PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Ngày nay hoạt động hàng không và phi hàng không là hai hoạt động chủ đạo trong hàng không dân dụng. Khi cảng hàng không ra đời thì các hoạt động hàng không cũng diễn ra song song và khi xã hội phát triển, nhu cầu con người ngày càng đòi hỏi cao thì cảng hàng không còn được tổ chức ngày càng nhiều các hoạt động phi hàng không nhằm đáp ứng nhu cầu của con người đồng thời tăng nguồn thu cho các cảng hàng không. Xu hướng hiện nay của các cảng hàng không trên thế giới là gia tăng các loại hình dịch vụ phi hàng không vì nó đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu mà cảng hàng không đó thu được, thực tế cho thấy những cảng hàng không phát triển nhất trên thế giới thì các dịch vụ phi hàng không lại càng phát triển và hết sức đa dạng. Tuy nhiên ở Việt Nam thì vì những yếu tố chủ quan và khách quan nên dịch vụ phi hàng không chưa có nhiều cơ hội, chưa được chú trọng và chưa phong phú. Đặc biệt là đối với các cảng hàng không địa phương thì còn rất nhiều hạn chế và khó khăn vì những vấn đề như thiếu vốn, ít nhu cầu, khai thác chưa hiệu quả…. Cảng hàng không Buôn Ma Thuột vừa được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động nhà ga mới khá khang trang và rộng rãi, có điều kiện hơn để phát triển các loại hình dịch vụ hàng không và phi hàng không. Mặc dù vậy cũng như những cảng hàng không địa phương khác việc đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tại CHK BMT không phải vấn đề đơn giản vì nhu cầu sử dụng dịch vụ phi hàng không còn ít và bài toán về doanh thu, chi phí cũng cần phải cân nhắc rất kĩ lưỡng. Bên cạnh đó ngành hàng không là ngành đặc thù, chịu sự quản lí chặt chẽ của nhà nước, đặc biệt là các quy định về giá nên không thể nào thực hiện theo ý muốn chủ quan được. Do đó việc phân tích tình hoạt động tại cảng Buôn Ma Thuột là một vấn đề hết sức cần thiết để từ đó biết được những khó khăn, thuận lợi cũng như những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức nhằm đưa ra các biện pháp và xây dựng phương án phát triển để vừa bảo đảm về doanh thu vừa phù hợp với xu hướng tương lai. Chính vì những lí do trên tác giả chọn đề tài “Phân tích các hoạt động khai thác hàng không và phi hàng không tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột” làm đề tài báo cáo thực tập. 2.Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng các hoạt động hàng không và phi hàng không tại CHKBMT hiện nay. - Tìm hiểu các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến các hoạt động khai thác. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng những năng lực sẵn có, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và xây dựng một số loại hình dịch vụ mới cần thiết cho sự phát triển của cảng hàng không Buôn Ma Thuột trong tương lai. 3.Phương pháp áp dụng trong báo cáo và giới hạn phạm vi của báo cáo. 3.1 Phương pháp áp dụng trong báo cáo - Khảo sát thực tế: Đi thực tế tại cảng, quan sát các hoạt động, tham khảo ý kiến các nhân viên, các chuyên gia và ban lãnh đạo nhằm tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động đang diễn ra. - Phân tích dữ liệu và số liệu: Thông qua các chỉ số và số liệu thu thập được tiến hành phân tích, so sánh, nhận xét và đánh giá. - Vận dụng ma trận SWOT trong quá trình phân tích: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với việc phát triển các hoạt động hàng không và phi hàng không tại cảng. - Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát nhằm tìm hiều nhu cầu của khách hàng tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột, đồng thời qua đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác. 3.2 Giới hạn phạm vi báo cáo Không gian: Tìm hiểu thực tế tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, với các khu vực chính là văn phòng cảng, khu bay và nhà ga hành khách. Thời gian: Thông qua 2 tháng thực tập tại cảng sẽ phân tích tình hình hoạt động hàng không và phi hàng không tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột từ 2009-2012. 4.Kết cấu báo cáo thực tập Phần mở đầu Chương 1: Tổng quan về cảng hàng không Buôn Ma Thuột. Chương 2: Phân tính tình hình hoạt động khai thác hàng không và phi hàng không tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột. Phần kết luận
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Khoa: Cảng Hàng Không
BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HÀNG KHÔNG
VÀ PHI HÀNG KHÔNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG
BUÔN MA THUỘT Giảng viên hướng dẫn: Võ Thị Thúy An Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hải Yến
Mã số sinh viên: 0850010396
Lớp: QTC2- K2
Tp.Hồ Chí Minh, năm 2012
Trang 2BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Khoa: Cảng Hàng Không
TÊN ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HÀNG KHÔNG VÀ PHI HÀNG KHÔNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG BUÔN MA THUỘT
