lệ chất thải rắn thu gom , đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật quốc gia.

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG LOGISTICS

1.4.1 Các nhân tố khách quan

Các biến động về kinh tế như toàn cầu hóa kinh tế, khủng hoảng hay tăngtrưởng kinh tế toàn cầu, gia tăng thương mại quốc tế, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài,thành lập và gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, OPEC… có ảnhhưởng trực tiếp tới sự phát triển bền vững của một quốc gia trên các lĩnh vực trong

đó có hệ thống Logistics

Về công nghệ: bùng nổ công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển hạ tầng

viễn thông toàn cầu, phát triển internet, các vệ tinh liên lạc, điện thoại Nhờ cónhững thành tựu của công nghệ tin học và viễn thông, mà quan hệ giữa các khu vựctrên thế giới ngày càng gần gũi tạo nên một nền văn minh toàn cầu Cùng với sựphát triển của khoa học công nghệ, các nguồn tài nguyên được khai thác, sử dụngmột cách hợp lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường môi sinh, góp phần phát triển bềnvững kinh tế xã hội

Về văn hóa xã hội: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là động

lực của sự phát triển Trong nền kinh tế, một mặt văn hóa dựa vào chuẩn mực của

nó là chân, thiện, mỹ để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng pháthuy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất hàng hóa với số lượngngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu không ngừng tănglên của xã hội Mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống,của đạo lý, dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái hàng hóa, sùng bái tiền tệ Vì sự

Trang 26

phát triển bền vững, văn hóa phê phán lối sống thực dụng, chụp giật, chạy theo hammuốn quá mức của “xã hội tiêu thụ”, dẫn đến chỗ làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễmmôi trường sinh thái Như vậy, văn hóa đã góp phần quan trọng vào vấn đề bảo vệmôi trường và sự phát triển bền vững.

Về môi trường: biến đổi khí hậu toàn (mực nước biển dâng, nhiệt độ trái đất

tăng, gia tăng lũ lụt, hạn hán, và các tai biến tự nhiên khác như: trượt lở, lũ quyet, lũbùn đá, động đất, sóng thần ,), gia tăng ô nhiễm môi trường Biến đổi khí hậu toàncầu đang là thách thức lớn nhất với nhân loại trên trái đất, đe dọa trực tiếp môitrường sống của con người, đặc biệt trong phạm vi hệ thống các đô thị, các khucông nghiệp và các khu dân cư, kinh tế trên trái đất Những điều này tác động mạnh

mẽ tới sự phát triển bền vững của nhân loại

Con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bền vững của mộtquốc gia Trong một thời gian dài quan điểm truyền thống coi nguồn lực tự nhiên làlợi thế hàng đầu, nguồn lực vật chất là động lực của tăng trưởng và phát triển Điều

đó tạo ra xu hướng tập trung đầu tư vào nguồn lực vật chất và khai thác các nguồntài nguyên thiên nhiên, ngược lại việc đầu tư phát triển nguồn lực con người cũng

Trang 27

như lợi ích từ việc đầu tư đó bị xem nhẹ Người ta coi tài nguyên thiên nhiên là củatrời cho và vô tận, do đó chúng thường bị sử dụng hết sức lãng phí, mức khai thácthường vượt quá mức có thể phục hồi dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môitrường sống của con người và sinh vật Đó là quá trình phát triển không bền vững

mà kết quả cuối cùng lại thường hay phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên của nó.Khi lợi thế trước mắt từ việc đầu tư vào khai thác các nguồn lực tự nhiên dầnmất đi thì lợi thế lâu dài từ việc đầu tư vào nguồn lực con người cũng lộ rõ Đặc biệtkhi cuộc cách mạng khoa học,công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, khi mà nền kinh tếthế giới đã và đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, nguồn lực con người, nguồnlực trí tuệ càng được thừa nhận vai trò trung tâm trong quá trình phát triến Nguồnlực con người xem xét chủ yếu dưới góc độ là lực lượng lao động cơ bản của xã hội,

cả trong hiện tại và tương lai Nó chủ yếu cần được quan tâm về mặt chất lượng conngười bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chấttức là toàn bộ năng lực sáng tạo, năng lực hoạt động thực tiễn của con người Vaitrò của người lao động được V.I.Lênin nhấn mạnh là lực lượng sản xuất hàng đầucủa nhân loại Con người là chủ thể khai thác, sử dụng các nguồn lực khác, chỉ khikết hợp với con người, các nguồn lực khác mới phát huy tác dụng Mặt khác, conngười lại là khách thể, là đối tượng khai thác các năng lực thể chất và trí tuệ cho

sự phát triển Vậy con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của các quá trìnhkinh tế-xã hội, là nguồn lực của mọi nguồn lực Đầu tư cho phát triển nguồn lựccon người mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được việc khai thác sử dụngcác nguồn lực khác

