Nguồn nhân lực Logistics

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ Logistics (Trang 57)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.3.5. Nguồn nhân lực Logistics

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 12/2012, ước tính dân số toàn thành phố Hà Nội là 6924,7 nghìn người. Tuy nhiên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường dịch vụ Logistics tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng vẫn đang thiếu hụt trầm trọng tuy chưa có số liệu thống kê chính xác. Theo ước tính của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam, nguồn cung cấp lao động cho ngành logistics chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu, trong khi tốc độ tăng trưởng của ngành logistics mỗi năm tăng 20 – 30%. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 35.000 – 40.000 lao động hoạt động trong ngành logistics, trong đó số làm việc tại Hà Nội khoảng 8.000 – 10.000 người.

Logistics là ngành có quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế xã hội khác. Do vậy, nguồn nhân lực của các ngành có liên quan cũng ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của dịch vụ Logistics. Theo các số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ lao động trên địa bàn Hà Nội ngày càng tăng cao, điều này tạo nên một nguồn lực dồi dào, tạo điều kiện thuận cho các nhà quản lý có thể lựa chọn nguồn nhân lực để phục vụ cho việc thực hiện các chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho một ngành còn khá mới mẻ như Logistics thành phố. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 28.220 người lao động làm việc trong lĩnh vực vận tải kho bãi; 37.936 người lao động làm việc về thông tin truyền thông; khoảng 37.200 người hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp…

Tuy nhiên một thực tế là mặc dù lực lượng lao động trên địa bàn thành phố đông nhưng nguồn nhân lực cho ngành Logistics vẫn thiếu hụt trầm trọng do chất lượng nguồn nhân còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của các hoạt động Logistics. Trong số nhân lực hiện nay chỉ có khoảng 3% được đào tạo chuyên nghiệp, thực trạng chung là 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về Logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên trong quá trình công tác. Nhất là nhân lực ở vị trí cấp cao vẫn là một bài toán khó cho doanh nghiệp. Có doanh nghiệp Logistics nước ngoài gần cả năm không tuyển dụng được vị trí “airfreight manager”, buộc phải điều động nhân sự từ Singapore sang. Theo một báo cáo, chỉ có khoảng 6,7% các Giám đốc công ty Logistics hài lòng với chất lượng nhân lực của mình. Không chỉ thiếu kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn, mà các nhân viên hoạt động về Logistics thành phố còn thiếu kiến thức về ngoại ngữ, và thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế… Nguồn nhân lực Logistics được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Ở trình độ đại học, được đào tạo chủ yếu từ trường đại học Kinh tế và đại học Ngoại thương. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đào tạo khác như hàng hải, giao thông vận tải, ngoại ngữ… Đội ngũ công nhân lao động trực tiếp thì phần đông trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo tác phong chuyên nghiệp.

Theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đánh giá về chất lượng nguồn lực trong ngành Logistics thành phố hiện nay như sau:

Bảng 2.3: Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành Logistics thành phố

(thang điểm đánh giá: 1 là kém, 2 là trung bình, 3 là khá, 4 là tốt)

STT Nội dung Điểm đánh giá trung

bình

1 Trình độ ngoại ngữ 2,1

2 Trình độ công nghệ thông tin 2,9

3 Kiến thức về địa lý 2,6

4 Hiểu biết về luật pháp quốc tế 1,8

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững hệ thống Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ Logistics (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w