Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược bao gồm các văn bản liên quan đến các vấn đề như Chính sách của nhà nước về lĩnh vực dược, quản lý của nhà nước về giá t
Trang 1Doanh thu ngành dược thế giới
Trang 2Nguồn: IMS
Thị trường dược ở một số thị trường chủ chốt như châu Âu và Mỹ đang có dấu hiệu bão hòa, một phần do dân số các nước này đã ổn định và do các loại thuốc quan trọng bắt đầu hết hạn quyền sáng chế
Ngược lại, ngành công nghiệp dược của các nước đang phát triển ở châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh, vẫn có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới Đây là các nước phát triểnloại thuốc generic, dân số đông, thu nhập trên mỗi đầu người không ngừng được cải thiện… Theo
dự đoán của tổ chức RNCOS, tăng trưởng của công nghiệp dược ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 2009 – 2012 sẽ đạt 12% - 15%, trong khi của thế giới chỉ đạt 6% - 8%
II Các Yếu Tố Vĩ Mô Tác Động Đến Ngành Dược Trong Nước
1. Kinh tế
Dược là một trong những ngành công nghiệp ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhất.
Kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng đều và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến xuất nhập khẩu, tài chính ngân hàng, bất động sản Lạm phát tăng cao, làm cho người dân thận trọng hơn trong việc đầu tư và tiêu dùng Điều này khiến cho các ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn So với các ngành khác thì dược
là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nhất, vì đây là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với người dân
Trang 32 Văn hóa - Xã hội
Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành dượ.
Phần lớn người dân Việt Nam tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, có nhu cầu cao các lo ại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dược Việt Nam mở rộng thị trường Hơn nữa, người tiêu dùng Việt ngày càng có mức sống nâng cao, tình trạng sức khỏe ngày càng được quan tâm vì vậy có nhu cầu thuốc cao để đảm bảo sức khỏe Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược Việt Nam
3 Chính sách của Nhà nước
Ngành dược chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ
Ngành dược là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lý của nhà nước Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược bao gồm các văn bản liên quan đến các vấn đề như Chính sách của nhà nước về lĩnh vực dược, quản lý của nhà nước về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc…
Ngày 19/04/2007, Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ- BYT về lộ trình triển khai nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) và “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được thực hiện Theo quyết định này, kể từ ngày 01/07/2008, doanh nghiệp sản xuất không đạt tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP WHO) và doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh dược có hệ thống kho bảo quản không đạt tiêu chuẩn GSP sẽ phải ngừng sản xuất và ngừng xuất nhập khẩu trực tiếp Ngoài ra còn có các quy định như GLP “thực hành tốt phòng thí nghiệm về văcxin và sinh phẩm”, GDP “ thực hành tốt về phân phối thuốc”, GPP “ thực hành tốt về quản lý nhà thuốc” Chỉ có các doanh nghiệp đáp ứng được những tiêu chuẩn này mới có thể tồn tại kinh doanh và phát triển Những quy định này sẽ giúp tạo điều kiện cho các công ty dược nhỏ lẻ Việt Nam sáp nhập hoặc mua lại, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao, tập trung phát triển theo chiều sâu để có thể cạnh tranh với các công ty đa quốc gia
III Ngành Dược Việt Nam
Trang 4Giai đoạn 1991-2005: Ngành dược bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường
Các xí nghiệp, công ty nhà nước trong ngành được thay đổi cơ cấu tập trung, cổ phần hóa đầu tưsản xuất, đầu tư vào chiều sâu, nâng cấp để thực hiện các quy định về thực hành tốt sản xuất GMP
Số lượng thuốc được sản xuất ngày càng nhiều, từ 175 hoạt chất (năm 1997) lên đến 384 hoạt chất (năm 2002) Cơ quan quản lý cấp cao của ngành dược là Cục Quản Lý Dược thành lập Luật Dược cũng được ban hành, làm cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực dược
để ngành Dược Việt Nam được hoạt động trong một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ
Giai đoạn 2006-2007: Ngành dược tiếp tục phát triển với tốc độ cao, khoảng 18-20%/năm Việt Nam gia nhập WTO mang lại những thuận lợi cũng như khó khăn cho ngành dược.
Năm 2006-2007, ngành dược đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển Đây cũng là giai đoạn mà các công ty dược phẩm đã đạt được chứng nhận GMP-ASEAN đẩy mạnh đầu tư GMP-WHO Việt Nam gia nhập WTO có những ảnh hưởng nhất định đến ngành dược Bên cạnh những thuận lợi về môi trường đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, đón một lượng vốn đầu tư lớn, có cơ hội lựa chọn nguồn nguyên liệu đa dạng với chi phí hợp lý,…, ngành dược phải đối đầu với không ít khó khăn như: năng lực cạnh tranh yếu, thiếu hiểu biết các quy định về sở hữu trí tuệ; thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ; đối mặt với các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng khi chính phủ cam kết giảm thuế suất thuế nhập khẩu; nới lỏng chính sách với các doanh nghiệp nước ngoài
Giai đoạn 2008-2009: Ngành dược Việt Nam có những chuẩn bị và chủ động hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm đảm bảo cung cấp đủ thuốc có chất lượng và an toàn
Ngành dược Việt Nam đang bước vào thời kỳ cạnh tranh theo các nguyên tắc cạnh tranh cơ bản
kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc “đổi mới”, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá - tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng Sau hơn 20năm phát triển trong môi trường cạnh tranh, có thể khẳng định thị trường dược Việt Nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường với các đặc thù riêng của một ngành kinh doanh đặc biệt Điều này cũng có nghĩa là các nguyên tắc và quy luật cạnh tranh đã từng bước phát huy tác dụng và ngày càngđóng vai trò chi phối trên thị trường
1. Thực trạng ngành dược Việt Nam
Vị thế ngành dược trong nền kinh tế Việt Nam:
Ngành dược Việt Nam mới phát triển ở mức trung bình – thấp Chi tiêu cho y tế mới chiếm 1,6% GDP (2009)
Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO), công nghiệp dược Việt Nam ở mức đang phát triển Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể nói rằng công nghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển
Trang 5trung bình - thấp Giống như các nước lân cận, ngành công nghiệp dược của Việt Nam phải chịu chuẩn nghèo Bảo hiểm y tế không đủ và không đều cho người dân nên bệnh nhân phải trả nhiều hơn cho số thuốc mà họ cần Điều này đã cản trở việc tăng trưởng mạnh của thị trường Chính vì vậy cho đến năm 2009, chi tiêu cho y tế của Việt Nam chỉ chiếm 1.6% GDP.