Trang 28

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 HỘI NHẬP VÀ QUÁ TRÌNH MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRONG ASEAN VÀ WTO

2.1.1 Quá trình hội nhập của Việt Nam

2.1.1.1 Quá trình hội nhập của Việt Nam vào ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations –ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc giatrong khu vực Đông Nam Á ASEAN có diện tích hơn 4,5 triệu km² với dân số tớinay là hơn 600 triệu người (năm 2012) bao gồm 10 quốc gia: Indonesia, Malaysia,Philippines, Thái Lan, Singapore, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia.Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đang đứng hàngđầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như: cao su, thiếc, dầu thực vật,

gỗ, gạo, dứa… Công nghiệp của ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệttrong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng Những sảnphẩm này được xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập một cách nhanhchóng vào các thị trường thế giới Với tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao trongnhững năm gần đây (năm 2012 là 5,2%), ASEAN đến nay vẫn là điểm sáng củakinh tế thế giới và được coi là tổ chức khu vực thành công nhất của các nước đangphát triển

Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thực sự bắt đầu cùng với sự nghiệp đổimới được Đại hội Đảng lần thứ 6 khởi xướng Đây là quá trình từng bước tiến hành

tự do hóa các hoạt động kinh tế, mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức kinh

tế khu vực và thế giới Quá trình hội nhập ASEAN của Việt Nam đã khởi động từnăm 1992 khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á(TAC) và trở thành quan sát viên của ASEAN Vượt qua nhiều khó khăn và trở ngạivới sự giúp đỡ của nhiều nước, ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức trở thành

Trang 29

thành viên của ASEAN Gia nhập ASEAN giúp Việt Nam tăng cường quan hệ hữunghị và hợp tác với các quốc gia thành viên, thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định vàhợp tác khu vực, duy trì môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư, tạo điềukiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập, phát triển thuận lợi, nâng cao khả năngcạnh tranh, góp phần hỗ trợ thúc đẩy quá trình cải cách và công cuộc đổi mới.Thông qua hợp tác ASEAN thúc đẩy thêm quan hệ song phương và đa phương củaViệt Nam với các đối tác trong và ngoài khu vực.

Sau 17 năm tham gia ASEAN (1995 – 2012), mối quan hệ hợp tác khu vựcgiữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắctới đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế củaViệt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới Đối với Việt Nam, ASEANluôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâurộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực choviệc cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinhdoanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở tiền đề giúp ViệtNam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương Sau khi hoànthành xuất sắc nhiệm vụ chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2012, Việt Nam đãtích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực hiện Cộng đồng ASEAN vàonăm 2015 Đến nay ASEAN là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của ViệtNam (sau EU và Hoa Kỳ) Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN năm

1995 là 1,1 tỷ USD; năm 1996 là 1,136 tỷ USD; sau hơn 15 năm con số này đạt13,59 tỷ USD vào năm 2011; năm 2012 đạt 17,08 tỷ USD

2.1.1.2 Quá trình hội nhập WTO của Việt Nam

Tổ chức thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO) được thànhlập và hoạt động từ 1/1/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mạitoàn cầu tự do, thuận lợi, minh bạch Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định

và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT –1947) Tính đến 1/3/2013, tổ chức này có 159 thành viên, trong đó Việt Nam là

Trang 30

thành viên thứ 150 WTO thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạtđược trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có) Tạodiễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới

về tự do hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại WTO giải quyết các tranhchấp thương mại phát sinh giữa các thành viên và rà soát định kỳ các chính sáchthương mại của các thành viên Ngoài ra, tổ chức này còn trợ giúp kỹ thuật và huấnluyện cho các nước đang phát triển; hợp tác với các tổ chức quốc tế khác