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
VÕ THỊ THÚY AN VŨ THỊ HẢI YẾN
Mã số SV: 0850010396
Lớp: QTC2- K2
Trang 3Xin chân thành cảm ơn cô Võ Thị Thúy An - giảng viên trường Học viện hàng không Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và đưa ra những lời khuyên hữu ích trong suốt quá trình thực tập để tác giả hoàn thành bài báo cáo này
Tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với anh Lê Trung Bình – Phó Giám Đốc Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả có thể tiếp cận thực tế các hoạt động khai thác diễn ra tại Cảng, cùng với việc cung cấp những tài liệu, số liệu, những thông tin cần thiết và đưa ra những ý kiến, đánh giá, phê bình, bổ sung, gợi ý giúp tác giả có cái nhìn tổng quan, khách quan hơn trong việc phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình thực tế
Bên cạnh đó, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc và toàn thể công nhân viên làm việc tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, đặc biệt là các cô chú, anh chị làm việc tại Tổ Văn phòng- Kế hoạch đã nhiệt tình chỉ dẫn, cung cấp thông tin giải đáp những thắc măc và hỗ trợ để bài viết được hoàn chỉnh hơn
Tuy nhiên mặc dù có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, thu thập tài liệu, trao đổi thông tin và khảo sát thực tế song vì thời gian có hạn, cùng với tính đặc thù của ngành cho nên tác giả chưa có nhiều cơ hội tham gia trực tiếp vào các hoạt động khai thác để nắm rõ qui trình vận hành của các hoạt động Đồng thời với sự hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo vẫn còn nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô và những ai quan tâm đề tài này để bài viết được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp, HCM, ngày , tháng , năm 2012
Giảng viên hướng dẫn
Kí và ghi rõ họ tên
Trang 5XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Đơn vị CẢNG HÀNG KHÔNG BUÔN MA THUỘT
Xác nhận sinh viên: VŨ THỊ HẢI YẾN
Đã thực tập tại đơn vị, từ ngày 06/02/2012 đến ngày 31/03/2012 Nhận xét:
Tp Buôn Ma Thuôt, ngày……,tháng… ,năm……
Giám đốc CHK Buôn Ma Thuột
Ký và ghi rõ họ tên
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phương pháp áp dụng trong báo cáo và giới hạn phạm vi của báo cáo 2
3.1 Phương pháp áp dụng trong báo cáo 2
3.2 Giới hạn phạm vi báo cáo 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÀNG HÀNG KHÔNG BUÔN MA THUỘT 4
1.1 Quá trình hình thành và phát triển Cảng hàng không Buôn Ma Thuột 4
1.1.1 Vị trí - tọa độ 4
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 4
1.2 Chức năng nhiệm vụ và định hướng phát triển của Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột 5
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ 5
1.2.2 Định hướng phát triển 5
1.3 Quá trình hoạt động chính 6
1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột 7
1.4.1 Cơ cấu tổ chức 7
1.4.2 Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban 8
1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của CHK BMT trong thời gian gần đây 12
1.5.1 Các chặng bay đang khai thác tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột 12
1.5.2 Hành khách đi và đến Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột 12
1.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của CHK Buôn Ma Thuột từ 2009- 2011 14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HÀNG KHÔNG VÀ PHI HÀNG KHÔNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG BUÔN MA THUỘT 16
Trang 72.1 Tình hình chung 16
2.1.1 Các đơn vị phối hợp hoạt động tại cảng 16
2.1.2 Đặc điểm đội ngũ lao động tại cảng 17
2.2 Phân tích các hoạt động khai thác hàng không tại CHK Buôn Ma Thuột 18
2.2.1 Các hoạt động khai thác tại khu bay CHK Buôn Ma Thuột 18
2.2.2 Các hoạt động tại khu vực nhà ga hành khách 21
2.3 Phân tích các hoạt động khai thác phi hàng không tại CH Buôn Ma Thuột 27
2.3.1 Hoạt động cho thuê 28
2.3.2 Hoạt động kinh doanh thương mại do cảng trực tiếp khai thác 29
2.2.3 Hoạt động nhượng quyền 31
2.3 Phân tích môi trường ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác hàng không và phi hàng không CHKBMT qua ma trận SWOT 32
2.4 Kết quả khảo sát khách hàng tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột 34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PH ÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG BUÔN MA THUỘT 37
3.1 Ưu điểm và nhược điểm 37
3.1.1 Các hoạt động khai thác hàng không 37
3.1.2 Các dịch vụ thương mại phi hàng không 39
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác 41
Các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác: 41
PHẦN KẾT LUẬN 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined PHẦN PHỤ LỤC 48
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp số lao động
Bảng 1.2: Lưu lượng hành khách thông qua Cảng hàng không Buôn Ma Thuột qua các năm từ 2003- 2011 và dự báo tăng trưởng đến 2012:
Bảng 1.3: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh CHK BMT từ 2009- 2011
Bảng 2.1: Số lần máy bay CHC qua các năm từ 2009- 2011 tại cảng hàng không BMT Bảng 2.2:Tổng lưu lượng hành khách thông qua CHK BMT từ 2009- 2011
Bảng 2.3: Tổng khối lượng hàng hóa thông qua CHK BMT từ 2009-2012
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát nhu cầu của khách hàng tại CHK BMT
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cảng Hàng Không Buôn Ma ThuộtHình 2.1 Sơ đồ luồng hành khách tại nhà ga CHK Buôn Ma Thuột Hình 2.2: Sơ đồ luồng hành lý tại nhà ga CHK Buôn Ma Thuột
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Ngày nay hoạt động hàng không và phi hàng không là hai hoạt động chủ đạo trong hàng không dân dụng Khi cảng hàng không ra đời thì các hoạt động hàng không cũng diễn ra song song và khi xã hội phát triển, nhu cầu con người ngày càng đòi hỏi cao thì cảng hàng không còn được tổ chức ngày càng nhiều các hoạt động phi hàng không nhằm đáp ứng nhu cầu của con người đồng thời tăng nguồn thu cho các cảng hàng không
Xu hướng hiện nay của các cảng hàng không trên thế giới là gia tăng các loại hình dịch vụ phi hàng không vì nó đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu mà cảng hàng không đó thu được, thực tế cho thấy những cảng hàng không phát triển nhất trên thế giới thì các dịch vụ phi hàng không lại càng phát triển và hết sức đa dạng
Tuy nhiên ở Việt Nam thì vì những yếu tố chủ quan và khách quan nên dịch
vụ phi hàng không chưa có nhiều cơ hội, chưa được chú trọng và chưa phong phú Đặc biệt là đối với các cảng hàng không địa phương thì còn rất nhiều hạn chế và khó khăn vì những vấn đề như thiếu vốn, ít nhu cầu, khai thác chưa hiệu quả…
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột vừa được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động nhà ga mới khá khang trang và rộng rãi, có điều kiện hơn để phát triển các loại hình dịch vụ hàng không và phi hàng không Mặc dù vậy cũng như những cảng hàng không địa phương khác việc đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tại CHK BMT không phải vấn đề đơn giản vì nhu cầu sử dụng dịch vụ phi hàng không còn ít và bài toán về doanh thu, chi phí cũng cần phải cân nhắc rất kĩ lưỡng Bên cạnh đó ngành hàng không là ngành đặc thù, chịu sự quản lí chặt chẽ của nhà nước, đặc biệt là các quy định về giá nên không thể nào thực hiện theo ý muốn chủ quan được
Do đó việc phân tích tình hoạt động tại cảng Buôn Ma Thuột là một vấn đề hết sức cần thiết để từ đó biết được những khó khăn, thuận lợi cũng như những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức nhằm đưa ra các biện pháp và xây dựng phương án phát triển để vừa bảo đảm về doanh thu vừa phù hợp với xu hướng tương lai
Trang 12Chính vì những lí do trên tác giả chọn đề tài “Phân tích các hoạt động khai thác hàng không và phi hàng không tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột” làm đề tài báo cáo thực tập
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng các hoạt động hàng không và phi hàng không tại CHKBMT hiện nay
- Tìm hiểu các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến các hoạt động khai thác
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng những năng lực sẵn có, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và xây dựng một số loại hình dịch vụ mới cần thiết cho sự phát triển của cảng hàng không Buôn Ma Thuột trong tương lai
3 Phương pháp áp dụng trong báo cáo và giới hạn phạm vi của báo cáo
3.1 Phương pháp áp dụng trong báo cáo
- Khảo sát thực tế: Đi thực tế tại cảng, quan sát các hoạt động, tham khảo ý kiến các nhân viên, các chuyên gia và ban lãnh đạo nhằm tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động đang diễn ra
- Phân tích dữ liệu và số liệu: Thông qua các chỉ số và số liệu thu thập được tiến hành phân tích, so sánh, nhận xét và đánh giá
- Vận dụng ma trận SWOT trong quá trình phân tích: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức đối với việc phát triển các hoạt động hàng không và phi hàng không tại cảng
- Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát nhằm tìm hiều nhu cầu của khách hàng tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột, đồng thời qua đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác
3.2 Giới hạn phạm vi báo cáo
Không gian: Tìm hiểu thực tế tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, với các khu vực chính là văn phòng cảng, khu bay và nhà ga hành khách
Thời gian: Thông qua 2 tháng thực tập tại cảng sẽ phân tích tình hình hoạt động hàng không và phi hàng không tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột từ 2009-2012
Trang 134 Kết cấu báo cáo thực tập
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan về cảng hàng không Buôn Ma Thuột
Chương 2: Phân tính tình hình hoạt động khai thác hàng không và phi hàng không tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột
Phần kết luận
