- Phấn đấu đến năm 2015 chỉ số LPI (Logistics Performance Index) của Việt Nam do Ngân hàng thế giới báo cáo, nằm trong top 35 hoặc 40 trong
Thứ tư, phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và các phương tiện vật chất kỹ thuật ngành giao thông vận tải đồng bộ và tiên tiến Kết cấu hạ tầng giao
thuật ngành giao thông vận tải đồng bộ và tiên tiến. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phục vụ cho phát triển Logistics thành phố gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, nhà ga, cảng hàng không, kho tàng bến bãi. Đối với vận tải đường bộ, Thành phố cần tập trung nâng cấp, xây dựng các tuyến đường cao tốc đảm bảo tải trọng cho các ô tô chuyên dụng lưu thông. Tăng cường đầu tư phát triển xe chuyên dụng chở container các loại. Xây dựng các trạm container đường bộ, đây là nơi giao nhận, bảo quản hàng hóa và bảo quản container, đồng thời là nơi tiến hành các nghiệp vụ sửa chữa, bảo hành container. Theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050; Hà Nội sẽ có hệ thống đường cao tốc đối ngoại với chất lượng cao tách biệt giao thông nội thị. Cải tạo nâng cấp, xây mới các cặp tuyến song song với các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ hướng tâm vào nội đô hiện nay để giam thiểu sự quá tải cho các đô thị như tuyến Tây Thăng Long-Quốc lộ 32, Trục Thăng Long-Láng Hòa Lạc, tuyến Ngọc Hồi-Phú Xuyên …Hoàn thiện tuyến vành đai 5. Xây mới hệ thống cầu và các nút giao thông cắt khác mức; Cải tạo xây dựng hệ thống bãi biển, bãi đỗ xe đầu mối. Trong khu vực nội đô, xây dựng mạng lưới vận tải hành khách công cộng đáp ứng 45-55%; Hoàn thiện và nâng cấp các tuyến vành đai 3, một phần vành đai 2 và các trục hướng tâm vào thành phố như đường Nguyễn Trãi, Giải Phóng… Triển khai sớm dự án đường “3.5” và đường vành đai 4. Cải tạo nâng cấp kết hợp xây dựng mới kết nối liên thông các trục chính đô thị.