1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa

148 2,4K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

20 Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa .... 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng

Trang 1

KHOA KINH TẾ

====  ====

PHẠM THÀNH LONG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12 THPT TRONG TỈNH KHÁNH HÒA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

GVHD: LÊ KIM LONG

Nha Trang, tháng 7 năm 2013

Trang 2

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Khánh Hòa, phòng Khảo Thí Chất lượng Đào tạo, bộ phận Tuyển sinh thuộc Sở Giáo dục & Đào tạo Khánh Hòa, Ban Giám hiệu, các Thầy (Cô) giáo và các em học sinh tại các trường THPT trong tỉnh đã động viên tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình điều tra khảo sát và thực hiện đề tài

Vì đề tài hoàn thành trong thời gian ngắn nên không tránh khỏi những sai sót, hạn chế Kính mong quý Thầy (Cô) đóng góp ý kiến để em có thể làm tốt hơn ở những nghiên cứu về lĩnh vực này trong thời gian sắp tới

Sinh viên

Phạm Thành Long

Trang 3

TCCN Trung cấp chuyên nghiệp

GDHN Giáo dục hướng nghiệp

Trang 4

M C L C

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH ix

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu 4

1.4.1 Nghiên cứu sơ bộ 4

1.4.2 Nghiên cứu chính thức 4

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 5

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu 5

1.6 Ý nghĩa của đề tài 5

1.7 Kết cấu của đề tài 6

CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7

2.1 Giới thiệu 7

2.2 Hướng nghiệp 7

2.3 Giáo dục hướng nghiệp 9

2.3.1 Quan điểm truyền thống và quan điểm mới về GDHN 9

2.3.2 Ý nghĩa của công tác GDHN 9

2.3.3 Nội dung của công tác GDHN 10

2.3.4 Nhiệm vụ của GDHN trong nhà trường THPT 10

2.4 Tư vấn hướng nghiệp 11

2.5 Nghề nghiệp 11

Trang 5

2.5.1 Khái niệm nghề nghiệp 11

2.5.2 Lựa chọn nghề nghiệp và tính chất của nó 12

2.5.2.1 Tính chủ thể của quá trình lựa chọn 12

2.5.2.2 Tính khách thể của quá trình lựa chọn 12

2.5.2.3 Tính mục đích của quá trình lựa chọn 13

2.5.2.4 Tính cấu trúc của quá trình lựa chọn 13

2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh 13

2.6.1 Yếu tố về đặc điểm cá nhân 13

2.6.2 Yếu tố gia đình 14

2.6.3 Yếu tố bạn bè 14

2.6.4 Yếu tố hướng nghiệp của trường THPT 15

2.6.5 Lý Thuyết căn cứ khoa học Yếu tố phương tiện thông tin và các tổ chức xã hội 16

2.7 Mô hình về các bước trong quá trình quyết định lựa chọn trường 16

2.8 Mô hình nghiên cứu liên quan các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường ĐH của học sinh 18

2.8.1 Đặc điểm của học sinh 20

2.8.2 Các ảnh hưởng bên ngoài 21

2.9 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan 22

2.9.1 Các nghiên cứu trong nước 22

2.9.2 Các nghiên cứu nước ngoài 24

2.10 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết của đề tài 27

2.10.1Mô hình nghiên cứu đề xuất 27

2.10.2 Nhóm giả thuyết thứ nhất 28

2.10.3 Nhóm giả thuyết thứ hai 31

CHƯƠNG 3PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

3.1 Giới thiệu 32

3.2 Thiết kế nghiên cứu 32

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu 32

3.2.2 Quy trình nghiên cứu 33

Trang 6

3.3 Xây dựng thang đo 34

3.3.1 Thang đo về “Đặc điểm cá nhân học sinh” 34

3.3.2 Thang đo về các cá nhân có ảnh hưởng 34

3.3.3 Thang đo về đặc điểm trường ĐH 35

3.3.4 Thang đo về danh tiếng trường ĐH 35

3.3.5 Thang đo về đáp ứng mong đợi trong tương lai 36

3.3.6 Thông tin về trường ĐH 36

3.3.7 Thang đo về cơ hội trúng tuyển 37

3.3.8 Thang đo về hướng nghiệp 37

3.3.9 Thang đo cho biến phụ thuộc “Quyết định chọn trường” 38

3.4 Đánh giá sơ bộ thang đo 38

3.4.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha 39

3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 41

3.5 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu 44

3.6 Giới thiệu nghiên cứu chính thức 45

CHƯƠNG 4PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ 47

4.1 Giới thiệu 47

4.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 47

4.3 Thực trạng công tác hướng nghiệp ở các trường THPT 49

4.4 Mô tả mẫu 50

4.5 Phân tích và đánh giá thang đo 57

4.5.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo 57

4.5.2 Kiểm định giá trị thang đo 60

4.6 Thực hiện một số kiểm định 63

4.6.1 Thống kê mô tả các thang đo 63

4.6.2 Xem xét ma trận tương quan 68

4.6.3 Phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp mô hình 68

4.6.4 Kiểm định các giả thuyết của mô hình 74

4.7 Phân tích phương sai (ANOVA) 75

CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

Trang 7

5.1 Tóm tắt nghiên cứu 78

5.2 Kết quả nghiên cứu 79

5.3 Các gợi ý về giải pháp 81

5.3.1 Nâng cao khả năng đáp ứng mong đợi sau khi ra trường đối với sinh viên của trường ĐH: 81

5.3.2 Đổi mới công tác hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 83

5.3.3 Tăng cường quảng bá hình ảnh trường ĐH 85

5.3.4 Đẩy mạnh tư vấn cho phụ huynh học sinh 86

5.4 Tính mới của nghiên cứu 87

5.4.1 So sánh với nghiên cứu của Trần Văn quí & Cao Hào Thi (2009) 87

5.4.2 So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011) 88

5.5 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 1 92

PHỤ LỤC 2 93

PHỤ LỤC 3 99

PHỤ LỤC 4 104

PHỤ LỤC 5 108

PHỤ LỤC 6 115

PHỤ LỤC 7 121

PHỤ LỤC 8 125

PHỤ LỤC 9 129

PHỤ LỤC 10 133

PHỤ LỤC 11 135

PHỤ LỤC 12 138

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng kết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học

sinh 26

Bảng 3.1: Các bước nghiên cứu của đề tài 33

Bảng 3.2: Thang đo về đặc điểm cá nhân học sinh 34

Bảng 3.3 Thang đo về các cá nhân có ảnh hưởng 35

Bảng 3.4 Thang đo về đặc điểm trường ĐH 35

Bảng 3.5 Thang đo về danh tiếng trường ĐH 36

Bảng 3.6 Thang đo về đáp ứng mong đợi trong tương lai 36

Bảng 3.7 Thang đo về nổ lực giao tiếp với học sinh của trường ĐH 37

Bảng 3.8 Thang đo về cơ hội trúng tuyển 37

Bảng 3.9 Thang đo về hướng nghiệp 38

Bảng 3.10 Kết quả đánh giá sơ bộ Cronbach Alpha 39

Bảng 3.11 Kết quả đánh giá sơ bộ EFA 42

Bảng 4.1 Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2011, 2012 tỉnh Khánh Hòa 48

Bảng 4.2 Số lượng thí sinh dự thi phân theo khối thi năm 2011, 2012 tỉnh Khánh Hòa 48

Bảng 4.3 Mô tả mẫu theo đơn vị trường THPT 51

Bảng 4.4 Mô tả mẫu theo trình độ học vấn của cha mẹ 55

Bảng 4.5 Mô tả mẫu theo nghề nghiệp của cha mẹ 56

Bảng 4.6 Mô tả mẫu theo thu nhập của cha mẹ 57

Bảng 4.7 Kết quả tổng kết phân tích Cronbach Alpha 59

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 61

Bảng 4.9 Kết quả phân tích EFA 61

Bảng 4.10 Thống kê mô tả thang đo “Đáp ứng mong đợi trong tương lai” 63

Bảng 4.11 Thống kê mô tả thang đo “Danh tiếng trường ĐH” 64

Bảng 4.12 Thống kê mô tả thang đo “Đặc điểm trường ĐH” 65

Bảng 4.13 Thống kê mô tả thang đo “Thông tin về trường ĐH” 66

Bảng 4.14 Thống kê mô tả thang đo “Cơ hội trúng tuyển” 66

Trang 9

Bảng 4.15 Thống kê mô tả thang đo “Hướng nghiệp” 67 Bảng 4.16 Thống kê mô tả thang đo “Các cá nhân có ảnh hưởng” 67 Bảng 4.17 Model Summary, Anova và Coefficients 68 Bảng 4.18 Kết quả phân tích ANOVA sự khác biệt trong quyết định chọn trường theo giới tính 76 Bảng 4.19 Kết quả phân tích ANOVA sự khác biệt trong quyết định chọn trường theo học lực 76

