Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác

Một phần của tài liệu Phân tích các hoạt động khai thác hàng không và phi hàng không tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột (Trang 51 - 61)

3. Phương pháp áp dụng trong báo cáo và giới hạn phạm vi của báo cáo

3.2Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn hoạt động có hiệu quả, tức là doanh nghiệp đó phải đạt được rất nhiều tiêu chí như đảm bảo chất lượng, trong khi vẫn tối thiểu hóa được chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, vừa đảm bảo an toàn, vừa xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường, vừa có tốc độ tăng trưởng cao…

Cảng hàng không BMT- là một đơn vị nhà nước, hoạt động với tính chất đặc thù vì mục tiêu hàng đầu đó là đảm bảo an ninh quốc phòng và đảm bảo mục tiêu chính trị- xã hội. Chi khi đạt được những mục tiêu này thì cảng mới có thể chú trọng đến các hoạt động khai thác thương mại để nâng cao doanh thu và mở rộng thị trường.

Hơn nữa CHK Buôn Ma Thuột là một cảng nội địa, lưu lượng hành khách so với các cảng hàng không quốc tế ít hơn rất nhiều, nếu xét về nhu cầu sử dụng dịch vụ thì khách đi trong nước cũng ít hơn khách quốc tế. Chính vì vậy việc đẩy mạnh khai thác thương mại cần phải cân nhắc kĩ lưỡng để tránh tình trạng hoạt động nhưng không mang lại hiệu quả cao, hoặc đưa ra sản phẩm dịch vụ nhưng không có tiềm năng phát triển, nhu cầu của khách hàng quá ít dẫn tới không khai thác được hoặc tính chuyên nghiệp không cao, công tác marketing, quảng cáo, nghiên cứu thị trường không được chú trọng… dẫn tới hiệu quả hoạt động khai thác kém.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác:

Các cảng hàng không hiện nay có rất nhiều cơ hội để hoạt động khai thác và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ thương mại. Vì nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập người dân ngày càng cao, đời sống phát triển họ có nhu cầu được đi lại bằng các phương tiện hiện đại hơn, thoải mái hơn, họ sẵn sàng bỏ tiền để sử dụng những dịch vụ tiện ích tại CHK.

Và để CHK BMT có thể nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thì đối tượng cần phải quan tâm đầu tiên đó chính là đội ngũ cán bộ công nhân viên làm việc tại Cảng:

- Cần tiến hành tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên tại đây, việc tuyển dụng cần tiến hành thường xuyên và qua nhiều vòng khác nhau để chọn ra những người có đủ trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm cũng như khả năng nắm bắt

42

và theo kịp xu hướng phát triển của các doanh nghiệp, các cảng hàng không trong tương lai.

- Đào tạo thường xuyên để duy trì và nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên, đặc biệt là nhân viên phục vụ hành khách.

- Khen thưởng, động viên những người có đóng góp và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Ngoài ra cần tạo một môi trường làm việc thân thiện, gần gũi, thoải mái, có sự hài hòa trong công việc và giải trí, thư giãn. Bởi vì tính đặc thù của ngành nên hầu hết thời gian cán bộ công nhân viên đều phải có mặt tại CHK, đặc biệt đối với CHK BMT thì lịch làm việc không chia theo ca kíp mà làm việc theo chuyến bay và kéo dài trong ngày nên áp lực công việc cũng rất cao dẫn tới sự mệt mỏi và sức khỏe giảm sút. Để tạo được hiệu quả trong công việc thì cần phải nâng cao đời sống tình thần cho công nhân viên bằng các hoạt động như: văn nghệ, thể thao, tổ chức các chương trình giao lưu, thăm hỏi nhân viên để họ gắn bó và cống hiến cho tổ chức.