Tốc độ tăng GDP và tăng doanh thu ngành dược
Trang 6Trong những năm qua, số dược phẩm ngày càng tăng, chứng tỏ ngành đã gia tăng đầu tư mạnh
Đa số doanh nghiệp dược đã tích lũy được nguồn vốn khá lớn từ việc gia tăng sản lượng tiêu thụ và một phần đến từ phát hành cổ phiếu huy động vốn, nhờ vậy mà các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất
2. Khả năng cung cấp và phân phối của các doanh nghiệp
Nguồn nguyên vật liệu
• Tân dược
Nguồn nguyên vật liệu cho ngành dược chủ yếu phải nhập từ các nước châu Á
Tỷ lệ sản phẩm ngành dược ngày càng tăng Tuy nhiên nguồn nguyên liệu cho ngành lại chủ yếu nhập từ nước ngoài để có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất Ngành công nghiệp dược lệ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu khiến cho nhiều doanh nghiệp khó khăn, ảnh huởng đến hiệu quả kinh doanh Sự phụ thụôc nguyên liệu đầu vào luôn là thách thức đối với các doanh nghiệp Giá nguyên liệu của thế giới biến động liên tục là một yếu tố hết sức bất lợi, lạm phát cao, tỷ giá ngoại tệdao động là những bài toán khó của doanh nghiệp trong ngành
Trang 7Hiện nay, hầu hết nguyên vật liệu dược Việt Nam nhập từ các nước châu Á như Trung Quốc,
Ấn Độ, và Singapore Trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia chiếm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu dược nhiều nhất vào Việt Nam, với tỷ trọng tương ứng là 25% và 21% (năm 2008)
• Đông dược
Hiện nay nguồn nguyên liệu trong nước cho ngành đông dược còn yếu Việt Nam phải nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu để sản xuất thuốc đông dược, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc Việc nhập khẩu này chưa được quản lý chặt chẽ từ cơ quan quản lý Nguồn nguyên vật liệu nhập từ TrungQuốc có giá thành rẻ, nhưng điều này lại gắn liền với nguy cơ chất lượng thấp Vì vậy Việt Nam cầnnhanh chóng xây dựng và phát triển một ngành cung cấp nguyên vật liệu cho ngành dược
3. Khả năng cung cấp sản phẩm
Ngành dược Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thị nội địa
Tính đến tháng 7 năm 2009, cả nước có 171 doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong đó có 93 doanh nghiệp sản xuất tân dược, chiếm 54,4% và 78 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược; ngoài ra có 6doanh nghiệp sản xuất vaccin, sinh phẩm y tế Trong đó tỷ lệ doanh nghiệp đạt chuẩn GMP - WHO
là 53, chiếm 57%, 24 doanh nghiệp đạt GMP - ASEAN; chưa có doanh nghiệp sản xuất đông dược nào đạt GMP
Trang 8Theo cam kết gia nhập WTO, đến cuối năm 2010 các doanh nghiệp dược Việt Nam đều phải đạttiêu chuẩn của WTO về chất lượng sản xuất (GMP-WHO), sau thời hạn đó các doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn sẽ buộc phải ngừng sản xuất Tính đến thời điểm cuối năm 2008, đã có 52% các doanh nghiệp dược (bao gồm cả tân và đông dược) đạt được tiêu chuẩn GMP-WHO, trong đó số doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn GLP và GSP lần lượt là 51% và 63% Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ bắt đầu chú trọng đến các tiêu chuẩn này trong vài ba năm gần đây, nhưng cũng đang nỗ lực để gia tăng sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển
• Tân dược
Thị trường tân dược Việt Nam chia ra làm 15 nhóm chính Trong đó, 5 nhóm chính chiếm gần 70%, gồm có chuyển hóa dinh dưỡng, kháng sinh, tim mạch, thần kinh và hô hấp Phần lớn thuốc sản xuất trong nước là thuốc kháng sinh, vitamin và các thuốc bổ
Trang 9Phần lớn các loại thuốc sản xuất ở Việt Nam đều là thuốc thông thường, rất ít thuốc đặc trị Các loại thuốc trong nước có giá thành rẻ, thường được sử dụng ở các bệnh viện tuyến cơ sở hoặc bệnh viện thông thường Do đó, các công ty dược trong nước không thể đáp ứng đủ nhu cầu nội địa Hơn nữa do tâm lý thích dùng hàng ngoại của người Việt Nam nên những năm qua thị phần nội địa vẫn
