1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số phương pháp dạy trống đạt hiệu quả cho học sinh khối tiểu học

49 507 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 270 KB

Nội dung

SKKN Một số phương pháp dạy trống đạt hiệu quả cho học sinh khối tiểu họcSKKN Một số phương pháp dạy trống đạt hiệu quả cho học sinh khối tiểu họcSKKN Một số phương pháp dạy trống đạt hiệu quả cho học sinh khối tiểu họcSKKN Một số phương pháp dạy trống đạt hiệu quả cho học sinh khối tiểu họcSKKN Một số phương pháp dạy trống đạt hiệu quả cho học sinh khối tiểu họcSKKN Một số phương pháp dạy trống đạt hiệu quả cho học sinh khối tiểu họcSKKN Một số phương pháp dạy trống đạt hiệu quả cho học sinh khối tiểu họcSKKN Một số phương pháp dạy trống đạt hiệu quả cho học sinh khối tiểu họcSKKN Một số phương pháp dạy trống đạt hiệu quả cho học sinh khối tiểu họcSKKN Một số phương pháp dạy trống đạt hiệu quả cho học sinh khối tiểu họcSKKN Một số phương pháp dạy trống đạt hiệu quả cho học sinh khối tiểu học

Trang 1

PHẦN I MỞ ĐẦU.

1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.

Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi thiếu niên là giai đoạn

phát triển đặc biệt của một đời người, ở lứa tuổi này, người ta nói “ Ngả

đường dẫn tới tài năng , nhưng cũng là ngả đường dẫn tới tội lỗi” Chính

vì vậy, nhà trường hiện nay có trách nhiệm hết sức nặng nề nhưng cũng rất

vẻ vang nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự pháttriển Đáp ứng yêu cầu về con người, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chungvà giáo dục học sinh TH nói riêng có nhiệm vụ đào tạo ra những con ngườicó tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, đặc biệt phải cólòng nhân ái yêu đất nước , yêu CNXH

Đội Thiếu niên tiền phong Hồ CHí Minh - Tổ chức của thiếu nhi ViệtNam, lực lượng giáo dục quan trọng trong và ngoài nhà trường, nhằm gópphần giáo dục thiếu nhi thành lớp người phát triển toàn diện Thông quacác hoạt động Đội các em thiếu nhi được tu dưỡng, rèn luyện phát triển cácvề Đức -Trí - Thể - Mỹ

Tổ chức đội giáo dục thiếu nhi bằng nhiều hình thức thiết thực cụ thểnhư : Nghi thức Đội, Nghi lễ đội, các phong trào, các cuộc vận động….Nhưng trong đó Nghi thức là một phương tiện giáo dục của đội Thiếu niêntiền phong Hồ Chí Minh Với những quy định biểu hiện bằng ngôn ngữ,hình thức tượng trưng, thủ tục, nghi lễ và đội ngũ, Nghi thức Đội góp phầnmạnh mẽ vào việc xây dựng phương pháp giáo dục toàn diện, mang nétđặc trưng của Đội Trong đó nổi bật là giáo dục ý thức kỷ luật, tư thế tácphong và tinh thần tập thể cho đội viên; tạo ra vẻ đẹp, tính nghiêm chỉnhvà sự thống nhất của tổ chức đội Nghi thức Đội được tiến hành thườngxuyên trong mọi hoạt động rèn luyện của Đội để tạo thành thói quen, nềnếp tốt cho đội viên trong tổ chức Đội

Trang 2

Việc tiến hành giáo dục bằng Nghi thức đội đòi hỏi phải có tính thuyếtphục cao, tính nghiêm túc, chính xác và thống nhất Như vậy nghi thức độimới trở thành nhu cầu thực sự của mỗi đội viên và tập thể đội.

Trong các nghi thức đội như cờ đội, huy hiệu đội, sổ sách đội, đội hìnhđội ngũ … có thể nói Trống đội là một trong những nghi thức thể hiệnđược sự tổng hợp của các yêu cầu về nghi thức đội Thông qua trống độilàm nổi bật lên được vẻ đẹp, tính nghiêm chỉnh, sự thống nhất của tổ chứcĐội Khi đánh trống Đội các em thể hiện được tiết tấu, giai điệu, nhịp điệubài trống một cách rộn ràng, giục giã, nhưng bên cạnh đó cũng thể hiệnđược một sự thống nhất, kỷ luạt cao mới làm cho âm thanh của trống có sựđều và âm vang, vì nếu chỉ có một người sai nhịp trống sẽ làm hỏng cả mộtbài trống, khi đó người đánh trống cũng như đang biểu diễn một tác phẩm

âm nhạc nghệ thuật

Khi tham gia các hoạt động của Đội, nhất là trong việc thực hiện cácnghi thức là một trong những yêu cầu cơ bản để của các em đội viên, các

em luôn tích cực chủ động tham gia các lớp hướng dẫn nghi thức, học cácbài trống, tập đánh trống với tính thần hăng say và luôn muốn tham gia vàocác đội nghi lễ, đội trống của liên đội trong các hoạt động hàng tuần, cáchoạt động lớn, các hội thi