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÀNG HÀNG KHÔNG BUÔN MA THUỘT 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Cảng hàng không Buôn Ma Thuột
1.1.1 Vị trí - tọa độ
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột (Tên giao dịch tiếng Anh là : Buon Ma Thuot Airport Tên viết tắt là: BMV) nằm ở 12o 40’ 07” Vĩ Bắc 108o 06’ 41” Kinh Đông Cảng hàng không thuộc địa phận xã Hoà Thắng, tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 7km về phía Đông Nam (tại km7 quốc lộ 27)
Cảng hàng không BMT nằm ở độ cao 529,9m so với mực nước biển, nằm trong khu vực tương đối bằng phẳng và cao hơn các khu vực xung quanh với độ dốc
tự nhiên từ 2% đến 5%, là một trong những đầu mối giao thông quan trọng liên vùng, gắn Tây Nguyên với miền Đông Nam bộ, miền Trung, duyên hải miền Nam Trung
có tên là Phi trường Hòa Bình
Năm 1975, bộ đội ta tiếp quản Cảng hàng không Buôn Ma Thuột Đến ngày 10/3/1977 Nhà nước đã khôi phục và mở lại các đường bay: Buôn Ma Thuột đi
Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và ngược lại với chức năng là sân bay dân dụng chủ yếu phục vụ để cán bộ đi công tác Hoạt động khai thác tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thực sự nhộn nhịp là từ năm 2000 trở lại đây cùng với chủ trương mở cửa và đổi mới của Đảng và Nhà nước
Ngày 12/5/03 Cảng hàng không BMT đóng cửa để nâng cấp, sửa chữa
Ngày 1/9/2003 Cảng hàng không Buôn Ma Thuột được đưa vào khai thác trở lại
Trang 15Để đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, trong các năm qua Tổng công
ty Cảng hàng không miền Nam đã đầu tư nhiều kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bay hàng ngày tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột
Đặc biệt Buôn Ma Thuột được xác định là thủ phủ của Tây nguyên nên Sân bay vừa phục vụ hàng không dân dụng vừa đảm nhiệm công tác an ninh quốc gia Do
đó tháng 6 năm 2006 Bộ trưởng bộ giao thông vận tải đã phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 tại quyết định số 977/QĐ-BGTVT, mở rộng diện tích Sân bay là
448 ha với chức năng dùng chung cho hàng không dân dụng và Quốc phòng
1.2 Chức năng nhiệm vụ và định hướng phát triển của Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột là sân bay nội địa vừa phục vụ hàng không dân dụng vừa đảm nhiệm công tác An ninh quốc phòng và luôn đảm bảo mục tiêu chính trị - xã hội trong quá trình hoạt động
Hiện nay, CHK BMT đang đảm trách những nhiệm vụ chính sau:
- Thực hiện theo chỉ thị, công văn do Tổng công ty Cảng Hàng Không Miền Nam giao phó và báo cáo lên Tổng Công Ty những kết quả hoạt động và những thay đổi diễn ra tại Cảng
- Quản lí tất cả các tài sản tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột
- Cung cấp các dịch vụ hàng không, bảo đảm an ninh an toàn hàng không, kí kết hợp đồng với các tổ chức cá nhân sử dụng mặt bằng nhà ga, bến bãi ô tô…
- Trực tiếp cung cấp các dịch vụ mặt đất cho các hãng hàng không đến khai thác
Trang 16Cảng hàng không Buôn Ma Thuột định hướng đến năm 2015 là cảng hàng không cấp 4C (theo mã chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp I, đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay như A320/A321,ATR-72, F70 và tương đương, lượng hành khách tiếp nhận là 300.000 lượt hành khách/năm, lượng khách giờ cao điểm: 220 hành khách/giờ cao điểm
Đến giai đoạn 2015-2025, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột sẽ xây dựng thêm đường lăn song song kích thước 3000m x 18m, đảm bảo khai thác máy bay A320/A321, ATR-72, F70 và tương đương với số máy bay tiếp nhận tại giờ cao điểm
là 7, Lượng hành khách tiếp nhận là 800.000 lượt hành khách/năm, lượng khách giờ cao điểm 420 hành khách/giờ cao điểm
Đồng thời cảng hàng không Buôn Ma Thuột phấn đấu sau khoảng 20 năm nữa
sẽ trở thành cảng hàng không quốc tế trong khu vực Đông Nam Á
1.3 Quá trình hoạt động chính
Hoạt động khai thác của Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột tăng trưởng mạnh
từ những năm 2000 trở lại đây cùng với chủ trương đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước
Bắt đầu từ ngày 23/5/2006, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột phục vụ các chuyến bay quốc nội với tuyến bay chính là Buôn Ma Thuột – Thành phố Hồ Chí Minh – Buôn Ma Thuột, khai thác chủ yếu bằng máy bay ATR-72 Mỗi tuần 3 chuyến vào các tối thứ ba, thứ sáu và chủ nhật Bên cạnh đó đường bay Buôn Ma Thuột – Đà nẵng – Buôn Ma Thuột cũng đang được khai thác khá hiệu quả
Năm 2009, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã phục vụ an toàn 2754 lần chuyến cất hạ cánh (tăng 36,60% so với năm 2008) – phục vụ 204.030 lượt hành
khách đi đến – (tăng 28,45% so với năm 2008)
Năm 2010, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã phục vụ an toàn 3920 lần chuyến cất hạ cánh (tăng 42,33% so với năm 2009) – phục vụ 262.490 lượt hành
khách đi đến – (tăng 28,65% so với năm 2009)