bị hàng ngoại nhập chiếm ưu thế Thị trường thuốc Việt Nam chỉ chiếm 50% tổng số thuốc được tiêu thụ, trong khi ngành dược Việt Nam nhập khoảng 90% các nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất Tuy nhiên, công suất đã được cải thiện dần, trong quý 4 năm 2009, Chính phủ đã công bố côngnghiệp dược nội địa sẽ chiếm 60% thị phần vào năm 2010 Cải tiến các nhà máy sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và quan hệ đối tác với các công ty đa quốc gia là rất cần thiết đối với các công ty Việt Nam để đảm bảo cho kế hoạch cung cấp 60% nhu cầu thị trường trong nước
Trang 10Những tập đoàn dược có tên tuổi lớn như Sanofi-Aventis (Pháp), GSK (Anh), Servier (Pháp), Pfizer (Mỹ)… đã xuất hiện tại Việt Nam và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường trong nước cho phân khúc thuốc đặc trị cũng như đang thâm nhập sâu hơn nữa phân khúc thuốc phổ thông
Gia nhập WTO, Việt Nam phải cắt bỏ việc bảo hộ từ chính phủ, điều này sẽ làm gia tăng tính cạnh tranh trong ngành dược từ phía công ty nước ngoài cũng như từ phía các doanh nghiệp trong ngành Áp lực này đòi hỏi các doanh nghiệp ngành dược phải tăng việc đầu tư vào máy móc, công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất
• Đông dược
Đông dược là một trong những thế mạnh của Việt Nam do nền Y học dân tộc của nước ta có lịch
sử phát triển lâu đời, người dân vẫn có truyền thống ưa chuộng sản phẩm thuốc có nguồn gốc dược liệu Bộ Y Tế đã cấp số đăng ký cho trên 2000 chế phẩm thuốc y học cổ truyền sản xuất lưu hành trên thị trường
Tuy nhiên hiện nay đông dược không tuân theo sự kiểm tra, giám sát nào nên tồn tại bất cập trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Trồng dược liệu dễ bị lạm dụng thuốc trừ sâu, lạm dụng hóachất ở khâu bảo quản Vì vậy cần một cơ chế giám sát quản lý đông dược, đặc biệt là giai đoạn trồngtrọt và chế biến dược liệu
Trang 11Hệ thống phân phối của các công ty dược Việt Nam còn chồng chéo, tranh giành thị trường, mua bán lòng vòng của nhiều doanh nghiệp dược trong nước
Hai kênh phân phối chủ yếu vẫn là thông qua bệnh viện và nhà thuốc Mạng lưới phân phối thuốc vẫn chưa có sự chuyên nghiệp Hoạt động của phần lớn doanh nghiệp dược trong nước còn dựa vào cơ chế ưu đãi của nhà nước như độc quyền nhập khẩu, hay được giao phụ trách và khai tháccác chương trình quốc gia hay của địa phương Trong khi các công ty cấp tỉnh chủ yếu phân phối các mặt hàng dược phẩm trong địa bàn, nên mặt hàng không có nhiều sự đa dạng, lợi nhuận thấp Hệthống phân phối của các công ty dược Việt Nam còn chồng chéo, tranh giành thị trường, mua bán lòng vòng của nhiều doanh nghiệp dược trong nước, trong khi đó các công ty dược đa quốc gia thamgia thị trường một cách bài bản
Nhìn chung, hệ thống lưu thông phân phối thuốc đã phát triển rộng khắp, nhưng còn nhiều vấn
đề bất cập Khi gia nhập WTO, môi trường cạnh tranh trong ngành dược ngày càng gay gắt hơn, để
có thể tồn tại các công ty ngành dược phải đầu tư phát triển mạng lưới phân phối, mới có thể mở
Trang 12nữa cần kiện toàn những quy định để đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân Điều này sẽ góp phần cải thiện hệ thống phân phối thuốc Việt nam, giúp các doanh nghiệp dược có thể cạnh tranh với các công ty đa quốc gia.
5. Nhu cầu thị trường
• Tân dược
Chi tiêu cho dịch vụ y tế, dược phẩm ngày càng tăng
Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia tăng việc chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt
là chi tiêu cho dược phẩm Giai đoạn từ 2001-2007, tiêu thụ thuốc tân dược của Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 19,9% nhưng đến năm 2008 thì tốc độ này đã là 25,5 % so với năm 2007 Qua đó có thể thấy quy mô thị trường ngày càng tăng, dẫn đến doanh thu tiêu thụ cũng tăng theo
Trang 13Giai đoạn từ 2001-2008, chi tiêu y tế của người dân đã tăng cao, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm Nếu như năm 1998 việc chi tiêu cho tiền thuốc theo đầu người mới chỉ ở mức 5,5 USD, thì năm 2008 con số này đã lên tới 16,45 USD, tăng gấp 3 lần năm 1998 Tuy nhiên thực tế con số này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và còn rất thấp so với mức trung bình của thế giới (40 USD/người/năm).
