1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triển khai giải pháp ERP cho công ty TNHH may Hàn - Việt

101 870 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,17 MB

Nội dung

Do đó nhu cầu bức thiết có một giải pháp công nghệ thông tin hoànthiện ứng dụng quản lý tổng thể mọi nguồn lực doanh nghiệp để doanhnghiệp có thể sử dụng và phối hợp một cách tối ưu nhất

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Mục đích nghiên cứu 4

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3 Phương pháp nghiên cứu 4

4 Đóng góp của luận văn 5

5 Kết cấu của luận văn 5

CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 7

I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 7

1 Khoa học quản lý nguồn lực doanh nghiệp 7

2 Hoạch định nguồn lực và phát triển doanh nghiệp 8

3 Hệ thống thông tin nguồn lực doanh nghiệp 10

4 Hệ thống các giải pháp ERP của quốc tế và Việt Nam 13

II CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 14

1 Nguồn lực doanh nghiệp 14

2 Tài nguyên doanh nghiệp 15

3 Hoạch định doanh nghiệp 16

4 Hệ thống quản trị doanh nghiệp 17

5 Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) 17

5.1 Giới thiệu chung 17

5.2 Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng ERP 18

6 Các khái niệm cơ bản của ERP dệt may 19

7 Các chức năng của hệ thống ERP 24

CHƯƠNG 2 GIẢI PHÁP ERP CHO CTY MAY HÀN-VIỆT 29

I TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHÁP ERP CHO CÔNG TY MAY HÀN – VIỆT 29

II GIẢI PHÁP CHI TIẾT CHO CÔNG TY 33

1 Giải pháp quản trị đặt hàng 33

2 Giải pháp quản lý sản xuất 37

3 Giải pháp quản trị kho 46

4 Giải pháp quản trị bán hàng 49

5 Giải pháp lao động tiền lương 54

6 Giải pháp quản trị tài sản cố định 59

7 Giải pháp kế toán tổng hợp 69

Trang 2

8 Giải pháp triển khai 85

III ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP ERP ĐỀ RA 94

1 Những lợi ích khi thực hiện giải pháp đem lại 94

2 Tiềm năng thị trường và tiềm năng phát triển của giải pháp 96

KẾT LUẬN 99

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 3

Danh mục các từ viết tắt

STT Từ viết tắt Giải nghĩa

1 CNTT Công nghệ thông tin

6 GL General Ledger: Sổ cái tổng hợp

7 EU European Union- Liên minh châu Âu

8 WTO World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới mà Việt

Nam là thành viên thứ 150.

9 VAS Các chuẩn mực kế toán Việt Nam

10 IAS Các chuẩn mực kế toán quốc tế

11 ISO

Bộ tiêu chuẩn ISO do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành lần đầu năm 1987 Đây là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, quy tụ kinh nghiệm quốc tế và được nhiều quốc gia áp dụng.

12 CRM Customer Relationship Management- Hệ thống quản lý mối

16 FOB Phương thức tính giá trong vật tư, kho, thương mại quốc tế

17 CIF Phương thức tính giá trong vật tư, kho, thương mại quốc tế

18 LIFO Phương thức tính giá trong vật tư, kho

19 FIFO Phương thức tính giá trong vật tư, kho

Trang 4

kinh tế bấy nhiêu Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới sẽ làm cho các doanhnghiệp ngành may mặc ở các quốc gia khác nhau vẫn có thể cạnh tranhtrực tiếp với nhau không chỉ ở sản phẩm đầu ra mà còn ở việc cung cấpcác nguồn lực đầu vào Nhiều đối thủ cạnh tranh ở nhiều nước và khu vựckhác nhau, với trình độ nhận thức khác nhau lại cùng cạnh tranh với nhau

sẽ mang lại bức tranh cạnh tranh rất nhiều màu sắc Chính bức tranh cạnhtranh đa màu này tất yếu dẫn đến tính bất ổn ngày càng cao của môitrường kinh doanh:”Nhìn ra phía trước chúng ta chỉ thấy một thế giới của

sự hỗn loạn và bất định Một thế giới của sự thay đổi ngày càng nhanh.Một thế giới mà ở đó nền kinh tế sẽ không còn dựa vào đất đai, tiền bạc

mà dựa vào vốn trí tuệ và thông tin Một nơi mà cạnh tranh sẽ trở nênquyết liệt và thị trường trở nên tàn nhẫn …Một nơi mà khách hàng sẽ tiếpcận vô hạn với sản phẩm, dịch vụ và thông tin Một nơi mà mạng lướithông tin sẽ còn quan trọng hơn cả quốc gia Và là một nơi mà bạn sẽ

hoạt động kinh doanh theo sát thời gian thực hoặc sẽ chết.” (Nguồn:

Rowan Gibson- Tư duy lại tương lai, NXB Trẻ Tp Hồ Chí Minh- 2002)

Ngành may mặc Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũinhọn của Việt Nam trên thương trường quốc tế và nội địa Hội nhập vớinền kinh tế thế giới đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có vị thế cạnh tranh

Mà để có điều đó thì doanh nghiệp cần phải có năng lực tổng thể đảmbảo hoạt động tốt nhất trong nền kinh tế tri thức và thông tin bùng nổ hiệnnay Do đó nhu cầu bức thiết có một giải pháp công nghệ thông tin hoànthiện ứng dụng quản lý tổng thể mọi nguồn lực doanh nghiệp để doanhnghiệp có thể sử dụng và phối hợp một cách tối ưu nhất các nguồn lựcphục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Ở Việt Nam đã xuấthiện nhiều giải pháp hoạch định nguồn lực ERP cho các doanh nghiệpđặc biệt là ngành may nhưng chưa thành công Đứng trước vấn đề đó cần

có một giải pháp hoạch định nguồn lực ERP mang tính đặc thù cho ngànhmay đáp ứng quản trị một cách tổng thể các nguồn lực và phối hợp tối ưu

Trang 5

nhất các nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh và phát triển của doanhnghiệp Là một học viên ngành hệ thống thông tin khoa công nghệ thôngtin và nhiều năm hoạt động trong ngành giải pháp phần mềm quản lý sảnxuất kinh doanh đã ấp ủ mong có một giải pháp hoàn thiện cho hoạchđịnh nguồn lực ngành may Việt Nam Do đó tôi đã chọn đề tài giải phápERP cho công ty TNHH may Hàn - Việt với hi vọng đưa ra một giảipháp tốt cho các doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống thông tin quản lýnguồn lực một cách đồng bộ, khoa học và tối ưu nhất.

1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng các giải pháp ứng dụngcông nghệ thông tin vào doanh nghiệp may Việt Nam trong thời gian vừaqua

Đưa ra bộ khung giải pháp hoạch định nguồn lực (ERP- EnterpriseResource Planning) tổng thể và tối ưu nhất cho doanh nghiệp ngành mayViệt Nam

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Hệ thống nguồn lực và kế hoạch khai thác nguồn lực,quản trị nguồn lực của doanh nghiệp

Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp ngành may Việt Nam nóichung và công ty may Hàn - Việt nói riêng

3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp: duy vật biện chứng,phân tích thống kê kết hợp với khái quát hoá, tham khảo kinh nghiệmgiải pháp hoạch định nguồn nhân lực thành công khác làm phươngpháp luận cho việc nghiên cứu

4 Đóng góp của luận văn

Khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng các giải phápứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nguồn lực cho công ty

Trang 6

TNHH may Hàn - Việt hiện Chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân cơ bản vànhững vấn đề phải giải quyết.

Đề xuất giải pháp hoạch định nguồn lực tổng thể và tối ưu cho công ty TNHH may Hàn-Việt và chi tiết xây dựng và thực hiện triển khai giải pháp ERP tại doanh nghiệp

5 Kết cấu của luận văn

Tên đề tài: “Giải pháp ERP cho công ty TNHH may Hàn - Việt”

Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm:

Phần mở đầu

Chương 1: Các khái niệm cơ bản

Chương 2: Giải pháp ERP cho công ty TNHH may Hàn - Việt Phần kết luận

6 Lời cảm ơn

Trong quá trình nghiên cứu giải pháp ERP cho công ty TNHH mayHàn-Việt tôi đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn tận tình của Th.S PhanVăn Viên - Khoa khoa học máy tính- Đại học Công Hà Nội đã giúp tôiđịnh hướng phương pháp, kiến thức và kỹ năng

Để hoàn thành bản luận văn này, tôi có sử dụng các số liệu củacông ty may hàn-việt, các số liệu trên các báo mạng và một số địnhhướng giải pháp ERP của Oracle

Đây là giải pháp lớn và phức tạp nên do kiến thức thực tiễn và lýluận còn nhiều hạn chế nên giải pháp đưa ra trong luận văn có thể cònnhiều thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, bạn bè

để giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1 Khoa học quản lý nguồn lực doanh nghiệp

Quản lý nguồn lực doanh nghiệp là tiến trình hoạch định, tổ chức ,lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức

và các nguồn lực khác nhau của tổ chức để nhằm đạt được các mục tiêucủa doanh nghiệp

