Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ Logistics (Trang 51)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.3.3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics

Hiện nay, tuy chưa có thống kê chính thức nhưng trên địa bàn Hà Nội có khoảng 450 – 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics (đã bao gồm cả các doanh nghiệp chuyển phát nhanh bưu cục). Các công ty Logistics được chia thành ba nhóm chính: Công ty nước ngoài với 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty liên doanh, Doanh nghiệp tập đoàn Nhà nước, Công ty tư nhân.

Nhóm Công ty nước ngoài hoặc công ty liên doanh đa phần tập trung vào phân khúc khách hàng toàn cầu của họ tại mỗi quốc gia, là những khách hàng có nhận thức về logistics rất đầy đủ và có nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics trọn gói. Theo một số khảo sát, đến nay đã có khoảng 40 – 50 công ty cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới đang có mặt tại Việt Nam và Hà Nội dưới nhiều hình thức khác nhau như tập đoàn APL, Excel plc, Maersk Logistics, Mitsui OSK, NYK Logisitics, DHL, TNT,… Đây là những tập đoàn Logistics hùng mạnh và có khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics đa quốc gia chiếm thị phần rất lớn (khoảng 60 – 70% thị phần), mặc dù lộ trình cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ logistics đến năm 2014 nhưng dưới nhiều hình thức khác nhau, các công ty nước ngoài đã hoạt động đa dạng, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ trọn gói 3PL (dịch vụ cung ứng bên thứ 3) với trình độ công nghệ hiện đại. Họ đã giành hợp đồng cung cấp dịch vụ logistics cho hầu hết các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Nhóm Doanh nghiệp tập toàn, tổng công ty Nhà nước như Vinalines, Vietnam Airlines, Nasco, Viettrans, Viconship, Vinatrans, Vietfratch… Nhóm này chiếm lĩnh gần như toàn bộ các dịch vụ về giao nhận, vận tải trong nước, phục vụ đa dạng phân khúc khách hàng và chủ yếu có thể mạnh chuyên từng mảnh riêng lẻ. Có thể nói, phần lớn lợi nhuận trong lĩnh vực vận tải và vận tải phân phối rơi vào khối doanh nghiệp này. Nhóm này chiếm khoảng 18% số các doanh nghiệp Logistics.

Công ty tư nhân là nhóm có nhiều tiềm năng phát triển nhất trong tương lai, nhắm vào phân khúc khách hàng tương đồng - các công ty tư nhân, cổ phần là những thương hiệu mạnh của Việt Nam. Ở nhóm thứ ba này, cả nhà cung ứng dịch vụ logistics lẫn người sử dụng dịch vụ đều đang thay đổi rất nhanh nhận thức về logistics. Khi quyền lợi của người làm chủ gắn liền với quyền lợi của doanh nghiệp, họ luôn tính toán phương án hiệu quả nhất cho hoạt động kinh doanh đặc biệt là các

yếu tố tác động đến chi phí và cạnh tranh. Nhóm này chiếm khoảng 70% tổng số doanh nghiệp Logistics.

Về quy mô doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics Việt Nam đều có quy mô nhỏ, vốn ít. Vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này là 1,5 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ chỉ có vài trăm triệu đồng. Số nhân viên của các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ có dưới 100 nhân viên, chủ yếu là từ 30 – 40 nhân viên, thậm chí có những doanh nghiệp chỉ có 3 – 5 nhân viên đáp ứng những công việc đơn giản của khách hàng. Những doanh nghiệp có số lượng nhân viên tương đối lớn, khoảng 200 – 300 nhân viên đều là các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần có bề dày hoạt động tương đối nhiều năm. Hầu hết các doanh nghiệp Logistics Việt Nam chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài, các công việc ở nước ngoài đều phải thực hiện thông qua đại lý hay trung gian.

Theo điều tra khảo sát của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, các loại hình dịch vụ logistics được các doanh nghiệp cung ứng bao gồm: dịch vụ vận tải (65,3%), dịch vụ phân phối (33,1%), dịch vụ kho bãi (31,4%), dịch vụ hải quan (19,2%). Các dịch vụ khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Biểu đồ 2.1. Các loại hình dịch vụ Logistics mà các doanh nghiệp Việt Nam đang cung ứng

Các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải, chiếm khoảng 60 – 70% tổng doanh thu của các dịch vụ Logistics nói chung. Hoạt động vận tải hàng hóa trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là những hoạt động như: vận chuyển vật liệu xây dựng, phân phối bán lẻ, dịch vụ chuyển phát nhanh… Đã có những lĩnh vực mới mẻ thí dụ như phân phối hàng trực tuyến trên mạng , có nhiều doanh nghiệp được gọi là “làm logistics”, đảm nhiệm việc giao hàng, phát hóa đơn thu tiền với một đội ngũ nhân viên sử dụng xe gắn máy và kỷ năng phục vụ khá chuyên nghiệp của họ hàng ngày xử lý đến vài trăm đơn hàng. Và còn rất nhiều doanh nghiệp là đại lý giao nhận, đại lý vận tải, giao nhận.. đã tiến hành các hoạt động đa dạng, trọn gói cho khách hàng hoặc đầu tư phương tiện kho tàng bến bãi, công nghệ thông tin.. tiến hành các hoạt động dịch vụ 3PL với lợi thế am hiểu địa phương của mình. Theo Cục thống kê thành phố Hà Nội, năm 2012 khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 39,2%; khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 38,3%; doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 39,5%; khối lượng hành khách vận chuyển tăng 39,2%; khối lượng hành khách luân chuyển tăng 38,1%; doanh thu vận chuyển hành khách tăng 39,6% so với 2011.

Bảng 2.2. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển trên địa bàn thành phố Hà Nội qua các năm 2008 – 2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Khối lượng hàng hóa vận chuyển (nghìn tấn) 56.552,4 60.132,8 73.242,0 87.084,7 121.221.9 Khối lượng hàng hóa luân chuyển (triệu tấn.km)

4.044,8 4.813,0 5.426,6 6.262,3 8.660,7

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Đa số các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics Việt Nam đều đang ở cấp độ đại lý giao nhận truyền thống hoặc người giao nhận thực hiện chức năng gom hàng và cấp vận đơn. Số còn lại cung cấp dịch vụ ở cấp độ điều hành vận tải đa phương thức và chỉ có một số ít thực hiện cung cấp dịch vụ Logistics trọn gói.

Những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trọn gói thường là các nhà cung ứng dịch vụ Logistics nước ngoài hoạt động tại địa bàn Hà Nội hoặc doanh nghiệp liên doanh. Như vậy, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập trung và đủ khả năng khai thác những mảng nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng Logistics, mà phổ biến nhất là dịch vụ giao nhận vận tải.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ Logistics (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w