Xu hướng phát triển của ngành Logistics thế giớ

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ Logistics (Trang 32)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.1.3.Xu hướng phát triển của ngành Logistics thế giớ

Xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ… Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của Logistics toàn cầu (Global Logistics). Trong những năm qua, Logistics toàn cầu đã phát triển theo các xu hướng chủ đạo:

Thứ nhất, xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics. Mạng thông tin toàn cầu đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Quản trị hậu cần là một lĩnh vực phức tạp với chi phí lớn nhưng lại là yếu tố chủ đạo, quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp. Xử lý đơn đặt hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán và thu hồi hàng hóa mà khách hàng không ưng ý…là những nội dung của lĩnh vực hậu cần trong môi trường thương mại điện tử. Một hệ thống hậu cần hoàn chỉnh, tương thích với các quy trình của thương mại điện tử, đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin là yếu tố quyết định

thành công trong kinh doanh. Vì vậy ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử như: hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung ứng tàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến…đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh vì thông tin được truyền càng nhanh và càng chính xác thì các quyết định trong hệ thống Logistics càng hiệu quả.

Thứ hai, xu hướng thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến. Toàn cầu hóa càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong lĩnh vực Logistics cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Bên cạnh những hãng sản xuất có uy tín đã gặt hái được những thành quả to lớn trong hoạt động kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ thống Logistics như Hawlett – Packerd, Spokane Company, Ladner Building Products, Favoured Blend Coffee Company, SKF, Sun Microsystems, Procter & Gamble…thì tất cả các công ty vận tải, giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới với hệ thống Logistics toàn cầu như: Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics, Kuehne & Nagel, Schenker, Birkart, TNT… Để tối ưu hóa, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nếu như trước đây các chủ sở hữu hàng hóa lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thì bây giờ việc đi thuê các dịch vụ Logistics ở bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến.

Thứ ba, phát triển sự liên kết hợp tác trong quá trình thực hiện dịch vụ Logistics toàn cầu. Hiện nay, xu hướng lên kết để phối hợp các hoạt động Logistics trên toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự hợp tác này sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ Logistics toàn cầu chia sẻ các nguồn lực Logistics chung ở các địa điểm khác nhau như các dịch vụ kho hàng, dịch vụ vận tải… Sự liên kết này tạo ra những chuỗi cung ứng hoàn hảo đồng thời mang đến lợi ích cho các bên về mặt thời gian và tiết giảm chi phí.

Thứ tư, bên cạnh việc sử dụng dịch vụ Logistics bên thứ ba (3PL) còn có sự xuất hiện của các dịch vụ Logistics bên thứ tư (4PL) và bên thứ năm (5PL). 4PL là người tích hợp, chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển Logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn Logistics, quản trị vận tải,… 4PL hướng đến quản trị cả quá trình Logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Với sự phát triển của thương mại điện tử, người ta đã nói đến khái niệm Logistics bên thứ năm (5PL). 5PL phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL, đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử.

Logistics được coi là xương sống của hoạt động thương mại quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa và phát triển khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ Logistics để đáp ứng những nhu cầu ngàu càng cao của giao lưu thương mại toàn cầu. Ngày nay, dịch vụ Logistics được chuyên môn hóa ở mức độ khá cao, trở thành một trong những ngành dịch vụ xương sống của hoạt động thương mại quốc tế. Theo ước tính, giá trị dịch vụ Logistics toàn cầu vượt trên 1.200 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 16% tổng GDP toàn cầu.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ Logistics (Trang 32)