1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang

122 1,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 645 KB

Nội dung

+ Quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điềutra, của TS.Lê Hữu Thể chủ biên, Nxb Tư pháp, năm 2008; - Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đề cập đến ADPL

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đời sống kinh tế - xã hội của đấtnước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Song những ảnh hưởng từ mặt tráicủa kinh tế thị trường, tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm diễn biến phức tạp,một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng về số vụ với tính chất và hậu quảnghiêm trọng hơn Kết quả hoạt động của các cơ quan tư pháp trong những nămgần đây đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị trật tự antoàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,công dân, bảo vệ pháp chế, phục vụ công cuộc đổi mới của Đảng

Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan tư pháp vẫn chưa đáp ứng đượctình hình mới Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đẩy mạnh hơnnữa cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháptrong công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm Việnkiểm sát nhân dân là cơ quan được pháp luật trao thực hiện chức năng công tố vàkiểm sát các hoạt động tư pháp Đây là chức năng, nhiệm vụ quan trọng củaViện kiểm sát nhân dân trong hệ thống các cơ quan tư pháp Hoạt động áp dụngpháp luật của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình thực hành quyền công tố

và kiểm sát các hoạt động tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranhphòng, chống tội phạm, đồng thời góp phần có hiệu quả vào việc giáo dục ý thứcpháp luật Áp dụng pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyềncông tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra đối với vụ án hình

sự trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải được chú trọng và nâng cao chất lượngmới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra Công tác thực hành quyền công tố ởgiai đoạn điều tra thực hiện đúng theo quy định của pháp luật sẽ giúp cho cơquan điều tra, hoạt động đúng hướng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can được đúngngười đúng tội; hoạt động điều tra được đầy đủ, chính xác và kịp thời Kết quả

Trang 2

điều tra vụ án hình sự là điều kiện tiên quyết thiết thực, trực tiếp cho việc thựchiện quyền công tố, công tác kiểm sát việc truy tố và công tác xét xử của tòa ánđược đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội và tránh

bỏ lọt tội phạm

Hà Giang là một tỉnh miền núi cao, nằm ở cực Bắc của Việt Nam Địahình đồi núi phức tạp, giao thông đi lại còn khó khăn, dân cư thưa, có nhiều dântộc cùng chung sống với nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống khácnhau Cùng với công cuộc đổi mới của Đảng, trong những năm gần đây kinh tế -

xã hội của Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên Hà Giang vẫn là một tỉnhnghèo, trình độ dân trí nói chung và trình độ hiểu biết pháp luật nói riêng cònthấp so với cả nước Tình hình vi phạm, tội phạm trên địa bàn có những diễnbiến phức tạp, tính chất nghiêm trọng ngày càng tăng

Qua công tác tổng kết, đánh giá thực tế tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

Hà Giang cho thấy, công tác thực hành quyền công tố vẫn còn bộc lộ một số yếukém, hạn chế so với yêu cầu cải cách tư pháp như: có những kiểm sát viên, cónhững đơn vị không thực hiện được công tác thực hành quyền công tố ngay từgiai đoạn đầu, còn thụ động trong việc kiểm sát điều tra của cơ quan điều tra.Hoặc là vì sợ trách nhiệm nên làm thay một số thao tác của điều tra viên, khôngtheo dõi đề ra yêu cầu điều tra Hoặc là bỏ mặc cho điều tra viên tự tiến hànhđiều tra, dẫn tới nhiều sai phạm trong quá trình điều tra như: nhiều vụ án còn bịkéo dài, phải ra hạn thời hạn điều tra, còn để lọt hành vi tội phạm Những viphạm trên cho thấy chất lượng và hiệu quả của công tác thực hành quyền công tốtrong hoạt động điều tra của Viện kiểm sát nhân dân vẫn còn bộc lộ yếu kém,dẫn đến tình trạng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân có lúc, có nơi chưađược tôn trọng và bảo vệ, tác dụng giáo dục, phòng ngừa tội phạm bị hạn chế.Những yếu kém trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhânchủ quan cũng như những nguyên nhân khách quan Trong đó chủ yếu là do ýthức pháp luật và năng lực áp dụng pháp luật trong hoạt động thực tiễn của cơquan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân

Trang 3

Xuất phát từ thực tế nêu trên và từ nhận thức việc áp dụng pháp luậttrong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự là mộttrong những vấn đề quan trọng, cần có sự quan tâm hơn nữa kể cả về phươngdiện lý luận lẫn thực tiễn để việc áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công

tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đạt kết quả cao hơn, đáp ứng yêu

cầu cải cách tư pháp Vì những lý do này, học viên chọn đề tài: "Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang" làm luận văn tốt nghiệp cao học luật

của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu vấn đề liên quan đến áp dụng pháp luật trong hoạt động thựchành quyền công tố đối với vụ án hình sự trong những năm qua đã được một sốnhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn tiến hành, công bố trong nhiềucông trình khoa học Có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, một số giáo trìnhgiảng dạy, bài viết trên tạp chí và một số sách chuyên khảo đã nghiên cứu về vấn

đề này Đáng chú ý là các công trình sau:

- Đề tài nghiên cứu cấp bộ:

+ Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực hành quyền công tố ở

Việt Nam từ 1945 đến nay, do Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện năm

1999; ''Nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền

công tố với vấn đề thông khâu và chuyên khâu trong công tác kiểm sát hình sự'',

đề tài nghiên cứu cấp bộ, do Ngô Văn Đọn làm chủ nhiệm đề tài, năm 2004;

+ Sổ tay kiểm sát viên hình sự, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tập I năm 2006; Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp

luật trong tố tụng hình sự, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2006;

+ Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm của TS Dương Thanh Biểu, Nxb Tư

pháp, 2007;

Trang 4

+ Quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều

tra, của TS.Lê Hữu Thể chủ biên, Nxb Tư pháp, năm 2008;

- Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đề cập đến ADPL trong thựchành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân:

+ Luận án tiến sĩ: Quyền công tố ở Việt Nam, của nghiên cứu sinh Lê

Thị Tuyết Hoa thực hiện năm 2002;

+ Luận văn thạc sĩ: Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở

giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hiện nay , của Trịnh

Duy Tám, năm 2005;

+ Luận văn thạc sĩ: Áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố các vụ án

ma túy theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, của Bùi Mạnh

Cường, năm 2007;

+ Luận văn thạc sĩ: Áp dụng pháp luật thực hành quyền công tố ở giai

đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân đối với vụ án người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, của Vũ Xuân Thoan, năm 2008;

+ Luận văn thạc sĩ: Chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn

xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam, của

Trần Thị Đông, năm 2008

+ Luận văn thạc sĩ: Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét

xử sơ thẩm vụ án hình sự của kiểm sát viên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, của

Hoàng Tùng, năm 2008

Một số bài viết như: "Bàn về quyền công tố" của Phạm Hồng Hải đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12/1999; "Nâng cao chất lượng thực

hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp góp phần đẩy mạnh cải cách

tư pháp" của Hà Mạnh Trí, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1/2003;

"Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một

số hoạt động điều tra" của Trần Văn Thuận, đăng trên Tạp chí Kiểm sát, tháng

9/2003; "Một số vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự"

Trang 5

của Trần Quang Tiệp, đăng trên Tạp chí Kiểm sát, tháng 4/2005; "Khám

nghiệm hiện trường trong hoạt động điều tra hình sự" của Nguyễn Văn Nhật,

đăng trên Tạp chí Kiểm sát, tháng 4/2005; "Đặc trưng của áp dụng pháp luật

hình sự " của Chu Thị Trang Vân đăng trên Tạp chí nhà nước và pháp luật, số

3/2006; "Cơ quan thực hành quyền công tố trong cải cách tư pháp ở nước

ta hiện nay" của Đỗ Văn Đương, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số

7/2006; "Tổ chức và hoạt động của viện công tố ở Việt Nam trong giai

đoạn cải cách tư pháp" của Nguyễn Đức Mai, đăng trên Tạp chí Nhà nước

và pháp luật, số 10/2007; "Viện công tố thay thế Viện kiểm sát nhân dân sẽ

được tổ chức và hoạt động như thế nào?" của PGS.TS Thái Vĩnh Thắng,

đăng trên Tạp chí Luật học, số 2/2008; "Bàn về nguyên tắc tranh tụng

trong tố tụng hình sự Việt Nam" của Nguyễn Văn Hiển, đăng trên Tạp chí

Nhà nước và pháp luật, số 7/2008; "Cải cách tư pháp trong điều kiện xây

dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa" của Vũ Trọng

Hách, đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước số 10/2008; "Viện kiểm sát

nhân dân trong điều kiện của nhà nước pháp quyền" của Nguyễn Đăng

Dung, đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10/2008

Các công trình nghiên cứu và bài viết trên đã nghiên cứu về mặt lý luận,thực tiễn và đề xuất những giải pháp khoa học ở những cấp độ khác nhau, ở cácđịa phương khác nhau nhằm bảo đảm việc áp dụng pháp luật trong thực hànhquyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự Tuy nhiên, ở mỗi địaphương có những đặc thù khác nhau nên áp dụng cho Hà Giang không tránhkhỏi những bất cập Kế thừa các kết quả nghiên cứu nêu trên tác giả mạnh dạntiếp cận vấn đề áp dụng pháp luật dưới góc độ lý luận về nhà nước và pháp luật

để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật trong thựchành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhândân tỉnh Hà Giang Tác giả mong muốn tìm ra giải pháp bảo đảm áp dụng phápluật trong thực hành quyền công tố nói chung và ở giai đoạn điều tra vụ án hình

sự nói riêng

Trang 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật trong thực hành quyềncông tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự

+ Thực tiễn áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạnđiều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang

+ Nguyên nhân tồn tại, hạn chế của việc áp dụng pháp luật trong thựchành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự

+ Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trongthực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Giới hạn về không gian và thời gian: Trên cơ sở lý luận về áp dụngpháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra, luận văn chủ yếu đisâu nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giaiđoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh

về áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra Cụ thể

từ khi bắt đầu thực hành quyền công tố cho đến khi Viện kiểm sát quyết địnhtruy tố bị can ra trước Tòa án để thực hiện việc xét xử, không nghiên cứu về ápdụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử

4 Mục đích nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích

Luận văn nghiên cứu những vấn đề về lý luận, cơ sở pháp lý, thực trạng

áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình

Trang 7

sự và đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo việc áp dụngpháp luật được đúng đắn, nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hành quyền công tốcủa Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp,góp phần cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong tỉnh đấu tranh phòng,chống tội phạm và bảo vệ tốt hơn lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức và công dân.

- Nhiệm vụ

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

+ Phân tích cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật và áp dụng pháp luậttrong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Việnkiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật Trong đó tập trung làm rõ kháiniệm, đặc điểm, vai trò, quy trình và các yếu tố đảm bảo việc áp dụng pháp luậttrong công tác thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự củaViện kiểm sát nhân dân;

+ Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố

ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang.Phân tích làm rõ những ưu điểm cũng như những hạn chế yếu kém (có thể đưa

ra những ví dụ về vụ án cụ thể để minh họa) và nguyên nhân của những hạn chế,yếu kém của hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giaiđoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang;

+ Phân tích phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng áp dụngpháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự củaViện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nângcao hơn nữa chất lượng, hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công

tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát, đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách tưpháp ở nước ta hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng Cộng

Trang 8

sản Việt Nam về tăng cường pháp chế trong đấu tranh phòng ngừa và chống tộiphạm, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân, phát huy dân chủ, công khai minh bạch đối với hoạt động của các cơquan công quyền trong đó có hoạt động của các cơ quan tư pháp, đặc biệt làquan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết

số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của

Bộ Chính trị

- Phương pháp nghiên cứu chung của luận văn: là phương pháp duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin

- Các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phân tích, tổnghợp, thống kê, so sánh, lịch sử, hệ thống, quy nạp, diễn dịch, cụ thể hóa, kháiquát hóa

6 Đóng góp về khoa học của luận văn

Luận văn là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu một cách tươngđối toàn diện và có hệ thống ở cấp độ luận văn thạc sĩ về hoạt động áp dụngpháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự củaViện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang

Ở mức độ nhất định, quả kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đượcdùng làm tư liệu tham khảo phục vụ cho cán bộ, kiểm sát viên trong cơ quanViện kiểm sát, nhất là những Kiểm sát viên trực tiếp làm công tác thực hànhquyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp để nâng cao chất lượng ápdụng pháp luật Bên cạnh đó, luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệutham khảo cho sinh viên, học viên luật cán bộ nghiên cứu giảng dạy và nghiêncứu một số chuyên đề khác có liên quan đến hoạt động thực hành quyền công tốnói chung và trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình

sự của Viện kiểm sát nhân dân nói riêng

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 3 chương, 8 tiết

Trang 9

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA

VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

1.1.1 Quyền công tố, thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân

1.1.1.1 Quyền công tố

* Khái niệm quyền công tố

Quyền công tố cũng như các chế định pháp luật khác, là một phạm trùlịch sử, là sản phẩm của xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định,

nó xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước Ở trên thế giới, do có sự khác biệt

về mặt thể chế chính trị, điều kiện lịch sử, truyền thống văn hóa … nên chế địnhcông tố cũng có sự khác biệt trong cơ chế vận hành, nhưng quá trình diễn biếncủa nó đều thể hiện rõ quy luật tất yếu chung của sự phát triển lịch sử Đó là,quyền công tố luôn gắn liền với bản chất của Nhà nước, là một bộ phận cấuthành và không tách rời khỏi công quyền

“Công tố” theo Đại từ điển tiếng Việt, “công” có nghĩa là “thuộc về Nhà

nước, tập thể, trái với tư”, còn “tố” có nghĩa là “nói về những sai phạm, tội lỗi của người khác một cách công khai trước người có thẩm quyền hoặc trước nhiều người”, “công tố” có nghĩa là “điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp và phát biểu ý kiến trước Tòa án” [16 tr 453, 459,1663]

Như vậy công tố có mối liên hệ chặt chẽ với pháp luật, đặc biệt là phápluật hình sự Bất kỳ nhà nước nào cũng hết sức quan tâm đến lĩnh vực hình sự,bởi chính pháp luật hình sự là phương tiện cai trị hữu hiệu nhất Khi một hành vi

Trang 10

bị coi là tội phạm được thực hiện sẽ làm phát sinh một quan hệ pháp luật giữamột bên là nhà nước và bên kia là người phạm tội Trong mối quan hệ này, nhànước là chủ thể quyền lực (quyền lực công), là người thực hiện sự buộc tội, đốitượng bị nhà nước cáo buộc là người đã thực hiện hành vi tội phạm Công tố, vìthế được hiểu là sự buộc tội nhân danh công quyền (nhà nước) đối với người đãthực hiện hành vi bị coi là tội phạm trước Tòa án

Ở Việt Nam, quyền công tố và thực hành quyền công tố được nhắc đếnnhiều khi đề cập đến chức năng của Viện kiểm sát các cấp Hiến pháp năm 1980

là văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước ta đưa ra thuật ngữ thực hành quyền

công tố (Điều 138 Hiến pháp 1980) và được nhắc lại ở Điều 1, Điều 3 Luật tổ

chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 1981 Như vậy, trong các hoạt động của Viện

kiểm sát nhân dân, bên cạnh khái niệm truyền thống kiểm sát việc tuân theo

pháp luật đã xuất hiện khái niệm quyền công tố và thực hành quyền công tố Từ

đó đến nay, đã có nhiều tài liệu nghiên cứu, bài viết trên các tạp chí đề cập đếnkhái niệm này với những mức độ khác nhau Song cho đến nay khi chúng tađang trong quá trình đẩy mạnh cải cách tư pháp, vẫn chưa đạt được sự thốngnhất cao trong nhận thức về vấn đề này Có thể khái quát một số quan điểmchính sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, “tất cả các hoạt động kiểm sát việc tuân

theo pháp luật của Viện kiểm sát đều là thực hành quyền công tố” [64, tr.17] Quan điểm này đánh đồng quyền công tố với kiểm sát việc tuân theo pháp luậtcủa Viện kiểm sát Do vậy, công tố không phải là một chức năng độc lập củaViện kiểm sát mà chỉ là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năngkiểm sát việc tuân theo pháp luật Cơ sở lập luận của quan điểm này, theo tácgiả là họ chủ yếu dựa vào Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm

1981 Nếu hiểu quyền công tố như trên là quá rộng và chưa chính xác, vì chứcnăng công tố và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật là hai chức nănghoàn toàn độc lập của Viện kiểm sát Trong thực tiễn hoạt động của Viện kiểm

Trang 11

sát thì hai chức năng này có những nội dung đan xen, liên hệ chặt chẽ, tác độngqua lại với nhau, nhưng không phải vì thế mà phủ nhận được tính độc lập của haichức năng này cả về nội dung và phạm vi áp dụng

Quan điểm thứ hai cho rằng “quyền công tố là quyền của Nhà nước giao

cho Viện kiểm sát truy tố kẻ phạm tội ra Tòa án, thực hiện sự buộc tội tại phiêntòa (thực hiện quyền công tố)” [71, tr.24] Quan điểm này nhấn mạnh vai trò duynhất của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố và chỉ thực hiện duy nhất

là tố tụng hình sự và cũng chỉ có ở một giai đoạn xét xử sơ thẩm mà thôi Quanđiểm này cũng phản đối việc gắn liền quyền công tố của Viện kiểm sát và một sốquyền năng mà luật quy định cho Viện kiểm sát ở giai đoạn điều tra trong tốtụng hình sự Nếu hiểu quyền công tố như vậy thì đã quá thu hẹp khái niệm, nộidung, phạm vi quyền công tố và không phản ánh được đầy đủ bản chất củaquyền này Trên thực tế, hoạt động truy tố và buộc tội của Viện kiểm sát tạiphiên tòa chỉ là một số nội dung của hoạt động thực hành quyền công tố Nóicách khác, truy tố và bảo vệ buộc tội tại phiên tòa chỉ là một số trong các quyềnhạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố

Quan điểm thứ ba cho rằng “quyền công tố là quyền đại diện cho nhà

nước đưa các vụ việc vi phạm pháp luật ra tòa án để xét xử nhằm bảo vệ lợi íchnhà nước, xã hội, công dân, bảo vệ trật tự pháp luật” [31, tr.84] Đây là quanđiểm phổ biến của ngành kiểm sát trước đây và được đưa vào chương trìnhgiảng dạy chính thức ở trường Cao đẳng kiểm sát Theo quan điểm này, quyềncông tố xuất hiện từ khi có nhà nước và pháp luật, được thể hiện đầu tiên tronglĩnh vực tố tụng hình sự, cùng với sự phát của xã hội, của các ngành luật nênquyền công tố được mở rộng sang các lĩnh vực tố tụng khác như tố tụng dân sự,

tố tụng khác Theo quan điểm này, trong khoa học pháp lý xã hội chủ nghĩa, kháiniệm quyền công tố được xác định trên cơ sở các khái niệm công tố nhà nước,công tố xã hội và tư tố Quyền công tố là quyền của nhà nước giao cho Việnkiểm sát thực hiện theo luật định Nội dung quyền công tố là tổng hợp các biện

