DÂN TỈNH HÀ GIANG

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang (Trang 83)

Kết luận chương

DÂN TỈNH HÀ GIANG

Trong những năm gần đây, cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế kinh tế, xã hội của đất nước, Đảng ta cũng luôn chú trọng đến việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong đó có Viện kiểm sát. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập cũng bộc lộ những mặt trái của nó với những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ, là mảnh đất tốt cho rất nhiều loại tội phạm phát triển, trong khi đó công tác quản lý Nhà nước của ta còn nhiều yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn chưa cao. Trong bối cảnh đó, với nhận thức về vai trò quan trọng của các cơ quan tư pháp trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp luật và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ tích cực cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, Đảng ta đã chủ trương cải cách tư pháp nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của nền tư pháp nước nhà, Đảng đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết chỉ đạo chỉ đạo công tác tư pháp, như Chỉ thị số 53–CT/TW ngày 21/03/2000 của Bộ Chính trị: Về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư

pháp cần thực hiện trong năm 2000; Nghị quyết số 08–NQ/TW ngày

02/01/2002 của Bộ Chính trị: Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp

trong thời gian tới và Nghị quyết số 49–NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị: Về chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW đã

khẳng định mục tiêu và quyết tâm của Đảng về cải cách tư pháp: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu lực và hiệu quả cao”.[12,tr2-4]

Thể chế hóa chủ trương, đường lối cải cách tư pháp của Đảng, Nhà nước ta cũng đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều văn bản pháp luật nhằm kiện toàn và đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp, cũng như tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động ADPL của các cơ quan tư pháp trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự, như : sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, ban hành BLHS năm 1999, Bộ luật TTHS năm 2003, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, Luật tổ chức Toà án nhân dân và Luật tổ chức Viện KSND năm 2002, Pháp lệnh thẩm phán và Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện KSND năm 2003, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, mới đây tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, ngày 19 tháng 6 năm 2009 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999.…Nhưng nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, nhất là pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Cơ sở vật chất, phương tiện là việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu.

Thực hiện chủ trương, đường lối cải cách tư pháp của Đảng, Nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; ban hành Kế hoạch số 63/BCS-VKSTC ngày 18/1/2006 về tổ chức thực hiện Nghị

quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị trong ngành kiểm sát nhân dân (giai đoạn 2006-2010); thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị trong ngành kiểm sát nhân dân; cụ thể hóa các nhiệm vụ và đề ra lộ trình thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp của ngành kiểm sát nhân dân…. Quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã chỉ đạo toàn ngành tiếp tục làm tốt công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên giỏi về nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực hiện chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Viện kiếm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đã tổ chức quán triệt Nghị quyết đến tất cả cán bộ, kiểm sát viên trong đơn vị, xây dựng kế hoạch, đề ra các biện pháp cụ thể thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp.

Từ cơ sở lý luận, từ hoạt động thực tiễn của ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang và xuất phát từ những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta. Học viên thấy để bảo đảm áp

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w