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Mô hình các bước trong quá trình quyết định lựa chọn trường ĐH

của Chapman R.C (1984) 17

Hình 2.2 Mô hình các bước trong quá trình quyết định chọn trường của Hossler và Gallagher 1987 17

Hình 2.3 Mô hình tổng quát các bước để hoàn thành một quyết định phức tạp của Kotler & Fox 1995 18

Hình 2.4 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của D.W Chapman (1981) 20

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa 27

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 33

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường 44

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện mẫu theo giới tính 52

Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn mẫu theo học lực 52

Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn thời điểm học sinh 12 bắt đầu chọn trường ĐH 53

Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn dự định sau khi tốt nghiệp THPT 53

Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn mức độ chắc chắn trong quyết định chọn trường 54

Hình 4.6 Biều đồ phân phối phần dư 70

Hình 4.7 Biểu đồ P- P Plot 70

Hình 4.8 Đồ thị phân tán 71

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Chiến lược giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009- 2020 đã khẳng định “Trong

vòng 20 năm tới, phấn đấu xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước… phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo…có năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt…gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi có sự phấn đấu không ngừng, nổ

lực học tập của thế hệ thanh niên, học sinh, sinh viên trong cả nước Tuy nhiên, trước bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn, đất nước ngày càng tụt hậu về mặt kinh kế; phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền và giữa các đối tượng người học; trình độ lực lượng lao động nước ta còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới1 Hơn bao giờ hết, rất cần có sự quan tâm của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc định hướng nghề nghiệp, ngành học cho học sinh, để góp phần chung vào phát triển kinh tế đất nước

Hằng năm, cứ đến mùa tuyển sinh ĐH- CĐ có khoảng 1,1 triệu học sinh lớp

12 trong cả nước bận rộn với vấn đề chọn trường thi, ngành thi (Trần Văn Quí & Cao Hào Thi 2009) Hàng loạt các trường ĐH, CĐ, TCCN đến tư vấn tuyển sinh, hướng dẫn học sinh 12 làm hồ sơ đăng ký dự thi, giới thiệu ngành đào tạo, điểm chuẩn, tỷ lệ chọi… Số lượng trường THPT trong cả nước tăng qua các năm, từ

2192 (năm 2008), tăng lên 2267 (năm 2009) và 2288 (năm 2010), 2350 (năm 2011)2 Hơn nữa, tỉ lệ tốt nghiệp THPT các năm gần đây tăng đột biến, năm học 2008- 2009 cả nước có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp so với tổng số dự thi chiếm

1 Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020

Trang 12

83,82%; năm học 2009- 2010, tỷ lệ này tăng lên 92,57% và đến năm 2012 thì tỷ

lệ đỗ tốt nghiệp là 97,63%1, trong khi đó tổng chỉ tiêu hằng năm cả ĐH và CĐ chỉ hơn 500.000 chỉ tiêu (Báo Lao động) Thực trạng này gây ra áp lực nặng nề cho học sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ những năm sắp tới

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 88,2% số bạn học sinh đã có những quyết định về ngành nghề hoặc trường ĐH sau này dự thi; tuy nhiên, chỉ có 36,4% số học sinh hoàn toàn tin tưởng rằng những ngành nghề mà các em đã chọn và dự định sẽ học là hoàn toàn phù hợp; 40,9% còn băn khoăn không biết ngành nghề

đã chọn có thật sự phù hợp với các em không; 12,1% không biết sau này có xin được việc làm đúng nghề đã học không và 10,6% số học sinh cảm thấy khó trả lời (Khoa Tâm lý – Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2005) Như vậy, còn nhiều học sinh không hiểu biết về năng lực, sở thích học tập hoặc không hiểu biết về ngành học mà mình đã chọn Do đó, công tác hướng nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng giúp học sinh 12 định hướng nghề nghiệp đúng đắn, xác định rõ tương lai của mình, lựa chọn con đường lập nghiệp sau này của chính bản thân họ

Tuy nhiên, thực tế giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, công tác hướng nghiệp và tư vấn chọn trường chưa được xem trọng, chỉ đến khi kỳ thi tuyển sinh ĐH- CĐ sắp cận kề thì giáo viên và ngay cả các trường ĐH- CĐ mới thực hiện tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh Mặt khác, tình trạng không có việc làm của một bộ phận không nhỏ sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH có “danh giá” là một minh chứng cho nhu cầu của thị trường lao động đang vốn rất cần một lượng đông các người thợ có tay nghề giỏi chứ không phải những người chỉ

có bằng cấp cao (Nguyễn Văn Hộ & Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006) Theo một nghiên cứu thì yếu tố ảnh hưởng chính đến quyết định của học sinh trong việc chọn trường kỹ thuật dạy nghề đó là học xong và tìm được một công việc Ngoài

ra, yếu tố theo học các trường kỹ thuật dạy nghề vì sự yêu thích là yếu tố không quan trọng, cho thấy học sinh 12 đang dần có sự thiên lệch không muốn học nghề nữa (Cao Thị Châu Thủy 2010)

Mặt khác, các trường ĐH ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong thu hút các em học sinh lớp 12 đăng ký dự thi, nhiều trường, nhiều ngành có nguy cơ

1 Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo

Trang 13

phải ngừng hoạt động giảng dạy do không đủ chỉ tiêu tuyển sinh Trong khi, nhiều ngành khác lại có số lượng đăng ký tăng quá mức, chất lượng dạy và học không tương xứng, gây khó khăn cho chính các em học sinh trong vấn đề xin việc sau này

Khánh Hòa là một trung tâm văn hóa và du lịch lớn của cả nước, đặc biệt là ngành thủy sản phát triển khá mạnh, nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế là rất cao Khánh Hòa hiện có 31 trường THPT, hằng năm có hơn 12.000 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ Vấn đề chọn ngành, chọn trường dự thi luôn là những thắc mắc, băn khoăn của học sinh lớp 12 trong các buổi tư vấn tuyển sinh ĐH, CĐ Hiện tại, trong tỉnh Khánh Hòa chưa có một nghiên cứu nào thực hiện về vấn đề chọn trường, chọn ngành của học sinh lớp

12 Ngoài ra, các trường ĐH, CĐ trong tỉnh đang gặp khá nhiều khó khăn trong thu hút học sinh dự thi và học tập tại địa phương

Trước những thực trạng trên, thiết nghĩ việc chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa” là cần thiết và hữu ích

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa Từ đó, giúp gia đình, nhà trường và các tổ chức giáo dục có những biện pháp thiết thực nhằm định hướng cho học sinh chọn trường ĐH phù hợp

- Đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định chọn trường

ĐH của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa;

Trang 14

- Phân tích sự khác biệt trong quyết định chọn trường giữa các nhóm đặc điểm cá nhân học sinh;

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 ở các trường THPT trong tỉnh Khánh Hòa như thế nào?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa?

- Mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa ra sao?

- Liệu có sự khác biệt trong quyết định chọn trường ĐH giữa các nhóm đặc điểm cá nhân học sinh hay không?

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu trên, nghiên cứu này được tiến hành theo hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng

1.4.1 Nghiên cứu sơ bộ

Đầu tiên tiến hành thu thập, tổng hợp tài liệu từ các nguồn khác nhau như: các bài báo trong và ngoài nước; các đề tài nghiên cứu, số liệu thống kê và các tài liệu khác có liên quan Thực hiện kỹ thuật thảo luận tay đôi với các chuyên gia là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng để tìm hiểu thực trạng công tác hướng nghiệp ở trường THPT và khám phá ra các nhân tố mới có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa

Tiếp đến, tiến hành điều tra với kích thước mẫu n = 100 để đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA 1.4.2 Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được tiến hành bằng phương pháp định lượng, thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và thực hiện phát phiếu điều tra bằng bảng câu hỏi soạn sẵn với kích thước mẫu n = 550 nhằm thu thập thông tin cho đề tài Tiếp đến, sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để xử lý số liệu thống kê, phân tích Cronbach Alpha, phân tích EFA, kiểm định mô hình và giả thuyết của đề tài

Trang 15

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm học

2012 - 2013

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành khảo sát 31 trường THPT trong tỉnh Khánh Hòa Bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng, tiến hành điều tra tại 10/31 trường THPT:

6 Trường THPT Nguyễn Huệ

7 Trường THPT Ngô Gia Tự

8 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

9 Trường THPT Tôn Đức Thắng

10 Trường THPT Nguyễn Thái Học

Nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 7/2012 đến tháng 3/2013

1.6 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài mang lại ý nghĩa cho các nhà nghiên cứu, các trường THPT, ĐH và các em học sinh lớp 12 Cụ thể như sau:

Một là, kết quả nghiên cứu giúp các trường ĐH biết được những nhân tố

chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa Từ đó, các trường ĐH có những biện pháp thích hợp, đồng bộ, hiệu quả trong công tác tư vấn tuyển sinh nhằm thu hút được các em học sinh giỏi, có năng lực đăng ký dự thi vào trường mình

Hai là, kết quả nghiên cứu góp phần giúp các em học sinh lớp 12 hiểu biết

sâu sắc hơn về các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định dự thi vào trường

ĐH của mình Từ đó, các em có thể chuẩn bị kỹ hơn, định hướng đúng đắn hơn

Trang 16

trong vấn đề chọn trường, chọn ngành, đưa ra quyết định sáng suốt, có căn cứ khoa học

Ba là, mô hình nghiên cứu cũng góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu tiếp

tục điều chỉnh, bổ sung và sử dụng chúng cho những nghiên cứu tiếp theo

1.7 Kết cấu của đề tài

Ngoài danh mục lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng, danh mục hình, danh mục sơ đồ thì kết cấu của báo cáo nghiên cứu này bao gồm năm chương Chương

1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết

về hướng nghiệp ở trường THPT, các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, mô hình các bước trong quá trình quyết định lựa chọn

và mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của D

W Chapman (1981) và đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết của đề tài Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, xây dựng và đánh giá sơ

bộ thang đo Chương 4 phân tích và thảo luận kết quả Chương 5 trình bày kết luận, các gợi ý về giải pháp nhằm định hướng cho các em học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa chọn trường phù hợp

Trang 17

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Giới thiệu

Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2 trình bày cơ

sở lý thuyết nhằm mục đích xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa Phần đầu tiên sẽ tóm lược lý thuyết liên quan về hướng nghiệp ở trường THPT và các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Tiếp theo, trình bày lý thuyết về các bước trong quá trình quyết định lựa chọn trường và mô hình lý thuyết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của D W Chapman (1981) Trên cơ sở lý thuyết đã được phân tích ở trên tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết của

đề tài

2.2 Hướng nghiệp

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã nhen nhóm cho sự ra đời của “hướng nghiệp”, đặc biệt là kể từ sau sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản C.Mác đã mô tả quá trình thầm lặng phân hóa và phân chia lao động thành từng nhóm đã cho thấy: rất nhiều người trong số họ sẽ phải làm những công việc không phù hợp với những đặc điểm tâm lý của họ Trải qua thời gian thì những yêu cầu nghề nghiệp đối với con người cũng đã thay đổi: điều hành kỹ thuật cao đòi hỏi phải khéo léo và thận trọng, các sự cố trong sản xuất đã đem đến cho các nhà tư bản những tổn thất nặng

nề, những sai sót trong việc tuyển lựa công nhân, việc chọn lựa những nhân viên thiếu năng lực, việc đào tạo nhân viên có tay nghề kém đã dẫn đến những giảm sút lớn về kinh tế… Điều đó cho ta thấy rằng nếu trong khi tiếp nhận một nguồn lực vào lao động sản xuất mà không tính đến năng lực cá nhân của họ, không kiểm tra

sự phù hợp của họ đối với nhu cầu nghề nghiệp thì không thể giữ được sự bình ổn sản xuất chứ chưa nói tới nâng cao năng suất lao động (C Mác, F Angghen 1959; theo Nguyễn Văn Hộ & Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006)

Năm 1849, ở Pháp đã xuất hiện cuốn sách nhan đề “Hướng dẫn lựa chọn nghề” Vào đầu thế kỷ XX, ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển đã xuất hiện các cơ sở

Trang 18

dịch vụ hướng nghiệp Ở nước Nga xuất bản cuốn sách về hướng nghiệp có tựa

đề “Lựa chọn khoa và điểm qua chương trình ĐH tổng hợp”, trong đó nêu rõ ý nghĩa khi lựa chọn nghề khi thi vào trường ĐH được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1897 Nhưng việc chọn nghề ở nhiều nước trên thế giới chỉ giới hạn trong sự bất bình đẳng xã hội Tất cả những tác phẩm về hướng nghiệp chỉ nhằm mục đích tăng cường lợi nhuận qua việc bóc lột tối đa sức lực của người lao động

Từ những năm 20, 30 của thế kỷ XX thì công tác hướng nghiệp được triển khai trên đất nước Xô viết nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ

Năm 1930, ở Maxcơva đã thành lập phòng thí nghiệm trung ương về tư vấn nghề và lựa chọn nghề trực thuộc Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Lênin Hoạt động tư vấn này sẽ giúp cho tuổi trẻ hiểu rằng muốn cho đất nước ổn định

và phồn vinh thì không chỉ cần sự đóng góp sức lực và khả năng của mình mà còn giúp cho mỗi người lựa chọn vị trí trong cơ cấu nghề nghiệp xã hội phù hợp với đặc điểm tâm lý và năng lực về kỹ năng, kỹ xảo lao động nghề nghiệp

Dựa vào các quan điểm trên thì ta có thể thấy rằng nếu sớm thực hiện hướng nghiệp cho thế hệ trẻ thì đó là cơ sở giúp cho họ chọn nghề đúng đắn, có

sự phù hợp giữa năng lực, sở thích cá nhân với nhu cầu xã hội

Vậy “Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp tâm lý- giáo dục, y học, Nhà nước giúp cho con người đi vào cuộc sống thông qua việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu xuất hiện, vừa phù hợp với năng lực của bản thân” (Platônốp 1996; theo Nguyễn Văn Hộ & Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006) Hoặc “Hướng nghiệp là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục, về y học, kinh tế học nhằm giúp thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân” (Phạm Tất Dong 1989; theo Phạm Văn Khanh 2012)

Như vậy, hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp sư phạm nhằm giúp thế

hệ trẻ làm quen với các ngành nghề phổ biến trong xã hội, để các em có thể lựa chọn nghề nghiệp cho mình một cách tốt nhất trên cơ sở phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng cá nhân

Trang 19

2.3 Giáo dục hướng nghiệp

2.3.1 Quan điểm truyền thống và quan điểm mới về GDHN

- Quan điểm truyền thống: theo quan điểm này, GDHN gắn với khâu chọn

nghề Về phạm vi, GDHN chỉ diễn ra ở trường phổ thông Về đối tượng, là học sinh phổ thông nhưng chủ yếu là học sinh THCS đến hết cấp THPT

- Quan điểm mới: theo quan điểm này, GDHN gắn liền với quá trình phát

triển nghề nghiệp gồm có chọn nghề và thích ứng nghề Về phạm vi, công tác GDHN không chỉ diển ra ở trường phổ thông mà ở cả trường dạy nghề và trường TCCN, CĐ, ĐH và cả ở những cơ sở sản xuất kinh doanh Về đối tượng, bao gồm cả học sinh phổ thông, học sinh học nghề và TCCN, sinh viên CĐ, ĐH và cả người lớn tuổi học thêm nghề hoặc chuyển đổi nghề do thay đổi công nghệ, cổ phần hóa doanh nghiệp, môi trường sống…(Phạm Văn Khanh 2012)

2.3.2 Ý nghĩa của công tác GDHN

- Ý nghĩa giáo dục: GDHN là một bộ phận của công tác giáo dục Đây là

công tác điều chỉnh động cơ chọn nghề của học sinh, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp cho các em theo xu thế nhu cầu lao động xã hội và sự phân công lao động

xã hội Tác động của giáo dục trong quá trình hướng nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội Kết quả của GDHN là giúp học sinh chọn nghề trên cơ sở phù hợp với nguyện vọng của bản thân, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình của mình và phù hợp với nhu cầu xã hội…

- Ý nghĩa kinh tế: GDHN luôn hướng vào việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao

động trẻ tuổi của đất nước từ đó nâng cao năng suất lao động xã hội, đồng thời đưa đúng thanh thiếu niên vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp, giúp họ phát huy đúng sở trường lao động Phát triển cao hứng thú nghề nghiệp, làm tăng khả năng sáng tạo trong lao động Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa trong công tác GDHN Từ đó, biến nghề nghiệp không chỉ là nơi kiếm sống đơn thuần mà còn là nơi cá nhân thể hiện nhân cách, phát triển tài năng, cống hiến hết sức lực và trí tuệ cho công cuộc xây dựng đất nước