Trong điều kiện ngày nay, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựngnền kinh tế mở đã thực sự trở thành xu hướng có tính khách quan Nền kinh tế củamỗi nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu và chịu ảnh hưởng trựctiếp của những động thái kinh tế toàn cầu Xác định được tầm quan trọng của việchội nhập, ngày 12/1/1995 Việt Nam đã chính thức nộp đơn xin gia nhập WTO Đạihội đồng của WTO đã thành lập Ban công tác để xem xét đơn xin gia nhập của ViệtNam Ban công tác đã tiến hành 14 cuộc họp trong giai đoạn gần 12 năm – một quátrình đàm phán khá dài (từ tháng 10/1998 đến tháng 10/2006) Sau nhiều gian nan,thử thách và nhượng bộ, ngày 7/11/2006 WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của ĐạiHội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO Tại đây Nghị địnhthư gia nhập WTO của Việt Nam được ký kết, có hiệu lực vào ngày 11/1/2007 Từđây, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sáchthương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách chính sáchthương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, thể hiện ở các cam kết đaphương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa,dịch vụ Việt Nam thực hiện đúng các cam kết đa phương và mở cửa thị trườngcũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt quathách thức trong giai đoạn hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu Là thành viêncủa WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong khuôn khổWTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp, sởhữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTO… Tính

Trang 31

đến đầu năm 2013, Việt Nam đã là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được 6năm, mặc dù tình hình kinh tế thế giới liên tục biến động, phức tạp và khó lường,đặc biệt là cuộc khửng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng kinh tế

vĩ mô Việt Nam vẫn cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng, tiềm lực vàquy mô kinh tế tiếp tục tăng lên Việt Nam đã bước ra khỏi tình trạng là một nướckém phát triển Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong giai đoạn 2007 – 2012

là 6,2%., tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân khoảng 19,2% Thị trường xuấtnhập khẩu được mở rộng, bên cạnh các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU,Nhật Bản, ASEAN còn mở rộng sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Canada

2.1.2 Quá trình mở cửa thị trường Logistics của Việt Nam trong ASEAN và WTO

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong thế ngày nay Đốivới các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế là con đường rút ngắnkhoảng cách tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát huy hơn nữa nhữnglợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế Có thể nói sựhội nhập của nền kinh tế các nước trong khu vực đang đưa lại những lợi ích kinh tếkhác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng trong các nước thành viên.Theo xu thế chung đó, Việt Nam đã và đang từng bước mở cửa thị trường, chủ độnghội nhập kinh tế quốc tế Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ côngnghệ, Logistics được các nhà quản lý coi như là một công cụ, phương tiện liên kếtcác lĩnh vực khác và nó ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đấtnước Do vậy quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với mở cửa thịtrường Logistics

2.1.2.1 Trong ASEAN

Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế ASEAN, các nước thành viên đã nhất trí xâydựng Lộ trình Hội nhập nhanh ngành dịch vụ Logistics trong ASEAN được ký kếttại Hội nghị không chính thức các Bộ trưởng kinh tế ASEAN vào tháng 5/2007.Việt Nam được cử làm nước điều phối chung về xây dựng Lộ trình này Ngày24/08/2007 tại Hội nghị lần thứ 39 tổ chức ở thành phố Makati, Phillippines các Bộ

Trang 32

trưởng kinh tế ASEAN đã thông qua và ký Nghị định thư về lộ trình hội nhậpASEAN về dịch vụ Logistics Đây là ngành ưu tiên hội nhập thứ 12 của ASEAN.Mục tiêu của lộ trình là nhằm tạo ra một thị trường chung ASEAN vào năm 2015thông qua việc tăng cường hội nhập kinh tế ASEAN bằng các biện pháp tự do hóa

và tạo thuận lợi trên lĩnh vực dịch vụ Logistics, hỗ trợ việc hình thành và nâng caokhả năng cạnh tranh của một nền sản xuất ASEAN qua việc tạo nên một môi trườngLogistics ASEAN liên kết và thống nhất Các biện pháp của lộ trình bao gồm cáchành động cụ thể mà các thành viên ASEAN sẽ thực hiện nhằm đạt được sự hộinhập đáng kể và cao hơn của dịch vụ Logistics bằng việc tạo thuận lợi cho dịch vụLogistics và thương mại, mở rộng khả năng cung cấp dịch vụ, phát triển nguồn nhânlực và thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng vận tải đa phương thức và đầu tư

Với việc Việt Nam thực hiện các cam kết về tự do hóa dịch vụ Logistics vàHội nhập ASEAN về Logistics theo lộ trình bốn bước đến năm 2014 là: (1) Tự dohóa thương mại, dỡ bỏ rào cản thuế và phi thuế; (2) Tạo cơ hội cho doanh nghiệptrong lĩnh vực Logistics; (3) Nâng cao năng lực quản lý Logistics và (4) Phát triểnnguồn nhân lực Qua gần 5 năm thực hiện lộ trình hội nhập ngành Logistics, về tự

do hóa thương mại và đầu tư, theo lộ trình cam kết, Việt Nam cũng như các nướcthành viên ASEAN đã cho phép các doanh nghiệp trong và ngoài nước được tự dođầu tư trong các phân ngành dịch vụ vận tải hàng hóa Theo thống kê của Ngânhàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ 53/155 về chỉ số năng lực ngành Logistics (LPI)

và xếp thứ 5 trong ASEAN Tiêu chí này dựa trên sáu yếu tố gồm: thủ tục, quy trìnhthông quan; mức độ đơn giản, thuận lợi hóa thương mại Logistics; giá cước phí;năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ; khả năng xử lý tìm kiếm và truy xuất hànghóa; thời gian giao hàng Đối với cộng đồng các doanh nghiệp trong ASEAN,ngành Logistics Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ Năm 2012, lần đầu tiên ViệtNam được bầu chọn làm chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tảiASEAN

Trang 33

2.1.2.2 Trong WTO

Khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng cam kết mở cửa thị trường dịch vụLogistics Theo đó, Việt Nam đã cam kết mở cửa các phân ngành: dịch vụ xếp dỡcontainer; dịch vụ thông quan; dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa; cácdịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng (các hoạt động như: kiểm tra vận đơn, dịch

vụ môi giới vận tải hàng hóa, giám định hàng hóa, dịch vụ nhận hàng, dịch vụchuẩn bị chứng từ vận tải…)

Về dịch vụ xếp dỡ container: Theo cam kết, muốn đầu tư để cung cấp dịch vụ

xếp dỡ container tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài phải thiết lập liên doanhvới đối tác Việt Nam và bị ràng buộc bởi các hạn chế Hạn chế về tỷ lệ vốn góp:trong liên doanh, tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 50% Hạn chế

về hoạt động: Việt Nam có thể không cho phép các liên doanh này cung cấp dịch vụxếp dỡ container tại các sân bay

Về dịch vụ thông quan: Muốn cung cấp dịch vụ thông quan, các nhà đầu tư

nước ngoài phải thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam Trong liên doanh, tỷ lệvốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51% Kể từ ngày 11/1/2012, các nhàđầu tư nước ngoài có thể thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạnchế vốn của phía nước ngoài trong liên doanh

Về dịch vụ kho bãi: Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, để đầu tư

cung cấp dịch vụ kho bãi container (bao gồm dịch vụ lưu kho container, nhằm chấthàng vào/dỡ hàng ra, sửa chữa và chuẩn bị container sẵn sàng cho việc gửi hàng),các nhà đầu tư nước ngoài phải thiết lập liên doanh với phía đối tác Việt Nam và tỷ

lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51% Kể từ ngày 11/1/2014, cácnhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp củaphía nước ngoài hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Về dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa: bao gồm các dịch vụ chính: giao nhận

hàng hóa (tức là các hoạt động tổ chức và điều hành các hoạt động chuyên chở hànghóa thay mặt người gửi hàng thông qua việc tìm kiếm dịch vụ vận tải và các dịch vụ

liên quan), chuẩn bị chứng từ và cung cấp thông tin kinh doanh Nhà đầu tư nước

Trang 34

ngoài muốn cung cấp dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa ở Việt Nam phải thiết lậpliên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài khôngvượt quá 51% Kể từ ngày 11/1/2014, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liêndoanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn góp hoặc lập doanh nghiệp100% vốn nước ngoài.