Tuy nhiên để đem lại một đội trống đánh hay, đều và thể hiện hoànchỉnh một bài trống với đầy đủ các yêu cầu về sự thống nhất, kỷ luật, chínhxác, đúng tiết tấu không phải em nào cũng thực hiện được, nhất là với lứatuổi các em đội viên tiểu học Ở độ tuổi này các em chưa có sự chú tâm sâusắc, một trí nhớ bền lâu cho một công việc, bên cạnh đó là sức tập trungcủa các em có thời gian ngắn, tâm lý vui chơi, nhanh chán thường làm các

em dễ nản lòng khi gặp nội dung khó Do vậy khi đánh các bài trống các

em dễ mắc phải các lỗi như: Không thuộc hoàn chỉnh bài trống, đánhkhông đều, đánh không rõ tiết tấu, đánh trống nhanh…

Trang 3

Xuất phát từ những lý do trên tôi thấy việc thúc đẩy, nâng cao hiệuquảỉtong việc dạy đánh trống cho các em đội viên, thiếu niên nhi đồngđóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân ý thức kỷ luật vàkhẩn năng cảm nhận tiết tấu cho các em sau này.Qua thực tiễn thực hiệnthí điểm tại đơn vị tôi đã có kết quả đạt được là sự tiến bộ vượt bậc, nhiều

em ngoan, có ý thức, kỷ luật tốt, khả năng cảm thụ tiết tấu âm nhạc, trìnhbày các bài trống được nâng cao, sự va vấp, quên bài trống, đánh sai tiếttấu đã giảm đi nhiều… Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa vấn đề này vàosáng kiến kinh nghiệm để anh chị em đồng nghiệp tham khảo giúp đỡ tôilàm tốt hơn công việc này

3 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.

Nghiên cứu cở sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đánh trống Đội với họcsinh tiểu học hiện nay

Đưa ra các phương pháp thiết thực nhằm nâng cao việc dạy học trốngĐội với học sinh

Tiến hành thực nghiệm các nội dung giải pháp đưa ra, kiểm tra hiệuquả, tác dụng đem lại của sáng kiến

Phân tích kết quả đạt được, so sánh, tổng hợp, rút kinh nghiệm

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

Trang 4

5.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.

- Thời gian nghiên cứu : từ 1/10/2010 đến 30/3/2011

6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Để thực hiện thành công nội dung nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm đạtkết quả ta nên sử dụng các phương pháp:

6.1 Phương pháp nghiên cứu.

-Nghiên cứu các cơ sở lý luận về tâm lý học, giáo dục học, về tác dụng, ýnghĩa của các hoạt động thực tiễn đối với học sinh

6.2 Phương pháp điều tra:

Điều tra, tổng hợp, phân tích các nội dung yêu cầu, kế hoạch đề ra, kếtqủa đạt dược

6.3 Phương pháp so sánh:

So sánh kết quả đạt được sau khi thực hiện thực nghiệm các biện phápvới thời gian trước thực nghiệm

6.4 Phương pháp thuyết trình hướng dẫn:

Là phương pháp phân tích, giảng giải, minh chứng, hướng dẫn cho các

em bằng các hoạt động cụ thể để các em quan sát, thực hiện

6.7 Phương pháp làm việc theo nhóm.

Là phương pháp dạy học tích cực giúp các em chủ động làm việc, có sựbàn bạc, tập luyện thống nhất, chính xác

Trang 5

6.8 Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Là cách tổ chức trực tiếp đánh giá kết quả đạt được của các em qua quátrình luyện tập của mình Động viên để mỗi đội viên, tập thể đội luôn khôngngừng phấu đấu vươn lên đạt những thành tích cao hơn nữa theo những tiêuchuẩn mà các em đã đề ra

Là đòn bẩy kích, gây hứng thú để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ vớichất lượng cao nhất

6.8 Phương pháp bồi dưỡng.

Là phương pháp lựa chọn, kết hợp bồi dưỡng định kỳ, thường xuyên, traudồi kỹ năng thuần thục cho các em đội viên, đồng thời lựa chọn những độiviên có năng khiếu tham gia vào đội nghi lễ của liên đội

7 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.