- Ý nghĩa chính trị - xã hội: GDHN là hoạt động hướng nghiệp có chức

năng thực hiện hóa đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, của đời sống xã hội GDHN được coi là điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục

Trang 20

GDHN sẽ tạo nên yếu tố mới trong con người lao động – yếu tố cơ bản của việc tăng năng suất lao động xã hội Làm tốt GDHN, sẽ có những lớp người mới đủ năng lực và phẩm chất cách mạng để xây dựng và bảo vệ tổ quốc

2.3.3 Nội dung của công tác GDHN

GDHN phải cung cấp cho học sinh sự hiểu biết về hệ thống nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt những nghề phổ biến và quan trọng nhất của nền kinh tế, đồng thời cũng phải giúp cho học sinh quen biết những nghề chính của địa phương và những nghề có tính chất truyền thống Ngoài ra, trong các giờ hướng nghiệp cũng phải cho học sinh hiểu biết về các trường nghề, TCCN…

Nội dung GDHN là giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp, thấy rõ trách nhiệm của mình đối với xã hội, đánh giá đúng những khó khăn và thuận lợi của đất nước, của địa phương nhằm tạo ra cho mình tâm lý sẵn sàng để đi vào nghề

Nội dung GDHN phải khơi dậy chí hướng và hứng thú nghề nghiệp cho học sinh vì đây được coi như “một chỉ số quan trọng hàng đầu để xét sự phù hợp nghề của con người”

Nội dung GDHN tiến hành trong các bộ môn khoa học cơ bản sẽ tạo cho học sinh có điều kiện hiểu được sự vận dụng tri thức trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, thấy rõ tiềm năng và triển vọng của địa phương, của đất nước đối với

sự phát triển kinh tế và tương lai của một số ngành nghề Đồng thời hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi

2.3.4 Nhiệm vụ của GDHN trong nhà trường THPT

- Nâng cao nhận thức nghề nghiệp cho học sinh phù hợp với trình độ phát triển tâm lý và lứa tuổi các cấp học, đầu tiên là qua hướng nghiệp học sinh được làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phải phát triển ngay tại địa phương Đồng thời, học sinh còn phải biết những yêu cầu tâm lý, sinh lý mà nghề đặt ra, những điều kiện vào nghề và học nghề

- Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được trực tiếp tham gia vào hoạt động xã hội nhằm bước đầu hình thành năng lực thích ứng nghề nghiệp cho học

Trang 21

sinh Đối với học sinh phổ thông, con đường hình thành năng lực thích ứng nghề nghiệp là tổ chức lao động sản xuất và dạy nghề

- Giáo dục cho học sinh thái độ tôn trọng người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm, bảo vệ của công

- Thực hiện xã hội hóa GDHN nhờ việc phối hợp, liên kết các tổ chức, các

cơ sở sản xuất nằm trong các thành phần kinh tế ngoài xã hội

2.4 Tư vấn hướng nghiệp

Có thể nói tư vấn hướng nghiệp là một hoạt động cực kỳ quan trọng không thể thiếu ở các trường THPT nhằm giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về nghề nghiệp và điều chỉnh xu hướng lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp với sở thích, nguyện vọng của bản thân và quá phát triển chung của đất nước

Theo tác giả Phan Thị Tố Oanh (Oanh, 1996; theo Nguyễn Thị Trường Hân 2011) thì tư vấn hướng nghiệp là một hệ thống những biện pháp tâm lý – giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên, đối chiếu những năng lực đó với những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc với nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội trên cơ sở đó cho họ những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn trong khi chọn nghề

Tư vấn hướng nghiệp là một bộ phận quan trọng của hoạt động hướng nghiệp nói chung Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị đầy đủ kỹ năng và tâm thế để bước vào quá trình lao động góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước

2.5 Nghề nghiệp

2.5.1 Khái niệm nghề nghiệp

“Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức mạnh vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động

xã hội mà có), nó tạo cho mỗi con người khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cho việc tồn tại và phát triển (Klimốp 1969; theo Nguyễn Văn Hộ & Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006)

Như vậy, ta có thể hiểu nghề nghiệp như một dạng lao động vừa mang tính chất xã hội (sự phân công xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân),

Trang 22

trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và cá nhân

2.5.2 Lựa chọn nghề nghiệp và tính chất của nó

Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là một quá trình lâu dài và phức tạp, nó được biểu hiện ở các mức độ khác nhau ngay trong những lớp đầu của trường THCS, được tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần ở những lớp sau, nhất là

ở cuối cấp THPT (Nguyễn Văn Hộ & Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006) Với tư cách là một quá trình hoạt động, lựa chọn nghề nghiệp bao gồm những tính chất

cơ bản sau:

2.5.2.1 Tính chủ thể của quá trình lựa chọn

Quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh diễn ra với sự chi phối của những mối quan hệ xã hội phức tạp (giữa học sinh với gia đình; học sinh với tập thể lớp, trường, đoàn đội; học sinh với cộng đồng ) Những mối quan hệ này tác động tới nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú, sở thích nghề nghiệp của học sinh Tuy nhiên để đi tới một quyết định lựa chọn nghề thì hầu hết đó là quyết định do chính chủ thể đưa ra và khẳng định Tỷ lệ ảnh hưởng của những tác động khách quan tới sự lựa chọn trên mỗi cá nhân là nhiều ít khác nhau, song quyết định cuối cùng của quá trình lựa chọn nghề bao giờ cũng thuộc về một con người

cụ thể

2.5.2.2 Tính khách thể của quá trình lựa chọn

Khi nói đến quá trình lựa chọn nghề là nói tới sự kết hợp giữa nhu cầu, nguyện vọng cá nhân với yêu cầu do nghề nghiệp và xã hội đòi hỏi Không phải bất cứ nguyện vọng nghề nghiệp nào của chủ thể lựa chọn cũng được xã hội chấp nhận Trong xã hội mỗi cá nhân có một vị trí xác định, với vị trí đó, cá nhân vừa được hưởng những quyền lợi đồng thời cũng cần có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội

Mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm trong lựa chọn nghề được biểu hiện qua mối quan hệ giữa nguyện vọng cá nhân với đòi hỏi về số lượng

và chất lượng mà nhu cầu nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực nghề nghiệp đòi hỏi Khi đó chủ thể của sự lựa chọn trở thành đối tượng của sự

Trang 23

lựa chọn Phần chính yếu phụ thuộc vào những gì có được nhờ vào hoạt động của chủ thể lựa chọn

2.5.2.3 Tính mục đích của quá trình lựa chọn

Lựa chọn nghề là một hoạt động có đối tượng Đối tượng ở đây chính là những nghề mà học sinh sẽ chọn Nghề được chọn trở thành mục đích hoạt động của học sinh Để đạt tới mục đích, học sinh cần phải hiểu rõ đối tượng (nghề) Sự hiểu biết này càng cặn kẽ sâu sắc, đầy đủ bao nhiêu thì khả năng chiếm lĩnh nghề nghiệp càng nhanh chóng trở thành hiện thực bấy nhiêu Một khi đã hiểu rõ nghề nghiệp, học sinh sẽ dần thiết lập được kế hoạch cụ thể, có những biện pháp, phương pháp thích hợp trong học tập, rèn luyện để chiếm lĩnh được nghề lựa chọn

ở những mức độ khác nhau Việc xác định mục đích cho sự lựa chọn nghề của học sinh là rất đa dạng và phức tạp Muốn xác định được nghề sẽ chọn phù hợp với mình, ngoài việc hiểu biết về nghề đó, học sinh phải tự hiểu mình Chỉ có trên cơ

sở này, bản thân học sinh mới đáp ứng với những yêu cầu của nghề nghiệp

2.5.2.4 Tính cấu trúc của quá trình lựa chọn

Trong quá trình tồn tại và phát triển, giai đoạn lựa chọn nghề được coi là một bộ phận, một mắt xích trong cấu trúc đời sống của con người Khi xác định cho mình một hướng đi, một vị trí hoạt động trong đời sống xã hội chính là lúc con người ta lựa chọn nghề Quá trình lựa chọn nghề không phải là chốc lát, không phải diễn ra chỉ một lần mà nó nảy sinh trong các mối quan hệ phức tạp, lựa chọn nghề được đặt trong một hệ thống các mối quan hệ giữa chủ thể (người lựa chọn) và những điều kiện khách quan có mối quan hệ trực tiếp đối với nghề nghiệp Nếu như việc xem xét và lựa chọn nghề nghiệp của học sinh tách khỏi các dạng lựa chọn trong đặc trưng của cuộc sống con người thì sẽ dẫn tới sự hạn chế kết quả thực tế của các biện pháp hướng nghiệp, giới hạn khả năng điều khiển quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực cho đất nước

