Quá trình mở cửa thị trường Logistics của Việt Nam trong ASEAN và WTO

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ Logistics (Trang 29)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.1.2.Quá trình mở cửa thị trường Logistics của Việt Nam trong ASEAN và WTO

WTO

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong thế ngày nay. Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế là con đường rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát huy hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. Có thể nói sự hội nhập của nền kinh tế các nước trong khu vực đang đưa lại những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng trong các nước thành viên. Theo xu thế chung đó, Việt Nam đã và đang từng bước mở cửa thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, Logistics được các nhà quản lý coi như là một công cụ, phương tiện liên kết các lĩnh vực khác và nó ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Do vậy quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với mở cửa thị trường Logistics.

2.1.2.1. Trong ASEAN

Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế ASEAN, các nước thành viên đã nhất trí xây dựng Lộ trình Hội nhập nhanh ngành dịch vụ Logistics trong ASEAN được ký kết tại Hội nghị không chính thức các Bộ trưởng kinh tế ASEAN vào tháng 5/2007. Việt Nam được cử làm nước điều phối chung về xây dựng Lộ trình này. Ngày 24/08/2007 tại Hội nghị lần thứ 39 tổ chức ở thành phố Makati, Phillippines các Bộ trưởng kinh tế ASEAN đã thông qua và ký Nghị định thư về lộ trình hội nhập

ASEAN về dịch vụ Logistics. Đây là ngành ưu tiên hội nhập thứ 12 của ASEAN. Mục tiêu của lộ trình là nhằm tạo ra một thị trường chung ASEAN vào năm 2015 thông qua việc tăng cường hội nhập kinh tế ASEAN bằng các biện pháp tự do hóa và tạo thuận lợi trên lĩnh vực dịch vụ Logistics, hỗ trợ việc hình thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của một nền sản xuất ASEAN qua việc tạo nên một môi trường Logistics ASEAN liên kết và thống nhất. Các biện pháp của lộ trình bao gồm các hành động cụ thể mà các thành viên ASEAN sẽ thực hiện nhằm đạt được sự hội nhập đáng kể và cao hơn của dịch vụ Logistics bằng việc tạo thuận lợi cho dịch vụ Logistics và thương mại, mở rộng khả năng cung cấp dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng vận tải đa phương thức và đầu tư.

Với việc Việt Nam thực hiện các cam kết về tự do hóa dịch vụ Logistics và Hội nhập ASEAN về Logistics theo lộ trình bốn bước đến năm 2014 là: (1) Tự do hóa thương mại, dỡ bỏ rào cản thuế và phi thuế; (2) Tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics; (3) Nâng cao năng lực quản lý Logistics và (4) Phát triển nguồn nhân lực. Qua gần 5 năm thực hiện lộ trình hội nhập ngành Logistics, về tự do hóa thương mại và đầu tư, theo lộ trình cam kết, Việt Nam cũng như các nước thành viên ASEAN đã cho phép các doanh nghiệp trong và ngoài nước được tự do đầu tư trong các phân ngành dịch vụ vận tải hàng hóa. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ 53/155 về chỉ số năng lực ngành Logistics (LPI) và xếp thứ 5 trong ASEAN. Tiêu chí này dựa trên sáu yếu tố gồm: thủ tục, quy trình thông quan; mức độ đơn giản, thuận lợi hóa thương mại Logistics; giá cước phí; năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ; khả năng xử lý tìm kiếm và truy xuất hàng hóa; thời gian giao hàng. Đối với cộng đồng các doanh nghiệp trong ASEAN, ngành Logistics Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ. Năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam được bầu chọn làm chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tải ASEAN.

2.1.2.2. Trong WTO

Khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng cam kết mở cửa thị trường dịch vụ Logistics. Theo đó, Việt Nam đã cam kết mở cửa các phân ngành: dịch vụ xếp dỡ container; dịch vụ thông quan; dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa; các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng (các hoạt động như: kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, giám định hàng hóa, dịch vụ nhận hàng, dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải…)

Về dịch vụ xếp dỡ container: Theo cam kết, muốn đầu tư để cung cấp dịch vụ

xếp dỡ container tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài phải thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam và bị ràng buộc bởi các hạn chế. Hạn chế về tỷ lệ vốn góp: trong liên doanh, tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 50%. Hạn chế về hoạt động: Việt Nam có thể không cho phép các liên doanh này cung cấp dịch vụ xếp dỡ container tại các sân bay.

Về dịch vụ thông quan: Muốn cung cấp dịch vụ thông quan, các nhà đầu tư

nước ngoài phải thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam. Trong liên doanh, tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51%. Kể từ ngày 11/1/2012, các nhà đầu tư nước ngoài có thể thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn của phía nước ngoài trong liên doanh.

Về dịch vụ kho bãi: Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, để đầu tư

cung cấp dịch vụ kho bãi container (bao gồm dịch vụ lưu kho container, nhằm chất hàng vào/dỡ hàng ra, sửa chữa và chuẩn bị container sẵn sàng cho việc gửi hàng), các nhà đầu tư nước ngoài phải thiết lập liên doanh với phía đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51%. Kể từ ngày 11/1/2014, các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Về dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa: bao gồm các dịch vụ chính: giao nhận

hàng hóa (tức là các hoạt động tổ chức và điều hành các hoạt động chuyên chở hàng hóa thay mặt người gửi hàng thông qua việc tìm kiếm dịch vụ vận tải và các dịch vụ liên quan), chuẩn bị chứng từ và cung cấp thông tin kinh doanh. Nhà đầu tư nước

ngoài muốn cung cấp dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa ở Việt Nam phải thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51%. Kể từ ngày 11/1/2014, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn góp hoặc lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Về các dịch vụ khác: Ngoài các dịch vụ trên, các nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ

nước ngoài có thể tham gia cung cấp các dịch vụ sau: kiểm tra vận đơn, môi giới vận tải hàng hóa, giám định hàng hóa, nhận và chấp nhận hàng… Muốn cung cấp các dịch vụ này, các nhà đầu tư nước ngoài phải thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam với tỷ lệ vốn góp không vượt quá 49%. Kể từ ngày 11/1/2010, hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh sẽ là 51%. Kể từ ngày 11/1/2014 các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn của phía nước ngoài trong liên doanh.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ Logistics (Trang 29)