Quản lý nguồn lực doanh nghiệp là hoạt động cần thiết phải đượcthực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạtđược những mục tiêu chung Hoạt động quản trị là những hoạt động chỉphát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tập thể, nếu mỗi cá nhân

tự mình làm việc và sống một mình không liên hệ với ai thì không cầnđến hoạt động quản trị Không có các hoạt động quản trị, mọi người trongtập thể sẽ không biết phải làm gì, làm lúc nào, công việc sẽ diễn ra mộtcách lộn xộn Giống như hai người cùng điều khiển một khúc gỗ, thay vìcùng bước về một hướng thì mỗi người lại bước về một hướng khác nhau.Những hoạt động quản trị sẽ giúp cho hai người cùng khiêng khúc gỗ đi

về một hướng Một hình ảnh khác có thể giúp chúng ta khẳng định sự cầnthiết của quản trị qua câu nói của C Mác trong bộ Tư Bản: “Một nghệ sĩchơi đàn thì tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải cóngười chỉ huy, người nhạc trưởng” Quản trị nguồn lực doanh nghiệp lànhằm tạo lập và duy trì một môi trường nội bộ thuận lợi nhất, trong đócác cá nhân làm việc theo nhóm có thể đạt được một hiệu suất cao nhấtnhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức

Trong một doanh nghiệp may thì hệ thống các bộ phận, các nguồnlực rất lớn do đó cần được kết hợp với nhau thành một tổng thể thốngnhất là một yêu cầu kiên quyết đối với các nhà quản trị doanh nghiệpmay Để có một giải pháp tối ưu hoạch định nguồn lực doanh nghiệp thì

cơ sở khoa học chính sẽ dựa trên khoa học quản lý doanh nghiệp, các

Trang 9

kiến thức quản trị doanh nghiệp và các mảng kiến thức cần có để quản trịdoanh nghiệp.

2 Hoạch định nguồn lực và phát triển doanh nghiệp

Hoạch định bao gồm việc xác định mục tiêu, hình thành chiến lượctổng thể nhằm đạt được mục tiêu và xây dựng các kế hoạch hành động đểphối hợp các hoạt động trong tổ chức Theo Harold Koontz, CyrilOdonnel và Heinz Weihrich thì hoạch định là “quyết định trước xem phảilàm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm cái đó” Như vậyhoạch định chính là phương thức xử lý và giải quyết các vấn đề có kếhoạch cụ thể từ trước Tuy nhiên khi tình huống xảy ra có thể làm đảo lộn

cả kế hoạch Nhưng dù sao người ta chỉ có thể đạt được mục tiêu tronghoạt động của tổ chức bằng việc vạch ra và thực hiện các kế hoạch mangtính khoa học và thực tế cao chứ không phải nhờ vào sự may rủi

Hoạch định có thể là chính thức và không chính thức Các nhàquản trị đều tiến hành hoạch định, tuy nhiên có thể chỉ là hoạch địnhkhông chính thức Trong hoạch định không chính thức mọi thứ khôngđược viết ra, ít có hoặc không có sự chia sẽ các mục tiêu với những ngườikhác trong tổ chức Loại hoạch định này hay được áp dụng ở các doanhnghiệp nhỏ, ở đó, người chủ doanh nghiệp thấy họ muốn đi tới đâu và cái

gì đang đợi họ ở đó Cách hoạch định này thường chung chung và thiếutính liên tục Tất nhiên hoạch định không chính thức cũng được áp dụng

ở một số doanh nghiệp lớn và một số khác cũng có những kế hoạch chínhthức rất công phu

Mục đích của hoạch định

Tại sao những nhà quản trị doanh nghiệp phải hoạch định? Tất cảcác nhà quản trị đều phải làm công việc hoạch định dưới hình thức nàyhay hình thức khác, vì nhờ vào hoạch định mà tổ chức có được địnhhướng phát triển, thích nghi được với những thay đổi, biến động của môi

Trang 10

trường, tối ưu hóa trong việc sử dụng nguồn lực và thiết lập được các tiêuchuẩn cho việc kiểm tra

- Bất kỳ một tổ chức nào trong tương lai cũng có sự thay đổi nhất định, vàtrong trường hợp đó, hoạch định là chiếc cầu nối cần thiết giữa hiện tại vàtương lai Nó sẽ làm tăng khả năng đạt được các kết quả mong muốn của

tổ chức Hoạch định là nền tảng của quá trình hình thành một chiến lược

có hiệu quả

- Hoạch định có thể có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của cá nhân và

tổ chức Nhờ hoạch định trước, một tổ chức có thể nhận ra và tận dụng cơhội của môi trường và giúp các nhà quản trị ứng phó với sự bất định vàthay đổi của các yếu tố môi trường Từ các sự kiện trong quá khứ và hiệntại, hoạch định sẽ suy ra được tương lai Ngoài ra nó còn đề ra các nhiệm

vụ, dự đoán các biến cố và xu hướng trong tương lai, thiết lập các mụctiêu và lựa chọn các chiến lược để theo đuổi các mục tiêu này

- Hướng dẫn các nhà quản trị cách thức để đạt mục tiêu và kết quả mongđợi cuối cùng Mặt khác, nhờ có hoạch định, các nhà quản trị có thể biếttập trung chú ý vào việc thực hiện các mục tiêu trọng điểm trong nhữngthời điểm khác nhau

- Nhờ có hoạch định một tổ chức có thể phát triển tinh thần làm việc tậpthể Khi mỗi người trong tập thể cùng nhau hành động và đều biết rằngmình muốn đạt cái gì, thì kết quả đạt được sẽ cao hơn

- Hoạch định giúp tổ chức có thể thích nghi được với sự thay đổi của môitrường bên ngoài, do đó có thể định hướng được số phận của nó Các tổchức thành công thường cố gắng kiểm soát tương lai của họ hơn là chỉphản ứng với những ảnh hưởng và biến cố bên ngoài khi chúng xảy ra.Thông thường tổ chức nào không thích nghi được với sự thay đổi của môitrường thì sẽ bị tan vỡ Ngày nay, sự thích nghi nhanh chóng là cần thiếthơn bao giờ hết do những thay đổi trong môi trường kinh doanh thế giớiđang xảy ra nhanh hơn

Trang 11

- Hoạch định giúp các nhà quản trị kiểm tra tình hình thực hiện các mụctiêu thuận lợi và dễ dàng

Trong ERP hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là hoạch địnhchính thức với mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp được đề ra với tất cả cácnguồn lực của doanh nghiệp để tất cả các thành viên các bộ phận củadoanh nghiệp biết và thực hiện Khi đó những nhà quản trị cũng xây dựngnhững chương trình hành động rõ ràng nhằm đạt được mục tiêu của tổchức dựa trên cơ sở hoạch định nguồn lực doanh nghiệp Do đó một cơ sởkhoa học quan trọng của đề tài là dựa trên toàn bộ các tri thức về hoạchđịnh trong doanh nghiệp để đề ra các giải pháp tối ưu ERP- Hoạch địnhnguồn lực doanh nghiệp ngành may mặc Việt Nam

3 Hệ thống thông tin nguồn lực doanh nghiệp

Tầm quan trọng của thông tin được chỉ ra bởi số lượng thời gian

mà con người dành để giao tiếp tại nơi làm việc Một nghiên cứu cho thấyrằng những người công nhân sản xuất tham gia giao tiếp, thông tin trongkhoảng 16 đến 46 lần trong một giờ Điều này nghĩa là họ thông tin vớinhững người khác từ hai đến bốn phút, một lần Nghiên cứu này còn chỉ

ra trách nhiệm về thông tin của người lãnh đạo và đòi hỏi họ phải thôngtin và nhận thông tin nhiều hơn

Thông tin được xem là máu của tổ chức; nó là mạch gắn những bộphận phụ thuộc của tổ chức lại với nhau Tổ chức là một hệ thống ổn địnhcủa các hoạt động nơi con người cùng làrn việc với nhau để đạt tới nhữngmục tiêu chung thông qua thứ bậc của các vai trò và việc phân công laođộng

Mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và quản trị nóiriêng đều cần có thông tin và theo quan điểm quản trị hiện đại thông tinđược xem như là một nguồn lực thứ tư của một tổ chức

Trang 12

Theo nghĩa thông thường, thông tin được hiểu là những tin tứcđược truyền đi cho ai đó Hiện nay có khá nhiều định nghĩa khác nhau vềthông tin, dưới đây là một số định nghĩa thường gặp:

- Thông tin là độ đo sự giảm tính bất định khi thực hiện một biến số nào

Các đặc điểm của thông tin là:

- Thông tin là những tin tức cho nên nó không thể sản xuất để dùng dầnđược

- Thông tin phải thu thập và xử lý mới có giá trị

- Thông tin càng cần thiết càng quý giá

- Thông tin càng chính xác, càng đầy đủ, càng kịp thời càng tốt

Mô hình thông tin đơn giản trong quản trị thường được thực hiệntrực tiếp từ nhà quản trị đến các đối tượng quản trị