2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh 2.6.1 Yếu tố về đặc điểm cá nhân

Để có thể chọn được một nghề nào đó, mỗi người trước trước tiên phải

“hiểu mình” để có được một bức tranh toàn cảnh về chính mình, từ đó có sự cân nhắc kỹ càng về sự phù hợp hay không phù hợp giữa những gì vốn có và nhu cầu

Trang 24

đòi hỏi của nghề nghiệp Nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân để chiếm lĩnh một nghề nào đó có trở thành hiện thực không chỉ phụ thuộc vào sự nhận biết nghề

mà cùng với nó, cá nhân phải hiểu rằng nghề nghiệp đó đặt ra những điều kiện nào về thể chất, về tâm lý, về năng lực, về kỹ năng, về phẩm chất đạo đức mà chính mình cần phải có Bởi vậy, học sinh cần có sự hiểu biết cần thiết về nhu cầu năng lực, khí chất, các nét tình cách của mình để làm cơ sở cho sự so sánh đối chiếu với yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra (Nguyễn Văn Hộ & Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006)

2.6.2 Yếu tố gia đình

Gia đình ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của các

em học sinh Cha mẹ có sự hiểu biết, kinh nghiệm nhất định về các nghề trong xã hội Sau khi ra trường, nhiều khi các em phải phụ thuộc vào mối quan hệ, khả năng tài chính của gia đình mới có được một công việc ổn định Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của cha mẹ có tính hai mặt của nó, nếu cha mẹ có kiến thức, có trình

độ, hiểu rõ năng lực, hứng thú nghề nghiệp, sở thích của con thì sẽ định hướng cho con mình những ngành nghề phù hợp Nếu cha mẹ không có trình độ, kiến thức, áp đặt nghề nghiệp cho con cái mình theo ý thích, xu hướng của gia đình thì như vậy dễ dẫn đến những sự lựa chọn sai lầm của học sinh

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: đa số học sinh nói rằng hình thức giúp đỡ của cha mẹ và những người thân trong gia đình đối với việc lựa chọn nghề của học sinh là định hướng phân tích, khuyên các em nên chọn nghề theo nghề của cha mẹ hoặc nghề sau khi học xong dễ xin được việc hoặc có thu nhập cao Ngoài ra, cha mẹ, người thân còn giúp các em tìm kiếm những tài liệu, sách báo

có liên quan đến nghề Kết quả khảo sát cho thấy có 69,7% số học sinh lựa chọn nghề nghiệp cho mình do ảnh hưởng của cha mẹ và người thân trong gia đình (Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006, theo Trần Đình Chiến 2008)

2.6.3 Yếu tố bạn bè

Khi tham gia vào môi trường học tập thì quan hệ bạn bè là một nhu cầu không thể thiếu Bạn bè giúp các em chia sẻ những niềm vui, nổi buồn, giải tỏa những tâm tư nguyện vọng trong quá trình định hướng và lựa chọn nghề nghiệp Khi lựa chọn bạn, các em phải cân nhắc kỹ càng trên cơ sở phù hợp với sở thích,

Trang 25

tính cách, lối sống…các mối quan hệ này rất bền chặt, tồn tại trong suốt cuộc đời của các em Do đó, bạn bè cùng lớp, cùng trường cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của các em học sinh THPT Thực tế, nhiều học sinh chọn nghề do lời khuyên của bạn bè, thấy các bạn chọn thì mình cũng chọn theo hoặc các em chơi thân với nhau rồi cùng rủ nhau lựa chọn một nghề, thi chung một trường… Hầu hết việc chọn nghề do ảnh hưởng của bạn bè không mang lại hiệu quả do bị chi phối bởi cảm tính và không có sự so sánh đối chiếu giữa sở thích, điều kiện và năng lực của bản thân với yêu cầu của nghề hoặc do sự hào nhoáng bề ngoài của nghề, tâm lý chạy theo số đông Theo số liệu điều tra thì có tới 52,33% số học sinh lựa chọn nghề do sự ảnh hưởng của bạn bè (Trần Đình Chiến 2008)

2.6.4 Yếu tố hướng nghiệp của trường THPT

Nhà trường THPT là nơi dạy dỗ, diều dắt và hướng dẫn các em học sinh bước vào ngưỡng cửa cuộc đời Thông qua các hoạt động hướng nghiệp ở trường THPT, mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất và đòi hỏi của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và sự đào tạo nghề tương ứng, tự sàng lọc những nguồn tư vấn để tự mình tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân Từ đó, mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình (Nguyễn Văn Hộ & Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006)

Tuy nhiên trong thực tế, thì hoạt động hướng nghiệp của nước ta đang bị bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức Tính ra, mỗi trường phổ thông cần 1 giáo viên hướng nghiệp thì trên cả nước thiếu tới 10.000 người Hoạt động dạy nghề, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông còn chưa hợp lý cả về chất lượng và thời lượng, hiện tại đang chỉ đạt 4% chương trình giáo dục trong khi các quốc gia khác chiếm khoảng 7- 8% chương trình (Trần Đình Chiến 2008) Từ thực tế trên, nhà trường THPT cần có những hoạt động thiết thực hơn nữa để giúp cho các em học sinh có thế bước vào tương lai một cách tốt nhất

Hiện nay, đang rầm rộ các hoạt động tư vấn tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN tại các trường THPT, chương trình này thực sự bổ ích cho các em học sinh trong việc giải đáp các thắc mắc trong đăng ký hồ sơ thi ĐH, CĐ; việc chọn ngành

Trang 26

chọn trường phù hợp… Ngoài ra, hằng năm thì Bộ Giáo dục & Đào tạo xuất bản cuốn sách Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, CĐ, trong đó đề cập đến các trường, mã ngành, khối thi, chỉ tiêu tuyển sinh, địa điểm trường… rất hữu ích trong việc cung cấp thông tin tuyển sinh cho học sinh, bước đầu tìm ra sự phù hợp của bản thân học sinh với trường đăng ký dự thi ngành nghề đã chọn

2.6.5 Lý Thuyết căn cứ khoa học

Yếu tố phương tiện thông tin và các tổ chức xã hội

Trong điều kiện hoạt động hướng nghiệp của nhà trường THPT đang còn nhiều bất cập như hiện nay, thì các phương tiện thông tin giữ vai trò quan trọng,

đã phần nào cung cấp cho học sinh thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, các yêu cầu của nghề… giúp các em định hướng lựa chọn nghề nghiệp Theo số liệu điều tra có tới 52,3% số học sinh lựa chọn nghề nghiệp do ảnh hưởng từ các phương tiện thông tin đại chúng (Nguyễn Sinh Huy & Nguyễn Văn Lê 2004, theo Trần Đình Chiến 2008)

Bên cạnh đó, còn có các tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Hội phụ huynh học sinh… có tác động đáng kể đến việc lựa chọn nghề của các

em học sinh Các tổ chức xã hội này đóng vai trò tư vấn, cung cấp cho các em thông tin về nghề nghiệp, các yêu cầu của nghề, sự định hướng nghề… Theo số liệu điều tra có tới 13,46% số học sinh lựa chọn nghề nghiệp do có tác động của các tổ chức xã hội (Nguyễn Sinh Huy & Nguyễn Văn Lê 2004, theo Trần Đình Chiến 2008)

2.7 Mô hình về các bước trong quá trình quyết định lựa chọn trường

Nghiên cứu của Chapman R.C (1984) đã đề xuất một mô hình lý thuyết về quá trình quyết định lựa chọn trải qua 5 bước sau: hành vi tiền nghiên cứu (Pre- search Behavior), hành vi nghiên cứu (Search Behavior), quyết định nộp đơn (Application Decision), quyết định lựa chọn (Choice Decision), quyết định nhập học (Matriculation Decision)

Trang 27

Hình 2.1 Mô hình các bước trong quá trình quyết định lựa chọn trường ĐH

của Chapman R.C (1984)

Nguồn: Chapman R.C (1984)

Hossler & Gallagher (1987) đã đề nghị một mô hình các bước trong quá trình lựa chọn trường của học sinh Bước thứ nhất là khuynh hướng (Predisposition) là khái niệm tương tự như khái niệm hành vi tiền nghiên cứu của Chapman (1984) giúp cho học sinh xác định là có tiếp tục học lên hay không sau khi tốt nghiệp phổ thông Bước tìm kiếm (Search) được nhấn mạnh bởi những nổ lực của học sinh trong việc có những thông tin về trường ĐH mà mình muốn tham dự Bước lựa chọn (Choice) được đánh dấu bỏi việc học sinh nộp đơn vào trường Đại học mà mình muốn tham dự (Jacqueline Liza Fernandez 2010)