Trang 12

pháp pháp lý đặc trưng theo luật định được tiến hành với sự liên kết chặt chẽ vớinhau mà Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hiện trong hoạt động tố tụng tưpháp Quyền công tố là một quyền năng nhằm thực hiện chức năng kiểm sát việctuân theo pháp luật, xét về nội dung thực hành quyền công tố là kiểm sát việctuân theo pháp luật trong lĩnh vực hình sự và dân sự và các lĩnh vực tố tụng khácnhằm đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội đều bị pháthiện, điều tra xử lý theo pháp luật, tăng cường pháp chế thống nhất Như vậy,quan điểm này đã quá mở rộng khái niệm, nội dung và phạm vi của quyền công

tố, dẫn đến xóa nhòa ranh giới và tính đặc thù của tố tụng hình sự và các lĩnhvực tố tụng khác Quan điểm nêu trên đã thể hiện sự đồng nhất giữa khái niệmquyền công tố nhà nước với khái niệm thẩm quyền của Viện kiểm sát trong quátrình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự và các loại án khác

Quan điểm thứ tư cho rằng “quyền công tố là quyền nhà nước giao cho

các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụngcác chế tài hình sự đối với người phạm tội.” [47, tr.380] Theo quan điểm này,bản chất của quyền công tố là quyền tư pháp mà nhà nước dùng nó để đấu tranhchống tội phạm Quyền công tố do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trongquá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự và thi hành án hình

sự, do vậy công tố chính là nguyên tắc tố tụng hình sự Theo quan điểm này,không chỉ Viện kiểm sát mà các cơ quan tố tụng khác như cơ quan điều tra, tòa

án, thi hành án đều được thực hiện quyền công tố, và quyền công tố được thựchiện trong mọi giai đoạn tố tụng hình sự Hiểu khái niệm quyền công tố nhưquan điểm trên là chưa chính xác, nó đã đồng nhất khái niệm quyền công tố vớinguyên tắc tố tụng hình sự Vì vậy dẫn đến sự nhầm lẫn giữa các hoạt động buộctội, xét xử và bào chữa trong tố tụng hình sự Mỗi hoạt động trên được thực hiệnbởi một hoặc một số chủ thể nhất định, tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể củaquá trình tố tụng hình sự

Trang 13

Quan điểm thứ năm cho rằng “quyền công tố là sự cáo buộc của nhà

nước đối với cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật bao gồm vi phạm hànhchính, vi phạm pháp luật dân sự, luật kinh tế, luật hình sự và là quyền của nhànước thực hiện sự cáo buộc đó.” [55, tr24] Theo quan điểm này, công tố làquyền chỉ thuộc về nhà nước, nhà nước thực hiện quyền công tố là một nhu cầutất yếu khách quan, nhà nước không thể không thực hiện quyền công tố khichính nhà nước là người ban hành pháp luật, nên nhà nước phải có nhiệm vụ bảo

vệ trật tự pháp luật Quyền công tố của nhà nước không chỉ được thực hiện trong

tố tụng hình mà còn được thực hiện cả trong tố tụng dân sự, kinh tế, lao động vàhành chính Biểu hiện của quyền công tố trong các hoạt động tố tụng này là ởcác quyền của Viện kiểm sát như quyền khởi tố vụ án (hình sự, dân sự, hànhchính, lao động), quyền tham gia tố tụng từ bất cứ giai đoạn nào, quyền yêu cầutòa án hoặc tự mình điều tra, xác minh những vấn đề cần làm sáng tỏ trong vụán… Quyền công tố trong các giai đoạn tố tụng khác nhau thi không giống nhau

về nội dung cũng như hình thức thực hiện Trong tố tụng hình sự, thực hiệnquyền công tố có nghĩa là nhà nước thực hiện sự buộc tội đối với người phạm tội

cụ thể, còn trong các hình thức tố tụng khác, thực hành quyền công tố được hiểu

là việc nhà nước trực tiếp hay gián tiếp (bằng văn bản)quy lỗi cho một người haymột pháp nhân nào đó trong việc thực hiện một hay nhiều hành vi vi phạm phápluật tương ứng Như vậy, sự buộc tội chỉ là một trong những nội dung của công

tố, bởi công tố ngoài buộc tội (quy lỗi hình sự) còn là việc quy lỗi cho ngườikhác Hiểu khái niệm quyền công tố như quan điểm trên là chưa hoàn toàn chínhxác, bởi hoạt động của Viện kiểm sát và tòa án không phải lúc nào cũng nhằmtruy cứu trách nhiệm pháp lý đối với một người nào đó Trên thực tế, có không íttrường hợp hoạt động của hai cơ quan này chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Chẳng hạn, Viện kiểm sát có quyềnkhởi tố vụ án dân sự vì lợi ích chung hoặc liên quan đến quyền và lợi íchhợp pháp của người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặctâm thần

Trang 14

Quan điểm thứ sáu cho rằng “quyền công tố là quyền của nhà nước,

được nhà nước giao cho một cơ quan (ở Việt nam là cơ quan Viện kiểm sát) thựchiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Để làm đượcđiều này, cơ quan công tố có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu,chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội Trên cơ sở đó truy tố bị can

ra trước tòa án và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa.” [71, tr40] Theo quanđiểm này, quyền công tố là quyền buộc tội nhân danh nhà nước đối với ngườiphạm tội Quyền công tố chỉ được xem xét trong mối liên hệ với lĩnh vực phápluật đã gắn liền không thể tách với việc nhân danh nhà nước chống lại hình thức

vi phạm pháp luật nghiêm trọng (tội phạm), đó là lĩnh vực tố tụng hình sự Dovậy, quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự mà không có trong cáclĩnh vực khác

Như vậy có thể thấy, về khái niệm quyền công tố có nhiều quan điểmkhác nhau, mỗi quan điểm trong đó có những hạt nhân hợp lý của nó nhưngcũng bộc lộ những bất cập nhất định Do chưa xác định đúng đối tượng, nộidung và phạm vi của quyền công tố trong mối quan hệ với các lĩnh vực phápluật, nên các quan điểm trên hoặc là thu hẹp phạm vi quyền công tố hoặc là mởrộng phạm vi quyền công tố sang các lĩnh vực khác ngoài tố tụng hình sự, hoặc

là đánh đồng quyền công tố với kiểm sát việc tuân theo pháp luật, coi quyềncông tố chỉ là quyền năng của Viện kiểm sát trong kiểm sát việc tuân theo phápluật Nên dẫn đến việc xem nhẹ bản chất của quyền công tố là một hoạt độngđộc lập nhân danh quyền lực công

Với nhận thức của mình, tác giả ủng hộ quan điểm thứ sáu nêu trên vềkhái niệm quyền công tố, bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, tác giả nhận thấy quan điểm này đã khẳng định được quyền

công tố là quyền của nhà nước, nhân danh nhà nước để buộc tội đối với người cóhành vi vi phạm mà pháp luật hình sự coi là tội phạm xâm hại trật tự chung của

xã hội và nó chỉ có trong lĩnh vực hình sự Quan điểm này cũng phù hợp vớiquan điểm truyền thống nghiên cứu của lịch sử nhà nước và pháp luật về quyềncông tố

Trang 15

Thứ hai, quan điểm cũng thừa nhận quyền công tố gắn liền với quyền tài

phán của tòa án Đó là quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạmtội ra tòa và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa Tuy nhiên, cũng cần nhận thứcrằng, không có nghĩa cứ phải đưa được người phạm tội ra tòa mới là thực hànhquyền công tố Trên thực tế, quyền công tố có thể bị triệt tiêu bất cứ lúc nào khi

sự việc là đối tượng tác động của quyền công tố có đủ căn cứ để triệt tiêu

Thứ ba, quan điểm cũng thừa nhận quyền công tố chỉ có thể do một cơ

quan thực hiện và độc lập với cơ quan tài phán (ở Việt nam thực hiện quyền này

là Viện kiểm sát)

Thứ tư, quan điểm này cũng phù hợp với quan điểm của Đảng về xây

dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phù hợp với tiến trình cải cách tưpháp hiện tại, cụ thể là:

- Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa VIIkhẳng định: “Tập trung làm tốt chức năng công tố, bảo đảm mọi hành vi phạmtội đều bị phát hiện , xử lý nghiêm minh, kịp thời, đặc biệt là tội xâm phạm anninh quốc gia và tội tham nhũng Đối với việc bắt giữ, xét xử oan, sai cần truycứu trách nhiệm của người ra lệnh và người thừa hành đồng thời minh oan côngkhai, thỏa đáng đối với người bị bắt giữ, xét xử oan sai, bảo đảm quyền công dânđúng pháp luật”.[4 tr.38]

- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ:

“Viện kiểm sát tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tưpháp”[8, tr.49]

- Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban Chấphành trung ương Đảng nêu rõ: “Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năngcông tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp”

- Theo quy định tại Điều 137 Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sungnăm 2001 và Điều 1, Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quyđịnh Viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng cơ bản là thực hành quyền công

tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

Trang 16

- Trong báo cáo thẩm tra của ủy ban pháp luật của quốc hội số 729 ngày14/3/2002 về dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã xác định: “Hoạtđộng công tố chỉ có trong lĩnh vực hình sự, bắt đầu từ việc phát hiện, khởi tố vụ

án đến truy tố bị can và tranh tụng tại phiên tòa”

Từ những ý kiến phân tích như trên tác giả đi đến kết luận: Quyền công

tố ở Việt nam là quyền của nhà nước giao cho Viện kiểm sát thực hiện các quyền năng theo quy định của pháp luật để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và bảo vệ việc buộc tội trước phiên tòa.

