1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận thức của cha mẹ trong việc phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em dưới 6 tuổi ở Hà Nội hiện nay

159 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Bởi vậy, việc tìm hiểu nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em hiện nay là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.. Ý nghĩa khoa học: Thông qua phân tích nhận thứ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành bởi sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều người

Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới

TS.Nguyễn Thị Kim Hoa, người đã tận tình hướng dẫn và đóng

góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn tất Luận văn này

Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới

TS.Nguyễn Đức Mạnh, người đã giúp đỡ và đóng góp những ý

kiến có giá trị trong quá trình tôi thu thập thông tin và hoàn thành báo cáo

Xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả những cá nhân, cơ quan, tổ chức tại các địa phương đã cung cấp thông tin và các tài liệu cần thiết cho nghiên cứu; đồng thời cũng xin được cảm ơn các thầy, cô

và các cán bộ trong khoa Xã hội học; các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ của Viện nghiên cứu Thanh niên đã khuyến khích, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn

Hà Nội, 6-2006

Tác giả

Trang 3

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi, mẫu, địa bàn nghiên cứu 4

7 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 8

PHẦN II NHẬN THỨC VỀ VIỆC PHÕNG NGỪA TNTT CHO TRẺ

EM DƯỚI 6 TUỔI CỦA CÁC BẬC CHA MẸ QUA KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI HÀ NỘI

10

Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 10

1 Vài nét về tình hình nghiên cứu phòng ngừa TNTT trẻ

em ở VN

10

2.2 Lý luận xã hội học về định hướng giá trị 16

Trang 4

4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em 31

5 Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về

vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em

32

Chương II Nhận thức của cha mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ

em dưới 6 tuổi ở Hà Nội hiện nay

35

1 Một số nét về đặc điểm kinh tế- xã hội của địa bàn khảo sát 35

2 Một số đặc điểm của hộ gia đình có con dưới 6 tuổi trong mẫu khảo sát

44

3 Nhận thức của cha mẹ về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em 48

4 Nhận thức của cha mẹ về đặc điểm phát triển của trẻ em dưới 6 tuổi

104

5.2.1 Yếu tố chủ quan 104 5.2.2 Yếu tố khách quan 110

Trang 5

2 Khuyến nghị 127

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤC LỤC

Trang 6

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

TTĐC Truyền thông đại chúng

BV, CS & GD TE Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN

Trang Bảng 1 Tỷ lệ cha mẹ có con dưới 6 tuổi chia theo địa bàn khảo sát 44 Bảng 2 Nhận thức của cha mẹ về trách nhiệm đạo lý trong việc bảo vệ,

Bảng 4 Hiểu biết của cha mẹ về những nội dung cơ bản trong Luật BV,

CS & GD TE chia theo địa bàn khảo sát

Bảng 9 Hiểu biết của cha mẹ về các loại TNTT dễ xảy ra đối với trẻ em

dưới 6 tuổi chia theo địa bàn

Bảng 12 Hiểu biết của cha mẹ về nguyên nhân dễ dẫn đến TNTT cho trẻ

em dưới 6 tuổi chia theo địa bàn khảo sát

88

Bảng 13 Hiểu biết của cha mẹ về nguyên nhân dễ dẫn đến TNTT cho trẻ

em dưới 6 tuổi chia theo trình độ học vấn

Trang 8

phòng tránh TNTT phù hợp với trẻ em dưới 6 tuổi

Bảng 16 Hiểu biết của cha mẹ về các biện pháp phòng ngừa TNTT cho

trẻ em dưới 6 tuổi chia theo địa bàn khảo sát

101

Bảng 17 Hiểu biết của cha mẹ về các biện pháp phòng ngừa TNTT cho

trẻ em dưới 6 tuổi chia theo trình độ học vấn

102

Bảng 18 Hiểu biết của cha mẹ về các biện pháp phòng ngừa TNTT cho

trẻ em dưới 6 tuổi chia theo giới tính

103

Bảng 19 Nhận thức của cha mẹ về trách nhiệm đạo lý trong việc phòng

ngừa TNTT cho trẻ em chia theo lứa tuổi

107

Bảng 20 Nhận thức của cha mẹ về trách nhiệm pháp lý trong việc phòng

ngừa TNTT cho trẻ em chia theo lứa tuổi

107

Bảng 21 Các hình thức truyền tải thông tin về phòng ngừa TNTT trẻ em

cho các bậc cha mẹ

120

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN

Trang 10

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI:

Trẻ em là những chủ nhân tương lai, là nguồn nhân lực của mỗi quốc gia Bởi vậy, quan tâm, chăm sóc trẻ em luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của mỗi nước Để có những công dân tốt, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, ngay từ nhỏ trẻ em phải được nuôi dưỡng, chăm sóc thật tốt để đảm bảo phát triển về sức khoẻ, trí tuệ, tình cảm và hành vi Tuy nhiên thực tế cho thấy, vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng tai nạn thương tích (TNTT) trẻ em ngày càng gia tăng và trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em

Báo cáo của UNICEF tháng 2/2001 cho biết, ở những nước giàu trên thế giới, hàng năm có hơn 20.000 trẻ em bị chết do TNTT Con số này ở các nước đang phát triển lớn hơn gấp 10 lần, lên tới 240.000 trẻ em/năm Nếu so sánh con số đó tương đương với việc mỗi ngày có hai máy bay hành khách loại lớn (Jumbo Jet) chở đầy trẻ em bị nổ tung mới thấy hết mức độ nghiêm trọng của vấn đề đặt ra [27, 5]

Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình phát triển Trong những năm qua, nhờ sự tác động của chính sách đổi mới và sự vận hành của nền kinh tế thị trường nên đất nước đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội Song bên cạnh đó, do ảnh hưởng của cơn lốc kinh tế thị trường và những biến đổi xã hội sâu sắc, không ít gia đình Việt Nam đã sao nhãng chức năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em và hậu quả là nhiều vấn đề liên quan đến trẻ em đã nảy sinh, trong đó trẻ em bị rủi ro, TNTT là một mối quan tâm lớn Ước tính, hàng năm Việt Nam có khoảng 50.000 trẻ em dưới 16 tuổi bị chết và khoảng 250.000 em bị thương tật nghiêm trọng, chiếm tỷ lệ khoảng 60% số người bị TNTT nói chung [24, 1]

Trang 11

Điều đáng quan tâm là trẻ em dưới 6 tuổi là nhóm đối tượng dễ gặp TNTT

do trẻ lứa tuổi này thường thể hiện bản tính hiếu động trong khi các em vẫn còn non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần, chưa có sự hiểu biết về kĩ năng sống, chưa có kinh nghiệm trong phòng ngừa các tai nạn, rủi ro Chính vì thế khả năng tự bảo vệ mình ở lứa tuổi này còn bị hạn chế hơn so với các nhóm lứa tuổi khác Theo số liệu thống kê của Viện Bỏng Quốc gia, năm 2005, có tới 1.885 (chiếm 60%) bệnh nhân bỏng nhập viện là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt có 1.200 bệnh nhân là trẻ em dưới 6 tuổi, chiếm 1/3 tổng số bệnh nhân1

Đó là những con số thật đáng cảnh tỉnh đối với tất cả các gia đình có trẻ em trong độ tuổi mầm non

Thực trạng trên cho thấy các gia đình hiện nay chưa có ý thức tốt trong việc bảo vệ, phòng ngừa tai nạn rủi ro cho trẻ em, đặc biệt nhiều bậc cha, mẹ còn thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về các biện pháp giáo dục, ngăn ngừa cũng như chưa nhận thức được các nguy cơ gây tai nạn cho trẻ Sự hạn chế trong nhận thức của các bậc cha, mẹ như vậy là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi dễ gặp phải TNTT trong sinh hoạt hàng ngày Hậu quả là TNTT không chỉ làm tổn thương về thể chất, suy kém về tinh thần mà còn làm cho các em bị thiệt thòi trong việc thực hiện các quyền và bổn phận của mình Không những thế, TNTT trẻ em còn làm cho gia đình và xã hội phải gánh thêm những khó khăn về vật chất cũng như thương tổn về tinh thần Bởi vậy, việc tìm hiểu nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em hiện nay là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm

Với ý nghĩa đó, đề tài “Nhận thức của cha mẹ trong việc phòng

ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em dưới 6 tuổi ở Hà Nội hiện nay” đã

được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu Đây là đề tài mang tính chất thời sự, có

ý nghĩa thiết thực trong việc tham gia tích cực vào các hoạt động chăm lo,

1 Nguồn: http://www.moh.gov.vn/tainanthuongtich/details.asp?CatMainID=2&Cat_ID=7&NewsID=863

Trang 12

bảo vệ cho trẻ em- những chủ nhân tương lai của đất nước Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tìm ra giải pháp thích hợp cho việc nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ về phòng ngừa TNTT cho trẻ em, tiến tới hạn chế tình trạng TNTT trẻ em ở nước ta hiện nay

2 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:

2.1 Ý nghĩa khoa học:

Thông qua phân tích nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em dưới 6 tuổi, đề tài bổ sung những cơ sở khoa học, làm sáng tỏ vai trò của gia đình mà trước hết là các bậc cha, mẹ trong việc bảo vệ, chăm sóc, phòng ngừa TNTT cho trẻ em cũng như tìm hiểu quá trình

xã hội vấn đề bảo vệ, chăm sóc và phòng ngừa TNTT trẻ em của các bậc cha

mẹ Từ đó, đề tài hi vọng sẽ góp phần làm rõ một số khái niệm về TNTT, phòng ngừa TNTT cũng như một số lý thuyết xã hội học như lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết về định hướng giá trị, lý thuyết lựa chọn hợp lý, lý thuyết xã hội hoá

2.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Những nội dung được đề cập, phân tích trong đề tài góp phần làm sáng tỏ những yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến nhận thức của các bậc cha, mẹ về TNTT trẻ em và việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em hiện nay

Đồng thời, những kết luận cũng như những kiến nghị đưa ra có thể giúp cho gia đình, cộng đồng cũng như các cơ quan chức năng có các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm nâng cao nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT trẻ em

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chăm lo giải quyết, bảo vệ quyền lợi của trẻ em ở nước ta hiện nay

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Trang 13

- Tìm hiểu nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em dưới 6 tuổi ở Hà Nội hiện nay

- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em dưới 6 tuổi

- Đưa ra những kết luận, kiến nghị góp phần nâng cao nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa rủi ro, tai nạn cho trẻ

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

 Tìm hiểu nhận thức của các bậc cha, mẹ về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em

 Tìm hiểu nhận thức của các bậc cha, mẹ về đặc điểm phát triển của trẻ em dưới 6 tuổi

 Tìm hiểu nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em dưới 6 tuổi

 Tìm hiểu một số yếu tố tác động đến nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em dưới 6 tuổi (bao gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan)

 Đưa ra các kết luận và đề xuất những kiến nghị đối với bản thân các bậc cha mẹ có con dưới 6 tuổi, các gia đình có trẻ em dưới 6 tuổi, các tổ chức, cơ quan có liên quan nhằm nâng cao nhận thức phòng ngừa TNTT cho trẻ em ở các bậc cha mẹ

5 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI, MẪU, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU:

5.1 Đối tượng nghiên cứu:

Nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ

em dưới 6 tuổi ở Hà Nội hiện nay

5.2 Khách thể nghiên cứu:

Cha, mẹ của trẻ em dưới 6 tuổi ở Hà Nội

5.3 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 14

Đề tài tập trung nghiên cứu nhận thức của các bậc cha, mẹ có con ở lứa tuổi từ 3 đến dưới 6 tuổi (lứa tuổi mẫu giáo)

5.4 Địa bàn nghiên cứu:

Đề tài được tiến hành tại 2 quận nội thành là quận Đống Đa, Ba Đình

và 2 địa bàn thuộc huyện Từ Liêm- ngoại thành thành phố Hà Nội là xã Xuân Phương và thị trấn Cầu Diễn Đây là hai khu vực chịu sự tác động khác nhau của quá trình đô thị hoá Nội thành là khu vực mà quá trình đô thị hoá

đã diễn ra mạnh mẽ và trong một thời gian dài, trong khi đó, ngoại thành là khu vực đang bắt đầu quá trình đô thị hoá, đang có sự chuyển biến từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp Chính vì thế, việc nghiên cứu nhận thức của các bậc cha, mẹ ở hai khu vực này là rất có ý nghĩa

Đề tài tiến hành thu thập thông tin trong khoảng thời gian 2 tháng: tháng 10 và tháng 11 năm 2005

5.5 Mẫu nghiên cứu:

Số phiếu phát ra ban đầu của đề tài là 280 phiếu dành cho đối tượng là cha hoặc mẹ của trẻ em từ 3 đến dưới 6 tuổi ở Hà Nội Số phiếu thu lại hợp

lệ là 251 phiếu

Như vậy, dung lượng mẫu của đề tài là 251 phiếu, trong đó cơ cấu mẫu được phân bố như sau:

- Theo địa bàn:

+ 2 quận nội thành: 126 người (50,2%)

+ 2 địa bàn thuộc huyện ngoại thành: 125 người (49,8%)

Trang 15

+ Trung cấp, Cao đẳng: 33 người (13,1%)

+ Đại học, trên Đại học: 94 người (37,5%)

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử: cần phải nhận thức, giải quyết các hiện tượng xã hội trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể Vì thế tìm hiểu nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em cần phải được nghiên cứu trong khoảng thời gian và không gian nhất định, từ

đó đưa ra được hướng giải quyết kịp thời, phù hợp

Việc nhận thức và giải quyết các hiện tượng xã hội phải khách quan, phải xuất phát từ chính thực tế Ở đây, khi tìm hiểu về nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em chúng ta không thể áp đặt

Trang 16

những suy nghĩ của riêng mình để kết luận một cách vội vã, mà phải tìm hiểu các nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến nhận thức của họ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em, từ đó mới có thể nhìn nhận chính xác vấn đề này

6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

6.2.1 Phương pháp định lượng:

6.2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi:

Đề tài được thực hiện dựa trên kết quả khảo sát bằng phương pháp bảng hỏi đối với 251 người là cha hoặc mẹ của trẻ em dưới 6 tuổi nhằm thu thập thông tin định lượng theo yêu cầu và mục đích của đề tài

6.2.1.2 Phương pháp thống kê xã hội học:

Với 251 bảng hỏi thu thập được, tác giả tiến hành xử lý kết quả điều tra bằng phương pháp thống kê xã hội học Chương trình thống kê SPSS 13.0 được sử dụng để xử lý thông tin thu được từ các bảng hỏi đó

6.2.1 Phương pháp định tính:

6.2.1.1 Phương pháp thu thập và phân tích thông tin, tư liệu:

Đề tài cũng được thực hiện dựa trên những số liệu, tư liệu sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Các số liệu, tư liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: các đề tài nghiên cứu đã được công bố; các bài viết tham luận, hội thảo khoa học; các loại sách, báo, tạp chí có liên quan; thông tin từ mạng internet: trong đó có nguồn website: http://www.vinaseek.com; http://www.google.com; www.moh.gov.vn/tainanthuongtich

Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng một số tư liệu báo cáo về điều kiện kinh tế- xã hội, về công tác dân số, gia đình, trẻ em của thành phố Hà Nội, quận Ba Đình, quận Đống Đa, huyện Từ Liêm, thị trấn Cầu Diễn, xã Xuân Phương là những địa bàn khảo sát của đề tài nghiên cứu

6.2.1 2 Phương pháp phỏng vấn sâu:

Trang 17

Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 20 trường hợp là cha hoặc mẹ của trẻ em dưới 6 tuổi, trong đó: 11 trường hợp cha mẹ ở nội thành và 9 trường hợp cha mẹ ở ngoại thành

Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp quan sát với tư cách là một

- Nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ

em dưới 6 tuổi phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan (lứa tuổi, giới tính, trình

độ học vấn, sự tự chủ động tìm kiếm thông tin về phòng ngừa TNTT) và các

yếu tố khách quan (điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương; các chính sách,

văn bản, luật có liên quan đến việc BV, CS & GD TE; công tác giáo dục, xã hội hoá vấn đề phòng ngừa TNTT trẻ em)

