Quá trình hội nhập của Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ Logistics (Trang 26)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.1.1. Quá trình hội nhập của Việt Nam

2.1.1.1. Quá trình hội nhập của Việt Nam vào ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations – ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. ASEAN có diện tích hơn 4,5 triệu km² với dân số tới nay là hơn 600 triệu người (năm 2012) bao gồm 10 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia. Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như: cao su, thiếc, dầu thực vật, gỗ, gạo, dứa… Công nghiệp của ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng. Những sản phẩm này được xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập một cách nhanh chóng vào các thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao trong những năm gần đây (năm 2012 là 5,2%), ASEAN đến nay vẫn là điểm sáng của kinh tế thế giới và được coi là tổ chức khu vực thành công nhất của các nước đang phát triển.

Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thực sự bắt đầu cùng với sự nghiệp đổi mới được Đại hội Đảng lần thứ 6 khởi xướng. Đây là quá trình từng bước tiến hành tự do hóa các hoạt động kinh tế, mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Quá trình hội nhập ASEAN của Việt Nam đã khởi động từ năm 1992 khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên của ASEAN. Vượt qua nhiều khó khăn và trở ngại với sự giúp đỡ của nhiều nước, ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN. Gia nhập ASEAN giúp Việt Nam tăng cường quan hệ hữu

nghị và hợp tác với các quốc gia thành viên, thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực, duy trì môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư, tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập, phát triển thuận lợi, nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần hỗ trợ thúc đẩy quá trình cải cách và công cuộc đổi mới. Thông qua hợp tác ASEAN thúc đẩy thêm quan hệ song phương và đa phương của Việt Nam với các đối tác trong và ngoài khu vực.

Sau 17 năm tham gia ASEAN (1995 – 2012), mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn. Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương. Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2012, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Đến nay ASEAN là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau EU và Hoa Kỳ). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN năm 1995 là 1,1 tỷ USD; năm 1996 là 1,136 tỷ USD; sau hơn 15 năm con số này đạt 13,59 tỷ USD vào năm 2011; năm 2012 đạt 17,08 tỷ USD.

2.1.1.2. Quá trình hội nhập WTO của Việt Nam

Tổ chức thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO) được thành lập và hoạt động từ 1/1/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi, minh bạch. Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT – 1947). Tính đến 1/3/2013, tổ chức này có 159 thành viên, trong đó Việt Nam là thành viên thứ 150. WTO thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt

được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có). Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại. WTO giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên và rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên. Ngoài ra, tổ chức này còn trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển; hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.

Trong điều kiện ngày nay, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế mở đã thực sự trở thành xu hướng có tính khách quan. Nền kinh tế của mỗi nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu và chịu ảnh hưởng trực tiếp của những động thái kinh tế toàn cầu. Xác định được tầm quan trọng của việc hội nhập, ngày 12/1/1995 Việt Nam đã chính thức nộp đơn xin gia nhập WTO. Đại hội đồng của WTO đã thành lập Ban công tác để xem xét đơn xin gia nhập của Việt Nam. Ban công tác đã tiến hành 14 cuộc họp trong giai đoạn gần 12 năm – một quá trình đàm phán khá dài (từ tháng 10/1998 đến tháng 10/2006). Sau nhiều gian nan, thử thách và nhượng bộ, ngày 7/11/2006 WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. Tại đây Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam được ký kết, có hiệu lực vào ngày 11/1/2007. Từ đây, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ. Việt Nam thực hiện đúng các cam kết đa phương và mở cửa thị trường cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTO… Tính đến đầu năm 2013, Việt Nam đã là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được 6

năm, mặc dù tình hình kinh tế thế giới liên tục biến động, phức tạp và khó lường, đặc biệt là cuộc khửng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng, tiềm lực và quy mô kinh tế tiếp tục tăng lên. Việt Nam đã bước ra khỏi tình trạng là một nước kém phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong giai đoạn 2007 – 2012 là 6,2%., tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân khoảng 19,2%. Thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, bên cạnh các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, ASEAN còn mở rộng sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Canada...

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ Logistics (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w