1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN GDCD phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở địa phương có hiệu quả cho học sinh khối 9

21 2,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 212,5 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANHTRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ XUÂN DU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY TIẾT THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ "PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS Ở ĐỊA PHƯƠNG CÓ HIỆU QUẢ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ XUÂN DU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TỔ CHỨC DẠY TIẾT THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ

"PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS Ở ĐỊA PHƯƠNG CÓ HIỆU

QUẢ CHO HỌC SINH KHỐI 9"

Người thực hiện: Nguyễn Văn Thăng

Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THCS Xuân Du

SKKN thuộc lĩnh vực (Môn): GDCD

NHƯ THANH NĂM 2014

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Một đất nước phát triển thì ở đó có một nền giáo dục phát triển Sự phát triển như

vũ bão của khoaa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới, cũng như ở nước ta hiện nayđòi hỏi phải có một nền giáo dục phát triển toàn diện Nhưng, trong xu thế hiện nay,các bộ môn khoa học tự nhiên dường như đang chiếm ưu thế, các bộ môn khoa học xã

hội có phần bị "xem nhẹ" Tuy nhiên, trong giáo dục, không ai muốn phủ nhận và

không thể phủ nhận vai trò của các bộ môn khoa học xã hội Để tránh được tình trạngtrên, cần phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ mộtchiều, rèn luyện thành nếp tư duy, sáng tạo của người học là rất cần thiết, từng bước

áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào trong quá trình dạy học, đảm bảo thờigian tự học, tự nghiên cứu của học sinh Vì vậy, mục tiêu đào tạo của nhà trường phổthông là hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ Đó là những côngdân tương lai, những người lao động mới được phát triển hài hòa trên tất cả các mặt:Đức - Trí - Thể - Mĩ, góp phần to lớn vào việc thực hiện mục tiêu Công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục được coi là quốcsách hàng đầu

Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật,trình độ phát triển của các nước ngày càng cao, sự giao lưu quốc tế ngày càng sâurộng Bên cạnh mặt tích cực của quá trình phát triển đó, nhiều tệ nạn xã hội, nhữngcăn bệnh nguy hiểm ngày càng có chiều hướng gia tăng và khó kiểm soát như ma túy,HIV/AIDS, cúm gia cầm, đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại Trong đóHIV/AIDS và sự lây nhiễm HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm đang được cộng đồngquốc tế, trong đó có Việt Nam quan tâm sâu sắc, bởi những tác động vô cùng to lớncủa nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, nòi giống dân tộc,

Một trong những đối tượng dễ bị tác động và lây lan HIV/AIDS nhất là lứa tuổihọc sinh, sinh viên, trong đó có học sinh THCS Vì vậy, trang bị cho học sinh THCSmột nền tảng kiến thức về HIV/AIDS, các con đường lây truyền, cách phòng tránh,những quy định của pháp luật về phòng chống lây nhiễm, là rất cần thiết để giúpcác em có thể chủ động phòng ngừa lây nhiễm cho mình, gia đình và cộng đồng Với bài viết này, tôi không đi sâu vào những vấn đề lớn, mà chỉ xin giới thiệu một

vài kinh nghiệm dạy tiết thực hành ngoại khóa chủ đề "Phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở địa phương có hiệu quả cho học sinh khối 9", nhằm cung cấp thêm

cho các em những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS ngoài kiến thức các em đã được học

Trang 3

ở bài 14 của chương trình GDCD lớp 8, từ đó, giúp các em càng thêm yêu thích mônhọc.

Rất mong được bạn đọc đóng góp ý kiến phê bình!

Trang 4

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lí luận của vấn đề

Việc tổ chức dạy và học thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương môn GDCDcấp THCS nói chung và khối 9 nói riêng dựa trên các cơ sở sau:

Thứ nhất: Xuất phát từ quan điểm bộ môn GDCD ngoài việc giúp học sinh tiếp thu

những kiến thức mới như các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã được quy định chotừng khối, từng lớp trong PPCT, mà còn giúp học sinh có thể vận dụng phần lí thuyết

đã được học ở các bài vào thực tế cuộc sống nhằm kiểm định, chứng minh mối quan

hệ gắn bó giữa phần lí thuyết các em đã được học với thực tiễn cuộc sống sinh động

