Các giai đoạn của qui trình áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang (Trang 38)

Trên cơ sở lý luận chung về áp dụng pháp luật, căn cứ vào quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, các văn bản hướng dẫn và để áp dụng pháp luật được chính xác, đạt hiệu quả cao cần tiến hành theo những bước sau:

Thứ nhất, thụ lý, nghiên cứu, xem xét, đánh giá đúng, chính xác các tình

tiết, chứng cứ, điều kiện, hoàn cảnh có liên quan đến sự kiện pháp lý, đối tượng và quyết định xử lý do cơ quan điều tra cung cấp. Đây là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng của áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của viện kiểm sát nhân dân. Việc viện kiểm sát nhân dân xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ và thủ tục tố tụng do cơ quan điều tra tiến hành trong các vụ án hình sự, nhằm xác định tính có căn cứ, qua đó xác định tính chất,

mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã gây ra: có hay không có hành vi phạm tội? Hành vi đó ở mức độ nào? Xảy ra ở đâu? Khi nào? Ai là người thực hiện? Công cụ phương tiện phạm tội? Nhân thân? Năng lực chịu trách nhiệm hình sự? Hậu quả của tội phạm gây ra? Trình tự, thủ tục thu thập tài liệu chứng cứ … trong quá trình xem xét, nghiên cứu, đánh giá Viện kiểm sát phải tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, đặc biệt là quy định về thời hạn xem xét ra văn bản áp dụng pháp luật. Quá trình nghiên cứu, xem xét đánh giá chứng cứ cần lưu ý một số vấn đề sau:

* Đối với việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc hủy bỏ quyết

định khởi tố bị can, phê chuẩn quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định quyết định khởi tố bị can:

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khi ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố bị can cho Viện kiểm sát để xét phê chuẩn; khi tiến hành điều tra, nếu thấy có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn có hành vi phạm tội khác thì cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố bị can cho Viện kiểm sát để xét phê chuẩn. Nếu thấy quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra có căn cứ và hợp pháp, Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Nếu thấy quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra không có căn cứ, Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Trong trường hợp này, quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra bị mất hiệu lực.

Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, khi có căn cứ xác định còn có người khác thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án, nhưng cơ quan điều tra không khởi tố, hoặc hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, hoặc ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Trong trường hợp cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát, sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can và gửi quyết định khởi tố bị can cho cơ quan điều tra tiến hành điều tra bổ sung.

Để làm tốt việc này, Viện kiểm sát phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, nắm chắc tình hình thụ lý và kết quả xác minh tin báo, tố giác về tội phạm; tiến hành phân loại, chủ động yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ các căn cứ của việc khởi tố bị can theo quy định của pháp luật, bảo đảm cho việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra được chính xác, có căn cứ và đúng pháp luật.

* Đối với việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong hoạt

động điều tra truy tố:

Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, do các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc đối tượng bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc để bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 các biện pháp ngăn chặn bao gồm: bắt, tạm giam, tạm giữ, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Đây là các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, nó tác động trực tiếp đến các quyền cơ bản của đối tượng bị áp dụng, đồng thời ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt bình thường của gia đình và bản thân họ. Bởi vậy, việc bắt khẩn cấp, gia

hạn tạm giữ, tạm giam bị can, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm phải được Viện kiểm sát xem xét phê chuẩn đối với từng trường hợp và từng đối tượng cụ thể. Việc xét phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn của Viện kiểm sát đều phải được thể hiện bằng văn bản. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định chặt chẽ điều kiện áp dụng các biện pháp ngăn chặn, thẩm quyền trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tuân thủ nghiêm các quy định này, bảo đảm việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn được khách quan, chính xác, có căn cứ pháp luật, không để xảy ra các trường hợp bắt, giữ, giam oan, sai. Để việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn được khách quan, chính xác, có căn cứ pháp luật thì đòi hỏi phải nghiên cứu hồ sơ một cách đầy đủ, toàn diện từ việc xác định tính hợp pháp của các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đến việc nghiên cứu đánh giá chứng cứ, những tài liệu liên quan đến việc xác định nhân thân, độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự của đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn… ngoài ra cần chú ý đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tội phạm và tình hình chính trị địa phương nơi xảy ra tội phạm. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn cần phải được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục và các căn cứ mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định. Mỗi biện pháp ngăn chặn đều được quy định chặt chẽ điều kiện, trình tự thủ tục, căn cứ cũng như thẩm quyền áp dụng. Vì vậy, ngay cả khi đã xác định được đủ căn cứ tội phạm và người phạm tội, nhưng nếu không đủ điều kiện để áp dụng biện pháp ngăn chặn thì cũng không được áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội, chẳng hạn bị can phạm tội có khung hình phạt cao nhất dưới hai năm tù; các trường hợp mà người phạm tội là phụ nữ có thai, đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi theo quy định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì không áp dụng biện pháp tạm giam. Quá trình xem xét phê chuẩn quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn Viện kiểm sát phải nghiên cứu một cách khách quan toàn diện và thận trọng tính có

căn cứ của đề nghị đó. Trong trường hợp cần thiết Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp hỏi đối tượng bị áp dụng để quyết định có phê chuẩn hay không, nếu việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của cơ quan điều tra không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát không phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định của cơ quan điều tra. Khi Viện kiểm sát đã phê chuẩn, nếu để xảy ra oan sai trong việc bắt, giữ, giam Viện kiểm sát phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

