Vai trò của áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang (Trang 32)

Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước được tiến hành trong lĩnh vực pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Đó là quyền của nhà nước giao cho Viện kiểm sát tiến hành nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Hoạt động này được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình tố tụng. Viện kiểm sát có trách nhiệm xem xét nghiên cứu hồ sơ một cách khách quan, toàn diện, trên cơ sở đó ra văn bản áp dụng pháp luật bảo đảm có căn cứ và đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình. Như vậy, có thể nói vai trò của áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân là vai trò chủ đạo và quyết định trong các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Viện kiểm sát với tư cách là chủ thể áp dụng pháp luật, chủ thể quyền lực được nhà nước giao quyền thì vai trò của áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân được thể hiện đầy đủ và cụ thể qua vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong các hoạt động trên.

Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Viện kiểm sát có chức năng

thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng, thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước tòa. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng…Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều được xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội (Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). Ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, quyết định việc truy tố người phạm tội trước tòa án. Qua các quy định pháp luật cho thấy, Viện kiểm sát giữ vai trò chủ đạo, quyết định trong các hoạt động điều tra vụ án hình sự. Viện kiểm sát có trách nhiệm áp dụng các biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định nhằm bảo đảm cho việc điều tra, truy tố được kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả, không để lọt tội phạm và ngươig phạm tội, không làm oan người vô tội, bảo đảm cho hoạt động điều tra được tiến hành đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát luôn giữ vai trò chủ động tích cực trong việc phối hợp với cơ quan điều tra để tiến hành điều tra vụ án hình sự.

Vai trò chủ đạo, quyết định của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra vụ án hình sự được thể hiện cụ thể hơn, rõ nét hơn và đầy đủ hơn ở các quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan này. Theo quy định tại Điều 112 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc khởi tố vụ án,

khởi tố bị can; đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra, khi xét thấy cần thiết, Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra. Viện kiểm sát quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra; hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra; quyết định đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án; quyết định việc truy tố bị can. Như vậy chỉ qua Điều 112 Bộ luật tố hình sự năm 2003 đã cho thấy, trong hoạt động điều tra vụ án hình sự Viện kiểm sát giữ vai trò chính, vai trò chủ đạo. Mặc dù cơ quan điều tra trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra là chủ yếu (trừ những trường cần thiết thì Viện kiểm sát tiến hành một số hoạt động điều tra), nhưng nhìn một cách toàn diện và xét đến cùng, Viện kiểm sát là cơ quan có vai trò chủ đạo, quyết định và chịu trách nhiệm đến cùng về toàn bộ quá trình thực hiện quyền công tố.

Vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra còn được thể hiện một cách cụ thể hơn qua các quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên, với tư cách là những người đại diện cho cơ quan công tố trực tiếp tiến hành tố tụng. Trong giai đoạn điều tra, truy tố với tư cách là người đứng đầu, thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát, Viện trưởng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động thực hành quyền công tố. Đặc biệt, khi trực tiếp thực hành quyền công tố đối với các vụ án hình sự, theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền và có trách nhiệm quyết định những vấn đề quan trọng nhất đối với việc giải quyết vụ án. Chẳng hạn: quyết định khởi tố vụ án, quyết đinh không khởi tố vụ án, khởi tố bị can; yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn

chặn khác; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra; hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra; quyết định việc truy tố bị can; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án…

Vai trò của Viện kiểm sát còn được thể hiện một cách đầy đủ cụ thể hơn ở từng nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Đó là: thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong hoạt động điều tra truy tố; trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra cụ thể; trong việc quyết định đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra và truy nã bị can; trong việc quyết định truy tố, đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án.

Chẳng hạn, thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định rõ ràng, chặt chẽ thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Điều này được thể hiện ở chỗ: Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khi Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can thì quyết định đó có hiệu lực ngay, tức là Điều tra viên có quyền tiến hành ngay các biện pháp cần thiết đối với bị can để làm rõ hành vi phạm tội. Tuy nhiên, hiệu lực của quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra có tiếp tục được duy trì hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào việc Viện kiểm sát có phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra hay không. Theo khoản 4 Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi ngay quyết định khởi tố bị can cho Viện kiểm sát để phê chuẩn. Nếu thấy quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra có căn cứ và hợp pháp, Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Sự phê chuẩn của Viện kiểm sát đối với quyết định khởi tố bị can của Cơ

quan điều tra là sự tiếp tục thừa nhận hiệu lực của quyết định khởi tố bị can. Nếu thấy quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra không có căn cứ, Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can. Trong trường hợp này, quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra đương nhiên mất hiệu lực pháp luật.

Hoặc trong các trường hợp Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc hủy bỏ quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra; hoặc Viện kiểm sát có thể tự mình ra quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can…. thì các quyết định của Viện kiểm sát có vai trò chính, quyết định.

Với nội dung trình bày trên đây cho thấy, Viện kiểm sát là cơ quan tiến

hành tố tụng có vai trò chủ đạo và quyết định. Vì vậy, có thể nói vai trò của áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân là vai trò chủ đạo và quyết định trong các hoạt động tố tụng ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

1.2. Quy trình áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ởgiai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w