Đánh trống Đội là một trong những nội dung thực hiện của Nghi thứcĐội,là một trong những tiêu chí của chương trình rèn luyện Đội viên để các

em phát triển toàn diện Chất lượng đánh trống cao đồng nghĩa với khả năngcảm nhận tiết tấu, quá trình tập luyện, làm việc tập thể có sự thống nhất, kỷluật khi thực hiện nghi lễ chuẩn xác của các em đội viên được nâng cao Quađó làm nổi bật vị trí vai trò của nghi thức đội đối với việc giáo dục độiviên, học sinh trong nhà trường

Trang 6

PHẦN II NỘI DUNG

Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấurèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong họcsóc và giáo dục trẻ em Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết,hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì nhữngquyền của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc

Mục tiêu của Đội TNTP Hồ Chí Minh còn được cụ thể hóa bằngnhiệm vụ của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và đội viên đó là :

Các tập thể Đội và Đội viên đều phải phấn đấu, rèn luyện thực hiện tốt

5 điều Bác Hồ dạy, để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tôt,đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nhiệm vụ này, được cụ thể hóa bằngviệc mỗi đội viên phải nghiêm chỉnh thực hiện Điều lệ Đội TNTP Hồ ChíMinh, Nghi thức Đội và chương trình rèn luyện đội viên Điều này thể hiệntính kỷ luật và ý thức tổ chức của đội viên đối với tổ chức của mình

Nghi thức đội bao gồm các nội dung: Cờ đội, huy hiệu đội, khănquàng đỏ, đội ca, trống đội, các yêu cầu đội viên… ( Các yêu cầu đối vớiđội viên: biết tháo thắt khăn quàng đỏ, hô đáp khảu hiệu đội, thực hiện các

Trang 7

Mặt khác với chương trình rèn luyện đội viên với mục tiêu: Giúp thiếu niênnhi đồng thực hiên theo năm điều Bác Hồ dạy, xúng đáng là con ngoan, trògiỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ và phấn đấu trở thành Đoàn viênthanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Được cụ thể hóa bằng nội dung cácchuyên hiệu trong đó chuyên hiệu Nghi Thức Đội hạng ba ( dành cho độiviên khối tiểu học) với yêu cầu đội viên phải biết 2 bài trống quy định.

- Về cơ sở tâm lý học: Đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, sự phát triển cá thể cácquá trình tâm lý và các phẩm chất tâm lý được nghiên cứu các dạng hoạtđộng khác nhau đang được phát triển Ví dụ: vui chơi, học tập, lao động,hoạt động xã hội v.v… Mỗi dạng hoạt động có vai trò, tác dụng khác nhauđối với sự phát triển nhân cách của các em Những quan sát hàng ngày chothấy, trẻ em rung cảm và suy nghĩ không giống người lớn.Nhưng vấn đềkhông phải là ở chỗ trẻ chưa làm được những gì, chưa nắm được những gì?

… mà vấn đề cơ bản là ở chỗ, phải hiểu được đứa trẻ hiện có những gì, cóthể làm được những gì, nó sẽ thay đổi như thế nào trong quá trình tham giacác hoạt động theo lứa tuổi…

- Cơ sở giáo dục học: Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhàtrường, các em nhỏ được thể hiện thông qua tính giáo dục có mục đích, có tổchức, có sự định hướng của giáo viên Phương thức giáo dục của Đội làthông qua các hoạt động đội để giáo dục toàn diện trên tất cả các mặt: Ýthức kỷ luật, đạo đức lối sống, tính thẩm mỹ văn hóa nghệ thuật, tinh thầnđoàn kết… Khi các em đội viên tham gia các buổi tập,đánh trống các em sẽđược làm quen với hoạt động nhóm có tổ chức, kỷ luật, có sự thống nhất caokhi thực hiện các bài trống đúng tiết tấu, nhịp độ… nếu một em bị sai thì cảbài trống sẽ bị mắc lỗi không thành công

- Theo công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định về các nhóm quyềncủa trẻ bao gồm các nhóm quyền quy định trẻ em có quyền được tham gia,quyền được phát triển theo nhu cầu của trẻ

Trang 8

+ Về bổn phận: Các em phải biết ngoan, lễ phép, kính trọng ông bà,cha mẹ, người lớn, trẻ nhỏ, bạn bè, chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể,tácphong nhanh nhẹn, có ý thức kỷ luật, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy

Từ những lý luận trên cho thấy việc thực hiện nghi thức đội, đặc biệt là trong việc học và đánh trống đội tốt có ý nghĩa thiết thực trong việc hình thành, phát triển nhân cách học sinh, thông qua tham gia đội trống, đội nghi

lễ của liên đội phù hợp với lứa tuổi của học sinh, các em được phát triển toàn diện, được giao lưu, học tập, được vui chơi, làm việc có tổ chức, làm việc theo nhóm Qua đó giúp cho các em biết làm việc với tinh thần tập thể, có ý thức tổ chức kỷ luật, biết cảm nhận tiết tấu âm nhạc, tiết tấu bài trống, khả năng luyện tập đem lại kết quả …

Toàn trường có 565 học sinh và 17 lớp học Tập thể giáo viên gồm 28thầy cô, với nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và hoạt độngphong trào của nhà trường Đa số các em đều là những học sinh thật thà,chăm ngoan, học tốt, lễ phép với thầy cô, đạt nhiều kết quả cao trong họctập cũng như trong các hội thi do các cấp tổ chức