Vẫn còn nhiều cơ hội cho việc tăng trưởng ngành dược ở Việt Nam BMI dự đoán rằng thị trường sẽ phát triển từ 1,4 tỷ USD trong năm 2008 đến 6,1 tỷ USD trong năm 2019 Trong khoảng thời gian này, dân số năng động của Việt Nam sẽ thay đổi đáng kể, tác động tích cực đến thị trường dược Dân số trẻ Việt Nam sẽ trưởng thành, tuổi thọ sẽ được nâng lên và BMI dự đoán rằng dân số Việt Nam sẽ tăng từ 86.8 triệu trong năm 2008 lên hơn 100 triệu trong năm 2019 Những nhân tố này sẽ thúc đẩy nhu cầu và chi tiêu cho dược phẩm thao đầu người dự đoán là sẽ tăng từ 16,45 USD trong 2008 lên 60,30 USD trong 2019
6. Giá cả thị trường
Trang 14Dược phẩm được xếp vào danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn giá của Chính phủ
Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Sản xuất - Kinh doanh dược Việt Nam, giá dược phẩm từ ngày 20-12-2009 đến 20-1-1010 tiếp tục có sự điều chỉnh Nhiều mặt hàng thuốc nội và ngoại tăng từ 3%
- 10%, như : Prednisolon, Ciprofloxacin, vitamin B1, B6, Berberin, Nicionex Trong khi đó, một sốmặt hàng điều chỉnh giảm chỉ 1%-3%, như: Kim tiền thảo, Cortonyl, Clorocid, Amoxicilin,
Cephalexin, Ampicillin
Giá thuốc ảnh hưởng mạnh đến người người tiêu dùng đặc biệt là những người có thu nhập thấp, vì vậy đây luôn là mối quan tâm của người dân, ngành y tế và đặc biệt là từ phía Chính phủ Dược phẩm được xếp vào danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn giá của Chính phủ Điều này đã làmcho giá chỉ tăng rất ít so với chi phí đầu vào
7. Trình độ về công nghệ, nguồn nhân lực và R&D
Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất thuốc còn thấp và chưa được đầu tư đúng đắn, đang diễn
ra tình trạng đầu tư dây chuyền trùng lặp.Công tác nghiên cứu khoa học và phá t triể n (R&D) chưa được coi trọng Nguồn nhân lực trình độ cao còn ít, chưa đủ đáp ứng nhu cầu.
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thuốc chỉ tập trung vào công nghiệp bào chế đơn giản, hàm lượng kỹ thuật thấp, trùng lắp trong các dòng sản phẩm mà chưa chú trọng phát triển nguồn dược liệu, ít chú ý đầu tư vào các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, các dạng bào chế đặc biệt chính vì vậy,nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu thị trường Năm 2008 các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nâng cấp dây chuyền sản xuất thì sẽ phải thu hẹp phạm vi sản xuất và chỉ được phép gia công các sản phẩm cho những doanh nghiệp có tiêu chuẩn GMP Trong số 174 cơ sở sản xuất tân dược, mới chỉ có 59 cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc) với tổng doanh thu5.369 tỷ đồng, 115 cơ sở chưa đạt GMP có doanh thu 874 tỷ đồng Vì vậy, các doanh nghiệp hiện
Trang 15nay đang nâng cấp các dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, vì chỉ có tập trung đẩu tư theo chiều sâu, nâng cấp dây chuyền sản xuất thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này.
Công tác nghiên cứu khoa học và phá t triể n (R&D) chưa được coi trọng
Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu chuyên môn cũng như nguồn tài chính để hỗ trợ cho công tácR&D Thay vào đó, từ lâu Việt Nam đã là nơi để các công ty đa quốc gia tiến hành thử nghiệm lâm sàng
Việc đầu tư cho một nghiên cứu mới vô cùng tốn kém, trung bình phải mất 10 năm với chi phí
từ 12-15 triệu USD Hơn nữa, các doanh nghiệ p ch ạy theo nhu cầu trước mắt của thị trường và hạn chế về trình độ nhân lực, công nghệ nên chỉ nhậ p công ngh ệ để sản xuấ t thuố c thông thườ ng Do
đó, chí phí R&D mà các doanh nghiệp Việt Nam công bố thường tập trung vào các dự án mua sắm máy móc thiết bị mới Chi phí dành cho R&D chỉ khoảng dưới 3% doanh thu, đây là một tỷ lệ thấp
so với các nước Châu Á dân số đông (khoảng 5%) và so với thế giới (12%-16%) Để tồn tại và sống còn, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học sản xuất các thuốc mới, thuốc thành phẩm Đồng thời có chính sách thu hút
đầu tư nước ngoài vào trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu chuyển giao công nghệ Nguồn nhân lực
trình độ cao còn ít, chưa đủ đáp ứng nhu cầu
Nguồn nhân lực ngành dược Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu Theo số liệu thống kê vào tháng
6 năm 2009 của Cục Quản lý Dược, toàn quốc đang có 13.928 dược sĩ đại học và trên đại học, 29.785 dược sĩ trung học, 32.699 dược tá Như vậy, tỷ lệ dược sĩ tại Việt Nam mới chỉ đạt 1,5 dược
sĩ trên 1 vạn dân
Tuy nhiên, số dược sĩ này phân bố không đồng đều mà tập trung 52% tại hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội, riêng 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm 2/3 số lượng dược sĩ đại học, khiến cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn thiếu cán bộ dược trầm trọng
Hơn nữa trình độ nhân viên ngành dược thấp và ít kinh nghiệm thực tế Các dược sỹ có bằng sau đại học và trình độ tiếng Anh tốt rất hiếm, đây là một hạn chế lớn trong việc tiếp cận công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển
Trang 16Cạnh tranh nội bộ ngành: Ngành dược là một trong những ngành có môi trường cạnh tranh
nội bộ cao Việt Nam đã hòa mình vào dòng chảy của WTO, tất cả mặt hàng đều phải chịu sự cạnh tranh gay gắt Dược phẩm là sản phẩm đặc biệt, do vậy sự cạnh tranh trên thị trường dược phẩm cũng luôn quyết liệt và được sự quan tâm của toàn xã hội Các doanh nghiệp dược trong nước hiện nay chỉ có thể bào chế các loại thuốc thông thường, cạnh tranh nhau trong thị trường nhỏ, nhưng khiViệt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng nhiều Tuy hiện nay các doanh nghiệp dược nước ngoài không thể sản xuất và tự phân phối tại thị trường trong nước, nhưng khi hết thời gian bảo hộ thì ngành dược sẽ có một môi trường cạnh tranh gay gắt Lúc đó các doanh nghiệp dược trong nước phải đương đầu với các tập đoàn đa quốc gia có công nghệ hiện đại, năng suất cao