* Đối tượng, nội dung và phạm vi của quyền công tố

- Đối tượng của quyền công tố: là cái mà quyền công tố tác động vào

nhằm đạt được mục tiêu cụ thể nào đó như lợi ích chung của xã hội, bảo đảm trật

tự xã hội và pháp luật, trừng trị người phạm tội… Hiện nay có nhiều quan điểmkhác nhau về khái niệm quyền công tố nên dẫn đến tồn tại nhiều quan điểm khácnhau về đối tượng, nội dung và phạm vi quyền công tố

Những người theo quan điểm đồng nhất quyền công tố với kiểm sát việctuân theo pháp luật thì cho rằng đối tượng của quyền công tố là sự tuân thủ phápluật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia

tố tụng Về bản chất, kiểm sát việc tuân theo pháp luật và quyền công tố là hoàntoàn khác nhau Bản chất của kiểm sát việc tuân theo pháp luật là việc kiểm tra,giám sát tính có căn cứ và tính hợp pháp, bản chất của quyền công tố là trừngphạt những hành vi phạm tội

Với quan điểm coi quyền công tố là đại diện cho nhà nước để đưa các vụviệc vi phạm pháp luật ra trước tòa án để xét xử nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước,bảo vệ lợi ích chung, bảo vệ lợi ích cá nhân và bảo vệ trật tự pháp luật thì đốitượng của quyền công tố là các hành vi vi phạm pháp luật Nếu như vậy thì đốitượng của quyền công tố rất rộng và không cụ thể, vì các hành vi vi phạm phápluật trong thực tế rất đa dạng, phong phú và không chỉ có trong lĩnh vực hình sự

mà còn có cả trong các lĩnh vực khác Mặt khác, trong quan hệ dân sự chủ yếu là

Trang 17

quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, khi có tranh chấp xảy ra thì chủ yếu đụngchạm đến lợi ích cá nhân, nên nguyên tắc đặc thù là nguyên tắc tự định đoạt củađương sự Do vậy, ý chí và lợi ích của đương sự là động lực chủ yếu làm xuấthiện tố tụng dân sự.

Với quan điểm cho rằng, quyền công tố là quyền nhân danh nhà nướcthực hiện sự buộc tội (thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự) đối với ngườiphạm tội và bảo vệ sự buộc tội đó thì đối tượng của quyền công tố là tội phạm vàngười phạm tội Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm nhất, nókhông chỉ xâm hại đến lợi ích cá nhân mà còn xâm hại đến trật tự an toàn xã hội,

an ninh quốc gia cho nên nhà nước phải đại diện xã hội trừng trị người phạm tội.Hơn nữa, một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là nguyên tắcquyền truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc về nhà nước(quyền công tố) vànguyên tắc nghĩa vụ chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng Với sựtán đồng với quan điểm thứ sáu về khái niệm quyền công tố như đã nêu ở trênthì đối tượng của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội

- Nội dung của quyền công tố: Còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về

nội dung của quyền công tố, nhưng xuất phát từ quan điểm về bản chất củaquyền công tố là sự buộc tội nhân danh nhà nước, đối tượng của quyền công tố

là tội phạm và người phạm tội, tác giả đồng tình với quan điểm cho rằng: “nộidung của quyền công tố chính là sự buộc tội đối với người đã thực hiện hành vitội phạm” [71, tr40] Còn việc tiến hành những biện pháp gì và cơ quan nhànước nào được giao thực hiện các biện pháp ấy để truy cứu trách nhiệm hình sựđối với người phạm tội lại là thực hành quyền công tố

- Phạm vi quyền công tố: Giống như khái niệm, đối tượng, nội dung của

quyền công tố, hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau về phạm vi của quyền công

tố cả về không gian lẫn thời gian:

Về phạm vi không gian: Có nhiều quan điểm cho rằng quyền công tố chỉ

có trong lĩnh vực tố tụng hình sự Tuy nhiên bên cạnh đó còn không ít những

Trang 18

quan điểm cho rằng quyền công tố không những có trong lĩnh vực tố tung hình

sự mà còn trong các lĩnh vực khác như tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tốtụng kinh tế, tố tụng lao động Xuất phát từ quan điểm coi quyền công tố làquyền nhân danh nhà nước thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội, tácgiả đồng tình với quan điểm cho rằng, quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực tốtụng hình sự

Về phạm vi thời gian (tức thời điểm bắt đầu và kết thúc của quyền công

tố): Hiện nay còn nhiều quan điểm:

Quan điểm thứ nhất cho rằng “phạm vi quyền công tố được giới hạn từ

khi kết thúc việc điều tra tội phạm, vụ án hình sự được chuyển sang Viện kiểmsát để truy tố người phạm tội ra tòa và chấm dứt sau khi tòa án xét xử xong vàtuyên một bản án có hiệu lực pháp luật.” [62, tr.117] Như vậy, phạm vi quyềncông tố chỉ tồn tại ở giai đoạn xét xử sơ thẩm Loại quan điểm này đã thu hẹpkhông chỉ về nội dung mà cả về phạm vi quyền công tố Mặt khác, nếu quanniệm như vậy thì khó mà cắt nghĩa được các hoạt động tố tụng khác, như: việckhởi tố vụ án, khởi tố bị can, kháng nghị bản án… có thuộc quyền công tố haykhông? Hoặc không lý giải được sự có mặt của Kiểm sát viên ở phiên tòa phúcthẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm

Quan điểm thứ hai cho rằng “phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi tội

phạm xảy ra và kết thúc khi người phạm tội chấp hành xong bản án.” [43, 60] Theo quan điểm này, quyền công tố là quyền truy cứu trách nhiệm hình sựđến cùng đối với người phạm tội Bản án có hiệu lực pháp luật cũng chỉ là căn

tr.1-cứ nhà nước tiếp tục truy tr.1-cứu trách nhiệm hình sự, ở đây là hình phạt mà người

bị kết án có nghĩa vụ phải thi hành Quyền công tố phải được duy trì để bảo đảmhiệu quả của cả quá trình tố tụng, bảo đảm mục đích của quyền công tố là quyềntruy cứu trách nhiệm hình sự đến cùng đối với người phạm tội

Quan điểm thứ ba cho rằng “phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi tội

phạm được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị

Trang 19

kháng nghị.”[71, tr40] Quan điểm này cho rằng, khi hành vi phạm tội được thựchiện, bổn phận của cơ quan công tố là phải (và có quyền) tiến hành ngay cáchoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật nhằm phát hiện tội phạm và ngườiphạm tội, xác định các căn cứ để kết tội họ Tác giả đồng tình, ủng hộ quan điểmnày bởi quyền công tố là quyền của nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đốivới người phạm tội, thì quyền này phải phát sinh từ khi tội phạm xảy ra và nótrừng phạt người phạm tội một cách công khai bằng con đường tòa án, do đó khibản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị, tức là quyền tàiphán chấm dứt thì quyền công tố cũng bị triệt tiêu

1.1.1.2 Khái niệm thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ

án hình sự

Trong công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, một trong nhữngvấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khoa học pháp lý là việc xác địnhquyền công tố và theo đó là thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát, vì đây

là vấn đề liên quan trực tiếp đến việc xác định vị trí, vai trò của Viện kiểm sáttrong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và trong mối quan hệ với các cơquan tư pháp nói riêng cũng như chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát, đặcbiệt là trong tố tụng hình sự

* Khái niệm thực hành quyền công tố

Ở nước ta từ trước tới nay, trong các tài liệu pháp lý chủ yếu đề cập đếnvấn đề quyền công tố, trong khi đó việc nghiên cứu để làm rõ khái niệm, nộidung, phạm vi thực hành quyền công tố, mối quan hệ giữa thực hành quyền công

tố với việc thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạtđộng tư pháp còn ít được đề cập tới Trong nhận thức của không ít người làmcông tác nghiên cứu và thực tiễn trong cũng như ngoài ngành kiểm sát đã nhầmlẫn giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố trên các phương diện như:đối tượng, nội dung, phạm vi Họ luôn gắn quyền công tố chỉ với viện kiểm sát,coi đó là quyền của viện kiểm sát Do đó không lý giải được nhiều vấn đề như

Trang 20

việc cơ quan điều tra, tòa án … sử dụng các quyền năng pháp luật quy định đểkhởi tố vụ án, bị can, ra quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện phápngăn chặn… thì có phải các cơ quan này cũng thực hành quyền công tố haykhông? Hay hành vi nào là thực hành quyền công tố, hành vi nào là thực hiệnchức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp Chúng ta biết rằng, quyền công tố làquyền nhân danh công quyền buộc tội người phạm tội và bảo vệ sự buộc tội đótrước phiên tòa Phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạm được thực hiện

và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị Để đảm bảoviệc thực hiện quyền đó, nhà nước quy định các quyền năng pháp lý mà cơ quan

có thẩm quyền được áp dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngườiphạm tội, cơ quan được giao thẩm quyền đưa vụ án ra tòa để xét xử và bảo vệviệc buộc tội đó gọi là cơ quan thực hành quyền công tố Việc quy định cơ quanthực hành quyền công tố ở mỗi nước khác nhau, tùy thuộc vào mỗi nước Ởnước ta, nhà nước giao cho Viện kiểm sát thực hiện chức năng này, cho nên chỉ

có Viện kiểm sát mới có chức năng thực hành quyền công tố mà không có cơquan nào có được

Từ những nội dung trình bày ở trên, tác giả tán đồng với quan điểm cho

rằng, thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các biện pháp do luật

định để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử.