Vì vậy, điều quan trọng là sau khi học xong những kiến thức nhất định trong sách, vởthì các em cần phải được thực hành Tiết thực hành ngoại khóa được bố trí ở các khốilớp là thực hiện quan điểm đó

Thứ hai: Thực hiện việc dạy và học tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương

theo quy định trong PPCT bộ môn do Bộ giáo dục và đào tạo quy định

Thứ ba: Căn cứ vào sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng giáo dục và đào tạo về việc

thực hiện dạy và học các tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương và các nộidung đã học

Thứ tư: Căn cứ vào tài liệu học tập, mục đích truyền thụ và thực tế địa phương để

người dạy có cách thức tổ chức tiết dạy ngoại khóa phù hợp với đối tượng học sinh từviệc lựa chọn chủ đề đến cách thức tổ chức giờ dạy nhằm tạo nên hứng thú trong quátrình lĩnh hội kiến thức của học sinh, từ đó giúp các em biết tự điều chỉnh hành vi củabản thân, sống theo Hiến pháp, pháp luật và truyền thống đạo đức của dân tộc, của địaphương

Do đó, thực tế hiện nay cho thấy, đối với mỗi giáo viên dạy bộ môn GDCD bậcTHCS nói chung và giáo viên dạy khối 9 nói riêng, cách thức, phương pháp tổ chứcmột tiết thực hành ngoại khóa về các vấn đề địa phương có vai trò hết sức quan trọng

Trang 5

thành nhân cách toàn diện cho học sinh, cung cấp cho học sinh những chuẩn mực đạođức và pháp luật đang diễn ra hàng ngày trong thực tế cuộc sống sinh động

Thứ hai: Môi trường tiếp xúc của các em cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại Nó thể

hiện ở chỗ, xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo các tệ nạn xã hội cũng nảy sinh, đingược lại với các bài học GDCD mà các em được học trong nhà trường Chính những

tệ nạn xã hội nguy hiểm đó đã làm cho việc lây nhiễm HIV/AIDS và các căn bệnh xãhội nguy hiểm khác ngày càng có chiều hướng gia tăng Để giúp các em có thể chủđộng phòng tránh được những căn bệnh này, đặc biệt là HIV/AIDS, giáo viên cầntrang bị cho các em đầy đủ những kiến thức, những hiểu biết về con đường lây truyền,cách phòng tránh cũng như những hiểu biết pháp luật cần thiết có liên quan Do vậy,ngoài tiết học chính khóa, thì tiết học ngoại khóa cũng rất quan trọng Đó là dịp để các

em tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề đang diễn ra hàng ngày, về những kiến thức xãhội, về các tệ nạn xã hội, về các căn bệnh nguy hiểm, trong đó có HIV/AIDS, Để từ

đó giúp các em có được cách cư xử hợp lí, cách phòng tránh hiệu quả

Vì vậy, việc đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dụctrong nhà trường THCS là một việc làm rất cần thiết trong dạy học chương trình mônGDCD nói chung và giờ học ngoại khóa chương trình địa phương nói riêng Đó chính

là cơ hội để thu hút học sinh có hứng thú hơn trong các giờ học môn GDCD

Thứ ba: Hiện nay, tại một số trường THCS, bộ môn GDCD chưa được người học

quan tâm, thậm chí trong suy nghĩ của nhiều học sinh và phụ huynh xem đó là mônhọc phụ, chẳng bao giờ thi tốt nghiệp hoặc thi cấp 3 Chính vì thế mà hứng thú học tậpđối với bộ môn này không cao, mang nhiều tính đối phó khi lên lớp

Thứ tư: Kiến thức của môn GDCD thường khô khan và khó, có tính pháp lí, pháp luật

cao Nhưng cũng rất phong phú ở từng phần, từng bài, ở mỗi khối bao giờ cũng có 2phần ( Phần đạo đức và phần pháp luật) Trong đó, phần pháp luật có lượng kiến thứclớn, chủ yếu là các điều luật, văn bản luật hoặc Hiến pháp Do vậy, để hiểu và tiếp thuđược kiến thức là rất khó Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến học tập của họcsinh

