Vài nét về tổ chức, bộ máy hoạt động củaViện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang (Trang 57 - 58)

Kết luận chương

2.2.Vài nét về tổ chức, bộ máy hoạt động củaViện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang

dân tỉnh Hà Giang

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang được tái lập vào năm 1991 khi tỉnh Hà Giang được tái thành lập, từ đó đến nay Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đã cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật của tỉnh có nhiều đóng góp vào việc đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang.

Theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang trực thuộc và chịu sự chỉ đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao; cơ cấu tổ chức gồm 11 Viện kiểm sát các huyện, thị xã và 9 phòng trực thuộc Viện kiểm sát tỉnh. Đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện có biên chế nhiều nhất là 13 đ/c, số đơn vị cấp huyện có biên chế thấp nhất là 5 đ/c. Ngành kiểm sát tỉnh Hà Giang hiện đang thực hiện 130 biên chế (cấp tỉnh 48, cấp huyện 82), trong đó cán bộ nữ có 43 đ/c, chiếm 33%; cán bộ là người dân tộc thiểu số có 75 đ/c, chiếm 57,6%; toàn ngành có 102 đảng viên, chiếm 78,5%; có 29 kiểm sát viên cấp tỉnh, chiếm 60% biên chế cấp tỉnh; có 52 kiểm sát viên cấp huyện, chiếm 63,4% biên chế cấp huyện; có 2 kiểm tra viên chính; 12 kiểm tra viên. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ có 98 cử nhân luật, chiếm 88,3% và 13 cao đẳng kiểm sát, chiếm 11,7%.

Ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang có 02 phòng thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự; 01 phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hình sự và các phòng khác thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Đối với các phòng thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự và phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hình sự mỗi phòng có từ 4 đến 7 đồng chí, ở cấp huyện có bộ phận kiểm sát án hình sự có từ 3 đến 5 đồng chí, bộ phận hình sự do một đồng chí Phó Viện trưởng trực tiếp phụ trách và chịu sự chỉ đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp đó.

Thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong những năm qua, được sự quan tâm của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, của cấp uỷ địa phương, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đã quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, Kiểm sát viên. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ mới, lực lượng Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, trình độ, năng lực của kiểm sát viên còn nhiều hẫng hụt, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, tin học, ngoại ngữ còn nhiều bất cập…

2.3. Thực trạng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ởgiai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang (Trang 57 - 58)