Ngày 22/1/2010, Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam đã khởi công xây
dựng Nhà ga hành khách Cảng hàng không Buôn Ma Thuột Dự án có tổng mức đầu
tư khoảng 221 tỷ đồng Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách Cảng hàng không Buôn Ma Thuột có công suất 1 triệu hành khách/năm, đáp ứng 4 chuyến bay giờ cao điểm với loại máy bay A321 trở xuống và các công trình tiện ích phụ trợ như trạm cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, sân đậu ô tô
Trang 17Trước đây tại CHK BMT chỉ có hãng hàng không VietnamAirlines hoạt động, năm 2011 hãng hàng không AirMekong đã kí kết hợp đồng và khai thác các chuyến bay từ thành phố Buôn Ma Thuột đi các vùng khác và ngược lại, trong đó có mở thêm tuyến bay mới từ Buôn Ma Thuột - Vinh - Buôn Ma Thuột nhằm đáp ứng nhu cầu hành khách trong và ngoài tỉnh
Hiện nay, mỗi ngày có 4 chuyến bay thường nhật từ thành phố Hồ Chí Minh
đi Buôn Ma Thuột, 2 chuyến đi Hà Nội, 1 chuyến từ Buôn Ma Thuột đi Đà Nẵng và ngược lại Riêng cuối tuần vào các ngày thứ 6 và thứ 7 có 5 chuyến từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột và ngược lại
Đặc biệt trong những năm gần đây thì cảng hàng không Buôn Ma Thuột chú trọng phát triển các dịch vụ phi hàng không để đáp ứng nhu cầu hành khách đồng thời nâng cao doanh thu cho cảng
Các dịch vụ đó bao gồm:
- Phục vụ hành khách
- Phục vụ hạ cất cánh
- Phục vụ mặt đất đối với các Hãng hàng không
- Đại lý bán vé máy bay cho 2 Hãng hàng không
- Giữ xe Ô tô, xe máy
- Vận chuyển hành khách
- Cho thuê văn phòng
- Cho thuê mặt bằng đặt bảng quảng cáo trong và ngoài nhà ga
- Cho thuê khách sạn…
Ngoài ra cũng chú trọng đến hoạt động y tế để phục vụ tốt nhất cho khách hàng
1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột
1.4.1 Cơ cấu tổ chức
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột là công ty TNHH một thành viên hoạt động dưới
sự chỉ đạo của Tổng công ty Cảng Hàng Không Miền Nam Cơ cấu tổ chức bao gồm Giám Đốc, Phó Giám Đốc và 5 Tổ chức năng: Tổ Văn Phòng- Kế Hoạch, Tổ An Ninh
An Toàn, Tổ Phục Vụ Hành Khách, Tổ Dịch Vụ Kĩ Thuât, Tổ Dịch Vụ Tổng Hợp.Hình 1.1 dưới đây sẽ thể hiện rõ sơ đồ cơ cấu tổ chức của CHKBMT
Trang 18Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột
Nguồn: Đề án nhà ga CHKBMT từ Tổ Văn phòng kế hoạch
Qua sơ đồ trên có thể thấy rằng cơ cấu tổ chức của Cảng hàng không Buôn Ma Thuột khá đơn giản, không cồng kềnh, mỗi tổ sẽ phụ trách một mảng riêng nên trách
nhiệm rõ ràng, dễ dàng trong quản lí và phân công công việc
1.4.2 Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban
a Ban Giám đốc
Ban giám đốc bao gồm:
- Giám đốc
- Phó giám đốc phụ trách tài chính
- Phó giám đốc phụ trách an ninh an toàn
Chức năng nhiệm vụ: Quản lý điều hành các hoạt động của đơn vị
Kế hoạch sử dụng: Phân công trực Cán bộ điều hành hoạt động bay, trực tiếp tại nhà
ga mới theo sát các chuyến bay trong ngày Thực hiện công tác khác để giải quyết
các vấn đề khác theo sự phân công tại nhà ga cũ
b Tổ Văn phòng- kế hoạch
- Nhân viên thủ quỹ
TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN NAM
TỔ AN NINH
AN TOÀN
TOLTOÀN
TỔ PHỤC VỤ HÀNH KHÁCH
TỔ DỊCH VỤ
KĨ THUẬT
TỔ KẾ HOẠCH VĂN PHÒNG
TỔ DỊCH VỤ TÔNG HỢP
CẢNG HÀNG KHÔNG BUÔN MA THUỘT BAN GIÁM ĐỐC
Trang 19- Chuyên viên kế hoạch
- Kỹ sư xây dựng
- Chuyên viên văn phòng
- Nhân viên Tài chính kế toán
Nhiệm vụ:
- Xây dựng các văn bản hành chính phục vụ cho các hoạt động của Cảng hàng không
Buôn Ma Thuột theo ý kiến chỉ đạo của ban giám đốc
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch huấn luyện đào tạo, tuyển dụng nhân
sự hàng năm
- Theo dõi công tác thu chi tài chính đảm bảo đúng quy định của pháp luật và Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam
- Theo dõi, kiểm tra các công trình, cơ sở hạ tầng để sửa chữa chống xuống cấp
- Thực hiện công tác văn thư, thủ quỹ
- Tham mưu cho ban giám đốc trong công tác đối nội, đối ngoại để duy trì tốt các hoạt động phục vụ hàng không tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột
- Làm việc chuyên môn theo giờ hành chính tại nhà ga cũ
- Lao động kiêm nhiệm trực ngày, đêm tại đường HCC, trực ngày tại nhà ga thì thời gian làm việc do kíp trực phân công (một tuần trực đêm một buổi, trực ngày 1 buổi Sau khi trực đêm xong được nghỉ bù vào ngày kế tiếp)
c Tổ dịch vụ kỹ thuật
Chức năng nhiệm vụ:
- Thực hiện các thủ tục phục vụ bay như kế hoạch bay
- Cung cấp thông tin, khí tượng phục vụ cho máy bay cất hạ cánh tại sân bay
- Quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kỹ thuật nhà ga, sân đỗ, đường băng, hệ thống đèn hạ cất cánh, các đài tiếp cận, trạm, cơ sở hạ tầng của Cảng
- Quản lý khai thác trang thiết bị mặt đất
- Trực vận hành khai thác thiết bị dẫn đường bay (trực đài K1, K2)
Trang 20- Quản lý khai thác vận hành hệ thống trang thiết bị kỹ thuật nhà ga, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bay
- Quản lý khai thác hệ thống máy tính của Cảng Hàng không