Về các dịch vụ khác: Ngoài các dịch vụ trên, các nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ

nước ngoài có thể tham gia cung cấp các dịch vụ sau: kiểm tra vận đơn, môi giớivận tải hàng hóa, giám định hàng hóa, nhận và chấp nhận hàng… Muốn cung cấpcác dịch vụ này, các nhà đầu tư nước ngoài phải thiết lập liên doanh với đối tác ViệtNam với tỷ lệ vốn góp không vượt quá 49% Kể từ ngày 11/1/2010, hạn chế vốnnước ngoài trong liên doanh sẽ là 51% Kể từ ngày 11/1/2014 các nhà đầu tư nướcngoài có thể lập liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn của phíanước ngoài trong liên doanh

2.1.3 Xu hướng phát triển của ngành Logistics thế giới

Xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới Toàncầu hóa làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triểnmạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, cácdịch vụ phụ trợ… Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu củaLogistics toàn cầu (Global Logistics) Trong những năm qua, Logistics toàn cầu đãphát triển theo các xu hướng chủ đạo:

Thứ nhất, xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngàycàng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics Mạng thông tintoàn cầu đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu Quản trị hậu cần

là một lĩnh vực phức tạp với chi phí lớn nhưng lại là yếu tố chủ đạo, quyết định lợinhuận của doanh nghiệp Xử lý đơn đặt hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanhtoán và thu hồi hàng hóa mà khách hàng không ưng ý…là những nội dung của lĩnhvực hậu cần trong môi trường thương mại điện tử Một hệ thống hậu cần hoànchỉnh, tương thích với các quy trình của thương mại điện tử, đáp ứng được nhữngđòi hỏi của khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin là yếu tố quyết định

Trang 35

thành công trong kinh doanh Vì vậy ứng dụng công nghệ thông tin, thương mạiđiện tử như: hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung ứng tàn cầu, công nghệnhận dạng bằng tần số vô tuyến…đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong kinhdoanh vì thông tin được truyền càng nhanh và càng chính xác thì các quyết địnhtrong hệ thống Logistics càng hiệu quả.

Thứ hai, xu hướng thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyênnghiệp ngày càng phổ biến Toàn cầu hóa càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại cànggay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Trong lĩnh vực Logistics cũng vậy, đểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì ngày càng có nhiều nhà cungcấp dịch vụ Logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau Bên cạnh những hãngsản xuất có uy tín đã gặt hái được những thành quả to lớn trong hoạt động kinhdoanh nhờ khai thác tốt hệ thống Logistics như Hawlett – Packerd, SpokaneCompany, Ladner Building Products, Favoured Blend Coffee Company, SKF, SunMicrosystems, Procter & Gamble…thì tất cả các công ty vận tải, giao nhận cũngnhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trở thành những nhà cung cấp dịch vụLogistics hàng đầu thế giới với hệ thống Logistics toàn cầu như: Maersk Logistics,NYK Logistics, APL Logistics, Kuehne & Nagel, Schenker, Birkart, TNT… Để tối

ưu hóa, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nếu như trước đây các chủ sởhữu hàng hóa lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt độngLogistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thì bây giờ việc đi thuê các dịch vụLogistics ở bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến

Thứ ba, phát triển sự liên kết hợp tác trong quá trình thực hiện dịch vụLogistics toàn cầu Hiện nay, xu hướng lên kết để phối hợp các hoạt động Logisticstrên toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ Sự hợp tác này sẽ giúp các nhà cungcấp dịch vụ Logistics toàn cầu chia sẻ các nguồn lực Logistics chung ở các địa điểmkhác nhau như các dịch vụ kho hàng, dịch vụ vận tải… Sự liên kết này tạo ra nhữngchuỗi cung ứng hoàn hảo đồng thời mang đến lợi ích cho các bên về mặt thời gian

và tiết giảm chi phí

Trang 36

Thứ tư, bên cạnh việc sử dụng dịch vụ Logistics bên thứ ba (3PL) còn có sựxuất hiện của các dịch vụ Logistics bên thứ tư (4PL) và bên thứ năm (5PL) 4PL làngười tích hợp, chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển Logistics, cung cấp giảipháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn Logistics, quản trị vận tải,… 4PLhướng đến quản trị cả quá trình Logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủtục xuất nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng Với sự phát triển củathương mại điện tử, người ta đã nói đến khái niệm Logistics bên thứ năm (5PL).5PL phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL

là các 3PL và 4PL, đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mạiđiện tử