* Phạm vi thực hành quyền công tố

Xác định đúng đắn phạm vi thực hành quyền công tố có ý nghĩa quantrọng, vì có xác định đúng đắn phạm vi thực hành quyền công tố thì mới nângcao chất lượng thực hành quyền công tố Để xác định được chính xác phạm vithực hành quyền công tố, thì không thể không xem xét đến phạm vi của quyềncông tố Xét về mặt nguyên tắc thì chúng đồng nhất với nhau, nhưng trên thực tếthì giữa hai phạm vi này còn có một khoảng cách Như trên đã trình bày, phạm

vi quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạm được thực hiện và kết thúc khi bản án

Trang 21

có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp có căn cứ do pháp luật quy định làm quyềncông tố bị triệt tiêu trước khi bản án có hiệu lực pháp luật) Mục đích là mọi tộiphạm xảy ra phải được phát hiện kịp thời, nhanh chóng và xử lý đúng pháp luật.

Do vậy, cứ có tội phạm xảy ra là đòi hỏi quyền công tố phải được phát động Để

có cơ sở phát động quyền công tố cần phải có một giai đoạn chuẩn bị (tiền tốtụng) Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào tội phạm xảy ra thì việc khởi tố vụ

án hình sự được tiến hành, cho nên còn rất nhiều vụ phạm tội còn tồn tại trongđời sống xã hội Nhưng quyền công tố luôn luôn “treo trên đầu” đối với tất cảnhững người đã thực hiện hành vi tội phạm nhưng chưa bị phát hiện, khởi tố,điều tra Điều này cũng có nghĩa là phạm vi quyền công tố rộng hơn so với phạm

vi thực hành quyền công tố Việc khởi tố vụ án hình sự là một biện pháp thực

hành quyền công tố Từ những suy nghĩ trên, tác giả cho rằng, phạm vi thực

hành quyền công tố bắt đầu từ khi khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi bản án

có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị hoặc vụ án được đình chỉ theo quy định của pháp luật

* Nội dung thực hành quyền công tố

Nội dung thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát sử dụng tổnghợp các quyền năng tố tụng độc lập để truy cứu trách nhiệm hình sự đối vớingười phạm tội nhằm bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

và được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án đến khi bản án có hiệu lực pháp luật.Theo đó, nội dung thực hành quyền công tố bao gồm:

- Khởi tố vụ án, khởi tố bị can là những biện pháp phát động quyền công

tố, mở đầu quá trình điều tra xử lý trách nhiệm hình sự đối với tội phạm vàngười thực hiện hành vi phạm tội Hay nói cách khác là việc nhà nước chínhthức công khai trước toàn xã hội có tội phạm xảy ra và bắt đầu triển khai cáchoạt động thực hành quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thựchiện tội phạm đó Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003,các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm

Trang 22

sát, Tòa án và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lương cảnh sát biển…Thực tế, việc khởi tố vụ án, bị can chủ yếu do cơ quan điều tra các cấp tiến hành,

số vụ án Viện kiểm sát trực tiếp khởi tố không đáng kể Tuy vậy, Viện kiểm sátvẫn là cơ quan duy nhất được quyền khởi tố vụ án hình sự một cách độc lập,không chịu sự ràng buộc về mặt cơ chế tố tụng của bất kỳ cơ quan nhà nước nào.Điều đó có nghĩa là, xét đến cùng, việc khởi tố hay không khởi tố vụ án là do cơquan thực hành quyền công tố quyết định Nếu các quyết định khởi tố vụ ánkhông có căn cứ, không có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự thì Viện kiểmsát với tư cách là cơ quan thực hành quyền công tố, có quyền và có trách nhiệmphải hủy bỏ Trong trường hợp phát hiện tội phạm mà các cơ quan được giaoquyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án thì Viện kiểm sát cóquyền và có trách nhiệm hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án đó và ra quyếtđịnh khởi tố vụ án Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Việnkiểm sát cũng có quyền yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyếtđịnh vụ án, bị can để xử lý trước pháp luật, có quyền hủy bỏ quyết định khởi tốhoặc quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan điều tra và các cơ quan khácđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Đồng thời, Viện kiểmsát cũng có quyền kháng nghị đối với quyết định khởi tố vụ án hình sự không cócăn cứ của Tòa án các cấp

Quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra và các cơ quan khác đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là việc cơ quan nhà nước cóthẩm quyền chính thức tuyên bố về mặt pháp lý một người nào đó có dấu hiệutội phạm và đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định của Bộ luật tốtụng hình sự năm 2003, thì quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát

để xem xét phê chuẩn trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định khởi

tố vụ án Viện kiểm sát xem xét phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố nếuquyết định đó không có căn cứ và trái pháp luật trong thời hạn 3 ngày, kể từ khinhận được quyết định khởi tố bị can và các tài liệu liên quan đến việc khởi tố

Trang 23

- Hoạt động thực hành quyền công tố tiếp tục được thực hiện bởi Việnkiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bằng các biện pháp cụ thể sau:

+ Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra;khi cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra

+ Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam

và các biện pháp ngăn chặn khác

+ Phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra.+ Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quanđiều tra

+ Quyết định việc truy tố bị can

+ Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án

Vậy, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, phạm vi thực hành quyền

công tố bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi Viện kiểm sát quyết định việc truy tố người phạm tội ra tòa để xét xử hoặc khi vụ án được đình chỉ theo quy định của pháp luật.

Những hoạt động như đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liênquan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; thực hiện việc luận tội đối với bịcáo tại phiên tòa sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiêntòa phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và với những người tham gia tốtụng khác tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm; phát biểu quan điểm của Viện kiểmsát tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm là thực hành quyền công tố của Việnkiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Như vậy, có thể thấy những hoạt động trên đây của Viện kiểm sát làhoàn toàn mang tính độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan nào Ở đây,Viện kiểm sát thực hiện việc buộc tội đối với bị can, bị cáo và bảo vệ quan điểmtruy tố của mình, không hề có hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật Hiệnnay trong lý luận cũng như thực tiễn vẫn còn nhầm lẫn giữa chức năng thựchành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm

Trang 24

sát Những quyền năng pháp lý mà Viện kiểm sát tự quyết định có liên quan đếnviệc cáo buộc bị can, bị cáo thì đó là những quyền năng thuộc nội dung thựchành quyền công tố Những quyền năng pháp lý mà Viện kiểm sát sử dụng đểphát hiện và yêu cầu xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, người tiếnhành tố tụng là những quyền thuộc chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp.Tuy nhiên giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt tư pháp luôn đanxen lẫn nhau, quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, có tác dụng hỗ trợ chonhau trong suốt quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Mối quan hệnày song song tồn tại trong phạm vi bắt đầu từ khi tội phạm được phát hiện khởi

tố, điều tra cho đến khi cơ quan điều tra ra kết luận về quá trình điều tra Trongmối quan hệ này đều nhằm đến mục đích chung là bảo đảm việc giải quyết chínhxác, đúng đắn vụ án hình sự Bởi vì, mục đích của hoạt động thực hành quyềncông tố ở giai đoạn điều tra là nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tộicũng như các hành vi tội phạm của họ Hoạt động này phải hết sức đầy đủ, chínhxác, khách quan theo đúng các trình tự, thủ tục, nội dung do pháp luật quy định.Còn kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra có mục đích bảo đảmcác hoạt động điều tra được đúng đắn, đầy đủ, khách quan, tức là được tiến hànhtheo đúng trình tự, thủ tục, nội dung do pháp luật quy định Như vậy, cả hoạtđộng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạnđiều tra có chung mục đích bao quát là nhằm bảo đảm cho mọi hành vi phạm tộiđều phải được phát hiện, xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố được đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, khônglàm oan người vô tội

1.1.2 Khái niệm áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

1.1.2.1 Áp dụng pháp luật

Theo lý luận Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật, pháp luật là một hiệntượng xã hội ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phat triển

Trang 25

của nhà nước, là công cụ trong tay nhà nước, do nhà nước đặt ra để bảo vệ sự tồntại của nó, duy trì trật tự và ổn định xã hội Do vậy, bất kỳ nhà nước nào cũngphải ban hành và sử dụng pháp luật như một công cụ hữu hiệu nhất để quản lý

xã hội Nhưng bản thân pháp luật sẽ không thể có được vai trò to lớn ấy nếuchúng chỉ được ban hành mà không được thực hiện hoặc thực hiện không triệt

để, thiếu tính thống nhất Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã nhấn mạnh: “Có một

hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ cũng mới chỉ là có được một yếu tố cần củaNhà nước pháp quyền, nhưng chưa đủ Nhà nước pháp quyền Việt nam của dân,

do dân và vì dân, đòi hỏi pháp luật phải được thi hành một cách nghiêm chỉnh,thống nhất và công bằng, theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước phápluật”[59, tr.1] Thực hiện pháp luật được xem là hình thức để nhà nước thực hiệncác chức năng, nhiệm vụ của mình, quản lý và bảo vệ xã hội, còn đối với các tổchức khác hoặc các cá nhân thì đó là việc thực hiện quyền tự do hoặc các nghĩa

vụ pháp lý của họ mà pháp luật đã quy định Do vậy, thực hiện pháp luật là mộtquá trình hoạt động có lý trí và có ý chí của các chủ thể pháp luật làm cho nhữngquy định của pháp luật đi vào cuộc sống nhằm đạt được những mục đích nhấtđịnh vì lợi ích của mỗi thành viên, cũng như của cả cộng đồng xã hội

Các quy phạm pháp luật được thể hiện trong hệ thống pháp luật với sốlượng rất lớn và nội dung rất phong phú, đa dạng nên hình thức thực hiện phápluật cũng rất khác nhau Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật,khoa học pháp lý phân chia thực hiện pháp luật thành bốn hình thức là tuân thủpháp luật; chấp hành pháp luật; sử dụng pháp luật; áp dụng pháp luật

Khác với tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp những hình thức thực hiện pháp luật mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện,

luật-áp dụng phluật-áp luật là hình thức thực hiện phluật-áp luật luôn có sự tham gia của Nhànước Đây là hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt và hết sức phức tạp bởi đểthực hiện được một quy định pháp luật, nhiều khi đòi hỏi sự tham gia của rấtnhiều tổ chức, cá nhân khác nhau, thông qua nhiều công đoạn, thủ tục khác

Trang 26

nhau, với những mối liên hệ chằng chịt về vật chất, về pháp lý, về tổ chức, kỹthuật, tâm lý và những mối liên hệ khác.