Khách hàng: Dược phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu, không có sự mặc cả về giá
thành nên sức mạnh khách hàng rất yếu trong ngành này
Nhà cung cấp: Hiện nay sức mạnh nhà cung cấp còn cao do hầu hết các loại nguyên vật liệu để
bào chế thuốc trong nước đều phải nhập khẩu từ nước ngoài Khi gia nhập WTO Việt Nam có nhiều
sự lựa chọn hơn trong các thị trường nguyên vật liệu với chi phí thấp, điều này làm cho sức mạnh nhà cung cấp giảm
Rào cản gia nhập: Hiện nay rào cản còn cao, do các tiêu chuẩn của chính phủ và các tổ chức y
tế thế giới, một doanh nghiệp mới muốn tham gia sản xuất hay phân phối thuốc thì cần phải đáp ứngnhiều tiêu chuẩn cao
Sản phẩm thay thế: Nhu cầu dược phẩm là một nhu cầu thiết yếu do đó khó có thể có sản
phẩm thay thế cho mặt hàng này
Trang 18CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN
LỰC DOANH NGHIỆP (Enterprise Resource Planning
- ERP)
Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng buộc doanh nghiệp luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ Để vươn tới mục tiêu này, doanh nghiệp nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quảnhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh
Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, doanh nghiệp đã có công cụ hữu hiệu là các hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp Việc áp dụng các phần mềm này ngày càng trở nên phổ biến và thiết yếu với doanh nghiệp Tuy vậy, phổ biến trên thị trường phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp hiệnnay mới chỉ là các sản phẩm áp dụng cho hệ thống kế toán hay quản lý công văn giấy tờ, chưa xuất hiện những hệ thống tích hợp có khả năng bao quát toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
Những năm gần đây, một khái niệm mới được giới thiệu tại Việt Nam- Hệ thống Hoạch định Nguồnlực Doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning, ERP)
Không ít tập đoàn, nhà quản lý doanh nghiệp hàng đầu thế giới coi ERP là chìa khóa cho thành côngcủa doanh nghiệp ERP cũng được giảng dạy như một môn học tại các trường đại học hàng đầu về quản trị doanh nghiệp
I. Sơ lược về ERP
Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp- Enterprise Resource Planning (ERP) là một thuật ngữ được dùng liên đến đến một loạt hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ , đểgiúp cho công ty quản lý các hoạt động chủ chốt của nó, bao gồm: kế toán, phântích tài chính, quản
lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuát, quản lý hậu cần, quản lý quan hệ với khách hàng, v.v Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanhnghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằn cáhc sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch
Một phần mềm ERP là một phần mềm máy tính cho phép doanh nghiệp cung cấp và tổng hợp số liệu của nhiều hoạt động riêng rẽ khác nhau để đạt được mục tiêu trên
Đặc trưng của phần mềm ERP là có cấu trúc phân hệ (module) Phần mềm
có cấu trúc phân hệ là một tập hợp gồm nhiều phần mềm riêng lẻ, mỗi phần mềm có một chức năng riêng Từng phân hệ có thể hoạt động độc lâp nhưng do bản chất của hệ thống ERP, chúng kết nôi với nhau để tự động chia sẻ thông tin với các phân hệ khác nhau nhằm tạo nên một hệ thống mạnh hơn Các phân hệ cơ bản của một phần mềm ERP điển hình có thể như sau:
Trang 19• Kế toán: Phân hệ này cũng có thể chia thành nhiều phân hệ nữa như sổ cái, công nợ phải thu, công
nợ phải trả, tài sản cố định, quản lý tiền mặt, danh mục đầu tư, v.v Các phân hệ kế toán là nền tảngcủa một phần mềm ERP;
• Mua hàng;
• Hàng tồn kho;
• Sản xuất;
• Bán hàng;
• Quản lý nhân sự và tính lương; và,
• Quản lý quan hệ với khách hàng, cổ đông, và công chúng
Các phần mềm ERP được xây dựng thường hợp nhất các thông lệ tốt nhất ở
nhiều hoạt động tác nghiệp khác nhau của công ty Do đó, công ty có thể dễ dàng áp dụng các thông
lệ tốt nhất thông qua việc cài đặt một hệ thống ERP
II. Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng ERP
1. Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy
ERP giúp các nhà quản lý dễ dàng tiếp cận các thông tin quản trị đáng tin cậy để có thể đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin.Nếu không có hệ thống ERP, một cán bộ quản lý cấp cao phải dựa vào nhiều n guồn để có được thông tin cần thiết dùng cho việc phân tích tình hình tài chính và hoạt động của công ty Với hệ thống ERP, điều này có thể được thực hiện một cách dễ dàng bằng cách sử dụng một phần mềm ứng dụng và trong thời gian thực Ngoài ra, hệ thống ERP tập trung các dữ liệu từ mỗi phân hệ vào một cơ sở quản lý dữ liệu chung giúp cho các phân hệ riêngbiệt có thể chia sẻ thông tin với nhau một cách
dễ dàng Hơn nữa, hệ thống ERP không chỉ thu thập và xử lý khối lượng lớn các giao dịch hàng ngày mà còn nhanh chóng lập ra các phân tích phức tạp và các báo cáo đa dạng
2. Công tác kế toán chính xác hơn
Phần mềm kế toán hoặc phân hệ kế toán của phần mềm ERP giúp các công ty giảm bớt những sai sót mà nhân viên thường mắc phải trong cách hạch toán thủ công
Phân hệ kế toán cũng giúp các nhân viên kiểm toán nội bộ và các cán bộ quản lý cao cấp kiểm tra tính chính xác của các tài khoản Hơn nữa, một phân hệ kế toán được thiết kế tốt sẽ hỗ trợ các quitrình kế toán và các biện pháp kiểm soát nội bộ chất lượng
3. Cải tiến quản lý hàng tồn kho
Phân hệ quản lý hàng tồn kho trong phần mềm ERP cho phép các công ty theo dõi hàng tồn kho chính xác và xác định được mức hàng tồn kho tối ưu, nhờ đó mà giảm nhu cầu vốn lưu động
và đồng thời giúp tăng hiệu quả sản xuất
4. Tăng hiệu quả sản xuất
Trang 20công suất của máy móc và công nhân Nói cách khác, điều này có nghĩa là áp dụng một hệ thốnghoạch định sản xuất hiệu quả có thể làm giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm.
