Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ Logistics (Trang 55)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.3.4.Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics

Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics hay các “chủ hàng” đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngành Logistics. Đây được coi là động lực thúc phát triển ngành Logistic. Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai cả nước và lớn nhất khu vực miền Bắc, có vai trò đầu tàu trong tổ chức lưu thông hàng hóa ở miền Bắc và cả nước. Hiện trên địa bàn thành phố có 18 khu công nghiệp và khu công nghệ cao, với diện tích 3886 ha; có trên 100 nghìn doanh nghiệp sản xuất các loại và hơn 20 nghìn cơ sở kinh doanh thương mại; hơn 20 cụm làng nghề ở các huyện ngoại thành; gần 200 doanh nghiệp vận tải với khối lượng hàng hóa vận tải đạt gần 200 nghìn tấn. Theo thống kê trên địa bàn Hà Nội, số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ, khách sạn là 35.567 doanh nghiệp, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp vào khoảng 99.277 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp, dịch vụ có nhu cầu sử dụng logistics tương đối lớn. Đây chính là các “chủ hàng” trong ngành Logistics thành phố.

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nới chung và doanh nghiệp Logistics nói riêng. Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics càng lớn và đòi hỏi mức độ cung cấp dịch vụ ngày càng cao. Năm 2012, kinh tế Hà Nội duy trì tăng trưởng nhưng thấp hơn kế hoạch và mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,1%; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 13,2%; tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 18,8%; kim ngạch xuất khẩu tăng 5,3%. Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn cả năm 2012 tăng 5,1% so cùng kỳ. Hà Nội cấp phép mới và bổ sung tăng vốn đầu tư cho 283 dự

án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký 985 triệu USD (so với năm 2011 bằng 80,6% về số dự án và bằng 51,6% về số vốn đầu tư đăng ký), trong đó: cấp mới 222 dự án với vốn đầu tư đăng ký 775 triệu USD; bổ sung tăng vốn 61 dự án với 210 triệu USD vốn đầu tư đăng ký. Cả năm 2012 có 15.000 doanh nghiệp mới với số vốn 83.000 tỷ đồng, bằng 90% về số doanh nghiệp và 70% về vốn so với năm 2011. Bên cạnh đó, có trên 12.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động (bằng 11,4% số doanh nghiệp đang hoạt động). Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội dự kiến cả năm 2012 tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó bán lẻ tăng 18,3 %. Tuy trong năm 2012 các doanh nghiệp trên cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng gặp nhiều khó khăn nhưng số doanh nghiệp hoạt động trong các ngành kinh tế đều tăng và mở rộng các hoạt động mới, nhất là các ngành dịch vụ. Với vai trò là trung tâm lưu chuyển hàng hóa của khu vực phía Bắc cả nước, trong thời gian gần đây, tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bàn Hà Nội tăng nhanh, tạo nhu cầu ngày càng lớn về dịch vụ vận tải, giao nhận và dịch vụ Logistics thành phố. Từ đó, có thể thấy, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng Logistics thành phố trên địa bàn Hà Nội sẽ ngày càng tăng cao. Đây là cơ hội phát triển thị trường Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo một cuộc điều tra, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung có xu hướng thuê ngoài các dịch vụ Logistics (khoảng 90% các doanh nghiệp). Tại địa bàn thành phố Hà Nội cũng vậy. Nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ thuê ngoài thường tập trung vào các hoạt động có vai trò quan trọng đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như vận tải, giao nhận, kho bãi và khai quan… Trong đó được thuê ngoài nhiều nhất là vận tải nội địa (100%), dịch vụ giao nhận (77%), kho bãi (73%), khai quan (68%) và vận tải quốc tế (59%). Các dịch vụ phức tạp hơn như quản lý đơn hàng, gom hàng, dịch vụ thanh toán, quản lý cước vận tải… ít được thuê hoặc không được thuê ngoài.

Biểu đồ 2.1: Nhu cầu thuê ngoài dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp Việt Nam

Nguồn: Khảo sát của SCM Việt Nam

Trong số các doanh nghiệp thuê dịch vụ logistics, 68% doanh nghiệp được khảo sát là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần chiếm 23%, trong khi đó chỉ có 9% khách hàng là nghiệp nhà nước. Khách hàng của ngành cung ứng dịch vụ này đến từ tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế như: ngành hàng tiêu đóng gói, ngành thủy sản, ngành công nghiệp ô tô, ngành phân phối/bán lẻ, ngành điện tử gia dụng…

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ Logistics (Trang 55)