1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

SKKN: Thực hành ngoại khóa chủ đề “phòng chống nhiễm HIV AIDS ở địa phương có hiệu quả cho học sinh khối 9”

28 3,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 193,65 KB
File đính kèm SKKN 2015.rar (187 KB)

Nội dung

Giới hạn nghiên cứu của đề tài Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi không đi sâu vào những vấn đề lớn, mà chỉ xin giới thiệu một vài kinh nghiệm dạy tiết thực hành ngoại khóa chủ đề " Ph

Trang 1

MỤC LỤC

A Đặt vấn đề

I Lý do chọn đề tài

II Tổng quan của vấn đề

III Tính mới về khoa học của vấn đề

IV Giới hạn nghiên cứu của đề tài

V Các phương pháp thực hiện

2 - 423334

B Giải quyết vấn đề

I Thực trạng của vấn đề

II Cơ sở lý luận của đề tài

III Biện pháp tổ chức thực hiện

IV Những kết quả và kinh nghiệm

4 - 2047820

C Kết luận và đề xuất

I Giá trị của đề tài

II Đề xuất

22 - 232122

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 2

I Lí do chọn đề tài

Một đất nước phát triển thì ở đó có một nền giáo dục phát triển Sự phát triển như

vũ bão của khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới, cũng như ở nước ta hiện nayđòi hỏi phải có một nền giáo dục phát triển toàn diện Nhưng trong xu thế hiện nay, các

bộ môn khoa học tự nhiên dường như đang chiếm ưu thế, các bộ môn khoa học xã hội

có phần bị "xem nhẹ" nhất là môn giáo dục công dân, nó nghiễm nhiên được phụ huynh

và học sinh cho là môn phụ và không cần thiết Mặc dù, trong xã hội hiện nay vấn đềđạo đức đang đi xuống một cách trầm trọng: bạo lực học đường (hiện nay trên cácphương tiện thông tin đại chúng còn đăng tải một số hình ảnh, bài viết về tình trạngbạo lực học đường Điều đáng buồn nhất là không ít học sinh đứng xem và cổ vũ rấtnhiệt tình), tệ nạn xã hội và tình trạng băng hoại về đạo đức trong gia đình ( cha con,anh em, vợ chồng đánh nhau, giết nhau, li hôn…) tràn lan, thì việc giáo dục đạo đức vàpháp luật cho thế hệ trẻ (học sinh) chủ nhân tương lai của đất nước lại “không quan

trọng” Tuy nhiên, trong giáo dục, không ai muốn phủ nhận và không thể phủ nhận vai

trò của các bộ môn khoa học xã hội nhất là môn giáo dục công dân Ngược lại nó còngánh lên mình một trọng trách vô cùng nặng nề là làm thế nào để giáo dục đạo đức vàpháp luật có hiệu quả cho người học nói riêng và công dân nói chung, bởi học sinh làchủ nhân tương lai của đất nước Vậy để tránh được tình trạng trên, cần phải đổi mớimạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thànhnếp tư duy, sáng tạo của người học là rất cần thiết, từng bước áp dụng các phươngpháp tiên tiến, hiện đại vào trong quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tựnghiên cứu của học sinh Vì vậy, mục tiêu đào tạo của nhà trường THCS là hình thành

và phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ Đó là những công dân tương lai, nhữngngười lao động mới được phát triển hài hòa trên tất cả các mặt: Đức - Trí - Thể - Mĩ,góp phần to lớn vào việc thực hiện mục tiêu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu

II Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Trang 3

Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, trình

độ phát triển của các nước ngày càng cao, sự giao lưu quốc tế ngày càng sâu rộng Bêncạnh mặt tích cực của quá trình phát triển đó, nhiều tệ nạn xã hội, những căn bệnhnguy hiểm ngày càng có chiều hướng gia tăng và khó kiểm soát như ma túy,HIV/AIDS, cúm gia cầm, đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại Trong đóHIV/AIDS và sự lây nhiễm HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm đang được cộng đồngquốc tế, trong đó có Việt Nam

quan tâm sâu sắc, bởi những tác động vô cùng to lớn của nó đối với sự phát triển kinhtế-xã hội, nòi giống dân tộc,

Theo số liệu thống kê của thế giới và Việt Nam thì số người nhiễm HIV/AIDShiện nay chủ yếu ở độ tuổi 15 tuổi đến 30 tuổi, như vậy một trong những đối tượng dễ

bị tác động và lây lan HIV/AIDS nhất là lứa tuổi học sinh, sinh viên, trong đó có họcsinh THCS, nhất là ở Minh Long- Chơn Thành là địa bàn khá phức tạp, dân ở nhiềunơi đến làm thuê, nhiều quán cà phê trá hình bên trong là buôn bán ma túy và mại dâm,mặt khác, ở lứa tuổi học sinh THCS các em lại ưa tò mò, thích khám phá Vì thế, trang

bị cho học sinh THCS một nền tảng kiến thức về HIV/AIDS, các con đường lâytruyền, cách phòng tránh, những quy định của pháp luật về phòng chống lây nhiễm,

là rất cần thiết để giúp các em có thể chủ động phòng ngừa lây nhiễm cho mình, giađình và cộng đồng

III Tính mới về khoa học của đề tài

HIV/AIDS là căn bệnh thế kỉ, là nỗi sợ hãi của cả nhân loại nó luôn mang trong mìnhtính thời sự và cấp bách không của riêng một quốc gia, một dân tộc hay một địaphương nào Nhất là một địa bàn phức tạp như Minh Long- Chơn Thành, mặt kháckhông phải ai cũng hiểu biết đầy đủ về nó, thì nó lại càng trở thành một vấn đề nhứcnhối, đáng quan tâm, để không ai phải chết vì thiếu hiểu biết về HIV/AIDS

IV Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi không đi sâu vào những vấn đề lớn, mà chỉ xin

giới thiệu một vài kinh nghiệm dạy tiết thực hành ngoại khóa chủ đề " Phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở địa phương có hiệu quả cho học sinh khối 9" , nhằm cung cấp

thêm cho các em những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS ngoài kiến thức các em đã

Trang 4

được học ở bài 14 của chương trình GDCD lớp 8, từ đó, giúp các em càng thêm yêuthích môn học.

V Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục:

- Giáo viên tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp về phương pháp hướng dẫn học sinhphương pháp sắm vai, trực quan tranh ảnh – vi deo, trò chơi

- Qua kinh nghiệm giảng dạy môn giáo dục công dân của bản thân nhiều năm liền vàhiệu quả đạt được qua các năm

b Phương pháp thu thập thông tin:

Giáo viên thu thập thông tin phản hồi từ phía học sinh cũng như thông qua kết quả họctập môn giáo dục công dân từng tháng để điều chỉnh phương pháp sử dụng cho phùhợp

c Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Giúp học sinh biết căn cứ vào nội dung bài học xử lý tình huống thực tiễn, đưa ranhững tình huống sẽ gặp phải trong cuộc sống hệ thống hóa kiến thức trong một bài,một chương hoặc từng phần kiến thức mà giáo viên yêu cầu theo cách hiểu và khảnăng sáng tạo riêng của mình

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Thực trạng của vấn đề

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Minh Long, tôi thấy việc

tổ chức dạy một tiết thực hành ngoại khóa kiến thức đã học hoặc các vấn đề địa

phương ở các bộ môn nói chung và môn GDCD nói riêng còn nhiều bất cập Cụ thể: Thứ nhất: Nhận thức của học sinh về môn học này còn chưa đúng, đôi khi làm mất đi

vai trò giáo dục tư tưởng, đạo đức của bộ môn, bởi môn GDCD là môn học có vai tròquan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường THCS, góp phần hìnhthành nhân cách toàn diện cho học sinh, cung cấp cho học sinh những chuẩn mực đạođức và pháp luật đang diễn ra hàng ngày trong thực tế cuộc sống sinh động

Thứ hai: Môi trường tiếp xúc của các em cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại đi ngược

lại với các bài học GDCD mà các em được học trong nhà trường ( ví dụ: các em vừađược học về thực hiện trật tự an toàn giao thông nhưng khi được cha mẹ đi đón, cha

Trang 5

mẹ lại vượt đèn đỏ hay không đội mũ bảo hiểm hoặc các em được giáo dục cờ bạc, matúy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV/AIDS thì ở nhà cha mẹ các em lại

là con bạc…) Nó thể hiện ở chỗ, xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo các tệ nạn xãhội cũng nảy sinh, Chính những tệ nạn xã hội nguy hiểm đó đã làm cho việc lây nhiễmHIV/AIDS và các căn bệnh xã hội nguy hiểm khác ngày càng có chiều hướng gia tăng

