pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
Ở nước ta trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, đòi hỏi phải đề cao vai trò của hoạt động áp dụng pháp luật, đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp. Điều đó nhằm tạo ra cơ chế đồng bộ bảo đảm trật tự kỷ cương, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.
Áp dụng pháp luật là hoạt động phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau được pháp luật quy định chặt chẽ. Các giai đoạn của quy trình áp dụng pháp luật diễn ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, trong đó giai đoạn trước là cơ sở, tiền đề của giai đoạn sau. Áp dụng pháp luật là hoạt động được tiến hành liên tục
ngay sau khi có sự kiện pháp lý xảy ra cho đến khi ban hành văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thực hiện văn bản đó. Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính cá biệt, luôn có đối tượng xác định. Tùy thuộc vào tính chất của vụ việc được xem xét, pháp luật quy định trình tự, thủ tục áp dụng khác nhau. Có những vụ việc pháp luật quy định trình tự, thủ tục áp dụng rất đơn giản, như thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, nhưng cũng có những vụ việc trình tự, thủ tục áp dụng được pháp luật quy định chặt chẽ, được thực hiện bởi một hệ thống các cơ quan có thẩm quyền khác nhau, như việc áp dụng pháp luật hình sự… Kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật là việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật nhằm xác định quyền nghĩa vụ cụ thể mang tính tích cực của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vậy, tuân thủ nghiêm các quy định về trình tự, thủ tục là một trong những yếu tố bảo đảm hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật.
Từ những phân tích trên có thể định nghĩa, quy trình áp dụng pháp luật
là trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, buộc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tuân theo trong quá trình áp dụng pháp luật.
Áp dụng pháp luật được phân chia thành các giai đoạn sau: Phân tích đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự việc thực tế đã xảy ra; Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm rõ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng; Ra văn bản áp dụng pháp luật; Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật đã ban hành.
Mỗi ngành luật có quy định về trình tự, thủ tục áp dụng pháp luật khác nhau. Điều đó tùy thuộc vào tính chất quan hệ pháp luật được xem xét, mức độ nghiêm khắc của chế tài pháp luật thì nhà nước quy định trình tự thủ tục áp dụng pháp luật chặt chẽ hay ít chặt chẽ.
Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn của Viện kiểm sát là hoạt động phức tạp. Trên cơ sở những quyền năng pháp lý mà pháp
luật trao cho ngành kiểm sát để thực hành quyền công tố. Viện kiểm sát ban hành các văn bản áp dụng pháp luật có giá trị bắt buộc thi hành không chỉ đối với người tham gia tố tụng mà đối với cả những người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng.
Viện kiểm sát giữ vai trò quan trọng, quyết định trong giai đoạn điều tra tội phạm, vừa thực hiện chức năng công tố, vừa kiểm sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra. Theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được phát động quyền công tố một các độc lập, mọi quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan điều tra đều phải đặt dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát, trong đó có một số loại quyết định áp dụng pháp luật bắt buộc phái có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành như lệnh tạm giam, lệnh bắt tạm giam…
Từ những phân tích trên có thể quan niệm, quy trình áp dụng pháp luật
trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống các quy định về trình tự, thủ tục mà Viện kiểm sát phải tuân thủ nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.