- Trực xe điều hành, trực cứu hỏa
- Hiện nay, tổ kỹ thuật là lực lượng quan trọng trong quá trình bảo vệ nhà ga, khu bay
cả ngày lẫn đêm trong thời gian qua (một tuần trực đêm một buổi, trực ngày 1 buổi, sau khi trực đêm xong được nghỉ bù vào ngày kế tiếp)
- Bộ phận này vừa phải lái xe tuần tra canh gác khu bay và vừa trực bảo vệ nhà ga vào ban đêm
- Việc thực hiện công tác chủ yếu làm việc theo lịch bay, có mặt trước giờ chuyến bay cất cánh 40 phút, nếu các chuyến bay không liền kề nhau thì được nghỉ giữa buổi
d Tổ Phục vụ hành khách
Chức năng nhiệm vụ:
- Cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất như: Làm thủ tục cho hành khách, hành lý, hàng
hóa, vệ sinh máy bay, vệ sinh nhà ga
- Thực hiện các công việc theo yêu cầu phục vụ bay của hãng hàng không theo đúng qui định
- Làm tải cho các chuyến bay thường lệ
- Phục vụ phòng khách VIP
- Đại lý bán vé máy bay cho các Hãng hàng không
- Trực cứu thương, y tế tại nhà ga
Trang 21- Nhân viên phục vụ bay làm việc theo chuyến bay, có mặt trước giờ máy bay cất cánh 40 phút, nếu các chuyến bay không liền kề nhau thì được nghỉ giữa thời gian chờ chuyến bay
e Tổ An ninh an toàn
Chức năng nhiệm vụ:
- Tổ chức kiểm tra hành lý, hành khách theo đúng qui trình của chương trình an ninh hàng không của Tổng công ty và theo các qui định của ICAO
- Tổ chức bảo vệ an ninh trật tự tại khu vực Cảng hàng không
- Phối hợp với tổ phục vụ bay thu lệ phí bến bãi Ô tô
Kế hoạch sử dụng:
- Với nguồn nhân sự hiện nay, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đang bố trí tất cả Tổ
an ninh an toàn (an ninh soi chiếu và an ninh bảo vệ) cùng với các tổ kỹ thuật, phục
vụ hành khách, kế hoạch văn phòng tham gia việc bảo vệ nhà ga, khu bay cả ngày lẫn đêm
- Đối với lực lượng An ninh, ngày 10/11/2011 Tổng giám đốc đã phê duyệt bổ sung cho Cảng hàng không Buôn Ma Thuột 2 nhân viên an ninh soi chiếu và 1 an ninh bảo
vệ tại Tờ trình số 968/TCTCHKMN-TCCB ngày 09 tháng 11 năm 2011 về việc bố trí sắp xếp lực lượng lao đồng tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột
f Tổ dịch vụ Tổng hợp: Hoạt động khai thác chủ yếu về dịch vụ khách sạn hàng
không và cung cấp các thông tin du lịch cho hành khách
g Các bộ phận phối hợp:
- Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ vệ sỹ chuyên nghiệp Đại Hải:
Hiện nay, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đang hợp đồng thuê lực lượng vệ sỹ để thực hiện công tác giữ xe Ô tô, đảm bảo trật tự khu vực sân đỗ Ôtô, xe hai bánh hàng ngày
- Phòng cảnh sát QLHC về TTXH công an Tỉnh Đăk Lăk
Hàng ngày khi có chuyến bay A320, A321 lực lượng cảnh sát QLHC về TTXH công
an tỉnh Đăk Lăk tăng cường trật tự tại khu vực sân bay Số lượng người từ 3- 4, để đảm bảo trật tự chung tại khu vực nhà ga hàng ngày
Trang 22LĐPT
1 Ban giám đốc 3 3 0 3 0 0 0 3
2 Tổ Văn phòng - Kế Hoạch
4 3 1 2 1 1 0 2
3 Tổ Phục vụ hành khách 24 7 17 8 5 5 6 1
4 Tổ An ninh
an toàn 16 13 3 3 0 12 1 4
5 Tổ Dịch vụ kĩ thuật 18 17 1 2 6 10 0 6
6 Tổ DVTH 9 3 6 0 2 0 7 0
7 Tổng cộng 74 46 28 18 14 28 14 16
1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Cảng hàng không Buôn Ma Thuột trong thời gian gần đây
1.5.1 Các chặng bay đang khai thác tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột
- Buôn Ma Thuột- Hà Nội và ngược lại (ngày 4 lần HCC)
- Buôn Ma Thuột – Đà Nẵng và ngược lại (ngày 2 lần HCC)
- Buôn Ma Thuột – Hồ Chí Minh và ngược lại (10-12 lần HCC)
- Buôn Ma Thuột – Vinh và ngược lại (6 lần HCC/tuần)
1.5.2 Hành khách đi và đến Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột
Trong các năm qua, sản lượng vận chuyển hành khách tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột tăng trưởng nhanh (có năm tăng trưởng hơn 48% như năm 2011) Bảng 1.1 dưới đây sẽ thể hiện rõ điều này:
Trang 23Bảng 1.2: Lưu lượng hành khách thông qua Cảng hàng không Buôn Ma Thuột qua các năm từ 2003- 2011 và dự báo tăng trưởng đến 2012:
TT Năm HK/năm
(1000HK)
Dự kiến (1000 HK)
Tăng trưởng (%) Ghi chú
Nguồn : Đề án nhà ga cảng hàng không Buôn Ma Thuột từ Tổ văn phòng – kế hoạch
Ghi chú: Khách Quốc tế chiếm 8-10 % tổng lượng khách
Qua bảng 1.2 ta thấy rằng lưu lượng hành khách thông qua CHK BMT trong những năm gần đây ngày càng tăng, dự báo trong những năm tới thì lưu lượng hành khách cũng tăng và kéo theo đó là mức tăng trưởng về doanh thu của CHK BMT cũng ngày càng cao
Trang 241.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của CHK Buôn Ma Thuột từ 2009- 2011 Bảng 1.3: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh CHK BMT từ 2009- 2011
Trang 25Đối với các CHK địa phương ở Việt Nam bao gồm CHK Buôn Ma Thuột thì hầu như hàng năm các cảng đều lỗ hàng chục tỉ đồng bởi vì mục đích quan trọng của các cảng hàng không này là phục vụ công tác chính trị- an ninh quốc phòng, cho nên vấn đề lợi nhuận hàng năm không phải là vấn đề được quan tâm hàng đầu
Trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh này không phản ánh toàn bộ những khoản doanh thu mà CHK BMT thu được bởi vì một số nguồn thu sẽ được hạch toán trên Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam, chẳng hạn nguồn thu phục vụ hành khách trong cả ba năm 2009, 2010, 2011, hoặc nguồn thu cất hạ cánh các năm 2009, 2010…
Tuy nhiên ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng lưu lượng hành khách và doanh thu qua các năm của CHK BMT có mức tăng trưởng khá cao và rất khả quan Đây là những dấu hiệu đáng mừng dự báo trong những năm tới CHK BMT sẽ nâng cao công suất và phát triển các loại hình dịch vụ đặc biệt là dịch vụ phi hàng không để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng
Trang 26CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HÀNG KHÔNG VÀ PHI HÀNG KHÔNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG BUÔN MA THUỘT
2.1 Tình hình chung
Trước đây, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại CHK BMT khá thô sơ chưa đáp ứng nhu cầu, thường xuyên xảy ra tắc nghẽn, hoạt động kém hiệu quả Nhà ga hành khách diện tích nhỏ, quá tải khi phục vụ cùng một lúc hai chuyến bay, mặt bằng nhà ga không đủ diện tích để phát triển các loại hình dịch vụ phi hàng không, sân đỗ Ô tô thì thường xuyên quá tải, khó khăn cho công tác an ninh trật tự khi có nhiều chuyến bay xuống cùng lúc, hệ thống trang thiết bị cũ, máy móc lạc lậu, tổ chức phục vụ bay phức tạp, công tác trật tự an toàn khó khăn… những điều này làm cho hiệu quả hoạt
động khai thác không cao
Đến đầu năm 2012, nhà ga hành khách mới cùng với khu vực sân đỗ taxi, ô tô được xây dựng và chính thức đưa vào hoạt động đã đánh dấu bước phát triển mới của cảng Cơ sở hạ tầng, nhà ga được bố trí hợp lí, tiện nghi hơn, rộng rãi hơn Điều kiện
và môi trường làm việc của nhân viên được cải thiện và nâng cao rõ rệt
Nhìn chung trong những năm vừa qua, cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã đạt được nhiều kết quả khả quan, thực hiện tốt chức năng vừa phục vụ dân dụng, vừa
đảm bảo mục tiêu chính trị, an ninh quốc phòng
2.1.1 Các đơn vị phối hợp hoạt động tại cảng
Để các hoạt động khai thác tại Cảng diễn ra thông suốt, đảm bảo qui trình, hiệu quả thì ngoài vai trò của Ban giám đốc và 5 tổ chức năng còn có vai trò quan trọng
của các đơn vị, các bộ phận khác bao gồm:
- Cơ quan quản lý Nhà Nước: Đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam tại Buôn Ma
Thuột với chức năng quản lý Nhà nước theo Luật Hàng không
- Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ vệ sỹ chuyên nghiệp Đại Hải
- Phòng cảnh sát QLHC về TTXH công an Tỉnh Đăk Lăk
- Lực lượng phòng cháy chữa cháy CA tỉnh Đăk Lăk
Trang 27Các bộ phận thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam:
- Đại diện Vietnam Airlines
- Tổ kỹ thuật máy bay – Công ty kỹ thuật máy bay Tp Hồ Chí Minh
- Tổ tra nạp xăng dầu - Xí nghiệp xăng dầu hàng không miền Nam
Các bộ phận thuộc Công ty bảo đảm hoạt động bay:
- Đài chỉ huy sân bay Buôn Ma Thuột
- Tổ trực đài VOA/DME
- Đại diện hãng hàng không Air MeKong tại Buôn Ma Thuột
2.1.2 Đặc điểm đội ngũ lao động tại cảng
Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng hàng đầu đối với hiệu quả các hoạt động khai thác và dịch vụ tại CHK BMT cũng như với tất cả các CHK nói chung Nguồn nhân lực làm việc có trách nhiệm, có năng lực thì các hoạt động khai thác mới được
tổ chức hợp lí và vận hành hiệu quả
Sau khi CHK BMT tiến hành xây dựng lại nhà ga mới thì môi trường làm việc của nhân viên đã được cải thiện đáng kể Khu vực nhà ga cũ lúc này được bố trí trở thành khu văn phòng - kế hoạch và văn phòng đại diện Cảng vụ Khu vực nhà ga mới cũng được phân chia thành những khu vực chức năng tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh.Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên thực hiện chuẩn hóa qui trình thủ tục hàng không, đáp ứng được nhu cầu đơn giản hóa thủ tục, đảm bảo an ninh an toàn hàng không
Đặc điểm của nguồn nhân sự tại cảng hiện nay:
nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ
- Một số nhân viên tuyển mới có trình độ đại học, đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh
và phù hợp với vị trí công việc được giao
Trang 28- Hàng năm được tham gia khóa tập huấn nghiệp vụ chuyên môn do Tổng công ty
Cảng hàng không miền Nam tổ chức
+ Điểm hạn chế:
- Một số lao động đã lớn tuổi (hơn 40 tuổi) chiếm gần 40% Vì đã lớn tuổi nên sự năng động, sáng tạo và tham gia các hoạt động phong trào của họ sẽ không mạnh như lớp lao động trẻ Đồng thời họ cũng ngại thích nghi với những thay đổi về cơ
chế, về cách thức tổ chức, quản lí và những phương pháp mới…
- Lao động làm việc phân tán nhiều nơi (tại 03 phòng bán vé máy bay, 02 đài dẫn
đường bay, trực ngày đêm tại khu bay…)
- Với lực lượng lao động hiện có, buộc phải kiêm nhiệm nhiều việc khác (bốc xếp
hành lý, duy trì trực ngày đêm tại đường HCC, nhà ga ngày đêm…)