Để giúp các em có thể chủ động phòng tránh được những căn bệnh này, đặc biệt làHIV/AIDS, giáo viên cần trang bị cho các em đầy đủ những kiến thức, những hiểu biết

về con đường lây truyền, cách phòng tránh cũng như những hiểu biết pháp luật cầnthiết có liên quan Do vậy, ngoài tiết học chính khóa, thì tiết học ngoại khóa cũng rấtquan trọng Đó là dịp để các em tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề đang diễn ra hàngngày, về những kiến thức xã hội, về các tệ nạn xã hội, về các căn bệnh nguy hiểm,trong đó có HIV/AIDS, Để từ đó giúp các em có được cách cư xử hợp lí, cáchphòng tránh hiệu quả

Vì vậy, việc đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dụctrong nhà trường THCS là một việc làm rất cần thiết trong dạy học chương trình mônGDCD nói chung và giờ học ngoại khóa chương trình địa phương nói riêng Đó chính

là cơ hội để thu hút học sinh có hứng thú hơn trong các giờ học môn GDCD

Thứ ba: Hiện nay, tại một số trường THCS, bộ môn GDCD chưa được người học quan

tâm, thậm chí trong suy nghĩ của nhiều học sinh và phụ huynh xem đó là môn học phụ,chẳng bao giờ thi tốt nghiệp hoặc thi cấp 3 Chính vì thế mà hứng thú học tập đối với

bộ môn này không cao, mang nhiều tính đối phó khi lên lớp

Thứ tư: Kiến thức của môn GDCD thường khô khan và khó, có tính pháp lí, pháp luật

cao Nhưng cũng rất phong phú ở từng phần, từng bài, ở mỗi khối bao giờ cũng có 2phần ( Phần đạo đức và phần pháp luật) Trong đó, phần pháp luật có lượng kiến thứclớn, chủ yếu là các điều luật, văn bản luật hoặc Hiến pháp Do vậy, để hiểu và tiếp thuđược kiến thức là rất khó Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến học tập của họcsinh

Thứ năm: Việc dạy học môn GDCD ở trường THCS còn rất nhiều bất cập, giáo viên

được đào tạo chuyên ban còn ít mà chủ yếu là liên kết ban Vì vậy, thực tế ở nhiều nhàtrường phân công cho giáo viên nào dạy môn này cũng được, nên dẫn đến việc giáoviên cũng ít quan tâm, chú trọng đến chuyên môn bộ môn, giáo viên hiểu như thế nào

Trang 6

thì truyền thụ thế ấy Ngoài ra, việc dạy và học còn mang tính thụ động, chưa phát huyđược tính chủ động, sáng tạo của học sinh Điều đó dẫn đến hiệu quả dạy và học chưacao, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của bộ môn Nhiều tiết học diễn ra mộtcách khô khan, nghèo nàn về phương pháp, nặng về thuyết trình, giảng giải, vấn đáp.Các

phương tiện dạy học cũng ít khi được sử dụng, tình trạng dạy chay vẫn phổ biến, hìnhthức tổ chức còn nghèo nàn, chỉ bó hẹp trong khuôn khổ, lên lớp đại trà, học sinh ít có

cơ hội được tổ chức học tập theo nhóm, tổ Nhất là đối với những tiết thực hành ngoạikhóa chương trình địa phương chưa thực sự được coi trọng và đầu tư đúng mức, chủ

yếu vẫn là do giáo viên " tự biên, tự diễn", thậm chí có những tiết còn bị sử dụng vào

những mục đích khác, dạy các môn học khác mà không phải là dạy chương trình bộmôn, thực hành hay ngoại khóa