Liên đội tiểu học Tân Lập có tổng số 136 đội viên các em đều lànhững học sinh ngoan, học tốt, tích cực tham gia các hoạt động Đồng thời

Trang 9

đội luôn được sự chỉ đạo, tạo điều kiện, giúp đỡ của chi bộ Đảng, Ban giámhiệu, Công Đoàn, đoàn thanh niên, hội đồng sư phạm trong nhà trường.Đội viên, nhi đồng cùng với phụ huynh luôn quan tâm động viên, hỗ trợvề mọi mặt nhiệt tình tham gia hoạt động công tác đội, các phong trào cũngnhư các cuộc vận động của nhà trường, liên đội.

2.1.2 Khó khăn.

Địa bàn địa phương khá rộng, mật độ dân số đông, có nhiều thành phần:làm nông nghiệp, buôn bán, lao động tự Trường nằm gần đường quốc lộgây ra nhiều nguy hiểm khi để các em đi một mình Các em học sinh cònnhỏ phải có phụ huynh đưa đón đến trường, do vậy các em không có nhiềuthời gian dành cho các hoạt động ngoại khóa, các buổi học không có trongthời khóa biểu

Các em học sinh còn nhỏ, khả năng nhớ chưa được nhanh, sự tập trung

dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài

Các buổi học trống Đội, nghi thức đội thường xuyên tổ chức ngoàigiờ, Các em không co nhiều thời gian để luyện tập Các hoạt động , hội thicác cấp nhiều, các em tham gia nhiều mảng việc do vậy sự đầu tư cho việcđánh trống chưa được chú trọng nhiều

Tổng số đội viên đầu năm: 96 đội viên

Số lượng khảo sát: 96 đội viên

Nội dung khảo sát:

- Đã được học trống: Có : 96 đội viên = 100%

Trang 10

- Biết đếm nhịp các bài trống ? có 56 đội viên = 58.3%

- Biết đánh 1 bài trống ( chào cờ) : 37 đội viên = 38.5%

- Biết đánh 2 bài trống: 25 đội viên = 26.4%

- Biết đánh 3 bài trống: 12 đội viên = 12.5%

- Em có thích học đánh trống không? Trả lời:có: 96 đội viên = 100%

- Khi tập trống em có thấy khó không?Trả lời có: 78 Đ/v = 81.3%

- Em thích tập trống một mình hay với nhiều bạn? Trả lời : Vớinhiều bạn sẽ dễ tập hơn, vì tập một mình hay bị sai nhịp

Qua công tác khảo sát tôi thấy trách nhiệm của mình cần phải lựachọn những biện pháp dạy trống sao cho học sinh có thể đánh trống đạt hiệuquả cao

2.3.

NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ

Từ thực trạng của vấn đề trên tôi đã rút ra các nguyên nhân chính sau:

2.3.1 Nguyên nhân khách quan.

* Xuất phát từ gia đình:

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành, phát triển nhâncách cho các em, là một trường học thu nhỏ để các em học tập, rèn luyện.Tuy nhiên đối với nhiều gia đình các em không phải phụ huynh nào cũng cócác kiến thức về nghi thức đội, trống đội Nhất là trong thời điểm hiện naycó sự thay đổi, chỉnh lý trong việc thực hiện trống đội Do vậy phụ huynhhọc sinh khó có thể hướng dẫn cùng con em mình trong việc tập luyện đánhtrống

* Xuất phát từ liên đội.

- Liên đội chi đội tổ chức các lớp bồi dưỡng đội, trống đội nhưngkhông phải lúc nào các em cũng được tham gia, chủ yếu là thành phần nòngcốt Các em chỉ được tập luyện bồi dưỡng trong các lớp bồi dưỡng Độichuẩn bị kết nạp đội viên

- Giáo viên tổng phu trách còn trẻ, mới tham gia công tác chưa cónhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động

Trang 11

- Đội ngũ phụ trách đội lớn tuổi, khả năng cảm thụ tiết tấu, giai điệutrống chưa thực sự chuyên sâu, bồi dưỡng trống cho đội viên còn máy mócsách vở, ít thực hành.