Logistics được coi là xương sống của hoạt động thương mại quốc tế Xu thếtoàn cầu hóa và phát triển khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽcủa dịch vụ Logistics để đáp ứng những nhu cầu ngàu càng cao của giao lưu thươngmại toàn cầu Ngày nay, dịch vụ Logistics được chuyên môn hóa ở mức độ khá cao,trở thành một trong những ngành dịch vụ xương sống của hoạt động thương mạiquốc tế Theo ước tính, giá trị dịch vụ Logistics toàn cầu vượt trên 1.200 tỷUSD/năm, chiếm khoảng 16% tổng GDP toàn cầu

2.2 THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

2.2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên

Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố lớn thứ hai Việt Nam về dân số vớikhoảng 6,92 triệu người (năm 2012) Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây

đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu củalịch sử Việt Nam Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, HàNội hiện nay có diện tích 3.324,92 km², gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoạithành Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng, Hà Nội là mộttrong bốn trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước Hà Nội cũng là một trung tâmvăn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơquan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn

Trang 37

Theo ảnh chụp vệ tinh, khu vực Hà Nội nằm ở phía tây bắc của vùng đồngbằng châu thổ sông Hồng, có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc,

Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông, HòaBình cùng Phú Thọ ở phía Tây Có thể nhận thấy địa hình Hà Nội thấp dần theohướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20mét so với mực nước biển Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của HàNội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các consông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu… Nhiều con sông nhỏ cũng chảytrong khu vực nội đô như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu… trở thành những đườngtiêu thoát nước của thành phố

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới

ẩm gió mùa, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa Thuộc vùng nhiệtđới, thành phố quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ cao Do tácđộng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưamột năm Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt củahai mùa nóng, lạnh Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều,nhiệt độ trung bình 28,1 °C Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu mùa đôngvới nhiệt độ trung bình 18,6 °C Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 vàtháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Khí hậu Hà Nội cũng ghinhận những biến đổi bất thường Tiêu biểu là vào đầu tháng 11 năm 2008, một trậnmưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến 18 cư dân Hà Nộithiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng

2.2.2 Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội thời kỳ hội nhập

Kể từ khi Hà Nội triển khai thực hiện Hội nhập kinh tế quốc tế năm 2007 đếnnay, kinh tế xã hội của thành phố đã có chuyển biến tích cực Hà Nội ngày càng trởthành điểm đến hấp dẫn và an toàn Uy tín và vị thế của Hà Nội từng bước đượcnâng lên trong khu vực và quốc tế Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn2007-2011 đạt bình quân 10,8%/năm Năm 2012, GRDP tăng 8,1% Cơ cấu kinh tế

Trang 38

chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷtrọng nông nghiệp Năm 2012, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng tăng7,7%, giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 9,3%, nông – lâm – thủy sản 0,4%.Đáng chú ý, xuất khẩu tăng nhanh, mạnh và có vai trò quan trọng trong phát triểnkinh tế của thành phố Tính đến nay, Hà Nội có khoảng trên 2000 doanh nghiệp trựctiếp tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tới trên 200 quốc gia và vùnglãnh thổ Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2007-2011đạt 21,2%/năm Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này tương đương với mứctăng 21,3% của giai đoạn trước hội nhập 2002-2006.

Đầu tư quốc tế tăng mạnh và là điểm nổi bật trong quá trình phát triển kinh tếcủa Hà Nội kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO Hà Nội luôn là một trong các địaphương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài Giai đoạn 2007-2012, HàNội đã phê duyệt và cấp phép 1.705 dự án FDI bao gồm cả cấp mới và tăng vốn vớivốn đầu tư đăng ký khoảng 11.267 triệu USD, vốn đầu tư trực tiếp thực tế giải ngân

là 5.415 triệu USD Đến năm 2012, có 1.964 dự án còn hiệu lực đang hoạt động sảnxuất kinh doanh với vốn đầu tư đăng ký 21,9 tỷ USD, vốn thực hiện được khoảng9,95 tỷ USD

Công nghiệp được phát triển có chọn lọc, tập trung vào các ngành có trình độcông nghệ cao như: điện tử - tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí chínhxác và vật liệu mới, các nhóm sản phẩm có lợi thế và thương hiệu Đặc biệt, kể từsau khi Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội là địa phương thực hiện thành côngchương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực Các doanh nghiệp có sảnphẩm công nghiệp chủ lực đã góp phần đáng kể với đà tăng trưởng kinh tế của Thủ

đô Hiện Hà Nội có 53 sản phẩm công nghiệp chủ lực gắn với 47 doanh nghiệpchiếm 26,73% giá trị sản xuất công nghiệp, 9,5% kim ngạch xuất khẩu, góp phầnđáng kể vào nguồn thu ngân sách thành phố

Bên cạnh đó, du lịch Hà Nội ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội thành phố Từ sau khi gia nhập WTO, Hà Nội trởthành một trong hai trung tâm du lịch có lượng khách quốc tế đến nhiều nhất, từ chỗ

Trang 39

chỉ chiếm 20% lượng khách quốc tế cả nước đã tăng lên 30%, riêng năm 2012, HàNội lần đàu tiên đạt trên 2,1 triệu lượt khách, tăng 11,3% so với 2011, chiếm 1/3lượt khách quốc tế đến Việt Nam.

Trong 5 năm qua, nguồn nhân lực của Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tíchcực, quy mô và chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh

tế xã hội của Thủ đô Hiện nay, Hà Nội đang chiếm hơn 60% cán bộ khoa học kỹthuật đầu ngành và hơn 50% cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ sau đại học của

cả nước; tỷ lệ lao động qua đào tạo là khoảng 35% Nếu xét lực lượng trí thức thì tỷ

lệ bình quân trí thức trên 1 vạn dân tại Hà Nội là 884, gấp 4 lần mức bình quânchung của cả nước

Về lĩnh vực hoạt động đối ngoại và hợp tác phát triển, Hà Nội đã chủ động hộinhập kinh tế khu vực và quốc tế sâu rộng Hiện, Thành phố đã có quan hệ hữu nghịhợp tác và hợp tác với gần 100 Thủ đô, thành phố của hơn 50 nước và vùng lãnhthổ, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới

Có thể nói, kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thành phố Hà Nội ngàycàng mở rộng và phát triển toàn diện theo cả bề rộng và bề sâu, gắn kết hài hòa giữaphát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội; các nguồn lực của thành phố ngàycàng được khai thác và phối hợp hiệu quả Quá trình tái cấu trúc kinh tế đang đượcthúc đẩy, sức cạnh tranh của sản phẩm ngày càng cao Các thành phần kinh tế đượckhuyến khích phát triển, cơ chế quản lý có tiến bộ Doanh nghiệp Nhà nước đượcđổi mới sắp xếp lại; đã hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhànước theo kế hoạch được chính phủ phê duyệt Kinh tế ngoài quốc doanh phát triểnmạnh cả về số lượng và quy mô, năng động trong kinh doanh Khu vực kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, có mức tăng trưởng cao, có vai trò quantrọng trong thu hút vốn và công nghệ, kỹ năng quản lý Nhiều cơ chế, chính sáchkhuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển được ban hành, thực hiện đồng bộ.Sức cạnh tranh chung của kinh tế thủ đô có tiến bộ, từng bước đẩy nhanh tiến trìnhhội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

Trang 40

Bên cạnh những kết quả đạt được, sức cạnh tranh của nền kinh tế thủ đô, củacác doanh nghiệp và các sản phẩm nhìn chung chưa cao, tiềm năng thị trường trongnước còn chưa được khai thác hiệu quả do doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu làdoanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô vốn thấp, phụ thuộc nhiều vào vốn vay; tăngtrưởng xuất khẩu chưa vững chắc, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vẫn là hàng sơ chế

Trước năm 2005, luật pháp Việt Nam chưa hề có các quy định về kinh doanhdịch vụ Logistics Đến khi Luật Thương mại mới của Việt Nam được thông quangày 14/6/2005 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2006, thay thế bổ sung choLuật Thương mại 1997, có những quy định về dịch vụ Logistics tại Mục 4, từ Điều

233 đến Điều 240 Các điều liên quan đến dịch vụ Logistics bao gồm nội dung vềkhái niệm dịch vụ Logistics, điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics, quyền và nghĩa

vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics, quyền và nghĩa vụ của kháchhàng, các trường hợp miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụLogistics khi cầm giữ hàng hóa của khách hàng Tuy còn chưa đầy đủ và chínhxác, nhưng sự ra đời của Luật đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách của quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam, phản ánh sự thay đổi nhậnthức cơ bản ở Việt Nam trong việc thừa nhận dịch vụ Logistics như là hoạt động

Ngày đăng: 21/03/2015, 22:47

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w