Thứ sáu: Trong những năm trở lại đây cũng đã xuất hiện những yếu tố mới trong đổi

mới phương pháp dạy học bộ môn như: Giáo viên đã đầu tư công sức hơn, sử dụngnhiều phương pháp dạy học bộ môn hơn bằng cách cho học sinh phân tích tình huống,thảo luận, đàm thoại, đã sử dụng các phương tiện dạy học, các hình thức dạy học đadạng, phong phú hơn Tuy nhiên, những giờ dạy như vậy chỉ mới xuất hiện lẻ tẻ, chủyếu là những giờ thao giảng, chuyên đề, thi giáo viên giỏi Đôi khi cả những giờ dạynhư vậy giáo viên cũng chưa định hình rõ rệt về phương pháp, phương tiện, thiết bị dạyhọc, sử

dụng phương pháp còn lúng túng, đôi khi còn có tính hình thức, qua loa, hiệu quả chưacao

Thứ bảy: Riêng đối với việc dạy và học tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề địa

phương có vai trò rất quan trọng Nếu các tiết học chính khóa chỉ dừng lại ở việc cungcấp kiến thức trong một bài, một phần nhất định thì tiết ngoại khóa cung cấp cho họcsinh một khối lượng kiến thức tương đối sâu về một vấn đề, chủ đề cụ thể nào đó đangxảy ra trong xã hội hoặc ở địa phương hiện nay Đồng thời, qua những hoạt độngchung đó, rèn luyện cho học sinh kĩ năng hoạt động tập thể, kĩ năng sống, Tuynhiên, việc dạy thực hành ngoại khóa còn nhiều bất cập, bởi vì từ trước đến nay tiếtngoại khóa chưa được giảng dạy phổ biến, những tiết ngoại khóa chỉ trên danh nghĩa làcho học sinh lên lớp để ôn tập hoặc có tổ chức thì chỉ mang tính hình thức, không có

Trang 7

nội dung, chủ đề cụ thể Trong khi đó, đối với môn GDCD yêu cầu mỗi khối có từ 2đến 4 tiết thực hành ngoại khóa/năm học, trong đó riêng đối với khối 9 có 3 tiết thựchành ngoại khóa/năm học Vì vậy, để dạy được những tiết thực hành ngoại khóa nàyđòi hỏi người giáo viên phải nắm bắt được tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốcphòng, tệ nạn xã hội, của địa phương để cho học sinh nghiên cứu, tìm hiểu Trong

đó, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội nói chung đang là những vấn đề bứcxúc ở nhiều địa phương, trong đó có Minh Long Thực trạng trên, nguyên nhân chủyếu là sách giáo khoa, sách giáo viên mới chỉ cung

cấp thông tin mà chưa thực sự là phương tiện giúp giáo viên hướng dẫn học sinh tìmtòi, khám phá, chưa phù hợp với cách dạy và học mới Ngoài ra, các điều kiện vềphương tiện và thiết bị dạy học còn thiếu thốn, chưa phù hợp cũng gây khó khăn choquá trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn

Tóm lại, từ những khó khăn trên, chưa thực sự gây được hứng thú học tập bộ môncho học sinh, không khí lớp học trầm hoặc ồn dẫn đến chất lượng dạy học không đồngđều, thiếu ổn định

Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát ban đầu chất lượng học sinh ởmột số lớp qua giờ dạy thực hành ngoại khóa môn GDCD ở trường THCS Minh Longkhi chưa vận dụng phương pháp đổi mới cho thấy kết quả chưa cao Cụ thể là:

Từ thực trạng và kết quả điều tra ban đầu, tôi đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá và

rút ra kinh nghiệm " Tổ chức dạy tiết thực hành ngoại khóa chủ đề phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở địa phương có hiệu quả cho học sinh khối 9" để trình bày một số

kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tổ chức giảng dạy và thực hành ở khối 9 tiết 33, học kì

II năm học 2012-2013; năm học 2013-2014 Tiết thực hành ngoại khóa này đã được tôithực hiện thành công và có hiệu quả trong thực tế giảng dạy ở nhà trường

II Cơ sở lí luận của đề tài

Việc tổ chức dạy và học thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương môn giáo dụccông dân cấp THCS nói chung và khối 9 nói riêng dựa trên các cơ sở sau:

Trang 8

Thứ nhất: Xuất phát từ quan điểm bộ môn giáo dục công dân ngoài việc giúp học sinh

tiếp thu những kiến thức mới như các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã được quy địnhcho từng khối, từng lớp trong phân phối chương trình, mà còn giúp học sinh có thể vậndụng phần lí thuyết đã được học ở các bài vào thực tế cuộc sống nhằm kiểm định,chứng minh mối quan hệ gắn bó giữa phần lí thuyết các em đã được học với thực tiễncuộc sống sinh động Vì vậy, điều quan trọng là sau khi học xong những kiến thức nhấtđịnh trong sách, vở thì các em cần phải được thực hành Tiết thực hành ngoại khóađược bố trí ở các khối lớp là thực hiện quan điểm đó