- Khi tổ chức các hội thi nghi thức, liên đội chưa thực sự chú trọngmảng trống đội tại các chi đội

2.3.2 Nguyên nhân chủ quan.

Cùng với những nguyên nhân khách quan tác động không nhỏ đến việchình thành thói quen tập luyện, trau dồi khả năng đánh trống, làm việc tậpthể của đội viên hông qua hoạt động đánh các bài trống Đội thì nguyênnhân chính nằm ở bản thân các em thiếu niên, nhi đồng

Về cơ bản các em thiếu niên,nhi đồng đến trường để học tập , bổ sungkiến thức và bên cạnh đó các em được trau dồi thêm kĩ năng sống, hìnhthành nhân cách khi tham gia các hoạt động Đội, thực hiện các Nghi thứcĐội, nội quy nề nếp liên đội, tham gia các lớp tập huấn do liên đội tổ chức.Tuy nhiên không phải em nào khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡngtrống đội cũng có thể thực hiện đánh được các bài trống Vì thực hiện yêucầu đánh trống là một yêu cầu khó, các em phải cảm thụ được tiết tấu bàitrống, thuộc các giai điệu, nhịp điệu bài trống, phải thường xuyên luyện tậpmới đạt được hiệu quả Nhưng ở độ tuổi tiểu học các em có sự tập trungchưa cao, khả năng ghi nhớ thông tin không được lâu dài, các tại liệu thamkhảo sống động ít có, bên cạnh đó là tâm lý nhanh nản lòng, dễ chán, dễ bịhấp dẫn bởi các tác động bên ngoài ( chơi trò chơi, xem vô tuyến, không cóngười lớn nhắc nhở kèm cặp….) sẽ làm cho các em bỏ cuộc, không tiếp tụctập luyện Dẫn đến không đánh được trống thành thạo, đúng

Tóm lại nguyên nhân dẫn đến hiệu quả việc đánh trống theo Nghi thứcĐội của liên đội chưa cao bao gồm rất nhiều phía nhà trường, gia đình, vàbản thân học sinh và đặc biệt là công tác phong trào của liên đội Song đểkhắc phục những nguyên nhân này như thế nào?

Trang 12

3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY ĐÁNH TRỐNG.

Như chúng ta đa biết việc tiến hành giáo dục bằng Nghi thức đội đòihỏi phải có tính thuyết phục cao, tính nghiêm túc, chính xác và thống nhất.Như vậy nghi thức đội mới trở thành nhu cầu thực sự của mỗi đội viên vàtập thể đội Trong đó với việc đánh trống theo nghi lễ đội giáo dục cho độiviên ý thức kỷ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể cho đội viên; tạo

ra vẻ đẹp, tính nghiêm chỉnh, sự thống nhất của tổ chức Đội.Chính vì vậytôi đã sử dụng một số phương pháp được thực hiện một cách đồng thời, cókế hoạch để nâng cao hiệu quả dạy, học đánh trống của đội viên

3.1 CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH

3.1.1 Lựa chọn đối tượng tham gia các lớp tập huấn trống Đội theo tiêu chuẩn.

* Phụ trách đội:

- Trẻ, nhiệt tình, năng nổ tham gia các hoạt động với trẻ em

- Là phụ trách chi đội, hoặc các đồng chí hỗ trợ phụ trách chi đội

- Luôn tích cực chủ động, có khản năng cảm thụ tiết tấu tốt, khả năngtruyền đạt dẽ hiểu

* Đội viên:

- Là đội viên ngoan, nhiệt tình tham gia lớp bồi dưỡng

- Là đội viên trong các nhóm nòng cốt, BCH chi đội

- Các đội viên yêu thích đánh trống, có khả năng cảm nhận tiết tấu đúng,có ý thức kỷ luật

- Là các em học sinh được giới thiệu tham gia các lớp bồi dưỡng đội,chuẩn bị kết nạp đội

* Kết quả lựa chọn

Tôi đã chọn ra được đội ngũ phụ trách đội gồm 7 đ/c phụ trách đội ( gồmgiáo viên chủ nhiệm, GV chuyên)

Trang 13

Đội viên bao gồm nhóm nòng cốt ( hỗ trợ tập luyện); BCH chi đội 18em; đội viên 25 em và đối tượng tham gia lớp bồi dưỡng kết nạp đội: 40 em.

* Cách sắp xếp bồi dưỡng Chia thành các lớp ( 4 lớp)

- Lớp phụ trách đội

- Lớp BCH chi đội

- Lớp đội viên

- Lớp đối tượng chuẩn bị kết nạp

3.1.2 Nội dung bồi dưỡng.

- Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát, lựa chọn, lập kế hoạchtổ chức các lớp bồi dưỡng trống đội Kết hợp với kế hoạch hoạt động củanhà trường để xắp xếp thời gian bồi dưỡng hợp lý, không chống chéo:

+ Nhóm nòng cốt thường xuyên được kiểm tra, tập luyện thông qua cácgiờ hoạt động tập thể; tham gia vào các lớp học trống để hỗ trợ tập luyện chocác bạn đội viên

+ Tập huấn trống cho PTĐ kết hợp vào tập huấn nghi thức, ngoài giờ đểphụ trách đội tham gia hướng dẫn, kiểm tra, bồi dưỡng ban đầu cho đội viênmới

+ Tổ chức các lớp học đánh trống vào tiết học ngoài giờ chia nội dungphù hợp, kết hợp kiểm tra đánh giá

- Nội dung các bước dạy đánh trống

+ Viết bài trống - quy ước bài trống ( tôi thường dùng bảng phụ có sẵn

các bài trống để các em dễ dàng quan sát, so sánh)