Thứ năm: Việc dạy học môn GDCD ở trường THCS còn rất nhiều bất cập, giáo viên

được đào tạo chuyên ban còn ít mà chủ yếu là liên kết ban Vì vậy, thực tế ở nhiềunhà trường phân công cho giáo viên nào dạy môn này cũng được, nên dẫn đến việcgiáo viên cũng ít quan tâm, chú trọng đến chuyên môn bộ môn, giáo viên hiểu như thếnào thì truyền thụ thế ấy Ngoài ra, việc dạy và học còn mang tính thụ động, chưa phát

Trang 6

huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh Điều đó dẫn đến hiệu quả dạy và họcchưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của bộ môn Nhiều tiết học diễn ramột cách khô khan, nghèo nàn về phương pháp, nặng về thuyết trình, giảng giải, vấnđáp Các phương tiện dạy học cũng ít khi được sử dụng, tình trạng dạy chay vẫn phổbiến, hình thức tổ chức còn nghèo nàn, chỉ bó hẹp trong khuôn khổ, lên lớp đại trà, họcsinh ít có cơ hội được tổ chức học tập theo nhóm, tổ Nhất là đối với những tiết thựchành ngoại khóa chương trình địa phương chưa thực sự được coi trọng và đầu tư đúng

mức, chủ yếu vẫn là do giáo viên "tự biên, tự diễn", thậm chí có những tiết còn bị sử

dụng vào những mục đích khác, dạy các môn học khác mà không phải là dạy chươngtrình bộ môn, thực hành hay ngoại khóa

Thứ sáu: Trong những năm trở lại đây cũng đã xuất hiện những yếu tố mới trong đổi

mới phương pháp dạy học bộ môn như: Giáo viên đã đầu tư công sức hơn, sử dụngnhiều phương pháp dạy học bộ môn hơn băng cách cho học sinh phân tích tình huống,thảo luận, đàm thoại, đã sử dụng các phương tiện dạy học, các hình thức dạy học đadạng, phong phú hơn Tuy nhiên, những giờ dạy như vậy chỉ mới xuất hiện lẻ tẻ, chủyếu là những giờ thao giảng, chuyên đề, thi giáo viên giỏi Đôi khi cả những giờ dạynhư vậy giáo viên cũng chưa định hình rõ rệt về phương pháp, phương tiện, thiết bịdạy học, sử dụng phương pháp còn lúng túng, đôi khi còn có tính hình thức, qua loa,hiệu quả chưa cao

Thứ bảy: Riêng đối với việc dạy và học tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề địa

phương có vai trò rất quan trọng Nếu các tiết học chính khóa chỉ dừng lại ở việc cungcấp kiến thức trong một bài, một phần nhất định thì tiết ngoại khóa cung cấp cho họcsinh một khối lượng kiến thức tương đối sâu về một vấn đề, chủ đề cụ thể nào đó đangxảy ra trong xã hội hoặc ở địa phương hiện nay Đồng thời, qua những hoạt độngchung đó, rèn luyện cho học sinh kĩ năng hoạt động tập thể, kĩ năng sống, Tuynhiên, việc dạy thực hành ngoại khóa còn nhiều bất cập, bởi vì từ trước đến nay tiếtngoại khóa chưa được giảng dạy phổ biến, những tiết ngoại khóa chỉ trên danh nghĩa

là cho học sinh lên lớp để ôn tập hoặc có tổ chức thì chỉ mang tính hình thức, không

có nội dung, chủ đề cụ thể Trong khi đó, đối với môn GDCD yêu cầu mỗi khối có từ

2 đến 4 tiết thực hành ngoại khóa/năm học, trong đó riêng đối với khối 9 có 3 tiết thựchành ngoại khóa/năm học Vì vậy, để dạy được những tiết thực hành ngoại khóa nàyđòi hỏi người giáo viên phải nắm bắt được tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốcphòng, tệ nạn xã hội, của địa phương để cho học sinh nghiên cứu, tìm hiểu Trong

Trang 7

đó, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội nói chung đang là những vấn đề bứcxúc ở nhiều địa phương, trong đó có Xuân Du Thực trạng trên, nguyên nhân chủ yếu

là sách giáo khoa, sách giáo viên mới chỉ cung cấp thông tin mà chưa thực sự làphương tiện giúp giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá, chưa phù hợp vớicách dạy và học mới Ngoài ra, các điều kiện về phương tiện và thiết bị dạy học cònthiếu thốn, chưa phù hợp cũng gây khó khăn cho quá trình đổi mới phương pháp dạyhọc bộ môn