Đối với một tổ chức lớn thì mô hình thông tin trong quản trị sẽphức tạp hơn Để xây dựng mô hình thông tin quản trị trong mỗi tổ chức

có hiệu quả thì thường người ta có thể lựa chọn một trong những kiểu môhình sau:

- Mô hình thông tin tập trung: trong mô hình này tất cả các thông tin đến

và đi đều được gom về một đầu mối là trung tâm thông tin

- Mô hình thông tin trực tiếp: trong mô hình tổ chức này thông tin gửi đi

và nhận về đều được thực hiện trực tiếp giữa bên gửi và bên nhận

- Mô hình thông tin phân tán: là mô hình thông tin được tập trung thuthập và xử lý theo từng đơn vị thành viên một

Trang 13

- Mô hình thông tin kết hợp: là mô hình kết hợp các kiểu tổ chức thôngtin theo ba cách ở trên

Mỗi mô hình thông tin đều có những ưu và nhược điểm và điềukiện áp dụng riêng của nó Chính vì vậy mỗi tổ chức phải lựa chọn môhình thông tin phù hợp và có hiệu quả nhất cho mình

Thông tin có một vai trò hết sức to lớn trong quản trị Nhiều côngtrình nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong mỗi tổ chức muốn các hoạt độngquản trị có hiệu quả thì điều không thể thiếu được là phải xây dựng một

hệ thống thông tin tốt Hơn thế nữa hiệu quả kinh doanh của việc đầu tưvào hệ thống thông tin thường là rất cao Chính vì thế mà ngày nay hầunhư mọi công ty, xí nghiệp đều không tiếc tiền của đầu tư mua sắmnhững phương tiện kỹ thuật điện tử hiện đại nhất nhằm nâng cao hiệu quả

và chất lượng hệ thống thông tin trong quản trị của mình Vai trò hết sứcquan trọng của thông tin trong quản trị thể hiện rất rõ ở những phươngdiện sau:

- Vai trò trong việc ra quyết định

Ra quyết định là một công việc phức tạp, khó khăn và hết sức quan trọngcủa các nhà quản trị Để ra được một quyết định đúng đắn các nhà quảntrị cần rất nhiều thông tin Thông tin ở đây sẽ giúp cho các nhà quản trịgiải quyết đúng đắn và có hiệu quả các vấn đề sau:

- Nhận thức vấn đề cần phải ra quyết định

- Xác định cơ hội, và các mối hiểm nguy trong kinh doanh

- Xác định các cơ sở, tiền đề khoa học cần thiết để ra quyết định

- Lựa chọn các phương án

- Vai trò trong hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, điều hành và kiểm soát

Trong các lĩnh vực tổ chức, hoạch định, lãnh đạo, điều hành vàkiểm soát, thông tin có vai trò cực kỳ quan trọng trên các phương diệnsau:

- Nhận thức vấn đề;

Trang 14

- Vai trò trong phân tích, dự báo và phòng ngừa rủi ro

Trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh ở mỗi doanh nghiệpviệc phòng ngừa rủi ro có một tầm quan trọng đặc biệt Để phòng ngừarủi ro có hiệu quả thì thông tin lại có một ý nghĩa hết sức lớn lao trongcác lĩnh vực sau:

- Phân tích

- Dự báo

- Xây dựng phương án phòng ngừa rủi ro

Trong luận văn này khi đề ra giải pháp ERP trong cho công tyTNHH may Hàn-Việt tôi cũng dựa trên cơ sở khoa học về thông tin trongdoanh nghiệp, lấy các kiến thức nền tảng các khoa học về quản trị thôngtin trong doanh nghiệp để đưa ra giải pháp tối ưu nhất

4 Hệ thống các giải pháp ERP của quốc tế và Việt Nam

Thị trường giải pháp ERP ở Việt Nam rất sôi động và chủ yếu docác nhà cung ứng giải pháp quốc tế cung cấp, một số doanh nghiệp ViệtNam cũng đã đưa ra một số giải pháp của mình và phần nào đã chiếmlĩnh được thị trường Mỗi một giải pháp đưa ra thường áp dụng cho mộtlĩnh vực hoặc một ngành riêng biệt, một doanh nghiệp cụ thể

Khi đề ra giải pháp ERP cty may Hàn- Việt cơ sở các ưu điểm củacác giải pháp ERP của các công ty nước ngoài và Việt Nam cho cácngành đặc biệt là cho ngành may kết hợp với đề ra các giải pháp tối ưukhắc phục các nhược điểm của các giải pháp đó

Sau đây là danh sách các công ty cung cấp giải pháp ERP

Trang 15

Hình 3: Biểu đồ thị phần các doanh nghiệp cung cấp giải pháp

ERP tại thị trường Việt Nam

(Nguồn PCWorld Việt Nam)

II CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1 Nguồn lực doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một giatăng buộc doanh nghiệp luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm vàdịch vụ tới khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ Để vươn tớimục tiêu này, doanh nghiệp nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sửdụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh.Trước hết ta quan tâm đến toàn bộ các khái niệm cơ bản về nguồn lựcdoanh nghiệp Có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn lực: Theo nghĩahẹp, nguồn lực thường được hiểu là các nguồn lực vật chất cho phát triển,

ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền… Theo nghĩa rộng,nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phivật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định nào đó Tuỳvào phạm vi phân tích, khái niệm nguồn lực được sử dụng rộng rãi ở các

Trang 16

cấp độ khác nhau: quốc gia, vùng lãnh thổ, phạm vi doanh nghiệp hoặctừng chủ thể là cá nhân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế….

Nguồn lực doanh nghiệp được hiểu là khả năng cung cấp các yếu

tố cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Các nguồn lực chính của doanh nghiệp:

- Quy trình sản xuất, quy trình công nghệ của doanh nghiệp

- Năng lực quản lý của doanh nghiệp

- Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp

- Thương hiệu, uy tín của từng sản phẩm, từng dịch vụ của của doanhnghiệp

2 Tài nguyên doanh nghiệp

Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo

ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người

Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người Xã hội loài ngườicàng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyênđược con người khai thác ngày càng tăng

Nhưng làm thế nào để các nguồn lực của doanh nghiệp trở thànhcác tài nguyên quý giá? Đó là câu hỏi trăn trở của toàn bộ các nhà quản lýdoanh nghiệp Đó là phải làm cho mọi bộ phận đều có khả năng khai thácnguồn lực phục vụ cho công ty Tiếp theo các lịch trình, các hoạch địnhkhai thác nguồn lực của các bộ phận phải phối hợp nhịp nhàng Và phảithiết lập được các quy trình khai thác để đạt được hiệu quả cao nhất

Trang 17

3 Hoạch định doanh nghiệp

Hoạch định trong doanh nghiệp không chỉ là tính toán dự báo cáckhả năng sẽ phát sinh trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp mà còn là hoạch định trước các nội dung công việc, thiếtlập các quy trình, trình tự xử lý công việc để mọi thành viên trong công tytuân theo

Thứ nhất ta xét đến khía cạnh đầu tiên của hoạch định doanh

nghiệp đó là tính toán dự báo các khả năng sẽ phát sinh trong quá trìnhđiều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đó là các chức năngtính toán dự báo các nhu cầu sẽ phát sinh, lập kế hoạch sản xuất trongtương lai Ví dụ tổng nhu cầu nguyên vật liệu, kế hoạch năng suất, dựkiến tiêu hao về thời gian cho công tác sản xuất Mặt khác lập các kếhoạch về mua hàng, bán hàng đồng thời xây dựng các kế hoạch, các dựkiến về chi tiêu của doanh nghiệp Ngoài ra còn lập các kế hoạch kháccho doanh nghiệp và cho từng bộ phận

Thứ hai đó là hoạch định trước các nội dung công việc Đó có thể

là một trong các nội dung sau: hoạch định chính sách giá bán , các chínhsách chiết khấu của công ty trong bán hàng; hoạch định các kiểu muahàng để phục vụ tính toán lựa chọn phương án mua hàng; mô hình sảnxuất, mô hình chi phí phục vụ tính chọn phương án sản xuất; các phươngthức thanh toán, các chính sách tín dụng cho khách hàng dùng cho theodõi thu, theo dõi trả tiền

Thứ ba đó là thiết lập các quy trình, trình tự xử lý công việc để

mọi thành viên trong doanh nghiệp tuân theo Đó là quy trình xử lýnghiệp vụ trong mỗi phòng ban, phân xưởng của đơn vị, quy trình chuyểnchứng từ giữa các bộ phận của công ty thông qua tác nghiệp chươngtrình,quy trình chỉnh lý sửa đổi số liệu khi phát hiện có sai sót của nhânviên trong quá trình tác nghiệp

Trang 18

4 Hệ thống quản trị doanh nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh đượcvận hành một cách trơn tru nhất thì cần một bộ máy quản trị doanhnghiệp giàu năng lực Nhu cầu thông tin của hệ thống quản trị này rất lớnđòi hỏi có tính chính xác, nhanh nhạy và tổng hợp cao Do đó các giảipháp ERP luôn phải đáp ứng tối đa các nhu cầu đó và định hướng thôngtin cho các nhà quản trị Các nhà quản trị trong doanh nghiệp tuỳ theomức độ và quyền hạn sẽ xử lý các thông tin để đảm bảo hoạt động củadoanh nghiệp Hệ thống quản trị doanh nghiệp có tính đa dạng và đặc thùrất lớn tuỳ theo mô hình tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Khảo sát và nắm bắt rõ hệ thống quản trị doanh nghiệp sẽđảm bảo cho hệ thống giải pháp ERP của doanh nghiệp triển khai thànhcông

5 Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning)

5.1 Giới thiệu chung

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại, mỗi doanh nghiệp đều phảikiểm soát và phát huy tối đa các nguồn lực của mình để đưa ra một chiếnlược phát triển bền vững Là kết quả của hàng trăm năm phát triển kinh tếthị trường, kết hợp với gần một thế kỷ cách mạng Công nghệ thông tincùng với hơn 30 năm phát triển không ngừng, ERP (Enterprise ResourcePlanning) giúp cho các doanh nghiệp có thể hoạch định và kiểm soát hiệuquả tất cả các nguồn lực cần thiết để nhận, làm, giao hàng và lập tàikhoản đơn đặt hàng của khách hàng trong các công ty sản xuất, phân phối

và dịch vụ Nói cách khác, ERP là hệ thống các giải pháp phần mềm tổngthể có thể xử lý tất cả các giao dịch của doanh nghiệp trên nền tảng ứngdụng và cơ sở dữ liệu thống nhất

ERP là phần mềm trên máy tính tự động hoá các tác nghiệp của độingũ nhân viên của doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạtđộng và hiệu quả quản lý toàn diện của doanh nghiệp Nói cách khác,

Trang 19

ERP là phần mềm phục vụ tin học hóa tổng thể doanh nghiệp Đây chỉ làmột cách nhìn “dễ hiểu” về khái niệm ERP Trên thực tế, khái niệm ERPtheo chuẩn quốc tế giới hạn trong phạm vi hoạch định nguồn lực, cácnguồn lực bao gồm nhân lực (con người), vật lực (tài sản, thiết bị ) và tàilực (tài chính) Khối lượng công việc trong hoạch định và sử dụng cácnguồn lực của doanh nghiệp chiếm phần lớn trong toàn bộ hoạt động củadoanh nghiệp nên ERP là hệ thống phần mềm rất lớn

5.2 Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng ERP

a Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy

ERP giúp các nhà quản lý dễ dàng tiếp cận các thông tin quản trịđáng tin cậy để có thể đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở có đầy đủthông tin.Nếu không có hệ thống ERP, một cán bộ quản lý cấp cao phảidựa vào nhiều nguồn để có được thông tin cần thiết dùng cho việc phântích tình hình tài chính và hoạt động của công ty Với hệ thống ERP, điềunày có thể được thực hiện một cách dễ dàng bằng cách sử dụng một phầnmềm ứng dụng và trong thời gian thực Ngoài ra, hệ thống ERP tập trungcác dữ liệu từ mỗi phân hệ vào một cơ sở quản lý dữ liệu chung giúp chocác phân hệ riêng biệt có thể chia sẻ thông tin với nhau một cách dễ dàng.Hơn nữa, hệ thống ERP không chỉ thu thập và xử lý khối lượng lớn cácgiao dịch hàng ngày mà còn nhanh chóng lập ra các phân tích phức tạp vàcác báo cáo đa dạng

b Công tác kế toán chính xác hơn

Phần mềm kế toán hoặc phân hệ kế toán của phần mềm ERP giúpcác công ty giảm bớt những sai sót mà nhân viên thường mắc phải trongcách hạch toán thủ công

Phân hệ kế toán cũng giúp các nhân viên kiểm toán nội bộ và các cán

bộ quản lý cao cấp kiểm tra tính chính xác của các tài khoản Hơn nữa,một phân hệ kế toán được thiết kế tốt sẽ hỗ trợ các qui trình kế toán vàcác biện pháp kiểm soát nội bộ chất lượng

Trang 20

c Cải tiến quản lý hàng tồn kho

Phân hệ quản lý hàng tồn kho trong phần mềm ERP cho phép cáccông ty theo dõi hàng tồn kho chính xác và xác định được mức hàng tồnkho tối ưu, nhờ đó mà giảm nhu cầu vốn lưu động và đồng thời giúp tănghiệu quả sản xuất

d Tăng hiệu quả sản xuất

Phân hệ hoạch định và quản lý sản xuất của phần mềm ERP giúp cáccông ty nhận dạng và loại bỏ những yếu tố képm hiệu quả trong qui trìnhsản xuất Chẳng hạn, nếu công ty không sử dụng phần mềm ERP mà lên

kế hoạch sản xuất một cách thủ công dẫn đến tính toán sai và điều nàygây nên các điểm thắt cổ chai trong quá trình sản xuất và do đó thường sửdụng không hết công suất của máy móc và công nhân Nói cách khác,điều này có nghĩa là áp dụng một hệ thống hoạch định sản xuất hiệu quả

có thể làm giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm

e Quản lý nhân sự hiệu quả hơn

Phân hệ quản lý nhân sự và tính lương giúp sắp xếp hợp lý các quitrình quản lý nhân sự và tính lương, do đó làm giảm chi phí quản lý đồngthời giảm thiểu các sai sót và gian lận trong hệ thống tính lương

f Các qui trình kinh doanh được xác định rõ ràng hơn

Các phân hệ ERP thường yêu cầu công ty xác định rõ ràng các quitrình kinh doanh để giúp phân công công việc được rõ ràng và giảm bớtnhững phức tạp và các vấn đề liên quan đến các hoạt động tác nghiệphàng ngày của công ty

6 Các khái niệm cơ bản của ERP dệt may

ERP là phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp, trong đó phầnhoạch định nguồn lực là phần cơ bản Những gì quan trọng nhất tronghoạt động của doanh nghiệp đều được ERP quản lý, và với mỗi ngànhnghề kinh doanh, mỗi doanh nghiệp thì kiến trúc chức năng hay chứcnăng của hệ thống ERP có thể rất khác nhau Đối với doanh nghiệp dệt

Trang 21

may Việt Nam thì hoạt động của doanh nghiệp mang khá nhiều đặc thùriêng đòi hỏi giải pháp ERP cần phải giải quyết Hệ thống phải chia sẻthông tin kịp thời, chính xác, thông suốt trong phạm vi toàn công ty giúpđiều hành sản xuất hiệu quả, đáp ứng nhanh yêu cầu đa dạng của kháchhàng, giảm chi phí sản xuất, giảm lao động gián tiếp, giảm thời gian giãn

các yêu cầu tổng quan đặt ra cần phải giải quyết triệt để như sau:

- Quản lý dữ liệu tập trung Toàn bộ dữ liệu của tổng công ty, các

xí nghiệp thành viên, các phòng ban chức năng, hệ thống cung ứng, sảnxuất, phân phối phải được xử lý và quản lý tập trung Khoảng cách địa lýcách biệt giữa các đơn vị là một vấn đề đặt ra cho giải pháp lưu trữ,truyền và xử lý dữ liệu

- Tối ưu và đồng bộ hoá bài toán quản lý sản xuất Đây là một bài

toán khó nhất trong toàn bộ giải pháp ERP cho doanh nghiệp ngành dệtmay Việt Nam Do tại mỗi thời điểm một công ty dệt may thường có rấtnhiều các hợp đồng sản xuất khác nhau, đơn hàng thường phức tạp về cỡvóc, yêu cầu chất lượng khắt khe, mẫu mã thay đổi liên tục, kể cả mẫuvải.Việc xác định năng lực sản xuất mỗi ngày rất khó khăn Nguyên nhân

vì số liệu nằm rải rác ở nhiều đầu mối, khó phân tích, tổng hợp, khiếnviệc lên kế hoạch không chính xác, ảnh hưởng đến ngày giao hàng vàphát sinh một số lỗi như: đứt chuyền (do thiếu hàng để làm) hoặc hụt kếhoạch (do phán đoán thừa hàng) Điều này ảnh hưởng đến uy tín củacông ty và giảm năng suất lao động Ngoài ra việc phân tích quy trìnhcông nghệ một đơn hàng cũng khá phức tạp Khi nhận một đơn hàng bộphận công nghệ sản xuất phải phân tích mã hàng có bao nhiêu công đoạn,

từ đó phân định mức cho từng chuyền Việc phân tích các công đoạn rấttốn thời gian và công sức vì thường xuyên thay đổi quy trình Ví dụ, đơnhàng có mức yêu cầu trung bình là áo jacket nữ 2 lớp có 119 công đoạn.Trước đây, khi tiếp nhận một mã hàng mới tương tự với mã hàng đã sản