5. Quản lý nhân sự hiệu quả hơn
Phân hệ quản lý nhân sự và tính lương giúp sắp xếp hợp lý các qui trình quản lý nhân sự và tính lương, do đó làm giảm chi phí quản lý đồng thời giảm thiểu các sai sót và gian lận trong hệ thống tính lương
6. Các qui trình kinh doanh được xác định rõ ràng hơn
Các phân hệ ERP thường yêu cầu công ty xác định rõ ràng các qui trình kinh doanh để giúp phân công công việc được rõ ràng và giảm bớt những rối rắm và các vấn đề liên quan đến các hoạt động tác nghiệp hàng ngày của công ty
III. Nhà cung cấp ERP
Doanh nghiệp có thể có được hệ thống ERP thông qua:
1. Tự xây dựng nhóm lập trình.
Đây là trường hợp donah nghiệp yêu cầu một nhóm lập trình viên trong hoặc ngoài doanh nghiệp viết một phần mềm ERP theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp.Thông thường mặc dù phần mềm đặt hàng dương như là giải pháp có chi phí thấp, rủi ro trong trường hợp này là cao nhất và có thể làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp về sau khi các trục trặc nảy sinh
2. Sử dụng sản phẩm ERP được xây dựng sẵn
Hiện nay các daonh nghiệp phần mềm tại Việt Nam chủ yếu chỉ cung cấp các phần mềm kế toán, hoặc phần mềm quản trị có qui mô nhỏ theo yêu cầu cụ thể của khách hàng
Các nhà cung cấp sản phẩm ERP trên thế giới có thể kể đến:
• Các nhà cung cấp sản phẩm ERP trung bình: SunSystems, Exact Globe
2000, MS Solomon, Navision, chào bán tại mức giá từ 200.000 đô la Mỹ
trở lên;
• Các nhà cung cấp sản phẩm ERP cao cấp: SAP, Oracle Financials , People-Soft chào bán tại mức giá từ 500.000 ngàn đến vài triệu đô la Mỹ Các sản phẩm ERP do nhà sản xuất nướcngoài đều sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, và kém tương thích với các tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam Đặc điểm này tạo không ít khó khăn cho các doanh nghiệp khi áp dụng ERP
Trang 21IV. Một số điểm lưu ý khi áp dụng ERP
1. Tính dễ sử dụng
Người sử dụng cần lưu ý đến tính dễ dàng trong việc học và sử dụng phần mềm ERP.Một số phần mềm đơn giản hơn cho người không chuyên về kỹ thuật học cách sử dụng vì giao diện với người sử dụng được thiết kế theo cách tự giải thích trong khi các phần mềm khác có thể khó hiểu hơn đối với người sử dụng
Yếu tố thân thiện với người sử dụng đặc biệt quan trọng ở Việt Nam Các phần mềm trong nước đôi khi có lợi thế hơn về mặt này bởi chúng đơn giản và có giao diện với người sử dụng bằng tiếng Việt Các phần mềm kế toán cũng thường được thiết kế phù hợp với Hệ thống kế toán Việt Nam
Tuy nhiên, người sử dụng cũng cần lưu ý rằng yếu tố thân thiện cũng có nghĩa là phần mềm
đó có ít chức năng hơn
2. Cảnh báo
Một số phần mềm ERP hiệu quả hơn những phần mềm khác trong việc cảnh báo người sử dụng các lỗi có thể phát sinh do việc nhập dữ liệu sai, chẳng hạn như việc nhập dữ liệu hai lần cho cùng một nghiệp vụ phát sinh
Một số phần mềm cũng đưa ra cảnh báo căn cứ vào một số nguyên tắc kinh doanh, chẳng hạn như báo cho biết mặt hàng nào khách hàng đã đặt mua nhưng mức dự trữ trong kho đã xuống dưới mức an toàn, hoặc cảnh báo khi một khách hàng nào đó đã vượt quá mức tín dụng cho phép
3. Chất lượng và tính sẵn có của hoạt động hỗ trợ
Một trong những vấn đề cần cân nhắc nhất là khả năng sẵn có của các dịch vụ hỗ trợ với chấtlượng cao cho các phần mềm ERP đã được lựa chọn
Một rủi ro rất lớn đối với các phần mềm ERP thiết kế theo đơn đặt hàng là chất lượng của các tài liệu rất thấp, và rủi ro rất lơn khi các nhân viên phát triển phần mềm ban đầu chuyển sang một công ty khác, hoặc họ không có thời gian hỗ trợ cho phần mềm đó Việc này có thể dẫn đến nhiều trục trặc nghiêm trọng và làm cho người sử dụng nản lòng khi dùng các phần mềm này, đặc biệt là các phần mềm do nội bộ công ty viết
Đối với các phần mềm nước ngoài, người sử dụng cần nghiên cứu khả năng các nhà phân phối trong nước sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ hỗ trợ co phần mềm này trong tương lai cũng như chất lượng của các đại lý về kỹ năng và sự hiểu biết của họ về các sản phẩm mà họ cung cấp Một số công ty phần mềm nước ngoài áp dụng tiêu chuẩn rất cao đối với đại lý bán phần mềm cho họ Người sử dụng cần hỏi rõ về những tiêu chuẩn nào mà đại lý cần đáp ứng nhằm duy trì được mối quan hệ với công ty thiết kế phần mềm
Trang 22Những tài liệu này bao gồm:
• Tài liệu mô tả về các chức năng thiết kế: mô tả các chức năng mà phần mềm đó có thể cungcấp;
• Tài liệu hướng dẫn cách cài đặt phần mềm: hướng dẫn chi tiết việc cài đặt phần mềm và định cấu hình, bao gồm cả thong tin về cấu hình của phần cứng;