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật vừa diễn ra tronghoạt động thực hiện quyền hành pháp và thực hiện quyền tư pháp của nhà nước.Đây là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước, là đảm bảo của nhànước cho các quy phạm pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xãhội Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng áp dụng pháp luật, áp

dụng pháp luật được thực hiện trong các trường hợp sau: Thứ nhất, trong trường

hợp cần sử dụng các biện pháp cưỡng chế bằng các chế tài thích hợp đối với chủ

thể có hành vi vi phạm pháp luật; Thứ hai, khi các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý cụ thể không tự phát sinh nếu không có sự tác động của Nhà nước; Thứ

ba, khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia

các quan hệ pháp luật mà họ không tự giải quyết được; Thứ tư, trong trường hợp

nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của cácbên tham gia quan hệ đó, hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại

của một số sự việc, sự kiện thực tế

Áp dụng pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, áp dụng

pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước; Thứ hai, áp dụng pháp

luật là hoạt động phải tiến hành theo những hình thức và thủ tục pháp lý chặt

chẽ; Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh có tính cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội xác định; Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo Hình thức thể hiện chính thức của hoạt động áp dụng pháp luật

được thể hiện chủ yếu là văn bản áp dụng pháp luật

Như vậy “áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện

quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.” [30, tr.503]

Trang 27

1.1.2.2 Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân

Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tracủa Viện kiểm sát là một dạng áp dụng pháp luật nói chung Do vậy, hoạt độngnày cũng bao hàm những nội dung cơ bản nhất của lý luận chung về áp dungpháp luật Tuy nhiên, chúng cũng có đặc điểm riêng thể hiện bản chất hoạt độngthực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự Áp dụng phápluật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Việnkiểm sát nhân dân bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi Viện kiểm sátquyết định việc truy tố người phạm tội ra tòa để xét xử hoặc khi vụ án được đìnhchỉ theo quy định của pháp luật Đây là lĩnh vực rất phức tạp, đòi hỏi thủ tục rấtchặt chẽ Vì vậy, văn bản áp dụng pháp luật là phương thức, phương tiện để thựchiện các quyền năng pháp lý cụ thể của Viện kiểm sát trong hoạt động thực hànhquyền công tố Các văn bản áp dụng pháp luật được ban hành trong khi thựchành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát không chỉ tác độngtrực tiếp đến đối tượng bị áp dụng mà còn tác động đến cả cơ quan tiến hành tốtụng, người tiến hành tố tụng và đối tượng có liên quan Theo quy định của Bộluật tố tụng hình sự thì Viện kiểm sát có quyền: Khởi tố vụ án, khởi tố bị can;yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự,khởi tố bị can; đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điềutra; khi cần thiết , trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra; quyết định ápdụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngănchặn khác; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra; hủy

bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra; quyếtđịnh việc truy tố bị can; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án, các quyết định của cơquan điều tra phải được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát mới có hiệu lực phápluật Vì vậy, quá trình áp dụng pháp luật của Viện kiểm sát đòi hỏi phải tuân thủđúng quy định của pháp luật, đảm bảo các quyết định áp dụng pháp luật đều cócăn cứ, không để xảy ra các trường hợp khởi tố, bắt giữ, giam oan, sai

Trang 28

Như vậy, áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn

điều tra của Viện kiểm sát là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước do Viện kiểm sát tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hình sự và tố tụng hình sự vào các trường hợp

kể từ khi nhận được công văn đề nghị và các tài liệu liên quan … Vì vậy, Kiểmsát viên phải tận dụng triệt để thời gian nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ,trên cơ sở đó đề xuất lãnh đạo viện ra quyết định áp dụng pháp luật có căn cứ,đúng pháp luật Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạnđiều tra của Viện kiểm sát có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn

điều tra của viện kiểm nhân dân là hoạt động chỉ do viện kiểm sát nhân dân tiếnhành theo pháp luật quy định

Theo quy định của pháp luật thì Viện kiểm sát nhân dân các cấp là cơquan có chức năng thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

Là cơ quan duy nhất thực hành quyền công tố Hoạt động trong thực hành quyềncông tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân được pháp luật trao chomột hệ thống các quyền năng pháp lý, trong đó có những quyền chỉ Viện kiểm

Trang 29

sát mới được thực hiện như quyền truy tố bị can ra tòa án để xét xử Tất cả cáclệnh, quyết định của cơ quan điều tra liên quan đến vụ án, bị can đều phải đượcđặt dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát Một số lệnh, quyết định của cơ quanđiều tra liên quan đến vụ án, bị can phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát thìmới có hiệu lực pháp luật như: quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam bị can,lệnh bắt tạm giam bị can… Mọi quyết định áp dụng pháp luật của Viện kiểm sáttrong giai đoạn điều tra đều có tác động trực tiếp đến các quyền cơ bản của đốitượng bị áp dụng Vì vậy, Viện kiểm sát phải hết sức thận trọng, khách quantrong việc xem xét, đánh giá chứng cứ, tài liệu hồ sơ vụ án trước khi ra quyếtđịnh áp dụng pháp luật Thông qua việc thực hiện chức năng này, viện kiểm sátnhân dân góp phần thực hiện quyền lực nhà nước, trực tiếp thực hiện quyền tưpháp góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủcủa nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản,

tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân Bảo đảm mọi hành vi xâm phạm tớilợi ích của Nhà nước, của tập thể và lợi ích hợp pháp của công dân phải được xử

lý nghiêm minh trước pháp luật Bảo đảm cho việc khởi tố điều tra các vụ ánhình sự được tuân theo quy định của pháp luật; bảo đảm việc truy tố đúng người,đúng tội và đúng pháp luật

Thứ hai, áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn

điều tra của Viện kiểm sát nhân dân phải tuân thủ những quy định về trình tự,thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định

Áp dụng pháp luật nói chung trong các lĩnh vực đều đòi hỏi phải tuân thủnhững hình thức và thủ tục chặt chẽ Song, do tính chất của hoạt động thực hànhquyền công tố của Viện kiểm sát với mục đích là nhằm truy cứu trách nhiệmhình sự đối với người phạm tội, buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi docác chế tài pháp luật hình đặt ra Đây là loại chế tài nghiên khắc nhất trong hệthống các chế tài của pháp luật, nó tước bỏ hoặc hạn chế các quyền nhân thân vàtài sản của người bị áp dụng Vì vậy, trình tự, thủ tục áp dụng pháp luật đối vớihoạt động này bao giờ cũng được pháp luật quy định cụ thể, chặt chẽ

Trang 30

Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tracủa Viện kiểm sát nhân dân trước hết phải đảm bảo tính chặt chẽ và có căn cứpháp luật Hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng vàngười tiến hành tố tụng từ việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đềuđược quy định chặt chẽ bởi pháp luật tố tụng hình sự Bộ luật tố tụng hình sựnăm 2003 là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất đang có hiệu lực thihành quy định về thủ tục, trình tự tố tụng hình sự, quy định mọi vấn đề liên quanđến thủ tục giải quyết một vụ án hình sự Việc thực hiện nghiêm chỉnh các quyđịnh của Bộ luật tố tụng hình sự cũng chính là quá trình áp dụng pháp luật Đây

là quá trình áp dụng các quy định pháp luật hình thức, mặc dù mục đích của việc

áp dụng này là để áp dụng các quy phạm luật nội dung Vì vậy, áp dụng các quyđịnh của Bộ luật tố tụng hình sự hay áp dụng các quy phạm pháp luật hình thức

là điều kiện bắt buộc và là tiền đề cho việc áp dụng các quy phạm pháp luật nộidung nhằm truy tố người phạm tội ra tòa để xét xử Thực hiện nghiêm chỉnh,chính xác các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là bảo đảm choviệc áp dụng pháp luật được đúng đắn, khách quan, chính xác, không để xảy racác trường hợp oan sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

Thứ ba, áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn

điều tra của Viện kiểm nhân dân có tính chất bắt buộc đối với chủ thể bị ápdụng, với các chủ thể có liên quan và được pháp luật bảo đảm thi hành

Viện kiểm sát là cơ quan có quyền và có trách nhiệm bảo đảm cho việckhởi tố điều tra các vụ án hình sự được tuân theo quy định của pháp luật; bảođảm việc truy tố đúng người, đúng tội và đúng pháp luật Vì vậy, Viện kiểm sátnhân dân được pháp luật trao cho một hệ thống các quyền năng pháp lý nhấtđịnh để bảo đảm thực thi các quyền trên Các văn bản áp dụng pháp luật củaViện kiểm sát trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra là thể hiện ýchí của nhà nước, nó không chỉ tác động trực tiếp đến đối tượng bị áp dụng làngười phạm tội mà còn tác động đến cả cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến

Trang 31

hành tố tụng và đối tương có liên quan Vì, các văn bản áp dụng pháp luật củaViện kiểm sát trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra buộc ngườiphạm tội phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do các chế tài pháp luật hình sựđặt ra Đây là loại chế tài nghiên khắc nhất trong hệ thống các chế tài của phápluật, nó tước bỏ hoặc hạn chế các quyền nhân thân và tài sản của người bị ápdụng Các lệnh, quyết định của cơ quan điều tra liên quan đến vụ án, bị can ítnhiều có tác động đến người phạm tội, nhưng nó đều phải được đặt dưới sự kiểmsát của Viện kiểm sát Một số lệnh, quyết định của cơ quan điều tra liên quanđến vụ án, bị can phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát thì mới có hiệu lựcpháp luật như: quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam bị can, lệnh bắt tạmgiam bị can… Mọi quyết định áp dụng pháp luật của Viện kiểm sát trong giaiđoạn điều tra đều phải được thi hành một cách nghiêm chỉnh để đảm bảo việctruy tố đúng người đúng pháp luật, có căn cứ, không để xảy ra các trường hợpkhởi tố, bắt giữ, giam oan, sai.

Thứ tư, áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn

điều tra của Viện kiểm nhân dân được tiến hành đối với các vụ án hình sự

Công tố và theo đó là thực hành quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực hình

sự và tố tụng hình sự Đó là quyền của nhà nước giao cho Viện kiểm sát tiếnhành nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Khi thực hànhquyền công tố và kiểm sát các hoạt động điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sátvừa có quyền nhưng cũng có nghĩa vụ thực hiện các quyền năng pháp lý thuộcnội dung công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luậtnhằm bảo đảm việc thu thập tài liệu chứng cứ xác định tội phạm và người phạmtội Những hoạt động đó bao gồm: có hay không có hành vi phạm tội xảy ra?Nếu có thì phạm tội gì? Được quy định tại điều khoản nào của Bộ luật hình sự?

Ai là người thực hiện hành vi đó? Họ có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự haychưa? Trên cơ sở đó truy tố người phạm tội ra trước tòa án để xét xử Tronggiai đoạn điều tra vụ án hình sự, với tư cách là cơ quan thực hành quyền công tố,

Trang 32

Viện kiểm sát có trách nhiệm xem xét nghiên cứu hồ sơ một cách khách quan,toàn diện, trên cơ sở đó ra văn bản áp dụng pháp luật bảo đảm có căn cứ và đúngpháp luật Đây là những hoạt động được pháp luật tố tụng hình sự quy định chặtchẽ nhằm bảo đảm việc khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sựđược đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và cũng khônglàm oan người vô tội.

1.1.4 Vai trò của áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra làhoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước được tiến hành tronglĩnh vực pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Đó là quyền của nhà nước giaocho Viện kiểm sát tiến hành nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngườiphạm tội Hoạt động này được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự vàtrong suốt quá trình tố tụng Viện kiểm sát có trách nhiệm xem xét nghiên cứu

hồ sơ một cách khách quan, toàn diện, trên cơ sở đó ra văn bản áp dụng phápluật bảo đảm có căn cứ và đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạmtội, không làm oan người vô tội Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm vềnhững oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phêchuẩn của mình Như vậy, có thể nói vai trò của áp dụng pháp luật trong thựchành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhândân là vai trò chủ đạo và quyết định trong các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điềutra vụ án hình sự Viện kiểm sát với tư cách là chủ thể áp dụng pháp luật, chủ thểquyền lực được nhà nước giao quyền thì vai trò của áp dụng pháp luật trongthực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sátnhân dân được thể hiện đầy đủ và cụ thể qua vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của Viện kiểm sát trong các hoạt động trên

Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhândân năm 2002 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Viện kiểm sát có chức năng

Trang 33

thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Trong tố tụng hình

sự, Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng, thực hành quyền công tố trong tốtụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước tòa Viện kiểm sátkiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, có trách nhiệm phát hiệnkịp thời vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

và người tham gia tố tụng…Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạmtội đều được xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành ánđúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội,không làm oan người vô tội (Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) Ở giaiđoạn điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công

tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự củacác cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra, quyết định việc truy tố người phạm tội trước tòa án Qua cácquy định pháp luật cho thấy, Viện kiểm sát giữ vai trò chủ đạo, quyết định trongcác hoạt động điều tra vụ án hình sự Viện kiểm sát có trách nhiệm áp dụng cácbiện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định nhằm bảo đảm cho việc điều tra,truy tố được kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả, không để lọt tội phạm và ngươigphạm tội, không làm oan người vô tội, bảo đảm cho hoạt động điều tra được tiếnhành đúng quy định của pháp luật Trong quá trình thực hành quyền công tố vàkiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát luôn giữ vaitrò chủ động tích cực trong việc phối hợp với cơ quan điều tra để tiến hành điềutra vụ án hình sự

Vai trò chủ đạo, quyết định của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra

vụ án hình sự được thể hiện cụ thể hơn, rõ nét hơn và đầy đủ hơn ở các quy địnhpháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan này Theo quy địnhtại Điều 112 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khi thực hành quyền công tốtrong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc khởi tố vụ án,

Trang 34

khởi tố bị can; đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điềutra, khi xét thấy cần thiết, Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt độngđiều tra Viện kiểm sát quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt,tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn,quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra; hủy bỏ cácquyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra; quyết địnhđình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án; quyết định việc truy

tố bị can Như vậy chỉ qua Điều 112 Bộ luật tố hình sự năm 2003 đã cho thấy,trong hoạt động điều tra vụ án hình sự Viện kiểm sát giữ vai trò chính, vai tròchủ đạo Mặc dù cơ quan điều tra trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra làchủ yếu (trừ những trường cần thiết thì Viện kiểm sát tiến hành một số hoạt độngđiều tra), nhưng nhìn một cách toàn diện và xét đến cùng, Viện kiểm sát là cơquan có vai trò chủ đạo, quyết định và chịu trách nhiệm đến cùng về toàn bộ quátrình thực hiện quyền công tố

Vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động thực hành quyền công tố ởgiai đoạn điều tra còn được thể hiện một cách cụ thể hơn qua các quy định phápluật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát vàKiểm sát viên, với tư cách là những người đại diện cho cơ quan công tố trực tiếptiến hành tố tụng Trong giai đoạn điều tra, truy tố với tư cách là người đứngđầu, thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động tố tụng của Viện kiểmsát, Viện trưởng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động thực hành quyền công

tố Đặc biệt, khi trực tiếp thực hành quyền công tố đối với các vụ án hình sự,theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Việntrưởng Viện kiểm sát có quyền và có trách nhiệm quyết định những vấn đề quantrọng nhất đối với việc giải quyết vụ án Chẳng hạn: quyết định khởi tố vụ án,quyết đinh không khởi tố vụ án, khởi tố bị can; yêu cầu cơ quan điều tra khởi tốhoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; quyết định ápdụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn

Trang 35

chặn khác; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra; hủy

bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra; quyếtđịnh việc truy tố bị can; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án…

Vai trò của Viện kiểm sát còn được thể hiện một cách đầy đủ cụ thể hơn

ở từng nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ ánhình sự Đó là: thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện phápngăn chặn trong hoạt động điều tra truy tố; trong quá trình tiến hành các hoạtđộng điều tra cụ thể; trong việc quyết định đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ điềutra, phục hồi điều tra và truy nã bị can; trong việc quyết định truy tố, đình chỉ,tạm đình chỉ vụ án

Chẳng hạn, thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc phêchuẩn quyết định khởi tố bị can Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định rõràng, chặt chẽ thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc phêchuẩn quyết định khởi tố bị can Điều này được thể hiện ở chỗ: Viện kiểm sátphê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của

Cơ quan điều tra, của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnhsát biển Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khi Cơ quan điềutra ra quyết định khởi tố bị can thì quyết định đó có hiệu lực ngay, tức là Điều traviên có quyền tiến hành ngay các biện pháp cần thiết đối với bị can để làm rõhành vi phạm tội Tuy nhiên, hiệu lực của quyết định khởi tố bị can của Cơ quanđiều tra có tiếp tục được duy trì hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào việc Việnkiểm sát có phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra hay không.Theo khoản 4 Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khi ra quyết định khởi

tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi ngay quyết định khởi tố bị can cho Việnkiểm sát để phê chuẩn Nếu thấy quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra

có căn cứ và hợp pháp, Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố

bị can Sự phê chuẩn của Viện kiểm sát đối với quyết định khởi tố bị can của Cơ

Trang 36

quan điều tra là sự tiếp tục thừa nhận hiệu lực của quyết định khởi tố bị can Nếuthấy quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra không có căn cứ, Viện kiểmsát ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can Trong trường hợp này, quyếtđịnh khởi tố bị can của Cơ quan điều tra đương nhiên mất hiệu lực pháp luật