* Áp dụng pháp luật để truy tố, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án:

Sau khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước tòa án. Đây là một nguyên tắc của tố tụng hình sự được quy định tại Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Khi hồ sơ vụ án được chuyển đến Viện kiểm sát, Kiểm sát viên phải kiểm tra ngay hồ sơ vụ án, hồ sơ vụ án phải bảo đảm đầy đủ các thủ tục tố tụng như về bút lục, biên bản tống đạt các lệnh và quyết định… Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tập trung vào nghiên cứu các vấn đề: Các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, định khung hình phạt đã đầy đủ chưa? Trình tự thủ tục thu thập chứng cứ có đúng theo quy định của pháp luật không? Lời khai của các nhân chứng cũng như của các đối tượng liên quan có gì mâu thuẫn không? Trong vụ án còn có đối tượng đồng phạm không? Lời khai của bị can có gì mâu thuẫn không, có mâu thuẫn với các lời khai của các đối tượng khác không? Nếu các lời khai còn mâu thuẫn, chứng cứ còn yếu hoặc còn mâu thuẫn thì Kiểm sát viên có thể tự bổ sung bằng các biện pháp nghiệp vụ như: phúc cung bị can, lấy lời khai nhân chứng, đối chất… Trong thời hạn pháp luật quy định, Kiểm sát viên phải báo cáo đề xuất lãnh đạo viện quyết định một trong các hình thức xử lý sau:

- Nếu có đủ căn cứ để truy tố, Viện kiểm sát lập bản cáo trạng truy tố bị can ra trước tòa án.

- Nếu thấy hồ sơ vụ án thiếu những chứng cứ quan trọng mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được hoặc có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác hoặc có vi phạm nghiêm trọng về thủ

tục tố tụng, Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.

- Nếu có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 hoặc Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự 1999, Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án.

- Nếu có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

Thứ hai, lựa chọn quy phạm để áp dụng và làm sáng tỏ nội dung tư

tưởng của các quy phạm pháp luật được áp dụng trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của viện kiểm sát nhân dân. Đây là giai đoạn có mục đích bảo đảm áp dụng đúng đắn pháp luật. Đó là quá trình vận dụng tổng hợp các tri thức chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt là các tri thức pháp lý. Việc lựa chọn quy phạm được thực hiện ngay sau khi nghiên cứu, đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hoặc cũng có thể được thực hiện song song với quá trình nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ của vụ án. Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân thường liên quan đến cả quy phạm pháp luật nội dung và quy phạm pháp luật hình thức. Người có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của viện kiểm sát nhân dân cần phải xem xét, đánh giá đầy đủ sự kiện pháp lý đã xảy ra, những công việc đã xử lý của cơ quan điều tra, yêu cầu và đề nghị của cơ quan điều tra đối với việc giải quyết vụ án. Để từ đó xác định nội dung quy phạm được áp dụng, phạm vi pháp luật được áp dụng. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi người có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải tiến hành giải thích quy phạm pháp luật về mặt văn phạm, làm rõ nghĩa từng chữ, từng câu và xác định mối liên hệ ngữ pháp giữa chúng; phải làm sáng tỏ tư tưởng; nội dung và ý nghĩa của quy phạm pháp luật được lựa chọn thông qua đối chiếu với các quy phạm khác. Ngoài ra để làm rõ được nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật cần áp dụng thì phải dựa vào văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền hoặc tham khảo những tài liệu chuyên ngành như: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, các sách chuyên khảo về hình sự và tố tụng hình sự, các bài viết, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học pháp lý có uy tín...Việc lựa chọn quy phạm pháp luật đúng thì việc ra quyết định áp dụng pháp luật sẽ chính xác. Tóm lại, giai đoạn áp dụng pháp luật này cần đòi hỏi: lựa chọn đúng quy phạm pháp luật được trù tính cho trường hợp đó; quy phạm pháp luật áp dụng phải là quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật và không mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật khác; xác định tính chính xác của văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng quy phạm này; nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật.

Thứ ba, ban hành văn bản áp dụng pháp luật, đây là giai đoạn trọng tâm,

quan trọng nhất của cả quá trình thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của viện kiểm sát nhân dân, nó là kết quả của các giai đoạn trên. Quyết định áp dụng pháp luật của viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực này được ban hành sau khi đã xem xét, đối chiếu một cách thận trọng, khách quan với toàn bộ những tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong hồ sơ vụ án, nó thể hiện trình độ và năng lực của người có thẩm quyền áp dụng. Văn bản áp dụng áp dụng pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực này có giá trị pháp lý bắt buộc thi hành đối với đối tượng bị áp dụng, nó tác động đến lợi ích của nhà nước, đến trật tự trị an trên địa bàn và đến quyền tự do thân thể của công dân, nên đòi hỏi người có thẩm quyền ra văn bản áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật tố tụng hiện hành, như ban hành văn bản phải đúng thẩm quyền, đúng hình thức, thể thức văn bản, nội dung văn bản...Tóm lại, để ban hành văn bản áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật của viện kiểm sát nhân dân phải hiểu biết về mặt pháp luật, biết tổng hợp, đánh giá các tình tiết vụ án, đồng thời phải có kỹ năng soạn thảo văn bản, đảm bảo chất lượng kỹ thuật văn bản.

Thứ tư, tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật là giai đoạn cuối

cùng của quá trình áp dụng pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật của viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra đối với vụ án

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w