Thứ hai: Thực hiện việc dạy và học tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương

theo quy định trong phân phối chương trình bộ môn do Bộ giáo dục và đào tạo quyđịnh

Thứ ba: Căn cứ vào sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng giáo dục và đào tạo về việc

thực hiện dạy và học các tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương và các nộidung đã học

Thứ tư: Căn cứ vào tài liệu học tập, mục đích truyền thụ và thực tế địa phương để

người dạy có cách thức tổ chức tiết dạy ngoại khóa phù hợp với đối tượng học sinh từviệc lựa chọn chủ đề đến cách thức tổ chức giờ dạy nhằm tạo nên hứng thú trong quátrình lĩnh hội kiến thức của học sinh, từ đó giúp các em biết tự điều chỉnh hành vi củabản thân, sống theo Hiến pháp, pháp luật và truyền thống đạo đức của dân tộc, của địaphương

Do đó, thực tế hiện nay cho thấy, đối với mỗi giáo viên dạy bộ môn giáo dục côngdân bậc trung học cơ sở nói chung và giáo viên dạy khối 9 nói riêng, cách thức,phương pháp tổ chức một tiết thực hành ngoại khóa về các vấn đề địa phương có vaitrò hết sức quan trọng

III Biện pháp và tổ chức thực hiện

1 Biện pháp

Trong học tập nói riêng, trong nghiên cứu nói chung, việc tạo ra hứng thú có giá trịrất lớn với hiệu quả công việc Do vậy, muốn lôi cuốn học sinh vào việc học, ngoài tiếthọc chính khóa, thì tiết ngoại khóa cũng không kém phần quan trọng Nó giúp học sinhnhận biết thêm và sâu sắc hơn các phẩm chất đạo đức mà mỗi con người cần phải có,

Trang 9

các vấn đề của xã hội, những vấn đề của Đảng và nhà nước ta, những vấn đề cấp bách,thời sự hiện nay đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong thực tế cuộc sống.

Để làm được điều đó, trước hết phải đa dạng hóa các phương pháp và hình thứcdạy học bộ môn, khắc phục tính đơn điệu, nghèo nàn trong việc áp dụng các phươngpháp và hình thức dạy học, kích thích học sinh ham học môn GDCD nói chung và cácgiờ thực hành ngoại khóa nói riêng Với đề tài này, tôi xin đưa ra những giải pháp sau:

Thứ nhất: Lựa chọn chủ đề ngoại khóa

Giáo viên nên lựa chọn những chủ đề ngoại khóa có tính thời sự, đang được Đảng

và nhà nước quan tâm, được đưa vào chương trình hành động của tổ chức Đoàn, Đội ởtrường học, những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội như: Tệ nạn xãhội, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS,

Thứ hai: Xác định mục tiêu của tiết dạy

Việc xác định chính xác mục tiêu của tiết dạy giúp cho giáo viên tập trung được vàonhững kiến thức chủ yếu, tránh sự dàn trải, hời hợt Đồng thời, giúp học sinh tiếp thukiến thức chắc chắn, sâu sắc hơn

Đối với tiết thực hành này, tôi xác định mục tiêu như sau:

* Về kiến thức:

- Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS

- Các biện pháp phòng tránh để không bị nhiễm HIV/AIDS

- Trách nhiệm của nhà nước, gia đình và công dân trong việc phòng, chống nhiễmHIV/AIDS, trong đó có địa phương em

* Về kĩ năng:

- Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

* Kĩ năng sống: Qua tiết học, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống sau:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

- Kĩ năng tư duy sáng tạo

- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm, chia sẻ

* Về thái độ:

- Tham gia ủng hộ những hoạt động phòng chống HIV/AIDS

- Không phân biệt, đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS

Trang 10

Thứ ba: Xác định phương pháp của tiết dạy

Qua thực tế giảng dạy cho thấy việc xác định phương pháp dạy học đối với mỗi bàidạy, tiết dạy có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nhận thức của học sinh Giúp các

em tích cực hoạt động để tự phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng mới, hìnhthành thái độ tích cực dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên

Tại tiết thực hành ngoại khóa này, tôi định hướng một số phương pháp sau đây:

a Phương pháp sắm vai

b Phương pháp tổ chức thi hùng biện giữa các nhóm

c Phương pháp tổ chức trò chơi ( Giáo viên tổ chức trò chơi " Nhanh tay, nhanh mắt") Thứ tư: Chuẩn bị cho tiết thực hành ngoại khóa

Dạy học môn GDCD theo tinh thần đổi mới nói chung, dạy học tiết thực hành ngoạikhóa nói riêng, việc chuẩn bị chu đáo cho một tiết thực hành là một trong những điềukiện để làm tăng tính hấp dẫn, hứng thú và loại trừ cách dạy lí thuyết khô khan, áp đặt.Đây được coi là công việc quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thành công của tiếtdạy

Vì vậy, tại sáng kiến này, tôi định hướng việc chuẩn bị cho tiết thực hành ngoại khóanhư sau:

* Đối với giáo viên: Người giáo viên cần thực hiện chuẩn bị các công việc sau:

- Sưu tầm những số liệu mới nhất của thế giới, Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh, HàNội, Bình Phước, Chơn Thành, Minh Long về HIV/AIDS

- Lựa chọn chủ đề thực hành ngoại khóa phù hợp với tình hình ở địa phương

- Sưu tầm các tranh ảnh, vi deo có liên quan đến chủ đề của tiết học

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để chơi trò chơi sắm vai

- Chuẩn bị giấy khổ A0, bảng thảo luận nhóm

- Chuẩn bị máy chiếu, máy vi tính phục vụ cho giảng dạy

* Đối với học sinh:

- Giáo viên cần cho học sinh biết trước chủ đề thực hành ngoại khóa từ tiết trước

- GV yêu cầu học sinh về tìm hiểu những thông tin, số liệu, sưu tầm những tranh ảnh

có liên quan đến chủ đề Đồng thời cần động viên, khuyến khích các em tích cực, tựgiác tham gia

Thứ năm: Chuẩn bị bài thu hoặc sau tiết thực hành

Trang 11

Việc xác định bài thu hoạch nhằm giúp học sinh củng cố lại những kiến thức cơbản và chủ yếu trong tiết thực hành Đồng thời, qua bài thu hoạch rèn luyện cho các emthái độ thực hành nghiêm túc trong học tập, rèn luyện kĩ năng trình bày và xử lí thôngtin Sáng kiến này tôi định hướng câu hỏi cho bài thu hoạch sau đây:

? Sau khi tìm hiểu tiết thực hành ngoại khóa với chủ đề "Phòng chống HIV/AIDS

ở địa phương" bản thân em rút ra được bài học gì? Bản thân em có thích cách thức

tổ chức dạy và học một tiết ngoại khóa như vậy không?

Thứ sáu: Chuẩn bị kế hoạch giảng dạy

Việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy giúp giáo viên định hướng được những kiến thứccần trình bày trong tiết thực hành ngoại khóa Đồng thời, giúp học sinh tiếp thu kiếnthức

một cách chủ động, tập trung, trọng tâm và sâu sắc Vì vậy, có thể nói đây là khâu quantrọng nhất đối với giáo viên giảng dạy nói chung và giáo viên dạy học môn GDCD nóiriêng

2 Tổ chức thực hiện:

Theo tôi, để tổ chức thực hiện một tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phươngđạt hiệu quả, cần tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định chủ đề ngoại khóa ( Hay xác định nội dung của tiết ngoại khóa).

Trong nội dung thực hành ngoại khóa ở khối 9 học kì II (Tiết 33 môn GDCD khối 9

năm học 2013-2014) tôi chọn chủ đề ngoại khóa là "Phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở địa phương" để tổ chức ngoại khóa cho học sinh, xem đây như một kinh nghiệm của

bản thân muốn chia sẻ với đồng nghiệp trong dạy và học bộ môn GDCD ở trườngTHCS

Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt

Tiết này tôi định hướng mục tiêu cần đạt như sau:

* Về kiến thức:

- Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS

- Các biện pháp phòng tránh để không bị nhiễm HIV/AIDS

- Trách nhiệm của nhà nước, gia đình và công dân trong việc phòng, chống nhiễmHIV/AIDS, trong đó có địa phương em

* Về kĩ năng:

Trang 12

- Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

* Kĩ năng sống: Qua tiết học, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống sau:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

- Kĩ năng tư duy sáng tạo

- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm, chia sẻ

* Về thái độ:

- Tham gia ủng hộ những hoạt động phòng chống HIV/AIDS

- Không phân biệt, đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS

Bước 3: Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học

* Đối với giáo viên

- Giáo viên cần chuẩn bị các thông tin cần thiết có liên quan đến chủ đề ngoại khóanhư: Các số liệu về người nhiễm HIV/AIDS trên thế giới, ở Việt Nam, ở TP Hồ ChíMinh, Hà Nội và đặc biệt là ở Bình Phước ( Chơn Thành)

- Tranh ảnh có liên quan đến tiết ngoại khóa, các Video Clip

* Đối với học sinh

- Học sinh là người tham gia trực tiếp trong quá trình thực hiện, do vậy giáo viên nênđộng viên các em nhiệt tình tham gia Ngoài ra, các em cần chuẩn bị các số liệu vềngười nhiễm HIV/AIDS ở địa phương, phương tiện để sắm vai

Bước 4: Xác định phương pháp

Giáo viên nên áp dụng một số phương dạy học sau:

- Sắm vai

- Thi hùng biện giữa các nhóm

- Tổ chức trò chơi " Nhanh tay, nhanh mắt"

Bước 5: Tổ chức tiết học thực hành

a Ổn định lớp

- GV kiểm tra sĩ số học sinh của lớp

b Kiểm tra bài cũ: ? Đối với học sinh, chúng ta cần phải làm gì để trở thành người

sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật?

Trang 13

- GV gọi 1-2 học sinh lên bảng trả lời

+ Cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống cóđạo đức và tự giác tuân theo pháp luật

+ Học tập tốt lao động tốt

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét và cho điểm học sinh

c Bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu tiết học bằng một số tranh ảnh

nói về tệ nạn xã hội qua việc trình chiếu lên máy chiếu Từ đó, giáo viên dẫn dắt họcsinh để vào tiết thực hành

Hoạt động 2: GV tổ chức cho học sinh chơi

trò chơi "Sắm vai".

GV đưa ra tình huống:

" Hiền đến rủ Thủy sang nhà Huệ chơi Thủy

nói: "Cậu không biết là chị của Huệ bị ốm à?

Người ta nói chị ấy bị AIDS Tớ sợ lắm, nhỡ

bị lây thì chết, tớ không đến đâu!".

- GV chia lớp làm 2 nhóm và đưa ra luật chơi

- HS cử người chơi, tự viết lời thoại, phân vai

(Thời gian chuẩn bị là 5 phút)

- Hết thời gian, GV yêu cầu học sinh các

Trang 14

Thủy Vì HIV/AIDS chỉ lây qua 3 con đường:

+ Đường máu

+ Quan hệ tình dục không an toàn

+ Truyền từ mẹ sang con

Mặt khác, Hiền nên khuyên Thủy không nên

xa lánh mà phải gần gũi, động viên, an ủi chị

Huệ

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung

- GV kết luận và yêu cầu HS nhắc lại khái

niệm HIV/AIDS đã được học trong chương

trình GDCD lớp 8:

+ HIV là tên một loại vi-rút gây suy giảm

miễn dịch ở người

+ AIDS là giai đoạn cuối của sự lây nhiễm

HIV, thể hiện ở nhiều triệu chứng bệnh khác

nhau, đe dọa tính mạng con người.

? Em hãy nêu các con đường lây truyền HIV/

AIDS và cách phòng tránh đối với mỗi con

đường?

- HS nêu

- HS khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét và kết luận:

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình

ảnh về các con đường lây truyền HIV/AIDS

hoặc cho học sinh xem đoạn Video-Clip nói

về các con đường lây truyền HIV/AIDS

- HS quan sát

1 Các con đường lây truyền HIV/ AIDS

- Qua đường máu

- Mẹ truyền sang con

- Qua đường tình dục

Vi rút HIV phóng to

Ngày đăng: 13/12/2015, 20:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w