* Bài trống chào cờ:

Trang 14

- Lưu ý: + Bài trống chào cờ đánh ba lần; khi dồn trống 123…789 nghỉ

1 phách có độ dài bằng một nhịp trống đánh chậm trong bài, sau đó tiếp tụcđánh quay lại 12341 2 3 4 1

+ Riêng phần đánh 12341 2 3 4 2 ( 4), thì số 2,4 ở cuối đánh bằng pháchmạnh vào tay phải ( do cách viết lần lượt các lần đánh từ 1 đến 5 rồi dồntrống cho đội viên dễ nhớ

* Bài trống hành tiến

Trang 15

Quy ước tương tự bài trống chào cờ

Lưu ý: +dấu gạch dưới (1) còn gọi là nốt Ra, nốt hoa mỹ tô điểm cho

bài trống Tại nốt này hai tay cùng đánh một lúc tạo ra âm thanh của phách mạnh và phách nhẹ

+ Ở bài trống hành tiến, chào mừng không có trống cái đánh đầu, mà trống cái, trống con vào cùng một lúc

+ Bài trống hành tiến đánh khi nào có lệnh dừng lại thì dừng đánh

Quy ước bài trống giống như bài trống hành tiến

+ Bài trống chào mừng đánh 3 lần, khi kết hợp với kèn đánh 4 lần

+ Dạy đếm trống:

* Dạy đếm trống con:

- Viết bài trống: phụ trách đếm mẫu 2,3 lần bài trống cho đội viên nghe

- Đếm từng đoạn cho người học đếm theo

- Đếm cả bài trống, người đọc đếm theo

- Cho nười học đếm to theo người dạy trống

- Phụ trách đội đánh trống cho người học đếm trống theo vài lần đến khi nào cảm thấy đã thuộc tiết tấu, thuộc bài trống

- Kiểm tra người học theo nhóm, cá nhân

- Sửa những tiết tấu khó trong bài trống

* Dạy đếm trống cái

-Dạy trống cái bàng hình thức vỗ tay theo nhịp như trong một bài hát

Trang 16

- Người dạy miệng đếm trống con, tay vỗ trống cái cho người học quan sát, lắng nghe vài lần.

- Người học đếm trống con, vừa vỗ tay trống cái cho đến khi đúng nhịp

- Chi nhóm học: Một nhóm đếm trống con, một nhóm vỗ tay trống cái, rồi đổi lại cho đến khi đúng nhịp, ăn khớp

- Người dạy đánh trống con, người học vỗ tay trống cái, và đổi lại người học đếm trống con, người dạy đánh nhịp trống cái

- Dành thời gian 05 phút cho người học thẩm thấu bài trống rồi chuyển sang dạy đánh trống

+ Dạy đánh trống:

Khi dạy đánh trống có những đoạn đánh khó người học cầm dùi thườnglàm ồn cho các bạn bên cạnh do vậy với đặc thu lứa tuổi tiểu học, tôi hưngdẫn các em đánh bằng tay không để tập lắc cổ tay, quen với nhịp đánh rồimới chuyển sang cầm dùi, đánh trống

Trong quá trình dạy trống ban đầu tôi thường đứng cùng chiều với các

em để các em quan sát, làm theo, tránh bị nhầm lẫn trái phải, sau đó mớichuyển hướng

*Dạy trống con:

- Treo bài trống

- Đánh mẫu bằng trống cho học sinh nghe, quan sát

-Hướng dẫn đánh trống và quy ước tay phải đánh vào số lẻ, tay trái đánhvào số chẵn ( trừ 2 số 2,4 cuối của bài chào cờ)

- Hướng dẫn học sinh lắc cổ tay, người học lắc theo

- Dạy đánh những chỗ khó ( 2 lần phách mạnh vào nhịp 11; trống dồn)cho người học làm theo cho quen tay

- Người dạy hướng dẫn từng đoạn, người học đánh theo ( lúc đầu đánhvới tốc độ chậm, sau nhanh dần theo đúng tiết tấu bài trống

- Dạy cả bài trống cho người học đánh theo đến khi tương đối chuẩn

Trang 17

- Hướng dẫn học sinh cách cầm dùi trống, đeo trống ( cầm dùi tay phảiúp, tay trái ngửa, đánh bằng cổ tay; đeo trống sao cho dây trống trên vai trái,dưới vai phải, mặt trống hướng ra phía ngoài khoảng 10-15 độ.