Hình 2.2 Mô hình các bước trong quá trình quyết định chọn trường của

Hossler và Gallagher 1987

Nguồn: Jacqueline Liza Fernandez 2010

Theo Kotler & Fox 1995 đã đề xuất một mô hình tổng quát thể hiện các bước để hoàn thành một quyết định phức tạp bởi học sinh khi họ chọn lựa trường

Trang 28

Hình 2.3 Mô hình tổng quát các bước để hoàn thành một quyết định phức

tạp của Kotler & Fox 1995

Nguồn: Kaposo & ctg, 2007

2.8 Mô hình nghiên cứu liên quan các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường ĐH của học sinh

Nghiên cứu về quyết định chọn trường ĐH của học sinh được bắt đầu thực hiện từ những năm 1970 và 1980 bởi các nhà nghiên cứu như Chapman (1981), Hanson and Litten (1982), Kotler & Fox (1995), Hossler & Gallagher (1987) Hầu hết các mô hình quyết định chọn trường đều tập trung vào ba loại chủ yếu,

đó là Economic model - mô hình kinh tế, Status- attainment model - mô hình trạng thái đạt được và Combined model – mô hình kết hợp (Chris Hampton 2008; Jacqueline Liza Fernandez 2010; Andriani Kusumawati 2010)

Mô hình Kinh tế giải quyết những ảnh hưởng của vấn đề tài chính trong quá

trình quyết định chọn trường của học sinh Mô hình này dựa vào thông tin có liên

ánh giá các l a

ch n thay th

Quy

t đ nh

Th c

hi n quy t

đ nh

ánh giá l i

Thi

t

l p thôn

g tin đánh giá

n

g c

và giá tr

g nh h

ng khác

g y u t

tình

hu n

g

Xây d ng tiêu chí đánh giá

Trang 29

quan đến học phí, thu nhập của gia đình, sự sẵn có của học bổng và sự hổ trợ tài chính để học sinh có thể thực hiện quyết định chọn trường.

Mô hình Trạng thái đạt được khác với mô hình kinh tế ở điểm là học sinh

cân nhắc trong quyết định chọn trường của mình thông qua sự phát triển trong vòng đời của học sinh đó Ví dụ như yếu tố về năng lực học tập ở trường hay tình trạng kinh tế của học sinh để xác định ảnh hưởng của những nhân tố đó đến quyết định chọn trường

Mô hình Kết hợp là sự kết hợp của 2 mô hình kinh tế và trạng thái đạt

được Nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình trên trong việc tìm ra các nhân

tố ảnh hưởng đến việc họn trường của học sinh bởi vì nó có khả năng giải thích cao hơn các mô hình đơn lẻ ở trên Đề tài sẽ dựa vào lý thuyết mô hình kết hợp (Combined model) của tác giả D W Chapman (1981) và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh lớp 12 trong tỉnh Khánh Hòa

 Lý thuyết về quyết định chọn trường của D.W Chapman (1981)

D.W Chapman (1981) đã đề xuất một mô hình tổng quát về quyết định chọn trường của học sinh Theo mô hình này, thì tác giả đã đưa ra 2 nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chọn trường đó là đặc điểm cá nhân của học sinh

và các ảnh hưởng bên ngoài bao gồm các cá nhân có ảnh hưởng; đặc điểm cố định trường ĐH và nổ lực giao tiếp của trường ĐH với học sinh

Dựa vào mô hình trên, rất nhiều nghiên cứu đã phát triển thêm những mô hình khác để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh Nghiên cứu của Joseph Kee Ming Sia (2010) dựavào nền tảng mô hình quyết định chọn trường của Chapman (1981) và chứng minh rằng yếu tố về danh tiếng của trường ĐH, cơ sở vật chất và những hổ trợ tài chính của trường

ĐH có tác động mạnh đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh phổ thông

Trang 30

Hình 2.4 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH

của D.W Chapman (1981)

Nguồn: D.W Chapman 1981

2.8.1 Đặc điểm của học sinh

- Về tình trạng kinh tế: Theo D W Chapman (1981) thì học sinh xuất thân

từ gia đình có tình trạng kinh tế khác nhau thì sẽ chọn trường ĐH dự thi khác nhau Theo đó, học sinh từ gia đình có tình trạng kinh tế cao hơn thì gần như dự thi ở các trường ĐH, so với học sinh có tình trạng kinh tế trung bình và thấp Trong đó, thu nhập của gia đình, những hổ trợ tài chính và học phí ảnh hưởng đến quyết định của học sinh nhiều nhất

ng

H

Trang 31

- Về nguyện vọng học tập: Nguyện vọng học tập là những gì mà học sinh mong muốn sẽ làm và sẽ thực hiện trong tương lai (D W Chapman 1981) Như vậy, khi thực hiện một quyết định chọn trường ĐH dự thi, học sinh sẽ cân nhắc trường ĐH đó có đáp ứng những mong đợi của mình trong tương lai hay không

- Về thái độ: Thái độ ảnh hưởng nhiều đến năng lực học tập của học sinh ở trường ĐH Nhiều học sinh chọn trường dự thi theo thái độ, sở thích của chính bản thân họ Điều này sẽ giúp học sinh đạt nhiều thứ hạng cao và học tập tốt tại trường ĐH đó

- Về năng lực: Năng lực học tập là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của học sinh Trường ĐH thường cân nhắc vào điểm trung bình cấp 3 hoặc thứ hạng trong lớp để lựa chọn học sinh

2.8.2 Các ảnh hưởng bên ngoài

- Về các cá nhân có ảnh hưởng: Trong việc lựa chọn trường ĐH, học sinh

bị thuyết phục mạnh bởi những lời khuyên, bình luận của gia đình và bạn bè Sự ảnh hưởng này được thể hiện thông qua 3 cách: (1) Lời bình luận của họ có thể ảnh hưởng đến mong đợi của học sinh về một trường ĐH nào đó như thế nào; (2)

Họ có thể đưa ra lời khuyên trực tiếp nơi mà học sinh nên dự thi; (3) Trong trường hợp bạn thân, nơi mà họ dự thi sẽ ảnh hưởng đến quyết định của học sinh Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, ảnh hưởng của các nhân đến quyết định chọn trường của học sinh như sau: cha, mẹ (chiếm 43%), nhân viên tư vấn (chiếm 22%), bạn bè (chiếm 16%), giáo viên (chiếm 10%), nhân viên trường ĐH (chiếm 9%) (SCOPE 1966, theo D W Chapman 1981)

- Về đặc điểm cố định trường ĐH: Học phí, vị trí và những hổ trợ tài chính là những yếu tố chính thuộc đặc điểm cố định trường ĐH có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh Theo D W Chapman 1981, học sinh có

xu hướng cân nhắc giữa học phí ở trường ĐH và thu nhập của gia đình trước khi quyết định chọn trường ĐH Ngoài ra, những hổ trợ tài chính cho học sinh sẽ giúp tăng khả năng chọn trường ĐH đó dự thi Bên cạnh đó, trường ĐH có vị trí gần nhà sẽ tăng khả năng học tập và sự chu cấp tài chính cho học sinh

Trang 32

- Về nổ lực giao tiếp với học sinh của trường ĐH: Theo D.W Chapman (1981) thì trường ĐH cần có một chiến lược marketing nhằm thu hút các đối tượng học sinh hiện tại và tiềm năng dự thi vào trường mình và khi chọn trường

ĐH dự thi, học sinh sẽ chủ động tìm kiếm thông tin liên quan thông qua những tài liệu sẵn có như báo, tờ rơi Những chuyến thăm đến các trường ĐH cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của học sinh

Tóm lại: Trong nghiên cứu này, tác giả kế thừa lý thuyết về quyết định

chọn trường của D W Chapman 1981 nhằm phát triển mô hình nghiên cứu của

đề tài

2.9 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan

2.9.1 Các nghiên cứu trong nước

Hoạt động nghiên cứu hướng nghiệp ở Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ từ năm 1970, 1980 Giáo sư Phạm Tất Dong là người đặt nền móng cho hướng nghiệp ở Việt Nam, ông đã nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn hướng nghiệp ở Việt Nam như mục đích, ý nghĩa, vai trò của hướng nghiệp; hệ thống các nguyên tắc, quan điểm hướng nghiệp; các biện pháp giáo dục hướng nghiệp… (Nguyễn Phương Toàn 2011; Phạm Văn Khanh 2012)

Cuốn sách “Hoạt động hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường trung học phổ thông” đã trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận về hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp và vấn đề tổ chức giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường trung học phổ thông dưới điều kiện kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Nguyễn Văn Hộ & Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006)

Nghiên cứu của Khoa Tâm lý – Đại học Sư phạm Hà Nội (2005) đã kết luận rằng: (1) Các hình thức hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện tại chưa thực sự phong phú và tổ chức thường xuyên Nhiều hình thức hấp dẫn có sức thuyết phục tốt như tham quan thực tế các cơ sở sản xuất địa phương, nghe các nghệ nhân nói chuyện về nghề… ít được thực hiện (2) Nhu cầu tìm hiểu nghề là nhu cầu chính đáng của học sinh, nhưng khi tìm hiểu về nghề thì các em gặp rất nhiều khó khăn như nhà trường ít tổ chức hướng nghiệp, các nội dung hướng nghiệp thực hiện không đồng bộ, các em tự tìm hiểu nghề thì có rất ít sách báo…

Trang 33

(3) Do tác động của nhà trường trong việc hướng nghiệp chưa cao nên các thông tin về nghề mà học sinh thu nhận được khi chọn nghề phần lớn từ các kênh ngoài nhà trường, ngoài giáo viên như từ cha mẹ người thân, từ những người đang làm trong nghề đó hay từ các sách báo hay các phương tiện thông tin đại chúng khác Nghiên cứu của Trần Đình Chiến (2008), qua khảo sát thực trạng về xu hướng nghề nghiệp của học sinh dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường thì nhận thấy đa số học sinh chịu sự ảnh hưởng một cách thụ động, không nhận thức được sự phù hợp của bản thân với nghề Học sinh 12 chủ yếu có xu hướng nguyện vọng thi vào các trường ĐH, CĐ và lựa chọn những ngành nghề đang được xã hội quan tâm, đánh giá cao, những nghề có thu nhập cao và dễ kiếm việc làm Việc chọn nghề của học sinh chủ yếu xuất phát từ sở thích cá nhân mà thiếu

sự định hướng từ nhà trường Ngoài ra, học sinh 12 hiện nay đang có xu hướng muốn học tập và làm việc tại các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp ngoài biên chế nhà nước, đây là nguyên nhân cơ bản gây mất cân bằng nguồn lực trong

xã hội

Nghiên cứu “Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định

hướng tương lai”, qua tiến hành khảo sát ở 24 trường THPT, CĐ, ĐH ở 4 thành

phố lớn trong cả nước bao gồm TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ thì có hơn 75% học sinh, sinh viên cho rằng tiếp tục học lên sau khi học xong chương trình đang học (trong đó có 81,8% học sinh lựa chọn xu hướng này) Lựa chọn học nghề chiếm một tỉ lệ khá thấp so với tiếp tục học lên, cho thấy sự mất cân đối lớn trong việc phân luồng giáo dục Ngoài ra, “khoảng 1/6 học sinh- sinh viên tham gia khảo sát (15,8%) nghĩ rằng mình rất mơ hồ về tương lai của mình và 10,8% cho rằng thành công hay thất bại trong tương lai là do số phận định đoạt Qua đó,

ta thấy rằng học sinh - sinh viên hiện nay chưa được hướng nghiệp một cách bài bản, đúng mức nên đã có một tỷ lệ lớn suy nghĩ lệch lạc

Nghiên cứu của Trần Văn Quí & Cao Hào Thi (2009), qua phân tích 227 bảng trả lời câu hỏi của học sinh 12 năm học 2008- 2009 của 5 trường THPT ở tỉnh Quảng Ngãi cho thấy 5 yếu tố bao gồm: (1) Cơ hội việc làm trong tương lai; (2) Thông tin có sẵn về trường ĐH; (3) Bản thân cá nhân học sinh; (4) Nhân tố

về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh; (5) Đặc điểm cố định của

Trang 34

trường đại học có ảnh hưởng mạnh đến quyết định chọn trường của học sinh THPT Mô hình nghiên cứu đã giải thích được 21,5% cho tổng thể về mối quan

hệ của 5 nhân tố trên với biến lựa chọn trường ĐH của học sinh và đồng thời khẳng định mối quan hệ đồng biến của 5 nhân tố này với biến lựa chọn trường

ĐH Mặt khác, tác giả cũng đã chứng minh có sự tác động gián tiếp của biến giới tính đến các biến nhân tố về cơ hội việc làm trong tương lai và nhân tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh ở mức ý nghĩa 10% Nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011) đã chứng minh có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh theo mức độ từ mạnh tới yếu như sau: (1) Đặc điểm của trường ĐH; (2) Mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo; (3) Khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trường; (4) Nổ lực giao tiếp của trường ĐH; (5) Danh tiếng trường ĐH Mô hình nghiên cứu giải thích được 27,6% cho tổng thể về mối quan hệ đồng biến của 5 yếu tố trên với biến quyết định chọn trường ĐH của học sinh Tác giả cũng chứng minh có sự khác biệt giữa nhóm học sinh theo đơn vị trường THPT, theo giới tính và theo học lực trong sự đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố khi quyết định chọn trường ĐH

để dự thi

2.9.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của D.W Chapman (1981) đã cho rằng có 2 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh đó là yếu tố về đặc điểm cá nhân của học sinh và yếu tố về các ảnh hưởng bên ngoài bao gồm các cá nhân có ảnh hưởng (bạn bè, gia đình, thầy cô ở trường cấp 3), đặc điểm cố định của trường ĐH (học phí, vị trí địa lý, các chương trình hỗ trợ) và nổ lực giao tiếp của trường ĐH với học sinh (tài liệu có sẵn, đến thăm trường ĐH, tuyển sinh)

Nghiên cứu của Hanson & Litten (1982) đã phát triển thêm mô hình nghiên

cứu của D W Chapman 1981 và bổ sung các yếu tố về thuộc tính cá nhân; môi trường, chính sách cộng đồng, hoạt động của trường ĐH có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh

Nghiên cứu của Joseph Kee Ming Sia (2010) đã phát triển mô hình của D

W Chapman (1981) và Nurlida (2009) và chứng minh rằng yếu tố về danh tiếng của trường ĐH, cơ sở vật chất và những hổ trợ tài chính của trường ĐH có tác

Trang 35

động mạnh đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh phổ thông Ngoài ra, tác giả cũng đã chỉ ra rằng biến trung gian là sự hài lòng về thông tin cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh Do đó, trường ĐH cần nổ lực hơn nữa trong việc cung cấp thông tin đến cho học sinh, giúp họ có những lựa chọn tốt hơn trong việc chọn trường

Nghiên cứu của Christine Joy Tan (2009), đã cho rằng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, sự an toàn và chương trình học tập là ba nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định chọn trường của học sinh Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng sự tác động của cha mẹ có ảnh hưởng nhiều hơn bạn bè và nhân viên tư vấn trong quá trình quyết định chọn trường của học sinh

Nghiên cứu của Andriani Kusumawati (2010) đã cho rằng có 5 nhân tố quan trọng đó là chi phí, danh tiếng, trường gần nhà, cơ hội nghề nghiệp trong tương lai và cha mẹ ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh Trong

đó, yếu tố về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng quyết định đến việc chọn trường ĐH của học sinh Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ giới hạn ở những trường công lập và ở những vùng kinh tế phát triển ở Indonesia mà chưa mở rộng sang những vùng ít phát triển hơn và những trường dân lập

Nghiên cứu của Đại học Texas At Austin (2011), qua điều tra 220 mẫu kết quả cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh là

hổ trợ học tập và dịch vụ học sinh (academic support and student services), chi phí cho việc tham dự học tập tại UT Austin (the cost of attending UT Austin), khoa (faculty), khí hậu và sự an toàn của khuôn viên trường (campus climate and safety), danh tiếng trường ĐH (university reputation), và sự sẵn sàng nghề nghiệp (career readiness)

Ngoài ra, trong nghiên cứu của M.J Burns 2006 (theo Trần Văn Quí & Cao Hào Thi 2009) còn cho rằng “tỉ lệ chọi”, điểm tuyển sinh đầu vào là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh

Trang 36

Bảng 2.1 Tổng kết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của

học sinh

Tác giả Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết

định chọn trường của học sinh

2 Điểm tuyển sinh đầu vào

Trần Văn Quí &

Cao Hào Thi

(2009)

1 Cơ hội việc làm trong tương lai

2 Thông tin có sẵn về trường ĐH

3 Bản thân cá nhân học sinh

4 Nhân tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh

5 Đặc điểm cố định của trường ĐH Christine Joy Tan

(2009)