• Sách hướng dẫn sử dụng: giới thiệu tổng quát về cách sử dụng phần mềm, cũng như những thông tin về việc khắc phục các sai sót;
• Sách tra cứu: Liệt kê các thông báo lỗi và nguyên nhân gây ra lỗi và hướng dẫn cách khắc phục các lỗi đó;
• Tài liệu dành cho người quản lý hệ thống: cung cấp những thông tin về cách thức giải quyết sựcố
6. Chức năng đa ngôn ngữ
Các phần mềm trong nước cũng cần phải hoạt động được với các thứ tiếng khác bên cạnh tiếng Việt như Anh, Nhật, và Hoa
7. Chế độ đa nhiệm
Người sử dụng sẽ cảm thấy dễ dàng hơn nếu phần mềm có thể hỗ trợ việc sử dụng nhiều cửa
sổ ứng dụng cùng một lúc Chẳng hạn như một số phần mềm cho phép người sử dụng có thể mở
và làm việc trên cửa số/ màn hình công nợ phải trả trong khi chưa hoàn tất việc nhập dữ liệu trên cửa sổ công nợ phải thu
ERP ngành dược gồm những chức năng quản lý chính sau:
Trang 231. Quản lý kiểm nghiệm: Phải kiểm nghiệm NVL, bao bì, kiểm nghiệm BTP/TP Tất
cả Item phải được định nghĩa các chỉ tiêu kiểm nghiệm(theo định tính và định lương) Tùy theo chuẩn kiểm nghiệm mà có chỉ tiêu khác nhau Các bộ phận QA, QC phải làm toàn bộ trên chương trình, in phiếu kiểm nghiệm từ hệ thống, có doanh nghiệp yêu cầu tích hợp với máy kiểm nghiệm.,,,những doanh nghiệp đã đạt tiêu chuẩn GLP(thực hành kiểm nghiệm tốt)
2. Quản lý kho: Ngành dược có đầy đủ cái khó của tất cả các ngành khác Theo chuẩn WHO GMP(Thực hành sản xuất tốt) thì tất cả NVL, đặc biệt là bao bì, nhãn phải dùng
mã vạch để quản lý Phân tích kỹ thì rất khó, rất phức tạp Theo tiêu chuẩn GSP(thực ngành quản lý kho tốt) phải quan tâm nhiều đến nhiệt độ, độ ẩm, Locator Chức năng này nhằm quản lý toàn bộ các nghiệp vụ kho phát sinh với các tiêu thức tình giá tuỳ chọntheo kiểu LIFO, FIFO, giá bình quân hay giá chuẩn Với hệ thống tham số hoá được ứng dụng trong các hệ thống kiểm soát giá bán, chiết khấu, thưởng cho từng loại mặt hàng theo kiểu ma trận giúp Doanh nghiệp linh động điều chỉnh các tiêu thức giá bán, thưởng bán hàng, chiết khấu phù hợp với từng đối tượng sản phẩm, khách hàng theo mọi thời điểm khác nhau Ngoài ra với các lớp thông số về kích thước trọng lượng, thông tin về
mã vật tư hàng hoá…sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng sắp xếp, vận chuyển và theo dõi quản
lý bảo hành vật tư hàng hoá trong kho
3. Quản lý bán hàng và công nợ phải thu: Chức năng này giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý toàn bộ các quy trình nghiệp vụ bán hàng bao gồm: Quản lý báo giá, theo dõi các đơn đặt hàng của khách hàng, quản lý các điều kiện thanh toán, các chế độ thanh toán, tín dụng cho từng khách hàng với các tiêu thức bán hàng khác nhau của Doanh nghiệp như bán sỉ, bán trả chậm, ký gửi… Căn cứ vào đơn hàng của khách hàng chương trình cho phép thiết lập các kế hoạch giao hàng cho khách hàng Phát hành hoá đơn và chuyển sang theo dõi kiểm soát phải thu sau khi kết thúc một giao dịch bán hàng Từ các
số liệu bán hàng, tiến hành xử lý phân tích đánh giá quá trình kinh doanh bán hàng của doanh nghiệp Ngoài ra ở chức năng này của hệ thống thì công nợ phải thu sẽ được tổng hợp và phân tích chi tiết nhất đảm bảo các kết nối với các chức năng quản trị tài chính
4. Quản lý sản xuất: Có thể nói đặc thù lớn nhất của ngành dược là phân hệ này Trong
1 cái BOM(Định mức nguyên vật liệu và công đoạn sản xuất) sản phẩm dược phải khai báo thêm nhiều yếu tố: hàm lượng chuẩn, độ ẩm chuẩn, tá dược, hao hụt, Khi lập yêu cầu NVL sản xuất và tính MRP(hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu) phải xét đến từng lôNVL, mỗi lô nó có hàm lượng, độ ẩm, (khi kiểm nghiệm) và tính toán rất nhiều mới ra được kết quả Dược phẩm là doanh nghiệp tiêu biểu cho sản xuất Process nhưng phải kiểm nghiệm bán thành phẩm cho từng công đoạn vì vậy rất phức tạp Ngoài ra còn quản
lý sản xuất theo từng lô, từng mẻ cũng như quy cách đóng gói khác nhau khi sản xuất 1 sản phẩm
5. Quản lý Lô: Việc làm sao để khớp giữa lô trong hệ thống với lô bên ngoài đã mệt, ngành này có nhiều loại lô: Lô nhà sản xuất, lô nội bộ, lô kiểm nghiệm, Có trường hợp 1
lô nguyên liệu nhưng nhập nhiều lần và yêu cầu tính giá vốn riêng theo lô và cho từng
Trang 24và chính xác các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp Phân hệ quản lý tiền, ngân sách hỗ trợ cho việc lập ngân sách, hợp nhất các báo cáo từ các đơn vị thành viên, các giao dịch nội bộ và giao dịch ngoại tệ Tất cả các báo cáo tài chính đều theo tiêu chuẩn VAS và IAS Ngoài ra các chức năng quản trị tài chính còn được kết hợp chặt chẽ với các chức năng khác như quản trị sản xuất, nhân sự tiền lương, kho, công nợ phải thu phải trả….