- Bên cạnh đó để phát triển các dịch vụ thì điều quan trọng là phải thu hút và khuyến khích người dân sử dụng phương tiện máy bay, nhưng công tác này hiện nay CHK BMT chưa quan tâm lắm và hầu như là do các hãng thực hiện. Khi có chương trình khuyến mãi thì các hãng sẽ tiến hành quảng cáo, marketing nhằm thu hút khách còn phía cảng thì bị động trong công tác này. Trong khi đó, đối với tỉnh Đăk Lăk cũng như các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên thì các phương tiện truyền thông, quảng cáo nói về cảng hàng không thì rất ít khi được chú trọng, rất khó có thể tiếp cận tới người dân vì những vùng này thường xa xôi hẻo lánh, dân cư ở đây còn thưa thớt, đời sống chưa phát triển như những vùng miền khác trong cả nước. Chính vì thế CHK BMT nên chú trọng đến việc thu hút những đối tượng khách hàng và trước hết là khách hàng đi máy bay bằng việc phối hợp với các hãng trong việc quảng cáo và giới thiệu. Các phương tiện đó có thể là: phát tờ rơi, quảng cáo trên các băng rôn ở các khu vực thành phố đông dân cư, quảng cáo trên các kênh truyền hình hoặc đài phát thanh của các tỉnh…

- Hiện nay CHK Buôn Ma Thuột mới chỉ chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng truyền thống là khách hàng đi máy bay, nếu muốn phát triển các dịch vụ thương mại thì CHK BMT cần chú trọng đến các đối tượng khách hàng khác bao gồm cán bộ công nhân viên, khách đưa tiễn, khách địa phương và một số đối tượng khác.

43

- Đối với hành khách đi máy bay: Trong kết quả khảo sát cho có tới 70% hành khách hài lòng với thời gian làm thủ tục hành khách tại CHK BMT và 67 % hành khách cảm thấy hài lòng với tác phong làm việc và thái độ của nhân viên phục vụ hành khách, trong khi chỉ có 1% là cảm thấy không hài lòng. Đây là một kết quả đáng khích lệ và cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa để tạo những hình ảnh tốt đẹp của hành khách đối với CHK BMT.

- Tại CHK BMT cũng như những CHK khác ở Việt Nam thì phần lớn các dịch vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm, đặc sản thì đều nằm tại khu vực phòng chờ, trong khi đó thì nhiều dịch vụ còn bỏ ngỏ, với phương châm chỉ bán những khách hàng cần hiện nay là chưa đủ, nhất là ở cảng hàng không, khi mà hành khách phải làm thủ tục và chờ đợi trước chuyến bay hơn một tiếng đồng hồ thì cần phải tạo ra nhu cầu cho hành khách. Hơn nữa xu hướng các CHK hiện nay là trở thành các khu phức hợp trung tâm thương mại và giải trí cho nên việc đầu tư ngay từ bây giờ là hết sức cần thiết.

- Theo như kết quả khảo sát thì có tới 59% hành khách muốn sử dụng dịch vụ đọc sách báo, tạp chí, truyện và 48% muốn sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí tại khu vực này. Điều này cũng hết sức hợp lí vì trong quá trình chờ đợi trước khi chuyến bay khởi hành thì hành khách cũng muốn tìm một vài phương tiện để giải trí, thư giãn. Chính vì thế các nhà quản lí CHK BMT nên đầu tư mở rộng để khai thác các dịch vụ này. Có thể là mở các tiệm sách báo, tạp chí ở trong khu vực phòng chờ để phục vụ hành khách.

- Đối với đối tượng là cán bộ công nhân viên: Đây là lực lượng có thời gian ở lại khu vực CHK BMT nhiều nhất vì thời gian làm việc của họ kéo dài trong ngày cho nên cần tạo ra nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của họ. Cán bộ công nhân làm việc tại CHK BMT (trừ tổ Văn phòng kế hoạch) thì hầu hết là làm việc theo chuyến bay, nhiều lúc làm việc tới 9 – 10 giờ tối. Sân bay thì cách xa trung tâm thành phố, mỗi lần nghỉ trưa hay nghỉ giữa giờ làm việc thì họ phải tìm những khu vực ngoài Cảng để ăn uống, nghỉ ngơi, điều này gây bất tiện cho nhân viên rất nhiều. Cho nên việc mở khu vực ăn uống, nghỉ ngơi vừa có thể phục vụ cho cán bộ công nhân viên và đồng thời tăng thêm thu nhập cho Cảng là một vấn đề cần thiết hiện nay.

- Cũng theo như quan sát thực tế thì khu vực nhà ga cũ hiện nay của CHK BMT có nhiều khoảng trống không sử dụng đến chẳng hạn như khu vực phòng chờ cũ, khu vực làm thủ tục check- in, soi chiếu an ninh, khu giải khát ăn uống… điều này rất lãng phí vì các khu vực đó có thể có thể xây dựng lại để tổ chức khai thác các dịch vụ thương mại. Hiện nay thì công ty Sóng Việt cũng đang có ý định muốn thuê mặt bằng tại đây để hoạt động. Vì thế nên bố trí sửa sang lại hoặc xây dựng thêm tại khu

44

vực nhà ga cũ để cho các đơn vị khác thuê làm văn phòng và thuê mặt bằng kinh doanh buôn bán. Cung cấp những chỗ được ngăn cách, những văn phòng cho công ty nào cảm thấy có lợi cho kinh doanh để tăng thu nhập cho CHK BMT.

- Đối với dịch vụ rút tiền tại cảng : Trong 160 khách hàng được khảo sát thì có 69 hành khách (tương đương khoảng 43%) có nhu cầu sử dụng dịch vụ rút tiền qua thẻ ATM trong khu vực cảng hàng không. Đây không phải số lượng chiếm đa số song việc cho các ngân hàng thuê mặt bằng đặt các cột rút thẻ ATM là rất cần thiết nhằm tạo sự thuận tiện cho hành khách và cả nhân viên làm việc tại đây.

-Hiện nay thì CHK BMT cũng khai thác dịch vụ khách sạn nằm trong khu vực trung tâm thành phố. Mặc dù là một lĩnh vực có rất nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên cơ sở trang thiết bị tại đây đã quá cũ kĩ không thể đáp ứng được nên hoạt động kém hiệu quả. Điều cần thiết hiện nay là nên đầu tư sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng lại để có thể cạnh tranh với các khách sạn khác trong khu vực. Đồng thời, sau khi đã được sửa chữa, xây dựng lại để đưa vào hoạt động thì nên chú trọng đến công tác marketing, quảng cáo không những trong khu vực trung tâm thành phố mà ngay cả ở sân bay để thu hút khách hàng.

- Như chúng ta biết thì Thành phố Buôn Ma Thuột là vị trí trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội và là Thủ phủ về chính trị, an ninh quốc phòng của khu vực Tây nguyên, cách thành phố Nha Trang 200 km, cách thị trấn Gia Nghĩa 120 km, cách thành phố Pleiku 200 Km, cách thành phố Đà Lạt 180 km. Các điều kiện tự nhiên, khí hậu tại thành phố Buôn Ma Thuột và Đăk Lăk được thiên nhiên ưu đãi, tiềm năng du lịch phong phú như: Du lịch Hồ Lak, thác Trinh Nữ, ĐrâySáp, thác KrôngBông thác ĐrâyNur, Gia Long, khu du lịch Buôn Đôn, khai thác quặng Bôxít tại thị xã Gia Nghĩa (Đăk Nông)... Đặc biệt Đăk Lăk được mệnh danh là thủ phủ của cây cà phê, hàng năm sản lượng cà phê xuất khẩu lớn nhất nước. Từ những lợi thế trên CHK BMT nên quan tâm hơn nữa tới mảng du lịch để nâng cao doanh thu và đa dạng các loại hình dịch vụ. Có thể là tổ chức các tour du lịch cho hành khách đi và đến các khu du lịch trong và ngoài tỉnh, cung cấp các thông tin về các khu du lịch để thu hút khách hàng, đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách …

- Trong bảng khảo sát cũng chỉ ra rằng có tới 87% hành khách cảm thấy việc mở các tour du lịch từ CHK BMT đi đến các vùng khác là rất cần thiết. Thật là một thiếu sót nếu không tận dụng được cơ hội này để đẩy mạnh các dịch vụ phi hàng không tại CHK BMT.

Ngoài ra trong thời gian tới, khi các dịch vụ thương mại phi hàng không hiện tại đã hoạt động ngày càng hiệu quả thì đối tượng mà CHK BMT nên nhằm vào đó

45

là các dân cư địa phương sinh sống gần khu vực cảng. Có thể mở các khu thể thao, giải trí để phục vụ cho những đối tượng này như bóng chuyền, đá bóng… bên cạnh đó cũng đồng thời phục vụ cho cán bộ công nhân viên làm việc tại đây.

Nhìn chung sau gần 35 hoạt động với chức năng vừa phục vụ dân dụng lại vừa phục vụ quân sự CHK BMT đã hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Mặc dù trong quá trình hoạt động và phát triển cũng gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại. Đặc biệt trong thời kì đầu khi chuyển từ sân bay quân sự sang hoạt động dân dụng với những thiếu thốn về nguồn nhân lực và vật lực dẫn tới khai thác không hiệu quả.Từ năm 2000 trở lại đây thì CHK BMT đi vào ổn định và hoạt động hiệu quả hơn cùng với sự đổi mới, những chủ trương, chính sách và sự hội nhập của Đảng và nhà nước ta. Bên cạnh những kết quả đạt được cùng với tốc độ tăng trưởng về lưu lượng hành khách, khối lượng hàng hóa thông qua và doanh thu hàng năm của Cảng thì CHK BMT cũng tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục, những hạn chế này xuất phát từ môi trường bên trong lẫn môi trường bên ngoài.

Hoạt động với mục tiêu hàng đầu là chính trị- xã hội, an ninh quốc gia cho nên hiệu quả khai thác và lợi nhuận chưa được chú trọng, kéo theo đó là tình trạng bù lỗ hàng năm của nhà nước cũng là một vấn đề cần được các cấp quản lí và các nhà chức trách CHK BMT quan tâm, xem xét và có những động thái tích cực trong tương lai để cải thiện tình hình. Chính vì lẽ đó CHK BMT cần phải chủ động và linh hoạt hơn nữa để có thể thích ứng với sự thay đổi của môi trường, mà hiệu quả của điều này trước hết là tùy thuộc vào vai trò của các nhà quản lí cảng hàng không Buôn Ma Thuột cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên làm việc tại đây. Nhìn chung hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực phục vụ cho các hoạt động khai thác hàng không và phi hàng không đã đáp ứng nhu cầu cần thiết kể từ khi nhà ga mới cùng với các công trình phụ trợ khác được đưa vào hoạt động. Điều này cũng phản ánh những sự quan tâm, nỗ lực của các cấp trên Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam và các nhà chức trách CHK BMT trong việc đẩy mạnh phát triển các hoạt động khai thác đặc biệt là các hoạt động thương mại, dịch vụ để nâng cao nguồn thu và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Từ đó có thể nhận thấy CHK BMT đang từng bước nâng cao tỉ trọng nguồn thu của dịch vụ thương mại phi hàng không trong tổng doanh thu của Cảng và tiến tới thương mại hóa CHK BMT trong tương lai. Tuy nhiên từ những kế hoạch, dự định đi đến thực tế là cả một thách thức lớn không phải là vấn đề một sớm một chiều mà cần phải có thời gian và cần phải tính toán, đo lường kĩ lưỡng những rủi ro có thể xảy ra và phải phản ứng, đối phó linh hoạt với những biến động của thị trường. Đồng thời hiện nay thì việc xác nhập Tổng công ty Cảng của ba miền Bắc, Trung, Nam thành Tổng

46

Công Ty Cảng Hàng Không Việt Nam cũng mở ra những thách thức và cơ hội lớn cũng những thay đổi về cơ chế hoạt động đối với CHK BMT cần được thích ứng nhanh chóng để ổn định hoạt động, khai thác và phát triển.

PHẦN KẾT LUẬN

Sau 2 tháng thực tập tại CHK BMT tác giả đã cố gắng tìm hiểu, quan sát, tham khảo ý kiến, học hỏi thực tế, từ đó tiến hành phân tích các hoạt động, các dịch vụ hàng không và phi hàng không đã và đang diễn ra tại Cảng. Thông qua các chỉ số và số liệu thu thập được từ Ban giám đốc và các Tổ chức năng, tác giả kết hợp việc phân tích, so sánh, nhận xét và đánh giá những kết quả đạt được, những ưu điểm và khuyết điểm về sơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực…phục vụ cho quá trình khai thác các hoạt động, dịch vụ này.

Ngoài các phương pháp trên, tác giả cũng chú trọng đến việc phân tích những

Một phần của tài liệu Phân tích các hoạt động khai thác hàng không và phi hàng không tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột (Trang 51 - 61)