- Trình độ nhân viên không đồng đều và có đến 50% lực lượng lao động trình độ
vụ kiểm soát không lưu, khí tượng, thông tin, cảnh sát và an ninh, cứu hỏa, cứu thương, bảo trì nhà ga, đường băng ) và một số các dịch vụ phục vụ thương mại mặt đất liên quan trực tiếp đến việc vận chuyển (như dịch vụ cung cấp xăng dầu, cung cấp điện, vệ sinh tàu bay…) cùng một số các hoạt động trong khu vực nhà ga như thủ tục check - in, check - out …
2.2.1 Các hoạt động khai thác tại khu bay cảng hàng không Buôn Ma Thuột
a Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động
Khai thác các dịch vụ kỹ thuật tại khu bay bao gồm toàn bộ các dịch vụ mà cảng hàng không cung ứng tại khu bay bao gồm cả việc khai thác hạ tầng cơ sở, các công
Trang 29trình kiến trúc và cung ứng các dịch vụ trên bề mặt các cơ sở hạ tầng đó Cơ sở hạ tầng, các công trình và trang thiết bị tại CHK BMT được xây dựng và bố trí như sau: Khu bay của CHK BMT có đường cất hạ cánh kích thước 45m x 3.000m Đường lăn vuông góc với đường hạ cất cánh kích thước 18m x 186,5m kết cấu bằng bê tông nhựa nóng Sân đậu đỗ máy bay được kéo dài bằng bê tông xi măng kích thước tổng cộng là 254,6m x 128 m và có 05 vị trí đỗ cho tàu bay A320-A321 và tương đương Với số lượng chuyến bay trung bình từ 8-9 chuyến thì nhìn chung đường bay và sân đỗ hiện tại đã đáp ứng nhu cầu Tuy nhiên trong thời gian tới CHK BMT đang có
kế hoạch xây dựng thêm một đường băng nữa nhằm nâng cao năng lực khai thác và
sử dụng trong những trường hợp cần thiết
Cũng như các cảng hàng không khác, nhằm phục vụ cho các hoạt động diễn ra tại khu vực sân đỗ thì CHK BMT cũng sử dụng các trang thiết bị như: Xe dẫn tàu bay, xe nâng hành lí, hàng hóa, xe cung cấp khí, xe cung cấp điện, ống lồng để phục
vụ kĩ thuật cho tàu bay
Ngoài ra các dịch vụ kĩ thuật tại khu bay không thể thiếu giúp cho tàu bay có thể cất hạ cánh an toàn đó là:
+ Các thiết bị trợ giúp bằng mắt: Hệ thống đèn chiếu sáng nhằm giúp cho tàu bay hạ cánh, dẫn tàu bay vào sân đỗ…
+ Các thiết bị dẫn đường: Đài chỉ hướng VOR, đài chỉ thị cự li DME…
+ Các dịch vụ không lưu: Bao gồm đài chỉ huy tại sân, đài tiếp cận, trung tâm thông tin về các chuyến bay, khí tượng, thủ tục bay…
+ Các dịch vụ kĩ thuật, mặt đất tại sân đỗ
+ Các dịch vụ khẩn nguy và an toàn khu bay
+ Các dịch vụ thông tin liên lạc…
b Tình hình hoạt động trong các năm qua
Nhìn chung các hoạt động tại khu bay thời gian qua diễn ra linh hoạt, nhịp nhàng
ít xảy ra những sự cố nghiêm trọng
Việc cung ứng dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất cho các Hãng hàng không hầu hết là do Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thực hiện bao gồm: Dịch vụ mặt đất trọn gói, dịch vụ vận tải hàng không, xe khởi động khí, xe kéo đẩy máy bay, dịch vụ
vệ sinh máy bay, xe nâng người tàn tật, dịch vụ cấp nước máy bay, dịch vụ xe cấp
Trang 30tổ chức năng sẽ phụ trách và phân công nhiệm vụ cho nhân viên thực hiện Phần lớn các hoạt động này do tổ dịch vụ- kĩ thuật đảm nhiệm
Ngoài ra tổ phục vụ hành khách cũng thực hiện một số hoạt động tại khu vực này như: Dịch vụ hỗ trợ hành khách đặc biệt, làm tải cho các chuyến bay, vệ sinh máy bay, vệ sinh hanga,…
Tại khu vực đường cất hạ cánh, nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra đường băng, đường lăn thường xuyên để đảm bảo phục vụ an toàn cho tàu bay Kiểm tra tình trạng
bề mặt đường băng, đường lăn, kiểm tra các đồ vật và sự xuất hiện các vũng nước, mảnh cao su, rác …để tránh gây cản trở cho quá trình cất cánh, hạ cánh
Mặc dù trang thiết bị tại khu vực sân đỗ đã phần nào đáp ứng được tiêu chuẩn hoạt động nhưng chưa thực sự hiện đại và tự động hóa
Thông thường không phải lúc nào CHK BMT cũng thực hiện toàn bộ các dịch
vụ thương mại mặt đất, có một số hoạt động sẽ thực hiện khi các hãng hàng không có yêu cầu phục vụ Đồng thời có một số hoạt động sẽ do đơn vị khác thực hiện, chẳng hạn như cung ứng xăng dầu sẽ do Tổ tra nạp xăng dầu - Xí nghiệp xăng dầu hàng không miền Nam thực hiện, hoặc hoạt động đảm bảo hoạt động bay sẽ do Đài chỉ huy sân bay Buôn Ma Thuột và Tổ trực đài VOA/DME thực hiện
Hàng ngày trung bình có khoảng từ 8- 9 chuyến bay cất hạ cánh tại Cảng hàng không BMT Lưu lượng hành khách thông qua CHK BMT hàng năm ngày càng tăng đặc biệt là từ khi Cục hàng không Việt Nam mở đường bay thẳng từ Buôn Ma Thuột
đi Hà Nội và ngược lại bằng chủng loại máy bay A320, A321
Ngoài phục vụ cho các chuyến bay thường lệ thì CHK BMT cũng thực hiện phục vụ CHC cho các chuyến bay không thường lệ vì mục đích an ninh, chính trị, kinh tế…
Hiện nay hàng ngày lượng khách thông qua nhà ga Cảng hàng không Buôn Ma Thuột khoảng từ 900 đến hơn 1.000 hành khách, hàng hóa hành lý bưu kiện khoảng
05 tấn (phục vụ từ 16-18 lần cất hạ cất cánh) với các chủng loại máy bay ATR72, F70, A320,A321, CRJ-900 (Air MeKong)
c Số lần máy bay CHC qua các năm từ 2009- 2011 tại cảng hàng không BMT
Bảng 2.1 Số lần CHC tại CHK BMT từ 2009- 2011