7. Quản lý mua hàng và công nợ phải trả: theo dõi và quản lý toàn bộ quy trình
nghiệp vụ đặt mua hàng hoá, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh từ khâu tính toán thiết lập kế hoạch đặt hàng, bảng đặt hàng dự kiến và các đơn đặt hàng với nhà cung cấp Theo dõi nhận hàng dựa trên các điều kiện giao hàng, các điều kiện thanh toán khi đặt hàng Sau khi kết thúc nhận hàng căn cứ vào các hoá đơn của nhà cung cấp để chuyển sang theo dõi kiểm soát thanh toán phải trả sau khi kết giao dịch.Chức năng này cũng cho phép tính toán, xử lý phân đoạn các khoản chi phí trả cho quá trình đặt hàng như vận chuyển ứng với các tiêu thức mua (FOB, CIF, Ex-work.vv , các chi phí quản lý khác) của từng nhà cung cấp Điều này cho phép tính toán lượng đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity) Đồng thời cũng tính các mức tồn kho an toàn giúp xây dựng các lượng đặt hàng lặp lại (Re-Order) trong quá trình sản xuất sQuản lý chi tiết và tổng hợp công nợ phải trả theo nhiều tiêu chí đảm bảo kết nối với chức năng quản trị tài chính
8. Quản lý nhân sự - Tiền lương: quản lý lý lịch nhân viên, lưu trữ các quyết định,
đơn từ có liên quan trong quá trình công tác của nhân viên tại đơn vị Chấm công và tính lương cho từng nhân viên, từng phòng ban hay từng nhóm nhân viên theo nhiều tiêu thứckhác nhau.Trong doanh nghiệp may việc tính lương cho công nhân sản xuất trực tiếp rất phức tạp và căn cứ vào năng suất sản xuất của công nhân, đơn giá từng đơn hàng, theo thời gia, ca sản xuất…và cần theo dõi công khai qua hệ thống bảng chấm công điện tử Nhờ vào hệ thống tham số cho phép khai báo xác định các hình thức cách tính lương linhhoạt Đáp ứng hầu hết các nghiệp vụ về lương cho các loại hình doanh nghiệp, chẳng hạnnhư: Quản lý tạm ứng theo kỳ đột xuất, theo dõi và tham gia các quá trình đóng và hưởng các loại hình bảo hiểm, nghĩa vụ đóng thuế thu nhập, quá trình tăng lương,
thưởng,…
Trang 25CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI.
* Hình sau mô tả một quy trình sản xuất khái quát:
* Nhìn chung một quy trình sản xuất thường gồm các bước sau:
Trang 26- Tính giá thành sản xuất (COSTING)
- Quản lý chất lượng sản xuất (QUALITY)
Ta có thể hình dung như sau:
II. Giải pháp triển khai
Giải pháp triển khai là một trong những phần quan trọng của giải pháp tổng thể nó quyết định khálớn đến tính thành bại của dự án Do đó cần phải có các bước chuẩn bị đầy đủ và hoàn thiện cho giảipháp triển khai với những nội dung chính sau:
Để triển khai thành công hệ thống giải pháp ERP cho doanh nghiệp, trước hết cần phải xác định rõđược mục tiêu của hệ thống, xác định được tầm quan trọng của mục tiêu bài toán:
- Đóng vai trò rất quan trọng cho định hình nội dung , độ lớn và phạm vi ứng dụng của bài toánđược xây dựng
- Xác định được khối lượng công viec từ đó thiết lập kế hoạch triển khai, kiểm soát dự án được xâydựng
- Giúp cho bộ phận tư vấn triển khai đưa ra được các hoạch định, từ đó thực thi triển khai, trongnhiều trường hơp thay đổi các quy trình quản lý của doanh nghiệp để phát huy hết hiệu quả của hệthống ERP sẽ áp dụng
Trang 27- Giúp bộ phận lập trình hiểu rõ các nghiệp vụ quản lý riêng để thiết kế nhằm đảm bảo bài toán ứngdụng có thể đưa vào áp dụng phù hơp với thực tế.
Quy trình triển khai ERP gồm các giai đoạn sau:
Trang 28Trong xu thế phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhằm tăng tính kinh tế và tính hiệu quả đang được triển khai ngày càng rộng rãi Ngành dược với rất nhiều yêu cầu quản trị chuyên biệt và đòi hỏi phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định rất khắt khe của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới thì việc có một hệ thống quản lý toàn diện có ý nghĩa vô cùng to lớn
1. Quy trình trong Công ty Dược phẩm
Dược phẩm là một loại hàng hóa rất đặc biệt bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và mạngsống của người sử dụng Do vậy, việc sản xuất và kinh doanh dược phẩm phải tuân thủ những quy định khắt khe của Bộ y tế và các tiêu chuