Các dịch vụ thương mại phi hàng không

Một phần của tài liệu Phân tích các hoạt động khai thác hàng không và phi hàng không tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột (Trang 49 - 51)

3. Phương pháp áp dụng trong báo cáo và giới hạn phạm vi của báo cáo

3.1.2 Các dịch vụ thương mại phi hàng không

Hoạt động khai thác phi hàng không ở mỗi cảng hàng không sẽ có những loại hình khác nhau, đối với các cảng hàng không quốc tế thì các loại hình sẽ đa dạng và phong phú hơn, đặc biệt là các cảng hàng không ở nước ngoài như Dubai, Changi, Icheon…. Còn đối với các cảng hàng không nội địa đặc biệt là các Cảng hàng không ở Việt Nam thì các loại hình sẽ ít hơn và khó phát triển hơn vì nhiều lí do khác nhau.

Hiện nay thực trạng khai thác thương mại tại các cảng hàng không ở Việt Nam còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục, hầu hết các cảng hàng không ở Việt Nam đều được xây dựng hoàn toàn trên nguồn vốn của nhà nước cho nên nếu hoạt động không hiệu quả thì cũng có thể được bù lỗ, do đó chưa có nhiều biện pháp mở rộng để thương mại hóa hoặc đẩy mạnh hoạt động khai thác hiệu quả để tăng doanh thu.

Ngoài các cảng hàng không quốc tế như Tân Sơn Nhất, Nội Bài là hoạt động có hiệu quả thì đa phần các cảng hàng không nội địa của Việt Nam đều phải bù lỗ. Hầu hết các cảng hàng không dân dụng hiện nay đều được hình thành dựa trên các cảng hàng không quân sự, do đó để phát triển các hoạt động khai thác thương mại phi hàng không cũng đang còn là một thách thức rất lớn.

Cũng giống như thực trạng tại của hầu hết các cảng hàng không ở nước ta, CHK BMT muốn phát triển các dịch vụ thương mại phi hàng không là một vấn đề rất khó khăn bởi vì nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như mức thu nhập của đa số người dân tại các vùng sâu vùng xa còn thấp và chưa ổn định, nhu cầu hành khách còn ít, cơ sở hạ tầng tại cảng chưa đáp ứng, một số kế hoạch thì chưa được sự phê duyệt từ Tổng công ty….nên các hoạt động này mới chỉ được khai thác ở phạm vi nhỏ và tính chất chuyên nghiệp chưa cao. Nhưng trong thời gian tới thì CHK BMT sẽ đẩy mạnh và chú trọng đến các hoạt động này nhằm mục tiêu tiến tới giảm thua lỗ hàng năm, tăng thêm doanh thu cho Cảng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Trong quá trình hoạt động khai thác các dịch vụ thương mại phi hàng không thì CHK BMT có những ưu điểm và nhược điểm sau đây:

a. Ưu điểm

Hiện nay thì nhà ga CHK BMT đã thực sự nhộn nhịp hơn, có nhiều loại hình dịch vụ được chú trọng hơn trước, không gian phòng chờ đẹp, rộng rãi, tiện nghi, sang trọng với các dịch vụ thương mại như bán hàng hóa lưu niệm, bán đồ ăn, thức uống,

40

khu vực quán nước cafe, giải khát…Ngoài ra dịch vụ phục vụ hành khách CIP, VIP cũng được đưa vào khai thác kể từ khi nhà ga mới đưa vào hoạt động.

Một số dịch vụ đã nhượng quyền cho các tổ chức, cá nhân khác cho nên Cảng vừa có thêm nguồn thu lại vừa không tốn chi phí thuê nhân công.

Khu vực sân đỗ ô tô, taxi cũng được bố trí và sắp xếp một cách trật tự để các đơn vị taxi thuê mặt bằng khai thác và các phương tiện đến sân bay, đậu đỗ xe tại sân bay, đưa tiễn hành khách mà vẫn bảo đảm không gây ảnh hưởng đến khu vực nhà ga và các hoạt động diễn ra tại đây, và đồng thời có thể tăng thêm nguồn thu cho Cảng.

b. Nhược điểm

Mặc dù các hoạt động thương mại phi hàng không được đầu tư, chú trọng và đa dạng hóa hơn trước, tuy nhiên các dịch vụ phi hàng không mới được đầu tư và chú trọng trong thời gian gần đây nên công tác quản lí, tổ chức và hoạt động cũng như hiệu quả khai thác còn gặp phải một số khó khăn và hạn chế sau:

- Các dịch vụ thương mại phi hàng không mới chỉ giới hạn ở một số hoạt động như: Thu bãi đậu xe, phục vụ vận chuyển hành khách, phục vụ y tế…và những dịch vụ này thì không mang lại doanh thu lớn cho CHK BMT.

- Các dịch vụ thương mại phi hàng không hiện nay chỉ chú trọng chủ yếu ở phần mặt bằng nằm trong khu vực cách li như dịch vụ ăn uống, bán hàng hóa đặc sản, lưu niệm, quảng cáo...Các khu vực công cộng thì chưa có nhiều dịch vụ vì việc khai thác ở khu vực này rất khó khăn nên các nhà quản lí Cảng vẫn chưa có nhiều kế hoạch mở rộng kinh doanh thương mại ở những khu vực này.

- Hơn nữa tại các CHK nhỏ như CHK BMT thì hầu như chưa có một phòng ban chuyên biệt nào về phát triển thương mại, marketing CHK và chịu sự can thiệp sâu của nhà nước trong việc định giá đối với phần lớn các loại giá hàng không nên vấn đề thương mại hóa và lợi nhuận vẫn còn là thách thức lớn đối với các nhà quản lí CHK BMT.

- Đồng thời, trong việc thu hút, khuyến khích và nâng cao lưu lượng hành khách đi lại bằng phương tiện máy bay thì hầu như là do các hãng VietnamAirlines và AirMekong thực hiện cho nên cảng rất bị động trong công tác này. Nhưng xét cho cùng, nếu lưu lượng hành khách tăng thì Cảng mới có nhiều cơ hội để đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ phi hàng không.

- Mặt khác, cơ chế hoạt động tại CHK BMT cũng như các cảng hàng khác ở Việt Nam chưa phát huy tối đa tính năng động, linh hoạt và quyền hạn của các cảng hàng

41

không. Là đơn vị hoạt động dưới sự quản lí và kiểm soát của Tổng Công ty Cảng hàng không Miền Nam nên CHK BMT chưa tự mình điều chỉnh cơ cấu tổ chức hoạt động, khả năng ứng phó với sự thay đổi của môi trường rất hạn chế, các kế hoạch hoạt động phải thông qua Tổng công ty và phải được nhất trí nên không chủ động ra quyết định thực hiện những dự án hoặc đầu tư vào những lĩnh vực mới và có tiềm năng phát triển.

Một phần của tài liệu Phân tích các hoạt động khai thác hàng không và phi hàng không tại cảng hàng không Buôn Ma Thuột (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)