Kết luận chương
3.1. Phương hướng bảo đảm việc áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều
sự đòi hỏi cần phải có phương hướng và giải pháp đồng bộ có tính hệ thống, nhằm phát hiện và xử lý nhanh chóng, kịp thời, chính xác mọi hành vi phạm tội theo đúng quy định của pháp luật, không để lọt người, lọt tội, không làm oan người vô tôi.
3.1. Phương hướng bảo đảm việc áp dụng phápluật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang
Bảo đảm áp dụng pháp luật đúng đắn trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các phương hướng sau đây:
Một là, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Quốc hội trên cơ sở tổng kết thực
tiễn áp dụng pháp luật trong những năm qua, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, nhất là pháp luật hình sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam của dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện pháp luật về tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Hai là, kiến nghị các cơ quan tư pháp trung ương sớm hoàn thiện đồng bộ
cơ chế áp dụng pháp luật nói chung, pháp luật trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự nói riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự nói chung và việc áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân nói riêng, như: tăng cường việc giải thích pháp luật, ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, tăng cường tập huấn, đào tạo, tổng kết thực tiễn, phát triển án lệ...
Ba là, hoàn thiện pháp luật về tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế
định bổ trợ tư pháp. Tăng cường và đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Viện kiểm sát cấp trên với Viện kiểm sát cấp dưới, xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên giỏi về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sạch về đạo đức đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ phải quán triệt tinh thần các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về vấn đề này, đặc biệt là nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về:
Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa VIII) về: Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy
Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa VIII) về: Một số vấn đề về tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị; Kết luận của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành
Trung ương khóa X: Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay
đến năm 2020; Đồng thời phải đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.
Bốn là, bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, của cấp ủy địa
phương, hoàn thiện và phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân.
Năm là, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng
của tỉnh Hà Giang trong việc giải quyết các vụ án hình sự.
Sáu là, tiếp tục đề nghị với Đảng, Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, phương
tiện làm việc cho ngành Kiểm sát nói chung và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang nói riêng, nhất là Viện kiểm sát cấp huyện để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành.