Hoạt động nhượng quyền

Một phần của tài liệu Phân tích các hoạt động khai thác hàng không và phi hàng không tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột (Trang 41 - 42)

3. Phương pháp áp dụng trong báo cáo và giới hạn phạm vi của báo cáo

2.2.3Hoạt động nhượng quyền

Hoạt động nhượng quyền kinh doanh thương mại là hình thức chuyển nhượng quyền kinh doanh, khai thác một số khu vực trong và ngoài nhà ga, các phương tiện công trình kiến trúc cho các đơn vị khác hoạt động hàng không hoặc phi hàng không tại CHK. Và các đơn vị này sẽ trả một khoản phí nhượng quyền khai thác.

a. Dịch vụ quảng cáo :Tiến hành cho các đơn vị trong và ngoài nhà ga thuê mặt bằng để quảng cáo như quảng cáo bằng các hộp đèn dọc theo lối đi của luồng hành khách, trên các bức tường của nhà ga, trên các phương tiện như xe đẩy hành lí… Nếu các nhân tổ chức bên ngoài muốn thực hiện quảng cáo trong khu vực CHK BMT thì sẽ kí hợp đồng với công ty cổ phần Sóng Việt.

32

Các nhà quản lí CHK BMT nhận thấy rằng nếu cho đơn vị khác nhượng quyền thì họ sẽ tổ chức và bố trí hợp lí và quy củ hơn, bởi vì họ chuyên nghiệp hơn và họ quan tâm đến vấn đề thương mại, xúc tiến quảng cáo và bán hàng nên hiệu quả khai thác và doanh thu cũng cao hơn. Đồng thời Cảng cũng ràng buộc họ bằng cách quy định trong một khoảng thời gian họ phải tìm kiếm khách hàng và kí kết được số hợp đồng quảng cáo nhất định.

b. Dịch vụ ăn uống, bán hàng

Ngày 02/11/2011 CHK BMT đã kí kết hợp đồng với Công ty Cổ phần Sóng Việt số 407/TCTCHKMN-BMT chuyển nhượng quyền kinh doanh dịch vụ bán hàng hóa lưu niệm, ăn uống, giải khát ..cho đơn vị này. Chính vì thế hiện tại Cảng sẽ không khai thác các dịch vụ này nữa mà chỉ thu phí nhượng quyền khai thác với mức giá hiện nay là khoảng 70.000.000 tr.đồng/tháng.

Thực tế đã cho thấy rằng Sóng Việt họ hoạt động mạnh hơn Cảng trước đây rất nhiều vì họ chuyên nghiệp hơn trong việc tổ chức và thực thi công việc, đồng thời họ cũng hoạt động ở bên ngoài với rất nhiều lĩnh vực khác nhau nên công tác marketing, PR và xúc tiến thương mại nhằm tăng nguồn thu rất được chú trọng. Trước đây tại CHK BMT chỉ có 4 người phục vụ tại khu vực ăn uống, bán hàng, và mỗi người thì phải kiêm nhiệm nhiều vị trí khác nhau, trong khi Sóng Việt họ chuyên môn hóa hơn với lực lượng lên tới 30 người cho nên hiệu quả hoạt động sẽ cao hơn hẳn.

Đồng thời để kích thích sự phát triển các dịch vụ này thì CHK BMT cũng quy định doanh thu tối thiểu hàng tháng Sóng Việt phải đạt được từ việc kinh doanh các dịch vụ này nếu họ muốn tiếp tục khai thác tại Cảng.

Rõ ràng là việc nhượng quyền này làm cho CHK BMT lợi thế hơn rất nhiều so với việc tự khai thác trước đây.

Một phần của tài liệu Phân tích các hoạt động khai thác hàng không và phi hàng không tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột (Trang 41 - 42)