- Gõ cả bài trống cho người học gõ theo

- Gõ trên trống cho người học gõ theo

- Người dạy nghe và sửa những đoạn chưa đúng nhịp độ, tiết tấu

- Dạy cho đến khi người học gõ tương đối chuẩn

- Nhận xét, hoàn thiện bài trống

* Dạy đánh trống cái

- Người dạy đếm trống con, vỗ tay theo trống cái, người học làm theo

- Người dạy đếm trống con, tay đánh nhịp trống cái lên bảng vào đúngcác tiết tấu số, người học làm theo

- Người học đếm trống con, người dạy đánh trống cái

- Người dạy đánh trống con, người học đánh trống cái, một vài lần chothuần thục

- Chia thành hai nhóm, một nhóm đánh trống con, một nhóm đánh trốngcái, và đổi lại cho đến khi nào thấy ăn nhịp

Trong khi dạy thực hành trống có thể phân thành từng cặp đôi nhómnhỏ để các em luyện tập

- Hết buổi học kiểm tra theo nhóm, cá nhân Tuyên dương nhóm, cánhân thực hiện tốt

( Khi tập có sự tham gia của nhóm nòng cốt để giúp đỡ các em khiluyện tập, các bạn tập yếu chưa theo kịp bài để các em hiểu sâu hơn về bàitrống)

Về cơ bản cách dạy các bài trống giống nhau theo một quy trình, tuynhiên ở một số chỗ khó cần phải lưu ý tập luyện cho các em:

+ Trong bài trống chào cờ, giữa hai hồi trống có một nhịp nghỉ rồi mớibát đầu hồi trống tiếp theo, tôi thường hướng dân học sinh đếm 2 3 rồi vào

Trang 18

nhịp trống hoặc các em sau khi đồn trống đánh thêm một nhịp ra bên ngoàitrống rồi mới bắt đầu hồi tiếp theo Như vậy vào trống sẽ đều hơn.

3.2 HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG.

Trong năm học 2010-2011 vừa qua tôi đã sử dụng một số hính thức,phương pháp kết hợp, cụ thể trong việc dạy đánh trống như sau:

3.2.1 Hình thức 1.

Tôi sử dụng phương pháp chia nhóm luyện tập Ở mỗi một đối tượng lớptôi chia thành các cặp nhóm có số lượng các em tương đối bằng nhau để các

em cùng luyện tập, bên cạnh đó có một em trong nhóm nòng cốt để giúp cá

em nhận biết những chỗ làm sai, làm chưa đúng

Biện pháp.

Trong quá trình giảng dạy, hướng dẫn tôi luôn quan sát các em, nhậnthấy những em có khả năng thực hiện nhanh, tiết tấu đúng, đồng thời cũngcó những em làm chưa tốt Do vậy khi chia nhóm hoạt động tôi sắp xếptrong nhóm có cả em làm tốt và làm chưa tốt Các em thảo luận những chỗcòn chưa rõ để cùng giúp đỡ nhau

3.2.3 Hình thức 2.

Khi hướng dẫn tôi thường xuyên kiểm tra đánh giá nhận thức của các emqua mỗi nội dung tập luyện để kịp thời sửa sai hoặc phân công nhóm nòngcốt hỗ trợ hướng dẫn thêm cho các em

Biện pháp.

Ở hình thức này có nhiều biện pháp để kiểm tra như : Chơi trò chơi chẵn

lẻ, phải trái theo tiết tấu bài trống để kiểm tra khả năng phản xạ của các em.Kiểm tra theo nhóm, hoặc cá nhân sau mỗi nội dung tập

Kiểm tra toàn bài tập

Kiểm tra để kịp thời động viên, uốn nắn sai sót cho các em nên tạokhông khí thoải mái thi đua, động viên cá nhân thể hiện

3.2.3 Hình thức 3:

Tổ chức hội thi nghi thức đội, kiểm tra chuyên hiệu “ Nghi thức đội”

Trang 19

Biện pháp:

Với nội dung hội thi kết hợp các câu hỏi nghi thức trong đó có các yêucầu về trống Mức độ thực hiện các bài trống theo chương trình rèn luyệncủa các em

3.2.4 Hình thức 4.

Bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ

Trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra thực hiện để tôi phát hiện những emhọc sinh có năng khiếu đánh trống đội, đồng thời tìm ra những em có khảnăng nhưng chưa được bồi dưỡng nhiều để cho các em thường xuyên sinhhoạt trong CLB nghi thức đánh trống vào các tiết sinh hoạt chào cờ, các buổichiều cuối tuần, qua đó các em được làm việc với trống nhiều hơn, có sựthống nhất, ăn ý cao khi đánh các bài trống Đồng thời cũng là nguồn thúcđẩy cho các em không có tính ỷ lại, lười tập luyện sẽ làm thui chột khả năngđánh trống của bản thân

- Qua một số hình thức, biện pháp trên tôi đã hướng dẫn cho các emphụ trách Sao biết cách làm việc hơn, có kiến thức về nghiệp vụ biết tổ chứcmột buổi sinh hoạt phong phú hơn, quy mô hơn

Ngoài hình thức và phương pháp bồi dưỡng tôi còn phải trợ tìm tòi,sáng toạ cho phương tiện phụ trách Sao như:

