Thực trạng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang (Trang 58 - 83)

Kết luận chương

2.3. Thực trạng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang

từ năm 2004 đến 2008 và 6 tháng đầu năm 2009

Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, ở giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong quá trình điều tra. Đây là hai chức năng độc lập, nhưng có quan hệ

mật thiết với nhau. Thực tiễn hoạt động thực hiện chức năng của ngành kiểm sát cho thấy, trên cơ sở các quy định của pháp luật, Viện kiểm sát các cấp luôn quán triệt quan điểm đấu tranh chống tội phạm gắn liền với đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp hình sự, nhằm bảo đảm những hành vi phạm tội đã được phát hiện đều phải được điều tra và xử lý theo pháp luật, bảo đảm cho cuộc đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan tư pháp tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Điều đó thể hiện ở việc khi tội phạm được phát hiện, vụ án được khởi tố điều tra, tức là lúc quyền công tố được phát động thì lúc đó Viện kiểm sát bắt đầu tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra hoặc khi quyết định phê chuẩn các lệnh và quyết định của Cơ quan điều tra, xem xét các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ, quyết định truy tố bị can ra Tòa thì Viện kiểm sát còn phải xem xét tính có căn cứ và hợp pháp của các quyết định trên. Giữa hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra và hoạt động thực hành quyền công tố có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, có tác dụng hỗ trợ cho nhau. Mối quan hệ này song song tồn tại trong phạm vi bắt đầu từ khi tội phạm được phát hiện, khởi tố, điều tra cho đến khi Cơ quan điều tra ra kết luận về quá trình điều tra. Vì vậy, tác giả sẽ kết hợp phân tích, đánh giá khái quát thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố và hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang, để có một cái nhìn tổng thể và đánh giá một cách khách quan, toàn diện hơn.

2.3.1. Những kết quả đã đạt được trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang từ 2004 đến 2008 và 6 tháng đầu năm 2009

Thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, đặc biệt như : Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/03/2000 của Bộ Chính trị về một số công việc cấp bách các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000; Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công

tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Được sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch công tác kiểm sát hàng năm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang, trong những năm qua hai cấp kiểm sát ở Hà Giang (cấp tỉnh và cấp huyện) đã duy trì tốt việc mở hòm thư tiếp nhận tin báo tố giác về tội phạm và công khai số điện thoại để nhân dân tham gia cung cấp tình hình vi phạm và tội phạm, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ trực nghiệp vụ. Đồng thời, Viện kiểm sát hai cấp ở Hà Giang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong tỉnh nắm chắc số vụ việc xảy ra, tiến hành phân loại xử lý kịp thời, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, Viện kiểm sát hai cấp nắm được đầy đủ tình hình vi phạm và tội phạm, việc phân loại và xử lý tin báo tố giác tội phạm có sự thống nhất cao của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong quá trình phân loại xử lý tin báo tố giác tội phạm trên địa bàn Viện kiểm sát hai cấp không trực tiếp khởi tố vụ án hình sự nào, yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 12 vụ án hình sự và yêu cầu khởi tố 20 bị can để điều tra theo pháp luật. Đồng thời với việc khởi tố và yêu cầu khởi tố, Viện kiểm sát hai cấp cũng kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can của các cơ quan có thẩm quyền. Các vụ án khởi tố đều đảm bảo có căn cứ pháp luật, không có trường hợp các quyết định khởi tố vụ án hoặc khởi tố bị can bị huỷ bỏ do trái pháp luật. Ngay từ khi khởi tố vụ án, Kiểm sát viên được phân công đều nghiên cứu kỹ hồ sơ, chủ động đề ra yêu cầu điều tra để làm rõ nội dung vụ án, bên cạnh đó, Viện kiểm sát hai cấp đã thực hiện tốt việc phân công Kiểm sát viên theo dõi chặt chẽ quá trình điều tra, tham gia khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi các vụ án nghiêm trọng như: giết người, tai nạn giao thông nghiêm trọng ...

Kể từ khi có Chỉ thị 53-CT/TW ngày 21/03/2000 và Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về công tác tư pháp, theo đó tăng cường trách nhiệm pháp lý của Viện kiểm sát đối với công tác bắt, giam, giữ.

Các Chỉ thị, Nghị quyết trên của Đảng đã được cụ thể hóa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, từ đó công tác bắt, tạm giữ, tạm giam và phê chuẩn, không phê chuẩn của Ngành kiểm sát cả nước nói chung và Viện kiểm sát hai cấp ở tỉnh Hà Giang nói riêng đối với việc bắt, tạm giữ, tạm giam của Cơ quan điều tra hai cấp đã có nhiều chuyển biến căn bản cả về nhận thức và hành động. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đã quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của công tác này. Viện kiểm sát tỉnh đã chỉ đạo đối với Viện kiểm sát các huyện, thị nắm chắc đối với từng trường hợp bắt để phân loại xử lý phê chuẩn hoặc từ chối phê chuẩn; thực hiện Quy chế thông tin báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, định kỳ hàng tuần Viện kiểm sát cấp huyện phải báo cáo cụ thể lên Viện kiểm sát tỉnh để theo dõi và chỉ đạo. Nhìn chung, đã khắc phục cơ bản tình trạng sai sót trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, chất lượng phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp và phê chuẩn lệnh tạm giam đã được nâng lên rõ rệt. Phân tích số liệu báo cáo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang từ năm 2004 đến 30/05/2009 thấy, trong tổng số 2.159 người bị bắt tạm giữ, Viện kiểm sát đã phê chuẩn bắt khẩn cấp 1.093 người, chuyển khởi tố hình sự 1.927 người/2.159 người, đạt tỷ lệ 89,3%; trong tổng số 2.305 trường hợp Cơ quan điều tra đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam và bắt tạm giam, Viện kiểm sát đã phê chuẩn 2.304 trường hợp, từ chối phê chuẩn tạm giam 1 trường hợp. Cụ thể như sau:

- Về bắt tạm giữ: Do được quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Đảng, các quy chế công tác của ngành, Chỉ thị công tác hàng năm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, nắm chắc các quy định của pháp luật, hai cấp Viện kiểm sát tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt công tác kiểm sát việc tạm giữ và phân loại xử lý ngay từ đầu, nên hoạt động áp dụng pháp luật trong việc ra các quyết định phê chuẩn đối với các trường hợp bắt tạm giữ của Cơ quan điều tra đã đạt được nhiều tiến bộ, cơ bản đã khắc phục được những sai sót trong việc bắt giữ, như: lạm dụng bắt khẩn cấp, lạm dụng bắt quả tang hoặc bắt giữ vi phạm

thủ tục tố tụng. Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang, từ năm 2004 đến 30/05/2009, Cơ quan điều tra hai cấp đã bắt tạm giữ tổng số 2.159 người, trong đó bắt khẩn cấp 1.093 người, bắt quả tang 558 người, số còn lại bắt theo truy nã, tự thú, đầu thú. Bắt để tạm giữ là biện pháp ngăn chặn do Cơ quan điều tra trực tiếp áp dụng, nhưng Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát, nghiên cứu các đối tượng bị bắt giữ, trên cơ sở đó ra quyết định áp dụng pháp luật phê chuẩn, từ chối phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định tạm giữ không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra, đây là quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật. Hàng năm, với số lượng người bị tạm giữ tương đối lớn như trên, ở một địa phương có nhiều khó khăn như Hà Giang, về kinh tế, giao thông, địa hình phức tạp, mặt khác tính chất mức độ hành vi phạm tội của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, liều lĩnh và nguy hiểm hơn. Trong khi đó, số lượng kiểm sát viên làm công tác này còn thiếu, đặc biệt là cấp huyện, theo thống kê của Viện kiểm sát tỉnh Hà Giang, hiện nay mỗi Viện kiểm sát cấp huyện bố trí một kiểm sát viên trực tiếp làm công tác kiểm sát việc bắt tạm giữ, phân loại xử lý. Trong những năm qua, nhất là từ khi có Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị, ngành Kiểm sát nói chung, Viện kiểm sát tỉnh Hà Giang nói riêng đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra. Trong thời gian từ năm 2004 đến tháng 06/2009 Viện kiểm sát nhân dân hai cấp ở tỉnh Hà Giang đã phê chuẩn bắt khẩn cấp 1.093 trường hợp (năm 2004: 182 trường hợp; năm 2005:189 trường hợp; năm 2006: 175 trường hợp; năm 2007: 246 trường hợp; năm 2008: 198 trường hợp; sáu tháng đầu năm 2009: 103 trường hợp); Phối hợp với cơ quan điều tra phân loại xử lý khởi tố hình sự được 1.927 trường hợp/tổng số 2.159 trường hợp bắt tạm giữ, tỷ lệ xử lý hình sự trên tổng số người bị bắt tạm giữ được giải quyết đạt trung bình hàng năm 89,3%.