Trang 22

xuất, người lập quy trình sẽ phải tìm kiếm thủ công các yếu tố của mãhàng cũ qua dữ liệu của từng xí nghiệp, rồi lọc lấy kết quả tương tự Đó

là chưa kể rắc rối phát sinh do tên công đoạn không được thống nhất giữacác xí nghiệp.Giải pháp ERP phải giải quyết triệt để vấn đề đó

- Giải quyết các bài toán: tài chính kế toán, quản lý chi phí, bảo

hiểm y tế, tính lương, thưởng, cân đối đồng bộ vật tư, bài toán tồn kho một cách linh hoạt nhất phục vụ thông tin cho quản lý, sản xuất, phânphối và kế hoạch Bài toán giá thành cũng là một bài toán quan trọng mà

hệ thống ERP giải quyết rất mạnh.Hệ thống phải tính được giá thànhhoàn nguyên ứng đến từng công đoạn chi tiết trên toàn bộ dây chuyền,cho phép xử lý linh hoạt việc tại mỗi công đoạn (như tính toán giá thànhtrước sản xuất, giá thành kế hoạch, giá thành phân xưởng )

- Giải pháp quản lý nhà cung ứng, khách hàng, hệ thống phân

phối: Nếu là một DN dệt may sản xuất tiêu thụ, đặc biệt là tiêu thụ nội

địa thì giải pháp ERP cần phải có tính năng quản lý hệ thống bán hàng,thường rất phức tạp Thông thường các công ty dệt may bán hàng qua hệthống kênh phân phối, siêu thị hoặc qua các chuỗi cửa hàng Chỉ tiêuquan trọng để đánh giá hệ thống quản lý bán hàng có đủ mạnh hay không

là khả năng tập hợp được trạng thái tiêu thụ, doanh thu bán hàng, trạngthái tồn kho sản phẩm cũng như các dự báo tiêu thụ để phục vụ cho điềuđộng hàng, điều chỉnh sản lượng sản xuất cũng như quyết định cácchương trình khuyến mãi hay bán giảm giá

- Tốc độ xử lý và nhập liệu phải nhanh: Trong dệt may, do số

lượng danh điểm trong quản lý sản xuất là rất lớn và cần lưu trữ để phục

vụ phân tích thống kê nên việc quản lý danh điểm ngoài yêu cầu đáp ứngtheo dõi nguyên phụ liệu, phải đảm bảo tốc độ xử lý, thời gian nhập liệunhanh, thuận tiện trong kiểm soát danh điểm Đây là một trong những yếu

tố quyết định hệ thống ERP dùng được hay không cho ngành dệt may

Trang 23

- Tích hợp với hệ thống CAD/CAM: Đặc điểm của dệt may là

ứng dụng hệ thống CAD/CAM trong thiết kế mẫu mã Việc tích hợp giữahai hệ thống CAD/CAM và ERP sẽ mang lại hiệu quả cao Các kết quảmang lại có thể giúp tính toán giá thành thiết kế ngay từ khi sản phẩmcòn trên bản vẽ Từng chi tiết của sản phẩm ứng với màu, chất liệu vải,nếp gấp được tính toán tự động trên phần mềm thiết kế sẽ được cậpnhật vào suất tiêu hao nguyên phụ liệu trong BOM của hệ thống ERP kếthợp với tập hợp chi phí thực gần nhất để tính giá thành thiết kế Số liệugiá thành này được cập nhật ngược lại phòng thiết kế để giúp bộ phận này

có thêm chỉ tiêu giá thành khi thiết kế sản phẩm Việc kết nối này cũngcho phép cán bộ kinh doanh tính toán nhanh chi tiết giá thành chào hàngtrong quá trình đàm phán chuẩn bị nhận đơn hàng gia công mới

Ngoài ra, tích hợp CAD/CAM, đồng thời ứng dụng công nghệ quétsản phẩm, sẽ cho phép hệ thống ERP cập nhật trực tuyến các công việc đãhoàn thành trên từng công đoạn, từ đó hỗ trợ điều độ sản xuất phânxưởng chính xác Đây cũng là một điểm nóng của các DN dệt may nhằmtăng hiệu quả điều hành sản xuất, cũng như giúp có thông tin cho bài toánlương khi điều động nhân công trên dây chuyền may

- Hệ thống ERP phải là một thể thống nhất hữu cơ tất cả các

nguồn lực của doanh nghiệp: Doanh nghiệp thường tổ chức nhân sự

theo phòng, ban của tất cả các doanh nghiệp hiện nay là cách tổ chứcnhân sự theo từng nhóm mà doanh nghiệp cho là tốt nhất để có thể dễdàng tác nghiệp và quản lý, phục vụ mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cách tổ chức theo phòng, ban nàycũng rất khác nhau tùy từng doanh nghiệp, kể cả với các doanh nghiệphoạt động trong cùng ngành nghề Khái niệm “quy trình” trong hoạt độngcủa doanh nghiệp được hiểu như sau: nếu cơ cấu tổ chức theo phòng bancủa doanh nghiệp được thể hiện theo chiều dọc thì các bước của quy trìnhlại được tổ chức theo chiều ngang Một quy trình hoạt động của doanh

Trang 24

nghiệp bao gồm nhiều bước, mỗi bước thực hiện một chức năng nào đó,mỗi bước có hệ thống thông tin hoặc dữ liệu đầu vào và có kết quả là hệthống thông tin hoặc dữ liệu đầu ra Thông tin đầu vào của bước này làthông tin đầu ra của bước trước; thông tin đầu ra của bước này cũng làthông tin đầu vào của bước kế tiếp Một điều dễ nhận ra là một quy trìnhhoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các quy trình chính có thể liênquan đến nhiều phòng, ban của doanh nghiệp, tức là để cho quy trình hoạtđộng đến các bước sau cùng thì cần có sự tham gia về nhân sự từ nhiềuphòng, ban Các phần mềm quản lý rời rạc thường phục vụ cho hoạt độngcủa một phòng, ban cụ thể (như phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòngnhân sự ) và như một “ốc đảo” đối với các phần mềm của phòng bankhác Việc chuyển thông tin từ phòng, ban này sang phòng, ban khácđược thực hiện một cách thủ công (chuyển văn bản, copy file ) với năngsuất thấp và không có tính kiểm soát CácChức năng của ERP cũng phục

vụ cho các phòng, ban nhưng hơn thế, nó giải quyết mối quan hệ giữa cácphòng, ban khi mô phỏng tác nghiệp của đội ngũ nhân viên theo quytrình Thông tin được luân chuyển tự động giữa các bước của quy trình vàđược kiểm soát chặt chẽ Các báo cáo trên phần mềm ERP có thể lấythông tin từ nhiều bước trong quy trình và thậm chí từ nhiều quy trìnhkhác nhau Cách làm này tạo ra năng suất lao động và hiệu quả quản lýthông tin rất cao cho doanh nghiệp

Khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, bạn sẽ thấy rõnét nhất về các quy trình Với mỗi doanh nghiệp, các quy trình được phânthành các quy trình sản xuất kinh doanh chính và các quy trình phụ trợ.Các quy trình sản xuất kinh doanh chính là đối tượng đầu tiên được môphỏng trên hệ thống ERP Một điều cần nói là rất nhiều doanh nghiệpViệt Nam, cho dù đã hoạt động nhiều năm, nhưng vẫn không có các tàiliệu về các quy trình hoạt động của mình và các tài liệu này chỉ được xây

Trang 25

dựng dưới sự giúp đỡ của các công ty tư vấn xây dựng hệ thống quản lýchất lượng ISO.

- Hệ thống phải có tính mở cao thích nghi nhanh với những

thay đổi của doanh nghiệp:

Do tốc độ tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp may mặcViệt Nam rất lớn cộng với sự biến động về môi trường kinh doanh, của

cơ chế chính sách và của chính nội tại các nguồn lực của doanh nghiệpnên giải pháp đưa ra cần đồi hỏi tính mở cao thích nghi nhanh với mọithay đổi tác động đến hoạt động của doanh nghiệp Để đáp ứng được yêucầu này hệ thống cần đạt được một số tiêu chí sau:

+ Mềm dẻo, linh hoạt để có thể điều chỉnh không chỉ phù hợp với yêu cầuhiện tại của doanh nghiệp mà còn sẵn sàng cho các yêu cầu của sự pháttriển trong tương lai và sự biến động khách quan của chính sách, chế độ

kế toán tài chính của nhà nước, các chế độ chính sách khác…

+ Hệ thống được tham số hoá hoàn toàn đảm bảo khi có sự thay đổi chỉcần cấu hình lại hệ thống, giảm thiểu tối đa độ trễ thời gian của hệ thống,chi phí tối thiểu khi sửa chữa phục vụ thay đổi

+ Dễ dàng mở rộng hệ thống, tích hợp các module mở rộng khi phát sinhnhu cầu

+ Hệ thống mở, linh hoạt với nhiều hình thức xuất/ nhập dữ liệu giao tiếp

dễ dàng với các ứng dụng khác

7 Các chức năng của hệ thống ERP

- Quản trị tài chính: Nhóm chức năng này gồm các chức năng chính là

kế toán bán hàng, kế toán đặt hàng , kế toán giá thành sản xuất, và kế toántổng hợp cho phép doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ công nợ phải thu, phảitrả, tổng hợp chi phí và doanh thu chi tiết đa chiều, thiết lập được kếhoạch xoay vòng vốn hiệu quả cho doanh nghiệp Phân tích đa chiều vềhoạt động tài chính, cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin về tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Phân hệ quản lý tiền, ngân sách hỗ trợ

Trang 26

cho việc lập ngân sách, hợp nhất các báo cáo từ các đơn vị thành viên,các giao dịch nội bộ và giao dịch ngoại tệ Tất cả các báo cáo tài chínhđều theo tiêu chuẩn VAS và IAS Ngoài ra các chức năng quản trị tàichính còn được kết hợp chặt chẽ với các chức năng khác như quản trị sảnxuất, nhân sự tiền lương, kho, công nợ phải thu phải trả….