+ Sách, báo nhi đồng

+ Chương trình rèn luyện Đội viên dự bị

+ Băng, nhạc để tập hát, múa v.v…

- Để hoạt động sinh hoạt Sao đạt kết quả tốt và thường xuyên, trườngtôi cũng thành lập lực lượng bồi dưỡng phụ trách Sao:

+ Tổng phụ trách Đội

Trang 20

+ Giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên dạy học, thể dục

+ Ban chỉ huy liên, chi Đội

* Trong quá trình bồi dưỡng cho các em tôi đã được sự hỗ trợ của các

cô giáo chủ nhiệm Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện, thúc đầy tôilàm tốt phong trào công tác Đội cũng như tiến hành bồi dưỡng các em độiviên về nghi thức, nghi lễ của đội, nhất là Trống Đội

3.3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN.

Qua thời gian thực hiện ứng dụng các phương pháp dạy trống cho họcsinh tạ liên đội tôi thấy chất lượng học trống, đánh trống của các em đội viênđạt được tiến hành đều đặn, quan tâm đúng mức và đạt nhiều kết quả khảquan

-Tổng số đội viên được tập huấn:

- Số đội viên mới biết đánh trống

- Số đội viên đánh thành thạo 3 bài trống:

- Số đội viên đánh thành thạo 2 bài trống:

- Số đội viên tham gia đội nghi thức trống của liên đội:

- Số đội viên vi phạm nội quy sinh hoạt của lien đội, chi đội:

- Số đội viên tham gia CLB Sơn ca:

- Đội viên đạt danh hiệu HSG cấp TP, cấp Tỉnh:

Đội viên đạt giải các hội thi cấp TP tổ chức:

Trang 21

- Vẫn còn xảy ra hiện tượng đi học muộn ở các em lớp 1,2,3 khi thời tiết thay đổi, mưa to

- Chưa có vườn cây trong khuân viên trường để các em trồng hoa,cây thuốc

- Các em còn nhỏ nên việc thực hiện lao động hành lang hè phố, đài tưởng niệm địa phương còn hạn chế

- Chưa tổ chức tốt được việc giúp đỡ các gia đình chính sách tại địa phương do các em còn nhỏ, trường gần đường giao thông nên việc đi lại của các em do người lớn trong gia đình đưa đón, nên việc thường xuyên đến các gia đình chính sách còn hạn chế

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Với sự phát triển của nềN kinh tế trong hơn hai mươi năm thực hiệnđường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã có những bước phát triển vượtbậc trên mọi lĩnh vực của đồi sống xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện

và nâng lên rõ rệt Nhưng không vì thế mà ý nghĩa của phong trào “ Nghìn

việc tốt” bị suy giảm vì mặt trái của nền kinh tế thị trường là sự ảnh hưởng

về đạo đức, mất phương hướng trong lối sống, người thân trong gia đìnhmắc phải các tệ nạn xã hội Chính vì thế với những nội dung của phong trào

“ nghìn việc tốt” trong giai đoạn mới giúp các em thiếu niên, nhi đồng hình

thành và phát triển nhân cách toàn diện, đúng hướng, thực sự trở thành chủnhân tương lai của đất nước

Tuy nhiên khi sử dụng các biện pháp mà sáng kiến đưa ra, chúng tacũng cần phải lưu ý một số các điểm sau:

-Nội dung, hình thức cụ thể các hoạt động cần phù hợp với lứa tuổicủa các em

-Tránh hình thức, các nội dung thực hiện phải có sự thống nhất caogiữa nhà trường – gia đình – địa phương

Trang 22

-Xây dựng nội dung cụ thẻ, rõ ràng ngày từ đầu năm học, đưa các nộidung lồng ghép với hoạt động của nhà trường

Từ những thực trạng, nguyên nhân tồn tại, cùng với một số giải pháptháo gỡ, tôi mạnh dạn đưa ra một vài sáng kiến nhỏ để nâng cao hiệu quả

thực hiện phong trào “ nghìn việc tốt” Quá trình nghiên cứu và bước đầu áp

dụng đã có hiệu quả nhưng không tránh khỏi những hạn chế và sơ suất khiviết thành đề tài Do đó rất mong được sự thông cảm, giúp đỡ, đóng góp ýkiến của hội đồng giám khảo, của các bạn đồng nghiệp để tôi rút kinhnghiệm và hoàn chỉnh đề tài tốt hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 2 năm 2010

Người viết

4 Tìm hiểu qua sách báo – báo TNTP

5 Tìm hiểu thực ở nhà trường và địa bàn dân cư

6 Cẩm nang cho người phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh

7 Sách Người TPTĐ cần biết

8 Sách Phương pháp nghiệp vụ công tác Đội, kĩ năng công tác thiếu nhi

9 Quan mạng INTERNET

Trang 23

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 24

12 MỤC LỤC 23

Ngày đăng: 06/02/2018, 22:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w