Về tạm giam: Đây là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong tố tụng hình sự, nó tước bỏ quyền tự do thân thể, tự do đi lại của bị can bị cáo trong

một thời gian nhất định. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định rõ Viện kiểm sát có trách nhiệm quyết định trong việc tạm giam. Khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam hoặc lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải xem xét và ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam hoặc lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra (các Điều 80, 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). Trong trường hợp bị can có đủ các điều kiện quy định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự và xét thấy cần thiết phải tạm giam bị can mà Cơ quan điều tra không bắt bị can để tạm giam, thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra lệnh bắt bị can để tạm giam … Như vậy Bộ luật tố tụng hình sự quy định rất chặt chẽ về thủ tục tạm giam bị can trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát là người quyết định cuối cùng.

Trong những năm qua cùng với sự nỗ lực của toàn ngành Kiểm sát, chất lượng áp dụng pháp luật trong việc phê chuẩn, từ chối phê chuẩn hoặc yêu cầu bắt tạm giam bị can của Viện kiểm sát tỉnh Hà Giang cũng ngày càng được nâng cao. Từ năm 2004 đến 30/05/2009, Viện kiểm sát hai cấp của tỉnh Hà Giang đã nghiên cứu hồ sơ của 1.747 bị can Cơ quan điều tra đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam, qua nghiên cứu hồ sơ, Viện kiểm sát đã phê chuẩn 1.746, từ chối phê chuẩn lệnh tạm giam đối với 1 trường hợp; nghiên cứu hồ sơ của 558 bị can Cơ quan điều tra đề nghị phê chuẩn lệnh bắt tạm giam, qua nghiên cứu đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam của 558 bị can. Ngoài ra Viện kiểm sát hai cấp còn trực tiếp quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp tạm giam đối với bị can. Qua phân tích các số liệu thống kê kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra hai cấp của Viện kiểm sát tỉnh Hà Giang từ năm 2004 đến 30/5/2009 cho thấy, các trường hợp Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh tạm giam, lệnh bắt tạm giam hoặc Viện kiểm sát trực tiếp áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp tạm giam đối với bị can ở giai đoạn điều tra, truy tố đều có căn cứ và đúng pháp luật. Số vụ án, bị can khởi tố sau phải đình chỉ vì không phạm tội có tạm giam hoặc những trường hợp Viện kiểm sát thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam dẫn đến bị can trốn, đã không xảy ra.

Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp trong điều tra các vụ án hình sự đã được Viện kiểm sát hai cấp của tỉnh Hà Giang chú trọng để đảm bảo hiệu quả thực hành quyền công tố ngay từ khi khởi tố vụ án. Viện kiểm sát hai cấp đã thực hiện tốt việc phân công Kiểm sát viên theo dõi chặt chẽ quá trình điều tra, tham gia khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi các vụ án … Ngay từ khi khởi tố vụ án, Kiểm sát viên được phân công Kiểm sát điều tra đã chủ động nghiên cứu hồ sơ vụ án, chủ động đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu Cơ quan điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật để làm rõ nội dung vụ án, phối hợp với Cơ quan điều tra đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về thời hạn điều tra, thời hạn tạm giữ, tạm giam. Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, lãnh đạo Viện kiểm sát hai cấp của tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Kiểm sát viên làm tốt công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra xây dựng hồ sơ kiểm sát theo đúng tinh thần Quyết định số 07/QĐ-VKSTC-V3 ngày 12 tháng 01 năm 2006, Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự được ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao. Vì vậy, các vụ án hình sự đã được giải quyết đều có căn cứ và đúng pháp luật, chưa để xảy ra trường hợp nào khởi tố, điều tra, truy tố bị oan, hạn chế các trường hợp sai, bỏ lọt tội phạm cũng như các trường hợp án phải gia hạn điều tra.

Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang, từ năm 2004 đến 30/05/2009, hai cấp Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang thụ lý kiểm sát điều tra 1.726vụ/3.064bị can. Đã kết thúc điều tra 1.557 vụ/2.824 bị can, trong đó đề nghị Viện kiểm sát truy tố 1.499 vụ/2.774 bị can, đình chỉ điều tra 58 vụ/50 bị can, tạm đình chỉ 85 vụ/83 bị can. Viện kiểm sát thụ lý 1.499 vụ/ 2.774 bị can, đã giải quyết 1.492 vụ/2.763 bị can, trong đó quyết định truy tố1.475 vụ/2.732 bị can; đình chỉ 4vụ/9 bị can; di lý 13 vụ/22 bị can [Báo cáo của VKS tỉnh Hà giang từ năm 2004-2009]

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra được chú trọng và tăng cường ngay từ đầu, do đó về cơ bản hai cấp kiểm sát tỉnh Hà Giang đã hạn

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang (Trang 58 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w