- Quản trị sản xuất: Chức năng này cho phép lập kế hoạch và theo dõi

quá trình sản xuất Căn cứ vào các số liệu sản xuất theo kế hoạch hoặctheo đơn hàng Hệ thống bắt đầu từ việc xây dựng cấu trúc sản phẩm(BOM: Bill of Material), tính toán nhu cầu nguyên vật liệu, máy và nhâncông từ các định mức sản xuất do đơn vị thiết lập Dựa trên các yếu tố vềthời gian giao hàng, nguồn lực về người, máy móc để thiết lập kế hoạchchính, kế hoạch đặt hàng Tất cả các số liệu theo thời gian thực cho phépphân tích điều chỉnh sản xuất kịp thời Hệ thống cũng tính tới các côngđoạn làm việc đồng thời, Các gián đoạn kế hoạch do các yếu tố kháchquan phát sinh trong quá trình sản xuất để tiến hành điều chỉnh, điều độsản xuất đúng với kế hoạch và yêu cầu đặt ra

- Quản trị kho: Chức năng này nhằm quản lý toàn bộ các nghiệp vụ kho

phát sinh với các tiêu thức tình giá tuỳ chọn theo kiểu LIFO, FIFO, giábình quân hay giá chuẩn Với hệ thống tham số hoá được ứng dụng trongcác hệ thống kiểm soát giá bán, chiết khấu, thưởng cho từng loại mặthàng theo kiểu ma trận giúp Doanh nghiệp linh động điều chỉnh các tiêuthức giá bán, thưởng bán hàng, chiết khấu phù hợp với từng đối tượngsản phẩm, khách hàng theo mọi thời điểm khác nhau Ngoài ra với cáclớp thông số về kích thước trọng lượng, thông tin về mã vật tư hànghoá…sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng sắp xếp, vận chuyển và theo dõi quản

lý bảo hành vật tư hàng hoá trong kho

- Quản trị bán hàng và công nợ phải thu: Chức năng này giúp doanh

nghiệp theo dõi và quản lý toàn bộ các quy trình nghiệp vụ bán hàng baogồm: Quản lý báo giá, theo dõi các đơn đặt hàng của khách hàng, quản lý

Trang 27

các điều kiện thanh toán, các chế độ thanh toán, tín dụng cho từng kháchhàng với các tiêu thức bán hàng khác nhau của Doanh nghiệp như bán sỉ,bán trả chậm, ký gửi… Căn cứ vào đơn hàng của khách hàng chươngtrình cho phép thiết lập các kế hoạch giao hàng cho khách hàng Pháthành hoá đơn và chuyển sang theo dõi kiểm soát phải thu sau khi kết thúcmột giao dịch bán hàng Từ các số liệu bán hàng, tiến hành xử lý phântích đánh giá quá trình kinh doanh bán hàng của doanh nghiệp Ngoài ra ởchức năng này của hệ thống thì công nợ phải thu sẽ được tổng hợp vàphân tích chi tiết nhất đảm bảo các kết nối với các chức năng quản trị tàichính.

- Quản trị mua hàng và công nợ phải trả: Chức năng này cho phép theo

dõi và quản lý toàn bộ quy trình nghiệp vụ đặt mua hàng hoá, nguyên vậtliệu, vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh từ khâu tính toánthiết lập kế hoạch đặt hàng, bảng đặt hàng dự kiến và các đơn đặt hàngvới nhà cung cấp Theo dõi nhận hàng dựa trên các điều kiện giao hàng,các điều kiện thanh toán khi đặt hàng Sau khi kết thúc nhận hàng căn cứvào các hoá đơn của nhà cung cấp để chuyển sang theo dõi kiểm soátthanh toán phải trả sau khi kết giao dịch

Chức năng này cũng cho phép tính toán, xử lý phân đoạn cáckhoản chi phí trả cho quá trình đặt hàng như vận chuyển ứng với các tiêuthức mua (FOB, CIF, Ex-work.vv , các chi phí quản lý khác) của từngnhà cung cấp Điều này cho phép tính toán lượng đặt hàng kinh tế(Economic Order Quantity) Đồng thời cũng tính các mức tồn kho an toàngiúp xây dựng các lượng đặt hàng lặp lại (Re-Order) trong quá trình sảnxuất

Chức năng này cũng cho phép quản lý chi tiết và tổng hợp công nợphải trả theo nhiều tiêu chí đảm bảo kết nối với chức năng quản trị tàichính

Trang 28

- Quản trị nhân sự - Tiền lương: Chức năng cho phép tạo CSDL về lý

lịch nhân viên, lưu trữ các quyết định, đơn từ có liên quan trong quá trìnhcông tác của nhân viên tại đơn vị Phân hệ cũng cho phép chấm công vàtính lương cho từng nhân viên, từng phòng ban hay từng nhóm nhân viêntheo nhiều tiêu thức khác nhau.Trong doanh nghiệp may việc tính lươngcho công nhân sản xuất trực tiếp rất phức tạp và căn cứ vào năng suất sảnxuất của công nhân, đơn giá từng đơn hàng, theo thời gia, ca sản xuất…

và cần theo dõi công khai qua hệ thống bảng chấm công điện tử Nhờ vào

hệ thống tham số cho phép khai báo xác định các hình thức cách tínhlương linh hoạt Chức này đáp ứng hầu hết các nghiệp vụ về lương chocác loại hình doanh nghiệp, chẳng hạn như: Quản lý tạm ứng theo kỳ độtxuất, theo dõi và tham gia các quá trình đóng và hưởng các loại hình bảohiểm, nghĩa vụ đóng thuế thu nhập, quá trình tăng lương, thưởng,…

- Quản trị Marketing:Chức năng cho phép tạo CSDL khách hàng, Nhà

cung cấp bắt đầu từ tìm kiếm thông tin, đánh giá các lớp khách hàng tiềmnăng, Khách hàng triển vọng, khách hàng thân thiết Lập kế hoạch tiếpxúc và tiến hành ghi nhận các nội dung đang gặp gỡ, trao đổi với kháchhàng/nhà cung cấp đến lúc chấm dứt bằng kết quả đặt hàng của kháchhàng/nhà cung cấp Phân hệ cũng được thiết kế quản lý theo dõi cácthông tin về các chiến dịch quảng cáo, đánh giá hiệu quả của các đợtkhuyến mại, quảng cáo mà doanh nghiệp đang thực hiện, tiến hành phântích số liệu khách hàng theo nhiều góc độ khác nhau phục vụ cho việchoạch định kế hoạch phát triển thị trường của doanh nghiệp

- Quản trị sửa chữa: hệ thống máy móc thiết bị của doanh nghiệp may

rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh nên hệthống cần quản lý chặc chẽ được năng lực máy móc thiết bị, các kế hoạchsửa chữa, bảo dưỡng để các phòng ban khác biết được lập ra các kế hoạchsản xuất phù hợp

Trang 29

- Quản trị hệ thống: Thực hiện phân quyền khai thác, thiết lập môi

trường làm việc Thiết lập các kết nối dữ liệu giữa các đơn vị thành viên.Xây dựng các thủ tục sao lưu, phục hồi dữ liệu Các tiện ích khác liênquan đến quản trị hệ thống

- Hệ thống cảnh báo thông minh: Cho phép thiết lập các chỉ tiêu cảnh

báo tại các bộ phận - Chuyển vào nhà kho dữ liệu Gửi message tới cácnhân viên, các cán bộ quản lý qua Mobile với hệ thống GMS Ngoài rakhi xử lý thao tác dữ liệu ở mỗi chức năng cụ thể đều xây dựng các cảnhbáo riêng phù hợp với từng trường hợp đảm bảo thao tác xử lý chuẩnnhất Hệ thống cũng cần phát hiện các sai sót do xử lý dữ liệu để cảnhbáo cho nhân viên xử lý

Trang 30

CHƯƠNG 2 GIẢI PHÁP ERP CHO CTY MAY HÀN-VIỆT

HÀN – VIỆT

Thông qua khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong cty may HànViệt hiện nay để tăng năng lực cạnh tranh của cty trước bối cảnh hội nhậpkinh tế toàn cầu thì giải pháp ERP cho ngành may phải đáp ứng được đầy