Hoặc trong các trường hợp Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định thay đổihoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc hủy bỏ quyết định thay đổi, bổ sungquyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra; hoặc Viện kiểm sát có thể tựmình ra quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi

tố bị can… thì các quyết định của Viện kiểm sát có vai trò chính, quyết định

Với nội dung trình bày trên đây cho thấy, Viện kiểm sát là cơ quan tiến

hành tố tụng có vai trò chủ đạo và quyết định Vì vậy, có thể nói vai trò của áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình

sự của Viện kiểm sát nhân dân là vai trò chủ đạo và quyết định trong các hoạt động tố tụng ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

1.2 Quy trình áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

1.2.1 Khái niệm qui trình áp dụng pháp luật và qui trình áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình

sự của Viện kiểm sát nhân dân

Ở nước ta trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, đòihỏi phải đề cao vai trò của hoạt động áp dụng pháp luật, đặc biệt là hoạt động ápdụng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp Điều đó nhằm tạo ra cơ chế đồng bộbảo đảm trật tự kỷ cương, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, công bằng và tiến

bộ xã hội

Áp dụng pháp luật là hoạt động phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn khácnhau được pháp luật quy định chặt chẽ Các giai đoạn của quy trình áp dụngpháp luật diễn ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, trong đó giai đoạn trước là cơ sở,tiền đề của giai đoạn sau Áp dụng pháp luật là hoạt động được tiến hành liên tục

Trang 37

ngay sau khi có sự kiện pháp lý xảy ra cho đến khi ban hành văn bản áp dụngpháp luật và tổ chức thực hiện văn bản đó Áp dụng pháp luật là hoạt động mangtính cá biệt, luôn có đối tượng xác định Tùy thuộc vào tính chất của vụ việcđược xem xét, pháp luật quy định trình tự, thủ tục áp dụng khác nhau Có những

vụ việc pháp luật quy định trình tự, thủ tục áp dụng rất đơn giản, như thủ tục xửphạt vi phạm hành chính, nhưng cũng có những vụ việc trình tự, thủ tục áp dụngđược pháp luật quy định chặt chẽ, được thực hiện bởi một hệ thống các cơ quan

có thẩm quyền khác nhau, như việc áp dụng pháp luật hình sự… Kết quả củahoạt động áp dụng pháp luật là việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật nhằmxác định quyền nghĩa vụ cụ thể mang tính tích cực của các cá nhân, tổ chức hoặcxác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể có hành vi

vi phạm pháp luật Bởi vậy, tuân thủ nghiêm các quy định về trình tự, thủ tục làmột trong những yếu tố bảo đảm hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật

Từ những phân tích trên có thể định nghĩa, quy trình áp dụng pháp luật

là trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, buộc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tuân theo trong quá trình áp dụng pháp luật.

Áp dụng pháp luật được phân chia thành các giai đoạn sau: Phân tíchđánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự việc thực tế

đã xảy ra; Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm rõ nội dung, ýnghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng; Ra văn bản ápdụng pháp luật; Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật đã ban hành

Mỗi ngành luật có quy định về trình tự, thủ tục áp dụng pháp luật khácnhau Điều đó tùy thuộc vào tính chất quan hệ pháp luật được xem xét, mức độnghiêm khắc của chế tài pháp luật thì nhà nước quy định trình tự thủ tục áp dụngpháp luật chặt chẽ hay ít chặt chẽ

Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn của Việnkiểm sát là hoạt động phức tạp Trên cơ sở những quyền năng pháp lý mà pháp

Trang 38

luật trao cho ngành kiểm sát để thực hành quyền công tố Viện kiểm sát banhành các văn bản áp dụng pháp luật có giá trị bắt buộc thi hành không chỉ đốivới người tham gia tố tụng mà đối với cả những người tiến hành tố tụng và cơquan tiến hành tố tụng.

Viện kiểm sát giữ vai trò quan trọng, quyết định trong giai đoạn điều tratội phạm, vừa thực hiện chức năng công tố, vừa kiểm sát hoạt động điều tra của

Cơ quan điều tra Theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát là cơ quan duynhất được phát động quyền công tố một các độc lập, mọi quyết định áp dụngpháp luật của cơ quan điều tra đều phải đặt dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát,trong đó có một số loại quyết định áp dụng pháp luật bắt buộc phái có sựphê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành như lệnh tạm giam, lệnhbắt tạm giam…

Từ những phân tích trên có thể quan niệm, quy trình áp dụng pháp luật

trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân

là một hệ thống các quy định về trình tự, thủ tục mà Viện kiểm sát phải tuân thủ nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

1.2.2 Các giai đoạn của qui trình áp dụng pháp luật

Trên cơ sở lý luận chung về áp dụng pháp luật, căn cứ vào quy định của

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, các văn bản hướng dẫn và để áp dụng phápluật được chính xác, đạt hiệu quả cao cần tiến hành theo những bước sau:

Thứ nhất, thụ lý, nghiên cứu, xem xét, đánh giá đúng, chính xác các tình

tiết, chứng cứ, điều kiện, hoàn cảnh có liên quan đến sự kiện pháp lý, đối tượng

và quyết định xử lý do cơ quan điều tra cung cấp Đây là khâu đầu tiên, có ýnghĩa quan trọng của áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giaiđoạn điều tra của viện kiểm sát nhân dân Việc viện kiểm sát nhân dân xem xét,đánh giá các tài liệu, chứng cứ và thủ tục tố tụng do cơ quan điều tra tiến hànhtrong các vụ án hình sự, nhằm xác định tính có căn cứ, qua đó xác định tính chất,

Trang 39

mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã gây ra: có hay không cóhành vi phạm tội? Hành vi đó ở mức độ nào? Xảy ra ở đâu? Khi nào? Ai làngười thực hiện? Công cụ phương tiện phạm tội? Nhân thân? Năng lực chịutrách nhiệm hình sự? Hậu quả của tội phạm gây ra? Trình tự, thủ tục thu thập tàiliệu chứng cứ … trong quá trình xem xét, nghiên cứu, đánh giá Viện kiểm sátphải tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, đặc biệt là quy định vềthời hạn xem xét ra văn bản áp dụng pháp luật Quá trình nghiên cứu, xem xétđánh giá chứng cứ cần lưu ý một số vấn đề sau:

* Đối với việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc hủy bỏ quyết

định khởi tố bị can, phê chuẩn quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi

tố bị can hoặc hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định quyết định khởi tố bị can:

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khi ra quyết địnhkhởi tố bị can, cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố bị can cho Viện kiểmsát để xét phê chuẩn; khi tiến hành điều tra, nếu thấy có căn cứ xác định hành viphạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn có hành vi phạmtội khác thì cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi

tố bị can, cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố bị can cho Viện kiểm sát

để xét phê chuẩn Nếu thấy quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc

bổ sung quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra có căn cứ và hợp pháp,Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định thayđổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can Nếu thấy quyết định khởi tố bị can,quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều trakhông có căn cứ, Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can,quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can Trong trường hợpnày, quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi

tố bị can của cơ quan điều tra bị mất hiệu lực

Trang 40

Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, khi có căn cứ xác định còn cóngười khác thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án, nhưng cơ quan điều trakhông khởi tố, hoặc hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi

tố thì Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, hoặc

ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can Trong trường hợp

cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát, sau khinhận hồ sơ và kết luận điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện có người khác đãthực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyếtđịnh khởi tố bị can và gửi quyết định khởi tố bị can cho cơ quan điều tra tiếnhành điều tra bổ sung

Để làm tốt việc này, Viện kiểm sát phải phối hợp chặt chẽ với cơ quanđiều tra, nắm chắc tình hình thụ lý và kết quả xác minh tin báo, tố giác về tộiphạm; tiến hành phân loại, chủ động yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ các căn cứcủa việc khởi tố bị can theo quy định của pháp luật, bảo đảm cho việc phê chuẩnquyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra được chính xác, có căn cứ và đúngpháp luật

* Đối với việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong hoạt

động điều tra truy tố:

Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là những biện pháp cưỡngchế nghiêm khắc nhất, do các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyềntiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc đối tượng bị tình nghi thựchiện hành vi phạm tội, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc để bảo đảm chocông tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án Theo quy định của Bộ luật tốtụng hình sự năm 2003 các biện pháp ngăn chặn bao gồm: bắt, tạm giam, tạmgiữ, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.Đây là các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, nó tác động trực tiếp đến cácquyền cơ bản của đối tượng bị áp dụng, đồng thời ảnh hưởng đến đời sống, sinhhoạt bình thường của gia đình và bản thân họ Bởi vậy, việc bắt khẩn cấp, gia

Ngày đăng: 20/03/2015, 13:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao(2008), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị trong ngành Kiểm sát nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết 3năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị trongngành Kiểm sát nhân dân
Tác giả: Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao
Năm: 2008
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1991
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấphành Trung ương khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1995
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấphành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1997
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị số 53/CT-TW ngày 21/3/2000 về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 53/CT-TW ngày 21/3/2000 vềmột số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm2000
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2000
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháptrong thời gian tới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấphành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày24/05/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thốngpháp luật Việt nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấphành Trung ương khóa X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấphành Trung ương khóa X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
17. Quốc hội, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992 (sửa đổi năm 2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992(sửa đổi năm 2002)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
18. Quốc hội, Hiến pháp Việt Nam (1946, 1959,1980 và 1992), Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp Việt Nam (1946, 1959,1980 và 1992)
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
19. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận chungvề Nhà nước và pháp luật
Tác giả: Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Năm: 2004
20. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
21. Quốc hội (2001), Nghị quyết số 03/NQ-QH sửa đổi bổ sung một số điều Hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 03/NQ-QH sửa đổi bổ sung một số điềuHiến pháp năm 1992
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
22. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 2002

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w