Tóm lại, từ những khó khăn trên, chưa thực sự gây được hứng thú học tập bộ môncho học sinh, không khí lớp học trầm hoặc ồn dẫn đến chất lượng dạy học không đồngđều, thiếu ổn định

Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát ban đầu chất lượng học sinh ởmột số lớp qua giờ dạy thực hành ngoại khóa môn GDCD ở trường THCS Xuân Dukhi chưa vận dụng phương pháp đổi mới cho thấy kết quả chưa cao Cụ thể là:

Từ thực trạng và kết quả điều tra ban đầu, tôi đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá và

rút ra kinh nghiệm "Tổ chức dạy tiết thực hành ngoại khóa chủ đề phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở địa phương có hiệu quả cho học sinh khối 9" để trình bày một

số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tổ chức giảng dạy và thực hành ở khối 9 tiết 33,học kì II năm học 2012-2013 Tiết thực hành ngoại khóa này đã được tôi thực hiệnthành công và có hiệu quả trong thực tế giảng dạy ở nhà trường

3 Giải pháp và tổ chức thực hiện

a Giải pháp

Trong học tập nói riêng, trong nghiên cứu nói chung, việc tạo ra hứng thú có giá trịrất lớn với hiệu quả công việc Do vậy, muốn lôi cuốn học sinh vào việc học, ngoài tiếthọc chính khóa, thì tiết ngoại khóa cũng không kém phần quan trọng Nó giúp họcsinh nhận biết thêm và sâu sắc hơn các phẩm chất đạo đức mà mỗi con người cần phải

có, các vấn đề của xã hội, những vấn đề của Đảng và nhà nước ta, những vấn đề cấpbách, thời sự hiện nay đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong thực tế cuộc sống

Để làm được điều đó, trước hết phải đa dạng hóa các phương pháp và hình thứcdạy học bộ môn, khắc phục tính đơn điệu, nghèo nàn trong việc áp dụng các phương

Trang 8

pháp và hình thức dạy học, kích thích học sinh ham học môn GDCD nói chung và cácgiờ thực hành ngoại khóa nói riêng Với đề tài này, tôi xin đưa ra những giải pháp sau:

Thứ nhất: Lựa chọn chủ đề ngoại khóa

Giáo viên nên lựa chọn những chủ đề ngoại khóa có tính thời sự, đang được Đảng

và nhà nước quan tâm, được đưa vào chương trình hành động của tổ chức Đoàn, Đội ởtrường học, những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội như: Tệ nạn xãhội, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS,

Thứ hai: Xác định mục tiêu của tiết dạy

Việc xác định chính xác mục tiêu của tiết dạy giúp cho giáo viên tập trung đượcvào những kiến thức chủ yếu, tránh sự dàn trải, hời hợt Đồng thời, giúp học sinh tiếpthu kiến thức chắc chắn, sâu sắc hơn

Đối với tiết thực hành này, tôi xác định mục tiêu như sau:

1 Về kiến thức:

- Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS

- Các biện pháp phòng tránh để không bị nhiễm HIV/AIDS

- Trách nhiệm của nhà nước, gia đình và công dân trong việc phòng, chống nhiễmHIV/AIDS, trong đó có địa phương em

2 Về kĩ năng:

- Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

* Kĩ năng sống: Qua tiết học, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống sau:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

- Kĩ năng tư duy sáng tạo

- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm, chia sẻ

3 Về thái độ:

- Tham gia ủng hộ những hoạt động phòng chống HIV/AIDS

- Không phân biệt, đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS

Thứ ba: Xác định phương pháp của tiết dạy

Qua thực tế giảng dạy cho thấy việc xác định phương pháp dạy học đối với mỗi bàidạy, tiết dạy có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nhận thức của học sinh Giúp các

em tích cực hoạt động để tự phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng mới, hìnhthành thái độ tích cực dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên

Tại tiết thực hành ngoại khóa này, tôi định hướng một số phương pháp sau đây:

Trang 9

a Phương pháp sắm vai

b Phương pháp tổ chức thi hùng biện giữa các nhóm

c Phương pháp tổ chức trò chơi ( Giáo viên tổ chức trò chơi "Nhanh tay, nhanh mắt")