1 Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai

2 Sự an toàn

3 Chương trình học tập Joseph Kee Ming

4 Khí hậu và khuôn viên trường

5 Danh tiếng trường

6 Sự sẵn sàng nghề nghiệp

Trang 37

Nguyễn Phương

Toàn (2011)

1 Đặc điểm của trường ĐH

2 Mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo

3 Khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trường

4 Nổ lực giao tiếp của trường ĐH

5 Danh tiếng trường ĐH

2.10 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết của đề tài

2.10.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Căn cứ vào các nghiên cứu đã thực hiện trước đây, cùng với các đặc điểm đặc trưng của học sinh Việt Nam, nghiên cứu đề xuất mô hình các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh 12 THPT như sau:

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa

H3+

H6+

H4+

H5+

C h i trúng tuy n

H7+

nghi p

H8+

Trang 38

2.10.2 Nhóm giả thuyết thứ nhất

 Đặc điểm cá nhân học sinh

Có nhiều định nghĩa về đặc điểm cá nhân học sinh (Student characteristics) Tuy nhiên, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng “Đặc điểm cá nhân học sinh” là khi chọn trường ĐH, các em học sinh phải cân nhắc trường ĐH dự định thi có những ngành học phù hợp với sở thích, năng lực, nguyện vọng học tập của mình (Joseph Kee Ming Sia 2010; D.W Chapman 1981) Để chọn một nghề nào đó, cá nhân phải hiểu biết nhất định về những yêu cầu của nghề nghiệp Một khi cá nhân học sinh cảm thấy sở thích, năng lực, khí chất, tính cách và nguyện vọng đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp đặt ra, tức là học sinh có khả năng chọn nghề nghiệp đó càng lớn Bản thân cá nhân học sinh bao gồm sở thích và khả năng của học sinh có mối quan hệ dương với quyết định chọn trường của học sinh (Trần Văn Quí & Cao Hào Thi 2009)

Giả thuyết H1: Trường ĐH có ngành học phù hợp với sở thích, năng lực

và nguyện vọng của học sinh càng cao thì học sinh chọn trường đó càng nhiều

 Các cá nhân có ảnh hưởng

“Các cá nhân có ảnh hưởng” là trong quá trình thực hiện quyết định chọn trường ĐH, học sinh chịu sự tác động, định hướng của cha mẹ, bạn bè và thầy cô giáo ở trường THPT (D.W Chapman 1981) Ngoài ra, các em còn chịu ảnh hưởng từ lời khuyên bảo của người thân trong gia đình, bạn bè đang học tại trường ĐH và nhân viên tư vấn (Joseph Kee Ming Sia 2010)

Theo D W Chapman 1981, trong việc lựa chọn trường ĐH, học sinh bị thuyết phục mạnh bởi những lời khuyên, bình luận của gia đình và bạn bè Sự ảnh hưởng này được thể hiện thông qua 3 cách: (1) Lời bình luận của họ có thể ảnh hưởng đến mong đợi của học sinh về một trường ĐH nào đó như thế nào; (2)

Họ có thể đưa ra lời khuyên trực tiếp nơi mà học sinh nên dự thi; (3) Trong trường hợp bạn thân, nơi mà họ dự thi sẽ ảnh hưởng đến quyết định của học sinh

Do vậy, sự định hướng của các các nhân có ảnh hưởng về một trường ĐH nào đó

sẽ tác động đến quyết định của học sinh Tức là, các cá nhân có ảnh hưởng có mối quan hệ dương với quyết định chọn trường của học sinh (Trần Văn Quí & Cao Hào Thi 2009)

Trang 39

Giả thuyết H2: Sự định hướng của các cá nhân về việc dự thi vào một

trường ĐH càng lớn thì học sinh chọn trường đó càng nhiều

 Đặc điểm trường ĐH

“Đặc điểm trường ĐH” là các đặc điểm như cơ sở vật chất, môi trường học tập, học phí, ký túc xá, chính sách hổ trợ tài chính, ngành học…là những yếu tố quan trọng giúp cho học sinh có thể lựa chọn được trường ĐH phù hợp để học tập (Joseph Kee Ming Sia 2010; Hanson & Litten 1982; D.W Chapman 1981) Ngoài ra, Trần Văn Quí & Cao Hào Thi (2009) và Nguyễn Phương Toàn (2011)

đã chứng minh mối quan hệ dương giữa nhân tố “Đặc điểm trường ĐH” và quyết định chọn trường của học sinh

Giả thuyết H3: Đặc điểm của trường ĐH càng tốt thì học sinh chọn trường

đó càng nhiều

 Danh tiếng trường ĐH

“Danh tiếng trường ĐH” là trường ĐH đó có danh tiếng, thương hiệu như quá trình đào tạo của trường lâu đời, có truyền thống; chất lượng học tập và giảng dạy tốt hoặc trường có những giáo sư, tiến sỹ đầu ngành trong các lĩnh vực; sinh viên của trường nổi tiếng trong và ngoài nước là những yếu tố mà học sinh

sẽ cân nhắc khi quyết định chọn trường ĐH mà mình tham dự (Joseph Kee Ming Sia 2010; Andriani Kusumawati 2010) Ngoài ra, Nguyễn Phương Toàn (2011)

đã chứng minh mối quan hệ dương giữa nhân tố “Danh tiếng trường ĐH” và quyết định chọn trường của học sinh

Giả thuyết H4: Trường ĐH có danh tiếng càng cao thì học sinh chọn

trường đó càng nhiều

 Đáp ứng mong đợi trong tương lai

“Đáp ứng mong đợi trong tương lai” là học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường luôn mong muốn mình sẽ có công việc ổn định, phù hợp với ngành nghề

mà mình đã được học, địa vị và cơ hội thăng tiến cao (Trần Văn Quí & Cao Hào Thi 2009; Christine Joy Tan 2009; Andriani Kusumawati 2010) và có cơ hội tiếp tục học tập lên cao trong tương lai (Nguyễn Phương Toàn 2011) Ngoài ra, Nguyễn Phương Toàn (2011) đã chứng minh mối quan hệ dương giữa nhân tố

“Đáp ứng mong đợi trong tương lai” và quyết định chọn trường của học sinh

Trang 40

Giả thuyết H5: Trường ĐH có khả năng đáp ứng cơ hội việc làm, thu

nhập, địa vị và cơ hội học tập cao trong tương lai càng lớn thì học sinh chọn trường đó càng nhiều

 Thông tin về trường ĐH

Tác động của các trường ĐH trong cung cấp thông tin về trường mình nhằm tăng sự hiểu biết cho học sinh trong việc chọn trường theo đúng sở thích, năng lực và nhu cầu của xã hội là cực kỳ quan trọng Như vậy, “Thông tin trường ĐH”

là các hoạt động cải thiện hình ảnh của trường ĐH thông qua việc giới thiệu, cung cấp những thông tin cần thiết đến học sinh Theo D.W Chapman (1981) thì trường ĐH cần có một chiến lược marketing nhằm thu hút các đối tượng học sinh hiện tại và tiềm năng dự thi vào trường mình và D.W Chapman (1981) còn cho rằng tài liệu sẵn có như báo, tờ rơi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định chọn trường của học sinh Ngoài ra, Trần Văn Quí & Cao Hào Thi (2009) đã chứng minh thông tin có sẵn về trường ĐH có mối quan hệ dương với quyết định chọn trường của học sinh

Giả thuyết H6: Trường ĐH có nổ lực quảng bá hình ảnh của mình đến học

sinh càng nhiều thì học sinh sẽ chọn trường đó càng cao

 Cơ hội trúng tuyển

M.J Burns 2006 (theo Trần Văn Quí & Cao Hào Thi 2009) cho rằng tỷ lệ chọi và điểm tuyển sinh đầu vào là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh Như vậy, trường ĐH nào có cơ hội trúng tuyển cao tức

là tỷ lệ chọi, điểm chuẩn đầu vào thấp và số lượng tuyển sinh hằng năm lớn thì học sinh có nhiều khả năng trúng tuyển vào trường đó

Giả thuyết H7: Trường ĐH có cơ hội trúng tuyển càng cao thì học sinh

chọn trường đó càng nhiều

 Hướng nghiệp

Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp sư phạm nhằm giúp thế hệ trẻ làm quen với các ngành nghề phổ biến trong xã hội, để các em có thể lựa chọn nghề nghiệp cho mình một cách tốt nhất trên cơ sở phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng cá nhân Thông qua các hoạt động hướng nghiệp như tham quan trực tiếp tại trường ĐH, nghe nghệ nhân nói chuyện về nghề nghiệp, tư vấn tuyển

Ngày đăng: 20/03/2015, 09:30

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w