Trang 18

7.2 Khung lý thuyết:

Luật pháp, chính sách kinh tế- xã hội

Luật pháp, chính sách Bảo

vệ, chăm sóc trẻ em

- Cá nhân

- Gia đình

- Nhà trường mầm non

- Cộng đồng địa phương

- Cơ quan TTĐC

NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA TNTT

CHO TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

về nguyên nhân dễ gây ra TNTT cho

TE dưới 6 tuổi

Hiểu biết của cha

mẹ về các loại TNTT

dễ xảy ra đối với

TE dưới 6 tuổi

Hiểu biết của cha mẹ

về hậu quả của TNTT đối với trẻ

em dưới 6 tuổi

Hiểu biết của cha mẹ

về các biện pháp phòng ngừa TNTT cho trẻ em dưới 6 tuổi

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI

Trang 19

PHẦN II NHẬN THỨC VỀ VIỆC PHÕNG NGỪA TNTT CHO TRẺ

EM DƯỚI 6 TUỔI CỦA CÁC BẬC CHA MẸ QUA KHẢO

trẻ em như “Tổng quan về Phòng chống TNTT cho trẻ em ở Việt Nam”

(2002) của ThS Nguyễn Văn Hồi – Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội Tổng quan đã đưa ra một số khái niệm về tai nạn, tai nạn thương tích được hiểu theo quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO); phân loại các hình thức TNTT mà trẻ em thường gặp, nêu lên hậu quả về mặt kinh tế và xã hội

do TNTT gây ra đối với trẻ em Đồng thời tác giả đã nêu một số nét về tình hình tai nạn và các biện pháp phòng chống TNTT trẻ em trên một số lĩnh vực như TNTT do giao thông, TNTT do cháy, nổ, TNTT do điện giật, TNTT do

sự cố về môi trường, TNTT do ngộ độc thực phẩm, hoá chất, dược phẩm, TNTT do bất cẩn trong chăm sóc y tế, TNTT do lao động, TNTT do đồ chơi nguy hiểm, TNTT do hành vi cẩu thả, vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp Trên

cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng TNTT ở trẻ em

“Báo cáo tư liệu khảo sát tình hình TNTT trẻ em 2000-2002” do TS

Nguyễn Đức Mạnh –Viện khoa học DS- GĐ-TE thực hiện Báo cáo đã tiến

Trang 20

hành thu thập thông tin, số liệu về các loại TNTT từ nhiều nguồn khác nhau như các phương tiện thông tin đại chúng (chủ yếu là báo chí); tư liệu, số liệu báo cáo từ các bệnh viện trung ương và địa phương ở 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; và từ khảo sát thực tế tại hai tỉnh Quảng Trị và Bắc Giang Báo cáo đã đưa ra được bức tranh chung về tình hình TNTT trẻ em ở nước ta thời gian qua thông qua việc thống kê, phân loại các loại TNTT theo các nguồn tư liệu, số liệu từ báo chí, bản tin nội bộ, từ các bệnh viện và từ thực tế địa phương Đồng thời báo cáo cũng phân tích, nhận xét về tình hình phòng ngừa TNTT trẻ em ở các địa phương từ góc độ gia đình, nhà trường

và cộng đồng Trên cơ sở đó, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các khuyến nghị nhằm làm giảm bớt tình trạng TNTT trẻ em ở nước ta

“Đánh giá kiến thức, nhận thức và thực hành của cộng đồng về phòng tránh TNTT trẻ em và mô hình truyền thông ở 8 tỉnh, thành trong cả nước”

của Uỷ ban Dân số, Gia đình, Trẻ em phối hợp với Trung tâm huy động cộng đồng Việt Nam phòng chống HIV/AIDS thực hiện từ tháng 6/2003 đến tháng 2/2004 Mục tiêu của cuộc đánh giá là: mô tả và đánh giá kiến thức, thái độ

và thực hành phòng tránh TNTT trẻ em của cộng đồng ở các địa bàn nghiên cứu tại 8 tỉnh và thành phố: Hải Dương, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Cần Thơ, Đồng Tháp, Yên Bái và Đắc Lắc; mô tả và đánh giá các mô hình truyền thông (nguồn cung cấp thông tin, nội dung thông tin, kênh chuyển tải thông tin, nguồn nhận thông tin và thông tin phản hồi) thích hợp ở các địa bàn nghiên cứu; trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến về các mô hình truyền thông thích hợp cho từng vùng nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của cộng đồng về phòng tránh TNTT trẻ em trong những năm tới

Trong giai đoạn 2002- 2005, Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

(UNICEF) tiến hành thực hiện dự án “Phòng chống TNTT ở trẻ em” tại 6

tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ và Đồng Tháp với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống

Trang 21

TNTT ở trẻ em, đồng thời xây dựng các mô hình phòng chống TNTT và phát triển các thiết bị an toàn cho trẻ em tại các tỉnh này Trong giai đoạn triển khai, dự án đã tiến hành một số điều tra, nghiên cứu liên quan đến TNTT ở trẻ em như:

* Điều tra tình hình chấn thương (thương tích) và các yếu tố ảnh

hưởng trong thời gian từ 7/2003- 7/2004 đối với 17.893 trẻ dưới 18 tuổi

thuộc 8.369 hộ gia đình tại 6 tỉnh có dự án Mục đích của cuộc điều tra là xác định tỷ suất thương tích ở trẻ em; mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến thương tích và tử vong; đánh giá hậu quả do thương tích gây ra cho trẻ em

Kết quả điều tra cho thấy tỷ suất thương tích không gây tử vong cho trẻ em của 6 tỉnh là 4360/100.000; 5 nguyên nhân gây thương tích không tử vong thường gặp là ngã, thương tích do giao thông, thương tích do động/súc vật tấn công, thương tích do vật sắc nhọn, và thương tích do bỏng Tỷ suất thương tích gây tử vong cho trẻ em là 31,2/ 100.000; 3 nguyên nhân thương tích gây tử vong hay gặp là đuối nước, thương tích do giao thông và ngã Hậu quả thường gặp do thương tích là các vết cắt/trầy xước (63%), gãy xương (12%), và bỏng (9%) Phần lớn các thương tích ở trẻ em là nhẹ và không để lại di chứng Điều tra cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm lập

kế hoạch làm giảm tỷ lệ thương tích ở trẻ như xây dựng ngôi nhà an toàn, trường học an toàn và cộng đồng an toàn, đồng thời nâng cao năng lực, cung cấp các trang thiết bị và nâng cao khả năng điều trị cho các cơ sở y tế

* Điều tra xác định các thiết bị an toàn phù hợp cho mô hình trình

diễn của dự án Với tiêu chí “Sử dụng các thiết bị an toàn, phù hợp với từng

cá nhân, gia đình, trường học trong cộng đồng sẽ phòng chống được các TNTT cho trẻ em”, trong năm 2003, Dự án đã tiến hành điều tra xác định các thiết bị an toàn phù hợp cho mô hình trình diễn của dự án tại 3 xã thuộc 3 tỉnh Hải Phòng, Quảng Trị và Đồng Tháp Mục tiêu của cuộc điều tra là nhằm khảo sát hiện trạng sử dụng các loại thiết bị an toàn hiện có; tìm hiểu

Trang 22

các lý do làm người dân chưa sử dụng các thiết bị an toàn; và đề xuất các khuyến nghị về thiết bị an toàn phù hợp

Kết quả điều tra đã nêu các lý do làm người dân chưa sử dụng các thiết bị an toàn cho trẻ đó là: chưa nhận thức được hiệu quả của việc sử dụng các trang thiết bị an toàn; quan niệm lạc hậu, hoặc ngại sử dụng; công tác tuyên truyền về hiệu quả sử dụng các trang thiết bị đối với người dân còn kém; giá thành các trang thiết bị còn cao so với thu nhập; một số thiết bị phù hợp không có bán trên thị trường Dựa vào kết quả thu được, điều tra đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển các trang thiết bị an toàn cho các tỉnh thuộc dự án

* Điều tra tìm hiểu nguy cơ và nguyên nhân TNTT trẻ em ở nông thôn

Việt Nam

Trong năm 2003, Dự án cũng đã tiến hành điều tra tìm hiểu nguy cơ

và nguyên nhân TNTT trẻ em ở nông thôn Việt Nam tại 3 xã An Hưng (Hải Phòng), Gio Châu (Quảng Trị) và Mỹ Hoà (Đồng Tháp) Mục tiêu của điều tra này là xác định các TNTT trẻ em nổi bật tại 3 xã; tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân và nguy cơ gây TNTT trẻ em

Kết quả của điều tra đã thống kê các loại hình TNTT trẻ em nổi bật tại

3 xã là: ngã, bị súc vật và côn trùng cắn, bỏng, tai nạn giao thông, đuối nước… Điều tra đã nêu lên mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế- xã hội của địa phương với nguyên nhân gây TNTT trẻ em như biến đổi về cấu trúc gia đình, tác động của kinh tế thị trường và trình độ văn hoá của bậc cha mẹ trẻ Điểm nổi bật là trẻ em, con cái của các hộ gia đình nghèo sống ở nông thôn

có nguy cơ cao với các loại TNTT hơn là trẻ em, con cái của các hộ gia đình khá giả và sống tại vùng gần thành phố Thêm vào đó, thái độ và cách ứng

xử của các hộ gia đình nghèo và khá giả cũng khác nhau đối với vấn đề TNTT trẻ em

Trang 23

Gần đây nhất là báo cáo “Khảo sát thực trạng và nhận thức của trẻ

em, cộng đồng về TNTT trẻ em tại vùng dự án Plan” được thực hiện từ tháng

2/2005 đến tháng 6/2006 với sự phối hợp giữa tổ chức Plan Việt Nam và Viện Khoa học DS, GĐ, TE Nghiên cứu được tiến hành tại 6 tỉnh đã được Plan hỗ trợ là Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Bình, Quảng Ngãi với 3 nhóm đối tượng là: trẻ em, hộ gia đình có trẻ em dưới 18 tuổi và các cán bộ địa phương Tổng số mẫu của nghiên cứu là 2205, trong

đó mẫu trẻ em là 1452, mẫu hộ gia đình là 562 và mẫu cán bộ địa phương là

191 Mục đích của nghiên cứu là: 1) Tìm hiểu thực trạng tình hình TNTT trẻ

em tại các địa bàn khảo sát trong 1 năm qua (từ 2005- nay); 2) Tìm hiểu nhận thức và kỹ năng của trẻ em, của các bậc cha mẹ, của cán bộ địa phương (cán bộ chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội) về vấn đề TNTT trẻ em và việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em 3) Chỉ ra các yếu tố/ các nguyên nhân dẫn tới TNTT cho trẻ em 4) Chỉ ra những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em tại gia đình, nhà trường

và cộng đồng 5) Đưa ra các khuyến nghị can thiệp phù hợp đối với các hoàn cảnh cụ thể để ngăn ngừa TNTT cho trẻ em

Đặc biệt đây là nghiên cứu có tính đến sự tham gia của trẻ em vào các công việc khảo sát, cụ thể là một số trẻ em tại các địa bàn khảo sát đã tham gia lựa chọn mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin vào phiếu hỏi, và đặc biệt là tham gia hướng dẫn thảo luận nhóm; do vậy kết quả nghiên cứu lại càng có ý nghĩa thiết thực trong việc phòng ngừa TNTT và đảm bảo môi trường an toàn cho đối tượng trẻ em

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, ở nước ta đã có nhiều đề tài, dự

án nghiên cứu về phòng chống TNTT trẻ em theo nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu về nhận thức của cha mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ Chính vì vậy, thật là cần thiết và hết sức có ý nghĩa khi đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu nhận thức

Trang 24

về phòng ngừa TNTT cho trẻ em của các bậc cha, mẹ Những kết luận, khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu hi vọng sẽ giúp cho các cơ quan chức năng có cơ sở để xác định các biện pháp phòng ngừa TNTT cho trẻ em, thực hiện tốt công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về vấn đề phòng ngừa TNTT trẻ em, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bảo đảm cho trẻ em phát triển trong một môi trường sống an toàn, lành mạnh, đúng như yêu cầu của chỉ thị số 55/CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ chính trị

Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam: “Đề cao vai trò, trách

nhiệm của gia đình và tạo điều kiện cần thiết để gia đình thực hiện trách nhiệm đối với thế hệ trẻ, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ

em Tôn trọng và bảo đảm cho trẻ em được thực hiện các quyền và bổn phận trước gia đình và xã hội”

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Nghiên cứu đề tài “Nhận thức của cha mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em dưới 6 tuổi ở Hà Nội hiện nay” được dựa trên một số lý thuyết xã hội học, trong đó có:

2.1 Lý thuyết về sự biến đổi xã hội:

Lý thuyết biến đổi xã hội chỉ ra rằng, mọi xã hội đều không ngừng vận động và biến đổi Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định tương đối, còn thực

tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó Và sự biến đổi trong xã hội hiện đại lại càng thể hiện rõ nét hơn

Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự biến đổi xã hội Một cách hiểu

rộng nhất, biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã

hội có trước Theo nghĩa hẹp hơn, biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc

của xã hội (hay tổ chức xã hội) mà sự biến đổi này sẽ dẫn đến sự biến đổi chức năng của các bộ phận, các thành phần trong xã hội [16, 279]

Trong những năm qua, dưới sự tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế, giao lưu văn hoá với các nước

Trang 25

trong khu vực và trên thế giới, xã hội Việt Nam đã có những biến chuyển sâu sắc, trong đó xu hướng xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em diễn ra ngày càng mạnh mẽ Nếu như trước đây, việc chăm sóc, giáo dục trẻ em là chức năng của gia đình và chỉ duy nhất có gia đình phải thực hiện chức năng này thì ngày nay, trước sự tác động của quá trình toàn cầu hoá, vấn đề trẻ em đã trở thành vấn đề chung của xã hội Chính điều này đã khiến cho nhận thức của các bậc cha mẹ có sự thay đổi Họ coi việc chăm sóc trẻ

em không còn là vấn đề riêng của gia đình mà nó phải được cộng đồng xã hội quan tâm Vì thế, họ đã chuyển một phần trách nhiệm chăm sóc con cái sang cho nhà trường, cho xã hội nhiều hơn Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, trong đó có việc quan tâm phòng ngừa TNTT cho trẻ em

Như vậy, những thay đổi về kinh tế, về lối sống, phong tục tập quán,

về luật pháp, chính sách xã hội là những nhân tố tác động tới nhận thức của các bậc cha mẹ trong việc bảo vệ, chăm sóc, phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em

2.2 Lý luận xã hội học về định hướng giá trị:

Giá trị là khái niệm hàm chứa những ý nghĩa khác nhau Trong đời

sống xã hội, giá trị nằm trong ý thức cá nhân và cộng đồng, có tác động tới

hành vi ứng xử của con người Theo Cl Kluckhohn thì “Giá trị là quan niệm

về điều mong muốn đặc trưng hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hưởng tới việc chọn các phương thức, phương tiện hoặc mục tiêu của hành động” [19,156]

Xã hội nào cũng tồn tại nhiều giá trị khác nhau Nhìn tổng thể, có thể xếp giá trị vào hai khu vực lớn, tương ứng với hai lĩnh vực cơ bản trong đời sống con người, đó là giá trị vật chất và giá trị tinh thần Nếu xem xét từ góc

độ đáp ứng nhu cầu xã hội, có 6 loại giá trị: 1 Giá trị thuộc lĩnh vực tự nhiên (sức khoẻ, tuổi thọ, môi trường,…); 2 Giá trị kinh tế (giàu có, sang

Trang 26

trọng,…); 3 Giá trị tri thức (hiểu biết, học vấn,…); 4 Giá trị tâm linh (tôn giáo, tín ngưỡng,…); 5 Giá trị chính trị (hệ tư tưởng, việc tổ chức cộng đồng…); 6 Giá trị đạo đức- thẩm mỹ (cái đẹp, cái thiện,…) [21, 59]

