Các giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự tại Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang (Trang 87)

Kết luận chương

3.2. Các giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự tại Viện kiểm sát

hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự

Để hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố của VKS nhân dân mang lại hiệu quả mong muốn, trước hết phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ, rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu và dễ thực hiện, đặc biệt là pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

- Bộ luật hình sự được ban hành năm 1999 đã thể chế hóa một bước chủ trương, chính sách hình sự và cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta, nhất là

những vấn đề về tội phạm và hình phạt, các chính sách nhân đạo... Qua một thời gian thực hiện, BLHS đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trước yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiến hành cải cách tư pháp..., một số quy định của BLHS năm 1999 không còn phù hợp với thực tiễn, một số hành vi phạm tội mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường chưa được BLHS quy định nên chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, nhất là việc tăng cường hội nhập quốc tế và khu vực, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, tại kỳ họp thứ 5 ngày 19 tháng 6 năm 2009 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. Luật sửa đổi 45 điều, bỏ 1 điều và bổ sung 11 điều mới, hợp nhất 3 điều, theo đó, bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh cụ thể, sửa đổi mức định lượng về giá trị tài sản hoặc giá trị thiệt hại làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 12 tội phạm liên quan đến tài sản; sửa đổi cấu thành tội phạm của 25 tội về kinh tế, môi trường, trật tự an toàn xã hội…; bổ sung 11 tội danh mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế; từng bước hoàn thiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo hướng nhân đạo hơn là chỉ xem xét trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt khi không thể sử dụng được các biện pháp xử lý khác; sửa đổi một số quy định cho phù hợp với các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta là thành viên…Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS đã thể chế hóa kịp thời Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới (Nghị quyết số 08/NQ- TW) và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 49/NQ-TW), góp phần tháo

gỡ những khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời cũng hiện thực hóa cam kết quốc tế mà Nhà nước ta là thành viên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành thống nhất các quy định của BLHS. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số vướng mắc khi áp dụng pháp luật mà Luật lần này chưa sửa đổi bổ sung, kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm tiêp tục nghiên cứu sửa đổi bổ sung, như: cụ thể hóa các quy định “hàng hóa có số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn; tài sản có giá trị lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”; “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”; “thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”… ngay trong Bộ luật hình sự để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng ngay mà không cần phải chờ đợi văn bản hướng dẫn của các cơ quan tư pháp trung ương; hoặc trên thực tế cũng đã tồn tại một vài băng nhóm tội phạm mang tính chất xã hội đen, nhưng nhìn chung theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về chế định đồng phạm (Điều 20) và chế định chuẩn bị phạm tội (Điều 17) thì khó có thể xử lý hình sự được khi các băng nhóm này chưa có hành vi cụ thể chuẩn bị hoặc thực hiện một tội phạm cụ thể nào đó. Mặt khác, trong điều kiện hội nhập và giao lưu quốc tế, bọn tội phạm quốc tế rất dễ có điều kiện du nhập vào nước ta và sẽ không loại trừ khả năng hình thành những băng nhóm tội phạm, nhất là các băng nhóm tội phạm mang tính chất xuyên quốc gia như: khủng bố, buôn bán người, rửa tiền, buôn bán ma tuý và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác v.v...vì vậy cần phải nghiên cứu bổ sung vào Bộ luật hình sự các điều luật liên quan đến tội phạm có tổ chức; hoặc cần phải hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục, hành vi gây rối qua điện thoại di động. Đồng thời cần nghiên cứu phát triển án lệ, coi đo là một nguồn rất cần thiết để áp dụng pháp luật trong thực tiễn hiện nay....

- Bộ luật Tố Tụng hình sự năm 2003 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004, kể từ đó đến nay Bộ luật tố tụng hình sự đã góp phần quan trọng vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo cơ sở pháp

lý nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử thi hành án hình sự, bảo đảm các quyền dân chủ của công dân, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan và người tiến hành tố tụng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sau một thời gian thi hành, Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vụ án hình sự đòi hỏi phải được khắc phục, đó là: do ban hành từ năm 2003, nên Bộ luật tố tụng hình sự chưa thể chế hoá được hết những quan điểm, chủ trương mới của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị ; thẩm quyền trong việc tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo tội phạm không phù hợp, chưa đáp ứng được tình hình thực tiễn dẫn đến bỏ lọt tội phạm; chưa xác định rõ cơ chế trong việc Cơ quan điều tra thực hiện các yêu cầu của Viện kiểm sát; trách nhiệm của người bảo lĩnh cho bị can, bị cáo khi bị can bị cáo trốn chưa được quy định rõ ràng…. những vấn đề trên còn nhiều vứng mắc, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự một số vấn đề sau:

+ Tiếp tục khẳng định mô hình tố tụng thẩm vấn kết hợp với tranh tụng nhưng cần phải bảo đảm đấu tranh phòng, chống tội phạm kịp thời, ngăn ngừa có hiệu quả các trường hợp oan, sai. Quy định rõ hơn nội dung tranh luận trong tố tụng hình sự. Phân định rõ ràng, rành mạch chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội và chức năng xét xử.

+ Phân định rõ thẩm quyền hành chính với trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng nâng cao thẩm quyền cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình. Theo hướng này, quy định thẩm quyền cho Điều tra viên được phân công điều tra vụ án có quyền áp dụng các biện pháp do bộ luật tố tụng hình sự quy định để điều tra làm rõ vụ án; có quyền ra các quyết định tố tụng về vụ án,

trừ quyết định khởi tố bị can, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đình chỉ điều tra hoặc đề nghị truy tố. Kiểm sát viên là người Kiểm sát hoạt động điều tra, lập hồ sơ vụ án và ra các quyết định tố tụng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát, trừ việc ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giam và quyết định truy tố hoặc quyết định đình chỉ vụ án. Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định thi hành án hình sự, cho hoãn việc chấp hành án hình sự, tạm đình chỉ thi hành án hình sự.

+ Xác định rõ ràng căn cứ bắt, tạm giam bị can, bị cáo; hạn chế áp dụng biện tạm giam đối với một số loại tội. Đối với những trường hợp bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c. Trong thực tế, mặc dù cơ quan tiến hành tố tụng đã giao bị can, bị cáo cho chính quyền địa phương theo dõi nhưng do điều kiện vùng sâu, vùng xa quản lý khó khăn nên bị can, bị cáo trốn, cuối cùng cơ quan tiến hành tố tụng phải tạm đình chỉ vụ án hoặc bị can bị cáo là phụ nữ có tình có thai để trốn tránh việc truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc có các thủ đoạn khác làm cản trở đến quá trình giải quyết vụ án. Những trường hợp này cũng cần phải áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo nếu có căn cứ rõ ràng cho rằng bị can, bị cáo gây khó khăn, cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

+ Quy định rõ trách nhiệm pháp lý của người nhận bảo lĩnh tại Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự mà sau khi bảo lĩnh bị can, bị cáo trốn gây cản trở cho quá trình giải quyết vụ án; bổ sung những căn cứ cụ thể trong trường hợp nào thì bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, như: nhân thân của người phạm tội như thế nào, phạm vào loại tội phạm nào, tội danh khung hình phạt, số tiền hoặc tài sản được đảm bảo là bao nhiêu quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng hình sự.

+ Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo tội phạm của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, thời hạn giải quyết. Nhưng chưa quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, trong việc phát hiện tội phạm và người phạm tội như: mở sổ thụ lý, trách nhiệm thông báo việc giải quyết ...; trong việc thực hiện các yêu cầu và các quyết định của Viện kiểm sát, thực tiễn đã dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm. Vì vậy, cần phải sửa đổi theo hướng tiếp tục khẳng định và quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra trong việc phát hiện tội phạm và người phạm tội, trong việc thực hiện các yêu cầu và các quyết định của Viện kiểm sát. Về thẩm quyền của Viện kiểm sát trên cơ sở chức năng của Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, thực hiện chủ trương của Đảng là tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế công tố gắn liền với điều tra, xác định rõ thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo tội phạm, do đó cần tiếp tục khẳng địnhcác quyền hạn của Viện kiểm sát đối với hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra và cơ chế ràng buộc trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc thực hiện các yêu cầu của Viện kiểm sát. Mặt khác, cũng cần quy định rõ quyền năng pháp lý cụ thể và cần thiết cho Viện kiểm sát trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm của Cơ quan điều tra.

+ Về chế định phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra, theo quy định tại khoản 4 Điều 126 Bộ luật tố tụng năm 2003 thì trong thời hạn 3 ngày kể ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra mà không có sự lựa chọn nào khác. Trong thực tiễn cho thấy, quyết định khởi tố bị can và tài liệu mà Cơ quan điều tra gửi cho Viện kiểm sát để xin phê chuẩn thường thuộc vào môt trong ba trường hợp: 1.Có đủ căn cứ chứng minh bị can phạm tội; 2.Không có căn cứ để chứng minh bị can

đã thực hiện tội phạm; 3.Không đủ căn cứ để xác định bị can có thực hiện tội phạm hay không. Nếu xảy ra trường hợp, quyết định khởi tố bị can và tài liệu của Cơ quan điều tra gửi cho Viện kiểm sát để xin phê chuẩn nằm ở trường hợp “không đủ căn cứ để xác định bị can có thực hiện hành vi phạm tội hay không”, thì Viện kiểm sát sẽ đứng trước sự lựa chọn khó khăn, đó là nếu phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra khi chưa đủ căn cứ vững chắc, thì rõ ràng Viện kiểm sát đã mạo hiểm và có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng đó là để xảy ra oan, sai. Trong khi đó không có căn cứ để hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, mặt khác, việc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can có thể gây khó khăn cho Cơ quan điều tra và có thể dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm và có thể dẫn đến hiểu lầm giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, ảnh hưởng đến quan hệ phối hợp giữa hai cơ quan. Vì vậy cần phải bổ sung vào khoản 4 Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự trường hợp trên như sau: “Trong thời

hạn 3 ngày kể ngày nhận được quyết định khởi tố bị can và hồ sơ tài liệu có liên quan, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra. Trong trường hợp chưa đủ căn cứ để phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung tài liệu làm căn cứ để Viện kiểm sát quyết định việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can trong thời hạn không quá 7 ngày. Quá thời hạn trên, nếu Cơ quan điều tra không bổ sung được tài liệu chứng minh quyết định khởi tố bị can của mình là có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra.”

3.2.2. Tăng cường giải thích hướng dẫn áp dụng pháp luật

Một trong những nguyên nhân dẫn đến làm hạn chế chất lượng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân đó là việc hướng dẫn, giải thích những quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự được thực hiện còn chậm. Điều này gây ra

rất nhiều khó khăn cho các cơ quan tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, trong đó có Viện kiểm sát. Có thể thấy, Bộ luật hình sự năm 1999 trong thực tiễn áp dụng pháp luật gặp rất nhiều vướng mắc. Bộ luật đã được thi hành trong một

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w