đủ các yêu cầu tổng quan sau:

Thứ nhất, giải pháp đưa ra cần quản lý thành hệ thống thông tin

thống nhất trong toàn bộ công ty bao gồm tất cả các phòng ban chứcnăng, các xí nghiệp thành viên, các xưởng sản xuất…Hệ thống đó sẽ chia

sẻ dữ liệu quy trình sản xuất kinh doanh cho toàn bộ hệ thống của doanhnghiệp đồng thời cung cấp thông tin nhất quán, kịp thời cho quá trình raquyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Thứ hai là, giải pháp phải đảm bảo tính tự động hoá cao, tích hợp

được quy trình sản xuất kinh doanh tối ưu Giải pháp cần tích hợp các

công nghệ đặc thù của ngành may như tích hợp với hệ thống CAD/CAM:

Đặc điểm của dệt may là ứng dụng hệ thống CAD/CAM trong thiết kếmẫu mã Việc tích hợp giữa hai hệ thống CAD/CAM và ERP sẽ mang lạihiệu quả cao Các kết quả mang lại có thể giúp tính toán giá thành thiết kếngay từ khi sản phẩm còn trên bản vẽ Từng chi tiết của sản phẩm ứngvới màu, chất liệu vải, nếp gấp được tính toán tự động trên phần mềmthiết kế sẽ được cập nhật vào suất tiêu hao nguyên phụ liệu trong data của

hệ thống ERP kết hợp với tập hợp chi phí thực gần nhất để tính giá thànhthiết kế Số liệu giá thành này được cập nhật ngược lại phòng thiết kế đểgiúp bộ phận này có thêm chỉ tiêu giá thành khi thiết kế sản phẩm Việckết nối này cũng cho phép cán bộ kinh doanh tính toán nhanh chi tiết giáthành chào hàng trong quá trình đàm phán chuẩn bị nhận đơn hàng giacông mới

Trang 31

Thứ ba là , giải pháp cần có tính linh hoạt và tính mở rất cao Đặc

thù của cty tính đa dạng trong mẫu mã kích cỡ chủng loại đơn hàng, sảnphẩm và thường ít lặp lại nên là một cản trở lớn cho thiết kế giải phápERP trong quản lý sản xuất, nguyên vật liệu,…Quản lý nguyên phụ liệudệt may rất đa dạng và phức tạp Ngoài size, cỡ, màu, doanh nghiệp cònphải quản lý theo các tiêu thức khác như mẫu mã, hoa văn trên sản phẩm,các cách phối màu, độ co dãn của vải, độ dài của sợi bông Do vậy, hệthống quản lý phải linh hoạt để đáp ứng được các phân tích về tồn khophục vụ sản suất cũng như bán hàng Đồng thời hệ thống cần linh hoạttrong tối ưu quy trình thiết kế, quy trình sản xuất, thống kê được năng lựcsản xuất, năng lực máy móc, tiêu hao nguyên phụ liệu, nhân công để luônđảm bảo tiến độ, chất lượng và yêu cầu cho các đơn hàng Hệ thống đòihỏi tính mở cao vì tốc độ phát triển của doanh nghiệp may là khá lớncộng với những thay đổi do môi trường tác động đòi hỏi hệ thống phảitương thích đáp ứng

Ngoài ra, tích hợp CAD/CAM, đồng thời ứng dụng công nghệ quétsản phẩm, sẽ cho phép hệ thống ERP cập nhật trực tuyến các công việc đãhoàn thành trên từng công đoạn, từ đó hỗ trợ điều độ sản xuất phânxưởng chính xác

Thứ tư là, tốc độ xử lý và nhập liệu phải nhanh: Trong dệt may, do

số lượng danh điểm trong quản lý sản xuất là rất lớn và cần lưu trữ đểphục vụ phân tích thống kê nên việc quản lý danh điểm ngoài yêu cầu đápứng theo dõi nguyên phụ liệu, phải đảm bảo tốc độ xử lý, thời gian nhậpliệu nhanh, thuận tiện trong kiểm soát danh điểm Đây là một trongnhững yếu tố quyết định hệ thống ERP dùng được hay không cho ngànhdệt may

Thứ năm là, giải pháp ERP đề ra phải giải quyết được tối ưu các

bài toán chức năng quản lý như: bảo hiểm y tế, tính lương, thưởng, quản

lý sản xuất, đóng thùng, cân đối đồng bộ vật tư, giá thành sản phẩm theo

Trang 32

từng công đoạn và chi tiết theo nhiều khoản mục, tồn kho, công nợ, kếhoạch, quản lý tiến độ dự án công việc, tối ưu hoá năng lực máy móc,năng lực nhân công sản xuất,quản lý hệ thống phân phối, quan hệ kháchhàng… Các bài toán quản lý chức năng riêng lẻ phải được giải quyếthoàn thiện nhất trong bối cảnh thống nhất đồng bộ chung của toàn hệthống.

Để đáp ứng được năm yêu cầu tổng quát trên giải pháp mà tôi trìnhbày trong khuôn khổ luận văn này được khái quát trong sơ đồ sau vàđược chi tiết hoá trong phần hai

Trang 33

Nhóm 19 - LTKHMT4 - K5 - ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Kế toán tổng hợp

Tổng hợp thông tin từ các hệ

Tích hợp số liệu từ các công ty, đơn vị thành viên

Kiểm soát tài sản cố định

Kiểm soát tiền mặt

Nhân sự, tiền lương

Hồ sơ cán bộ công nhân viên Các phương pháp tính lương Tính toán lương và chi trả

Hệ thống báo cáo lương

Kết chuyển

Kế toán phải trả

Thông tin nhà cung ứng

Các mẫu biểu kế toán phải trả

Các báo cáo phân tích

Kế toán phải thu

Thông tin khách hàng Các mẫu biểu kế toán phải thu Các báo cáo phân tích

Quản trị hệ thống

Phân quyền bảo mật khai thác chương trình Sao lưu phục hồi dữ liệu Các tiện ích khác

Marketing

Hồ sơ thị trường Các chiến lược Marketing Mix Các báo cáo phân tích

Quản trị dự án

Thông tin dự án Tiến trình thực hiện Các báo cáo phân tích

Kiểm soát kho

Kế hoạch vật tư cho đơn hàng Tình hình nhập xuất vật tư Tồn kho

Các báo cáo phân tích

Bảo dưỡng sửa chữa

Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa Tình hình bảo dưỡng sửa chữa Các báo cáo phân tích

Kiểm soát sản xuất

Lập kế hoạch sản xuất Theo dõi tình hình sản xuất Các báo cáo phân tích

Xuất kho Tồn kho

Nhập kho

Tồn kho

Nhà cung ứng

Hoá

đơn

Kh ách hàn g

Hoá đơn

Hoá đơn

Lươ ng

Kế hoạch vật tư dự án

Tình hình tồn kho vật tư

34

Trang 34

II GIẢI PHÁP CHI TIẾT CHO CÔNG TY

1 Giải pháp quản trị đặt hàng

a Tổng quan

Đây là một trong những module quan trọng trong hệ thống giải phápERP cho cty may Hàn-Việt Để đáp ứng được nhu cầu quản lý đặt hàng củadoanh nghiệp giải pháp đề ra giải quyết các chức năng chính sau đây:

• Quản trị đặt hàng: bao gồm quản trị yêu cầu mua, tính toán các đơnhàng kế hoạch, quản lý hợp đồng đơn đặt hàng : các thông tin đặt hàng,nghiệp vụ mua sắm, kế hoạch mua, lịch sử của các giao dịch mua hàng

Trang 35

quan hệ chặt chẽ với nhau theo quy trình đặt hàng: Nhu cầu mua hàng  Lập kế hoạch đặt hàng  Lập đơn hàng  Nhận hàng  Phân phối hàng

 Ghi nhận công nợ  Chi trả công nợ

b Chi tiết giải pháp

*/ Tính toán được kế hoạch đặt hàng chi tiết và lập đơn hàng

Căn cứ trên nhu cầu sản xuất, tình trạng tồn kho hệ thống tínhtoán

dự kiến đặt hàng để đảm bảo vật tư hàng hóa không bị thiếu nguyên vậtliệu Hệ thống sẽ tính toán các yêu cầu sau:

- Tính toán đề nghị đặt hàng từ nhu cầu sản xuất

- Tính toán nhu cầu đặt hàng từ bán hàng tay ba

- Tính toán đề nghị đặt hàng theo kế hoạch định trước

- Tính toán kế hoạch đặt hàng từ dự báo doanh thu bán hàng

Từ các tính toán trên hệ thống sẽ đưa ra bản chi tiết nhu cầu nguyênvật liệu theo thời gian và địa điểm Dựa trên mạng lưới các nhà phân phốiđơn giá, sản phẩm, chủng loại… hệ thống lập các đơn hàng chi tiết mộtcách tối ưu nhất Phòng đặt hàng sẽ kiểm soát lại đơn hàng và xác nhận đơnhàng

Đơn hàng được thiết lập và quản lý theo cây phân quyền trong đặtmua và duyệt mua hàng hoá Giải pháp tối ưu là xây dựng cây phân quyềngiới hạn khối lượng mua, giá mua, giá trị mua theo từng cấp duyệt củadoanh nghiệp Căn cứ vào thông tin của đơn hàng hệ thống sẽ chuyển đến

bộ phận duyệt đơn hàng tương ứng

Khi đơn hàng được duyệt sẽ chuyển cho bộ phận đặt hàng để tiếnhành đặt hàng Đơn hàng không được duyệt sẽ chuyển ngược lại cho bộphận lập đơn hàng kèm theo các nguyên nhân không được duyệt

*/ Quản lý nhận hàng và phân phối hàng

Căn cứ vào các đơn hàng đã xác nhận với các nhà cung cấp thì hệthống phải tiến hành theo đi quy trình giao nhận đơn hàng

Trang 36

- Kiểm soát nhiều hình thức giao hàng ( giao hàng từng phần, giao hàngtoàn phần).