Là một phạm trù lịch sử, giá trị luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của đời sống xã hội Ở những thời điểm nhất định, bao giờ cũng có một vài loại giá trị nổi lên bao choán và chi phối các loại giá trị khác

Ở Việt Nam, sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường đã tác động rất nhiều đến gia đình Dễ thấy hơn cả là tác động của nền kinh tế thị trường với tiêu chí “biết làm giàu” là giá trị được xã hội chấp nhận và đánh giá cao Sự “lên ngôi” của kinh tế trong thang giá trị

xã hội đã tác động mạnh đến chức năng kinh tế của gia đình Điều này đã dẫn tới hiện tượng vì mải mê chạy theo kinh tế, nhiều gia đình nhận thức rằng “muốn có hạnh phúc gia đình thì trước hết điều kiện kinh tế gia đình phải dư dả, có tiền là có tất cả, đồng tiền quyết định hạnh phúc gia đình” Tuy nhiên, thực tế cho thấy, gia đình giàu sang chưa hẳn đã là hạnh phúc khi

mà con cái không được quan tâm chăm sóc đúng mực, dẫn tới việc trẻ em dễ

gặp phải những rủi ro, tai nạn không lường trước được trong cuộc sống Hậu

quả là, chính sự nhận thức thiên về giá trị vật chất của một số bậc cha mẹ đã dẫn tới sự thiếu quan tâm, chăm sóc con cái và đặc biệt là sự thiếu hiểu biết

về các kiến thức phòng ngừa rủi ro, tai nạn cho trẻ em là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng TNTT ở trẻ em

Một luận điểm quan trọng khác trong lý luận xã hội học về định hướng giá trị đó là: trong hệ thống xã hội, có giá trị trung tâm, đồng thời cũng có

giá trị phụ thuộc hoặc cục bộ Giá trị trung tâm là giá trị cần thiết và quan

trọng nhất đối với lợi ích của cá nhân cũng như của cộng đồng, trong khi đó

giá trị phụ thuộc, cục bộ chỉ đại diện cho lợi ích của một vùng lãnh thổ, một

tộc người, một tôn giáo, một giai cấp hay một nhóm nghề nghiệp nào đó Nhờ có sự phân cấp như vậy nên mỗi chủ thể xã hội đều có một thang bậc

Trang 27

giá trị, qua đó xác định vị thế của họ trong đời sống xã hội nói chung [21, 60]

Điều đó có nghĩa, quan niệm về các giá trị trong một xã hội không phải lúc nào cũng đồng nhất trong các nhóm khác nhau Những nhóm xã hội khác nhau thì có những định hướng giá trị khác nhau, đặc trưng cho nhóm của mình Ví dụ: có người quan niệm “hạnh phúc gia đình là vợ chồng thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, cùng quan tâm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục con cái để con cái trưởng thành, ngoan ngoãn, còn vấn đề kinh tế chỉ là thứ yếu không quyết hạnh phúc gia đình” Nhưng có người lại cho rằng “cứ kiếm được nhiều tiền thì gia đình sẽ hoà thuận, hạnh phúc, con cái được chăm sóc đầy đủ” Những quan niệm như vậy khác nhau ở từng nhóm nghề nghiệp, nhóm tuổi, nhóm gia đình có hoàn cảnh khác nhau,…

Cũng như vậy, nhận thức của các bậc cha mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em cũng bị ảnh hưởng, chi phối bởi những yếu tố chủ quan và khách quan Nhóm cha mẹ có trình độ học vấn, nghề nghiệp, lứa tuổi khác nhau, sinh sống ở những địa bàn khác nhau và có hoàn cảnh gia đình khác nhau thì có sự hiểu biết về nguyên nhân, hậu quả, cách thức phòng ngừa TNTT cho trẻ em,… là khác nhau

2.3 Lý thuyết lựa chọn hợp lý:

“Nhận thức, thái độ, hành vi” là ba yếu tố cơ bản trong việc xem xét đánh giá của cá nhân hay nhóm xã hội về một vấn đề xã hội Thông thường, chủ thể có nhận thức, thái độ như thế nào thì sẽ tiến tới thực hiện hành động như thế ấy Ngược lại, từ hành động của chủ thể ta có thể biết được nhận thức của họ ra sao Tuy điều này không phải là đúng trong tất cả mọi trường hợp (vì có khi nhận thức, thái độ lại trái ngược hoàn toàn với hành động) song đây là điều mang tính phổ biến Chính vì thế, khi tìm hiểu hành động của chủ thể, không thể tách rời nhận thức, thái độ của họ hoặc ngược lại

Trang 28

Thuyết lựa chọn hợp lý, mặc dù đề cập tới hành động lựa chọn của cá nhân, nhưng yếu tố nhận thức là khâu quan trọng trong giai đoạn đầu của hành động lựa chọn hợp lý

Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn

lực nhằm đạt được kết quả tối đa và chi phí tối thiểu Thuật ngữ “lựa chọn”

được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện tối ưu trong số những điều kiện khan hiếm các nguồn lực

Tác giả James Coleman- một trong những đại diện tiêu biểu của lý thuyết lựa chọn hợp lý- cho rằng cá nhân tồn tại trong thực tại xã hội chỉ lựa chọn những nhân tố hợp lý với hành động của mình nhằm đạt tới những mục tiêu chủ quan có ý thức Nói cách khác, ông đã đưa ra cơ chế ứng xử của con người là: mỗi một cá nhân sẽ xem xét một loạt những kích thích và lựa chọn

ra những kích thích phù hợp và có ích nhất cho bản thân mình Những kích

thích nào không phù hợp hoặc không có ích sẽ bị khước từ, loại bỏ Cơ chế

này chính là sự lựa chọn hợp lý

Đối với các bậc cha mẹ, việc con cái mình được phát triển toàn diện cả

về mặt thể lực và trí lực luôn là mong muốn và là mục đích để họ hướng tới trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái Để đạt được mục đích này thì nhận thức của cha mẹ trong việc lựa chọn các phương thức tối ưu để chăm sóc con cái là điều vô cùng quan trọng Trong thực tế, các bậc cha mẹ sẽ đứng trước những sự lựa chọn khác nhau: hoặc là tập trung phát triển kinh tế để đảm bảo cho trẻ em có đầy đủ điều kiện vật chất để phát triển tốt, hoặc là coi việc trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, phòng ngừa những rủi ro, tai nạn có thể xảy ra với trẻ em là quan trọng hơn Cũng như vậy, trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em, các bậc cha mẹ sẽ có những sự lựa chọn khác nhau đối với các biện pháp, cách thức phòng ngừa để sao cho phù hợp với điều kiện của mình và mang lại hiệu quả cao nhất Nói tóm lại, mỗi một cá nhân sẽ có sự

Trang 29

lựa chọn hành động hợp lý theo hoàn cảnh riêng xuất phát từ suy nghĩ, nhận thức của mình

Theo định đề hợp lý của George Homans, “mọi người sẽ thực hiện một

hành động hay không dựa vào nhận thức của họ về khả năng thành công Nhưng cái gì quyết định các nhận thức này? Homans lí luận rằng, nhận thức các cơ hội thành công là cao hay thấp đựơc định hình bởi các thành công trong quá khứ và tính chất tương tự của hoàn cảnh hiện tại đối với các hoàn cảnh thành công trong quá khứ” [20, 422]

Thực tế dân gian có câu “phòng còn hơn chống”, câu nói này đã được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của cuộc sống Bởi vậy theo quan điểm của Homans thì khi các bậc cha mẹ nhận thức được rằng: việc quan tâm đầu tư thời gian cũng như lĩnh hội kiến thức về phòng ngừa TNTT cho trẻ em là quan trọng và có lợi hơn rất nhiều so với việc đầu tư thời gian và tiền của để khắc phục hậu quả của TNTT thì họ sẽ có những hành động cụ thể trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải mọi trường hợp đều như vậy Cũng

có những cha mẹ nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, ý thức được việc phòng ngừa TNTT cho trẻ là rất quan trọng nhưng do điều kiện, hoàn cảnh tác động nên họ lại không, hoặc chưa có những hành động cụ thể, tích cực trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em Chính vì vậy, khi nghiên cứu về vấn đề nhận thức, thái độ và hành vi cần phải tính đến cả các yếu tố ngoại cảnh tác động

2.4 Lý thuyết xã hội hoá:

Neil Smelser (nhà xã hội học Mỹ) định nghĩa: “Xã hội hoá là quá

trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình để phục vụ tốt cho việc thực hiện các mô hình hành vi tương ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình” [16, 258]

Trang 30

Một nhà xã hội học khác của Mỹ- Fichter đã xem: “Xã hội hoá là một

quá trình tương tác giữa người này với người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động, và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó” [16, 258]

Theo hai định nghĩa trên, vai trò của cá nhân trong quá trình xã hội hoá chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực Chúng chưa đề cập tới khả năng cá nhân có thể tạo ra những giá trị, kinh nghiệm, chuẩn mực để xã hội học theo Và dường như cá tính của con người

bị tan biến vào những đặc điểm xã hội mà cá nhân tiếp thu được

Còn theo định nghĩa của nhà khoa học người Nga G.Andreeva: “Xã

hội hoá là một quá trình hai mặt Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ

xã hội Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội” [16, 258]

Như vậy, cá nhân trong quá trình xã hội hoá không đơn thuần thu nhận kinh nghiệm xã hội, mà còn chuyển hoá nó thành những giá trị, tâm thế, xu hướng của cá nhân để tham gia tái tạo, “tái sản xuất” chúng trong xã hội Mặt thứ nhất của quá trình xã hội hoá là sự thu nhận kinh nghiệm xã hội thể hiện sự tác động của môi trường tới con người Mặt thứ hai của quá trình này thể hiện sự tác động của con người trở lại môi trường thông qua hoạt động của mình [16, 259]

Nhận thức của cha mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em chính

là kết quả của quá trình xã hội hoá Không phải ngẫu nhiên các bậc cha mẹ

có được những hiểu biết về lĩnh vực này mà họ phải học hỏi kinh nghiệm từ người khác, từ xã hội (quá trình tiếp nhận các giá trị, khuôn mẫu xã hội) và phải trải qua thực tiễn cuộc sống (quá trình tái tạo các kinh nghiệm xã hội) thì mới có được

Trang 31

Mặt khác, theo như quan điểm của Smelser, cha mẹ học hỏi các kiến thức, các kinh nghiệm xã hội về việc phòng ngừa TNTT cho trẻ là nhằm thực hiện tốt vai trò chăm sóc, bảo vệ con cái của mình Đây được coi là quá trình

xã hội hoá ở các bậc cha mẹ với kết quả thể hiện ở nhận thức của chính bản thân họ

Môi trường xã hội hoá là nơi cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tương tác xã hội của mình nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội Môi trường xã hội hoá bao gồm ba môi trường quan trọng nhất đó là: gia đình, trường học và xã hội

Gia đình là môi trường xã hội hoá quan trọng bậc nhất của cá nhân,

bởi hầu hết mỗi cá nhân đều sinh ra và lớn lên trong gia đình Trong mỗi gia đình đều có một tiểu văn hoá Tiểu văn hoá này được tạo thành bởi nền giáo dục gia đình, truyền thống gia đình, lối sống của gia đình,… Cá nhân sẽ tiếp nhận các đặc điểm của tiểu văn hoá này [16, 260]

Thực tế cho thấy, cha mẹ học hỏi được kiến thức, kinh nghiệm về việc chăm sóc, bảo vệ và phòng ngừa TNTT cho trẻ từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, trong đó có những người thân trong gia đình, cụ thể là ông bà, cha mẹ, anh chị em,… Những kinh nghiệm sống, các quy tắc ứng xử, các giá trị,… của gia đình (gồm cả gia đình gốc nơi mình sinh ra và gia đình mới sau khi kết hôn) sẽ được cha mẹ trẻ em tiếp nhận vào việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em

Trường học là môi trường xã hội hoá tiếp theo sau gia đình Các cá

nhân thu nhận những kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội- những kiến thức chủ yếu làm nền tảng cho cuộc sống và phục vụ đắc lực cho việc thực hiện những vai trò mà cá nhân cần phải đóng

Trong đề tài nghiên cứu này, trường học được đề cập tới chủ yếu là trường học mầm non Đây không chỉ là môi trường xã hội hoá cho đối tượng trẻ em khi tạo ra các hoạt động vui chơi, học tập bước đầu của trẻ em mà còn

Trang 32

là môi trường xã hội hoá đối với các bậc cha mẹ khi cung cấp thông tin, kiến thức về cách bảo vệ, chăm sóc và phòng ngừa TNTT trẻ em cho bản thân họ

Môi trường xã hội, được cụ thể hoá thành các nhóm xã hội mà cá nhân

là thành viên Đó có thể là những nhóm cùng sở thích, nhóm cùng nghề nghiệp, các tập thể lao động, Các nhóm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cá nhân thu nhận các kinh nghiệm xã hội theo cả con đường chính thống

và không chính thống, tức là không phải chỉ qua những bài giảng, các phương tiện truyền thông đại chúng mà cả qua kênh giao tiếp cá nhân Môi trường xã hội là môi trường quan trọng thứ hai sau gia đình bởi lẽ cá nhân luôn phải đóng những vai trò khác nhau ở những thời điểm và địa điểm khác nhau trong xã hội Mỗi khi cá nhân thực hiện hành vi của những vai trò đó tức là cá nhân đã trở thành thành viên của một nhóm nhất định [16, 262]

Đối với các bậc cha, mẹ, kiến thức về phòng ngừa TNTT cho trẻ em cũng có thể thu nhận được từ những người xung quanh như bạn bè, đồng nghiệp cùng cơ quan hoặc từ các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội (hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…) mà họ là thành viên

Ngoài những môi trường xã hội hoá quan trọng kể trên, thông tin đại

chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hoá cá nhân

Trong xã hội hiện đại, chúng ta không thể bỏ qua những nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình này như báo, đài, vô tuyến truyền hình, và các loại phương tiện thông tin khác (internet,…) Các nhân tố này ngày càng tỏ rõ vai trò của mình trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xã hội hoá cá nhân Bởi vì hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng là một phương tiện cung cấp thông tin chủ yếu, thuận tiện, nhanh nhất và có sức lan toả rộng lớn đối với các cá nhân Chính thông tin đại chúng sẽ cung cấp cho các cá nhân những định hướng và các quan điểm đối với các sự kiện và những vấn

đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày Và các thông tin tuyên truyền về cách

Trang 33

bảo vệ, chăm sóc, phòng ngừa TNTT cho trẻ em cũng được truyền tải tới các bậc cha mẹ một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất

3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ:

3.1 Khái niệm “Nhận thức”

Có nhiều cách hiểu khác nhau về nhận thức:

- Theo từ điển Tiếng Việt, ”nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực trong tư duy” [35]

- V.I Lênin định nghĩa: ”Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi con người, nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn chỉnh mà là một quá trình, cả một chuỗi sự trừu tượng, sự cấu thành, sự hình thành ra các khái niệm, quy luật và chính các khái niệm, quy luật này bao quát một cách có điều kiện, gần đúng tính quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn vận động, phát triển” [25, 192]

- Từ điển Tâm lý học định nghĩa: ”Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tại hiện hiện thực vào trong tư duy, nhận biết và hiểu biết thế giới khách quan” [44]

- K.K Platonov định nghĩa: ”Nhận thức là một quá trình tiếp nhận những tri thức chân thực trong thế giới khách quan, trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội” [31,165]

Từ đó chúng ta thấy nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào

bộ óc con người, nhưng sự phản ánh này không đơn giản, thụ động mà là quá trình biện chứng dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong mối quan hệ với khách thể Tính tích cực của chủ thể nhận thức thể hiện không chỉ ở sự tác động của chủ thể diễn ra trong qúa trình thực tiễn xã hội mà còn ở sự phản ánh khách thể như là một quá trình sáng tạo, trong đó chủ thể ngày càng nắm bắt được bản chất, quy luật của khách thể

Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về nhận thức, song những định nghĩa đó đều nhấn mạnh đến sự hiểu biết của con người ở các mức độ

Trang 34

khác nhau về thế giới khách quan Hay nói cách khác, nhận thức chính là kết quả của quá trình xã hội hoá, đó chính là hoạt động lĩnh hội của con người nhằm hiểu biết về thế giới khách quan, về các sự vật, hiện tượng và hiểu biết

về chính bản thân con người Tổng hợp những phân tích trên, có thể hiểu khái niệm "nhận thức” trong đề tài nghiên cứu như sau:

Nhận thức là sự hiểu biết của con người về sự vật, hiện tượng nào đó

ở các mức độ khác nhau (nhận thức đúng hoặc sai; đầy đủ hoặc chưa đầy đủ; nông hoặc sâu, tốt hoặc chưa tốt, )

3.2 Khái niệm “Tai nạn thương tích”:

Khái niệm “Tai nạn”:

- “Tai nạn” là việc rủi ro bất ngờ xảy ra, gây thiệt hại lớn cho con

người [40]

- ”Tai nạn” là sự kiện xảy ra không mong đợi, thường là không theo ý

muốn, hay không may, đặc biệt là khi nó gây nên chấn thương, thương tổn hoặc tử vong Vì vậy, tai nạn hiểu đúng nhất là một sự kiện gây ra hay có tiềm năng gây ra thương tích [36, 58]

- “Tai nạn” là những sự kiện xảy ra ngoài ý muốn, do những tác nhân

bên ngoài, gây tổn thương/thương tích về thể chất hay tinh thần cho nạn nhân (Tổ chức Y tế thế giới- WHO 1958) [24, 2]

Khái niệm “Thương tích”:

“Thương tích” hay còn gọi là “chấn thương” là sự tổn thương của cơ

thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hoá chất và bức xạ ion, các chất phóng xạ,…) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được (WHO- Phân loại quốc tế bệnh tật 1977) [14]

Khái niệm “Tai nạn thương tích” (TNTT):

Trang 35

Hiện nay, người ta vẫn thường gắn liền hai khái niệm “thương tích” và

“tai nạn” và gọi chung bằng thuật ngữ “Tai nạn thương tích” Tuy nhiên, việc đồng nhất khái niệm “TNTT” và “tai nạn” và cho rằng “tai nạn” là không thể phòng tránh được thì “TNTT” cũng không phòng tránh được là không đúng

Cần phải hiểu hai khái niệm “tai nạn” và “TNTT” là hoàn toàn khác

nhau Khái niệm “tai nạn” chỉ sự cố ngẫu nhiên, không chủ ý và gây hậu quả tiêu cực Còn khái niệm “TNTT” bao gồm cả sự cố ngẫu nhiên hoặc

hành vi cố ý gây nên, đồng thời cũng gây hậu quả tiêu cực Như vậy,

“TNTT” là hoàn toàn có thể phòng tránh được

Cho đến nay, khái niệm “TNTT” vẫn chưa được đưa ra một cách thống nhất và rõ ràng Tuy nhiên cách hiểu về khái niệm TNTT được nhiều người ủng hộ và được Tổ chức Y tế thế giới thừa nhận là:

“TNTT là những sự việc xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, hoặc do chủ

ý, gây tổn thương về thể chất, tinh thần cho con người”(Theo WHO) [24,

2]2

TNTT bao gồm 2 loại:

- TNTT không chủ định (vô ý) là tai nạn không phải gây ra từ những tính toán có chủ định trước và khó đoán trước được hậu qủa, chẳng hạn như thương tích do giao thông, bỏng, ngã, chết đuối, ngộ/ nhiễm độc,…

- TNTT có chủ định (cố ý) là do bạo lực gây ra giữa các cá nhân hoặc

do cá nhân tự gây ra thương tích và thường có thể đoán trước được hậu quả, chẳng hạn như tai nạn do chiến tranh, hành vi giết người, hành hung, tự sát, bạo lực tình dục,

Nhận thức về TNTT - theo quan điểm của WHO

2 Đây không phải là một định nghĩa (nguyên văn) của WHO, mà được khái quát từ quan điểm trình bày

về tai nạn và thương tích của WHO

Trang 36

Khái niệm “TNTT trẻ em”:

TNTT trẻ em là những sự việc xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, hoặc

do chủ ý, gây tổn thương về thể chất, tinh thần cho trẻ em

3.3 Khái niệm “Phòng ngừa TNTT”

Khái niệm “Phòng ngừa”:

- Theo từ điển Tiếng Việt, “Phòng ngừa” là đề phòng, ngăn ngừa

trước không để cho cái xấu, cái không hay nào đó xảy ra [22]

Tuy nhiên, khái niệm đó còn chưa đầy đủ, toàn diện Trong đề tài,

khái niệm “Phòng ngừa” được hiểu là việc áp dụng tổng hợp các biện pháp

để loại trừ, ngăn chặn những điều xấu, những điều không hay xảy ra

Khái niệm “Phòng ngừa TNTT”:

NHỮNG HÀNH VI

CỐ Ý

Ví dụ: Bạo lực; bóc

lột, lạm dụng tình dục; tự tử

Tổn thương tinh thần

Trang 37

“Phòng ngừa TNTT” là việc áp dụng tổng hợp các biện pháp để loại

trừ những nguyên nhân và điều kiện gây ra TNTT nhằm chủ động ngăn ngừa, hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả do TNTT gây ra

Mục đích của việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em là bảo vệ sức khoẻ của trẻ; đảm bảo cho trẻ em được sống, được chăm sóc trong một môi trường

an toàn, lành mạnh; đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ; đảm bảo tiết kiệm chi phí không cần thiết cho việc khắc phục hậu quả nghiêm trọng

do TNTT gây ra cho trẻ em

Khái niệm Cộng đồng an toàn phòng tránh TNTT cho trẻ em: [14]

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), một cộng đồng được công nhận là cộng đồng an toàn phải đảm bảo thoả mãn 5 tiêu chuẩn sau:

- Có ban chỉ đạo liên ngành, có kế hoạch hàng năm và dài hạn cho công tác phòng chống TNTT trẻ em và kế hoạch xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ em tại địa phương

- Mọi người dân trong cộng đồng phải nhận thức được nguy cơ gây TNTT và tham gia tích cực các hoạt động phòng chống TNTT trẻ em

- Giảm thiểu các nguy cơ gây thương tích tại cộng đồng và xây dựng được các mô hình an toàn cho nhóm trẻ em có nguy cơ cao tại cộng đồng

- Tổ chức được hệ thống mạng lưới cộng tác viên để giám sát, ghi chép, phân tích được TNTT trẻ em và thực hiện được các hoạt động sơ cấp cứu ban đầu

- Tổng kết đánh giá hàng năm và chứng minh được kết quả chương trình, tiến độ và hiệu quả của các tác động

Khái niệm Ngôi nhà an toàn phòng tránh TNTT cho trẻ em: [14]

Một ngôi nhà được công nhận là ngôi nhà an toàn cho trẻ em phải đảm bảo loại bỏ các nguy cơ gây TNTT cho trẻ em, cụ thể như:

- Giếng nước, bể nước, chum vại nước, hố vôi, hố đào gạch, chứa nước,… phải có nắp đậy chắc chắn, an toàn

Trang 38

- Có bếp riêng, bếp có cửa chắn đề phòng trẻ bị bỏng

- Phích nước nóng để nơi an toàn trẻ không sờ tới được

- Các vật dễ cháy, nổ (xăng, dầu, cồn, đèn, diêm,…) để nơi an toàn tránh trẻ bị bỏng

- Dụng cụ đồ điện phải an toàn, ổ điện để lên cao trẻ không với tới được đề phòng điện giật

- Không cho trẻ tiếp xúc với các vật sắc nhọn (dao, liềm, mảnh kính vỡ,… ) đề phòng cắt đứt tay hoặc đâm vào trẻ

- Dụng cụ đựng hoá chất (thuốc trừ sâu, a xít, chất tẩy rửa,…), các loại thuốc phải có nhãn rõ ràng để trong tủ có khoá hoặc để ngoài tầm với của trẻ

- Cầu thang, lan can phải có tay vịn hoặc cửa chắn đề phòng trẻ ngã

- Không để trẻ chơi các vật nhỏ dễ nuốt như kim băng, các loại hạt, đồng xu, cúc áo,… đề phòng hóc nghẹn thở

- Sàn gác trong nhà phải chắc chắn đề phòng gãy sập

- Lối đi ra ao hồ, sông suối, hố sâu,… phải có rào chắn

- Vật dụng trong nhà như xe máy, dao kéo, cày cuốc,… phải để gọn gàng và an toàn

Khái niệm Trường học an toàn phòng tránh TNTT cho trẻ em

(tiêu chuẩn một trường học an toàn) [14]:

- Giáo dục cho học sinh đầy đủ nhận thức về môi trường trường học

an toàn và lành mạnh

+ Giúp cho học sinh từng bước thay đổi những hành vi của các em trong việc xây dựng mô hình trường học an toàn Nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân trong công tác xây dựng một nhà trường an toàn và lành mạnh

+ Thay đổi được các hoạt động cho phù hợp với thực tế ở địa phương trong công tác làm giảm dần đi đến loại trừ những tai nạn có thể xảy

ra cho giáo viên và học sinh trong qúa trình dạy và học tập

Trang 39

- Loại trừ được các yếu tố có khả năng gây ra những tai nạn cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập từ trong các phòng học, các phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập, luyện tập, khu vực ao hồ, các công trình vệ sinh,…

- Thường xuyên cung cấp cho giáo viên và học sinh những kiến thức

về một trường học an toàn và lành mạnh bằng các buổi ngoại khoá

- Dựa vào các tiêu chuẩn vệ sinh của một số trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế soạn thảo để tổ chức kiểm tra và đánh giá

- Đưa phong trào xây dựng một số trường vừa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh vừa an toàn trong học tập làm một chỉ tiêu thi đua trong mỗi học kỳ vào năm học

- Thường xuyên (3 tháng 1 lần) tổ chức các đợt kiểm tra liên ngành giáo dục- y tế- phụ nữ do chính quyền chủ đạo để đánh giá chất lượng của một nhà trường an toàn, lành mạnh, đồng thời có biểu dương các việc làm tốt

và góp ý có thể là phạt những vi phạm về quy định một nhà trường an toàn

và lành mạnh

3.4 Khái niệm “Trẻ em”

Trẻ em luôn là đối tượng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm bởi lẽ trẻ em là người chưa trưởng thành về thể chất cũng như tinh thần Thuật ngữ trẻ em dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của con người từ lúc lọt lòng đến trước tuổi trưởng thành Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về Trẻ em:

- Theo từ điển Xã hội học: “Trẻ em là các lứa tuổi trước trưởng thành

còn gọi là thiếu nhi Về dân số học, khi nghiên cứu về tái sản xuất dân cư, thường lấy tuổi 15 làm ranh giới phân biệt trẻ em với trưởng thành” [45]

- Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em qui định: “Trẻ em là người dưới

18 tuổi” và khẳng định “Trẻ em, do chưa trưởng thành về tinh thần và thể lực, cần có sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt” [48, 26]

Trang 40

- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước Cộng hoà XHCN

Việt Nam nêu rõ: “Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam

dưới 16 tuổi” [13, 30]

Cần phải hiểu rằng trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ mà trẻ em

và người lớn là những giai đoạn phát triển khác nhau, đánh dấu những chặng đường phát triển khác nhau của một thế hệ người (từ lúc sinh ra đến khi chết) Điều đó có nghĩa là trẻ em vận động và phát triển theo quy luật riêng của trẻ; người lớn vận động, phát triển theo quy luật riêng của người lớn Việc nắm được những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ em là vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ cho trẻ em

3.5 Khái niệm “Trẻ em lứa tuổi mầm non”

Trẻ em có nhiều giai đoạn phát triển theo những quy luật riêng, tương ứng với những độ tuổi khác nhau: tuổi sơ sinh (từ 0- 1,5 tuổi), tuổi hài nhi (tuổi nhà trẻ) (từ 1,5- 3 tuổi), tuổi mẫu giáo (từ 3- dưới 6 tuổi), tuổi thiếu nhi- nhi đồng (từ 6- 11 tuổi), tuổi thiếu niên (từ 12- 15 tuổi), tuổi thanh niên mới lớn (từ 15- 18 tuổi) [15, 39]

Trẻ em lứa tuổi mầm non là trẻ em được xác định từ độ tuổi 0 cho tới

dưới 6 tuổi, bao gồm các thời kỳ: từ 0- 1,5 tuổi (tuổi sơ sinh), từ 1,5- 3 tuổi (được tham gia các lớp nhà trẻ) và từ 3- dưới 6 tuổi (được tham gia vào các lớp mẫu giáo) [38, 38]

Trong đề tài nghiên cứu, đối tượng khảo sát là nhận thức của cha mẹ trẻ em dưới 6 tuổi, nhưng phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào nhận thức của cha mẹ trẻ em từ 3- dưới 6 tuổi, tức là lứa tuổi mẫu giáo

4 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TRẺ EM

Trên cương vị lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều cống hiến vĩ đại trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta Trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân

Ngày đăng: 20/03/2015, 16:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Báo cáo tóm tắt dự án “Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội xã Xuân Phương- huyện Từ Liêm- Thành phố Hà Nội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội xã Xuân Phương- huyện Từ Liêm- Thành phố Hà Nội
13. Vũ Ngọc Bình (1995), Quyền trẻ em trong pháp luật quốc gia và quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền trẻ em trong pháp luật quốc gia và quốc tế
Tác giả: Vũ Ngọc Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
14. Bộ Y tế, Tổng cục thống kê,“Báo cáo điều tra liên trường về nguyên nhân tử vong trẻ em” do 8 trường Đại học Y khoa của Việt Nam tiến hành với sự hỗ trợ của UNICEF, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo điều tra liên trường về nguyên nhân tử vong trẻ em”
15. Phạm Tất Dong, Báo cáo tổng hợp đề tài “Vị trí, vai trò của gia đình và cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”, Uỷ ban Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội 4/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vị trí, vai trò của gia đình và cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”
16. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1996
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX., Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
19. G.Endrweit và G.Tronmsdorff, Từ điển xã hội học, Nhà xuất bản Thế giới, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển xã hội học
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
20. Vũ Quang Hà, Các lý thuyết xã hội học hiện đại. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lý thuyết xã hội học hiện đại
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
21. Mai Văn Hai, Mai Kiệm, Xã hội học Văn hoá, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học Văn hoá
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
22. Hoàng Văn Hành (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Văn Hành (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa
Năm: 2003
23. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Tai nạn thương tích trẻ em – Thực trạng và vấn đề, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 3/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tai nạn thương tích trẻ em – Thực trạng và vấn đề
26. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
27. Nguyễn Đức Mạnh, Báo cáo tư liệu khảo sát tình hình tai nạn thương tích trẻ em 2000- 2002, Uỷ ban Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội 12/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tư liệu khảo sát tình hình tai nạn thương tích trẻ em 2000- 2002
30. Lê Nhân Phương, Báo cáo“Đánh giá Chương trình Cộng đồng an toàn/ phòng chống tai nạn thương tích”, UNICEF Hà Nội, 11/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá Chương trình Cộng đồng an toàn/ phòng chống tai nạn thương tích”
33. Hà Huy Thành (chủ biên) (2000), Những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam
Tác giả: Hà Huy Thành (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2000
34. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2004, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2004
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
35. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn
36. Trương Xuân Trường, Nhận diện tai nạn thương tích trẻ em ở các vùng nông thôn hiện nay, Tạp chí Xã hội học, số 4 (92), 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện tai nạn thương tích trẻ em ở các vùng nông thôn hiện nay
37. Nguyễn Ánh Tuyết, Tâm lý học trẻ em, Nhà xuất bản Giáo dục- 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục- 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w