Thứ tư: Chuẩn bị cho tiết thực hành ngoại khóa

Dạy học môn GDCD theo tinh thần đổi mới nói chung, dạy học tiết thực hànhngoại khóa nói riêng, việc chuẩn bị chu đáo cho một tiết thực hành là một trong nhữngđiều kiện để làm tăng tính hấp dẫn, hứng thú và loại trừ cách dạy lí thuyết khô khan,

áp đặt Đây được coi là công việc quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thành côngcủa tiết dạy Vì vậy, tại sáng kiến này, tôi định hướng việc chuẩn bị cho tiết thực hànhngoại khóa như sau:

* Đối với giáo viên: Người giáo viên cần thực hiện chuẩn bị các công việc sau:

- Lựa chọn chủ đề thực hành ngoại khóa phù hợp với tình hình ở địa phương

- Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến chủ đề của tiết học

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để chơi trò chơi sắm vai

- Chuẩn bị giấy khổ A0, bảng thảo luận nhóm

- Chuẩn bị máy chiếu đa năng, máy vi tính phục vụ cho giảng dạy (Nếu có)

* Đối với học sinh:

- Giáo viên cần cho học sinh biết trước chủ đề thực hành ngoại khóa từ tiết trước

- GV yêu cầu học sinh về tìm hiểu những thông tin, sưu tầm những tranh ảnh có liênquan đến chủ đề Đồng thời cần động viên, khuyến khích các em tích cực, tự giác thamgia

Thứ năm: Chuẩn bị bài thu hoặc sau tiết thực hành

Việc xác định bài thu hoạch nhằm giúp học sinh củng cố lại những kiến thức cơbản và chủ yếu trong tiết thực hành Đồng thời, qua bài thu hoạch rèn luyện cho các

em thái độ thực hành nghiêm túc trong học tập, rèn luyện kĩ năng trình bày và xử líthông tin Sáng kiến này tôi định hướng câu hỏi cho bài thu hoạch sau đây:

? Sau khi tìm hiểu tiết thực hành ngoại khóa với chủ đề "Phòng chống HIV/AIDS ở địa phương" bản thân em rút ra được bài học gì? Bản thân em có thích cách thức tổ chức dạy và học một tiết ngoại khóa như vậy không?

Thứ sáu: Chuẩn bị kế hoạch giảng dạy

Việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy giúp giáo viên định hướng được những kiếnthức cần trình bày trong tiết thực hành ngoại khóa Đồng thời, giúp học sinh tiếp thu

Trang 10

kiến thức một cách chủ động, tập trung, trọng tâm và sâu sắc Vì vậy, có thể nói đây làkhâu quan trọng nhất đối với giáo viên giảng dạy nói chung và giáo viên dạy học mônGDCD nói riêng.

b Tổ chức thực hiện:

Theo tôi, để tổ chức thực hiện một tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề địaphương đạt hiệu quả, cần tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định chủ đề ngoại khóa ( Hay xác định nội dung của tiết ngoại khóa).

Trong nội dung thực hành ngoại khóa ở khối 9 học kì II (Tiết 33 môn GDCD khối

9 năm học 2012-2013) tôi chọn chủ đề ngoại khóa là "Phòng chống nhiễm HIV/AIDS

ở địa phương" để tổ chức ngoại khóa cho học sinh, xem đây như một kinh nghiệm của

bản thân muốn chia sẻ với đồng nghiệp trong dạy và học bộ môn GDCD ở trườngTHCS

Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt

Tiết này tôi định hướng mục tiêu cần đạt như sau:

1 Về kiến thức:

- Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS

- Các biện pháp phòng tránh để không bị nhiễm HIV/AIDS

- Trách nhiệm của nhà nước, gia đình và công dân trong việc phòng, chống nhiễmHIV/AIDS, trong đó có địa phương em

2 Về kĩ năng:

- Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

* Kĩ năng sống: Qua tiết học, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống sau:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

- Kĩ năng tư duy sáng tạo

- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm, chia sẻ

3 Về thái độ:

- Tham gia ủng hộ những hoạt động phòng chống HIV/AIDS

- Không phân biệt, đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS

Bước 3: Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học

* Đối với giáo viên

- Giáo viên cần chuẩn bị các thông tin cần thiết có liên quan đến chủ đề ngoại khóanhư: Các số liệu về người nhiễm HIV/AIDS trên thế giới, ở Việt Nam, ở Thanh Hóa

Ngày đăng: 21/03/2015, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w