- Kiểm soát nhiều loại giao hàng (Hoá đơn về trước hàng về sau, hàng vềtrước hóa đơn về sau, hàng không có hóa đơn)

- Kiểm soát nhận hàng hóa theo lô

- Kiểm soát số lượng, chất lượng quy cách, thời gian, địa điểm giao hàng,các vi phạm và xử lý

- Các chi tiết khác

*/ Ghi nhận hoá đơn từ nhà cung cấp

Theo dõi quản lý các hoá đơn từ nhà cung cấp dựa trên các tiêu thứcnhận hàng của doanh nghiệp và tác nghiệp quản lý thuận lợi cho các phântích tài chính công nợ và hệ thống cung cấp nguyên vật liệu:

- Xử lý, theo dõi thông tin chi tiết của hoá đơn từ nhà cung cấp

- Theo dõi và phân bổ các loại chi phí liên quan đến đơn hàng, hóa đơn

- Theo dõi các tiêu thức thanh toán cho từng hóa đơn

- Cho phép phân tích đa chiều

- Chuyển hoá đơn tới bộ phận công nợ phải trả bằng cách tích hợp thôngtin

Các mẫu hoá đơn quản lý sẽ xây dựng theo mẫu chuẩn của bộ tàichính ban hành cho doanh nghiệp may và bổ sung các chỉ tiêu phục vụcông tác quản trị, phân tích tài chính, công nợ Các hoá đơn theo dõi được

tự động hạch toán vào các bút toán của hệ kế toán tổng hợp theo từng giaiđoạn chi tiết của quá trình quản lý hoá đơn

*/ Theo dõi công nợ phải trả cho nhà cung cấp

+ Xây dựng từ điển nhà cung cấp

Thông tin về nhà cung cấp là một phần rất quan trọng trong giảipháp ERP của doanh nghiệp Cần phải định nghĩa các nhà cung cấp trướckhi thực hiện phần lớn các nghiệp vụ của hệ thống:

• Có thể đề xuất một nhà cung cấp khi lập một yêu cầu mua hàng

• Đa thông tin về nhà cung cấp vào nơi nhận một yêu cầu báo giá

Trang 37

• Chỉ ra nhà cung cấp khi nhập một bảng báo giá.

• Các đơn đặt hàng đều cần chỉ ra nhà cung cấp

• Nhận hàng hoặc dịch vụ từ một nhà cung cấp

• Trả lại hàng cho nhà cung cấp

• Thanh toán cho nhà cung cấp về các hàng hoá hoặc dịch vụ đã nhậnđược

Hệ thống từ điển nhà cung cấp được dùng chung cho toàn bộ hệthống ERP của doanh nghiệp và đáp ứng được các yêu cầu chi tiết sau:

- Dùng chung cho tất cả các Module của hệ thống

- Thu thập các thông tin liên quan đến nhà cung cấp

- Một thông tin quan trọng cần quản lý về nhà cung cấp trong từ điển

là thông tin chi tiết về địa điểm của nhà cung cấp Mặc dù phần lớncác thông tin của nhà cung cấp được dùng mặc định cho các địađiểm

- Hoạch định các tiêu thức thanh toán của doanh nghiệp với nhà cungcấp

- Hoạch định các tiêu thức giao hàng của nhà cung cấp với doanhnghiệp

- Định khoản cho các đối tượng là nhà cung cấp cần theo dõi

+ Quản lý công nợ phải trả đối với các nhà cung cấp

- Kiểm soát trực tiếp hoặc nhận từ Module đặt hàng

- Quản lý các hoá đơn cần xét duyệt

- Xử lý thanh toán trực tiếp hay thanh toán tự động

- Theo dõi bù trừ công nợ giữa khách hàng và nhà cung cấp nếu một đốitượng vừa là khách hàng vừa là nhà cung cấp, tạm ứng/mua hàng; giữa cácđơn vị thành viên với nhau

- Chuyển tự động các bút toán lên sổ cái

- Theo dõi tỷ giá thanh toán thời điểm

Trang 38

Hình 6 Sơ đồ quản lý công nợ phải trả

e Các báo cáo của giải pháp quản trị đặt hàng

• Các báo cáo liện quan đến nhà cung cấp

• Các báo cáo liên quan đến hợp đồng, đơn hàng

• Các báo cáo liên quan đến nhận hàng

• Khả năng phát triển các báo cáo mới theo yêu cầu

Các báo cáo được chi tiết và tổng hợp đến từng chức năng quản trị,được xây dựng dựa trên mẫu báo cáo chuẩn mực của bộ tài chính quy định

và theo mẫu biểu của doanh nghiệp

2 Giải pháp quản lý sản xuất

Đây là giải pháp chi tiết quan trọng nhất và phức tạp nhất trong giảipháp ERP cho cty may Hàn-Việt Đã khá nhiều giải pháp ERP đưa ranhưng đều thất bại mà nguyên nhân chính là giải pháp quản lý sản xuấtkhông đáp ứng được Đó là nghiệp vụ quản lý sản xuất doanh nghiệp mayViệt Nam khá phức tạp và thường làm thủ công không có quy trình thốngnhất nên khi triển khai đề ra giải pháp nếu không khảo sát chi tiết đặc thùquy trình sản xuất của doanh nghiệp thì dễ dẫn đến thất bại Những nguyênnhân chính mà hầu hết các giải pháp ERP hiện nay áp dụng thử nghiệm chodoanh nghiệp may Việt Nam trong quản lý sản xuất đó là nguyên nhân sau:

Trang 39

Thứ nhất đó là cấu trúc phân cấp của nguyên phụ liệu sản xuất rấtphức tạp và sâu vô hạn theo các cấp Sự đa dạng trong nguyên phụ liệu vớichất liệu, màu sắc, kích thước, nơi sản xuất, chất lượng phận loại… Cácdoanh nghiệp may mặc Việt Nam hiện nay mắc phải là từ điển nguyên phụliệu không được xây dựng thống nhất trong toàn bộ công ty mỗi đơn vị cómột cách gọi riêng nên khi tổng hợp dữ liệu gây vênh dữ liệu và tốn nhiềucông sức, thời gian.

Thứ hai đó là quy trình sản xuất không được thống nhất theo quychuẩn chung cho mọi đơn vị, mọi xưởng, mọi tổ sản xuất, mọi đơn hàng,

và thời gian sản xuất Điều này rất quan trọng trong triển khai ERP cho giảipháp sản xuất Trước khi triển khai giải pháp sản xuất cần đồng bộ hoá quytrình sản xuất cho tất cả các bộ phận và phân chức năng, quyền hạn rõ ràng

để có sự thống nhất chung trong toàn bộ hệ thống Khi đó có trục trặc sảnxuất sẽ phát hiện được ngay nguyên nhân nằm ở bộ phận nào và khắc phụcđược ngay

Thứ ba đó là sự phức tạp trong các loại đơn hàng sản xuất Hiện naycác loại đơn hàng sản xuất của cty là:

+ Đơn hàng FOB (Free On Board )- tự mua NPL, bán thành phẩm+ Đơn hàng gia công: chỉ lấy giá phần nhân công máy móc, chi phíkhác còn thiết kế mẫu mã, nguyên phụ liệu… do bên khách hàngcung cấp

+ Đơn hàng nội địa: tự thiết kế, chuẩn bị nguyên phụ liệu, quá trìnhsản xuất, mẫu mã, kích cỡ, mùa sắc… Đây là một loại đơn hàng rấtphức tạp quản lý đòi hỏi chi tiết đến từng công đoạn để lên được đơngiá chi tiết cho từng công đoạn

Sự phức tạp và chồng chéo trong các đơn hàng sản xuất khiến chocác giải pháp quản lý sản xuất không giải quyết được triệt để sẽ thất bạitrong khi triển khai

Trang 40

Để giải quyết triệt để giải pháp sản xuất trong hệ thống giải phápERP cho cty may Hàn-Việt trong phần này tôi xin đề xuất giải pháp tổngquát và chi tiết như sau:

Ngày đăng: 20/03/2015, 08:57

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w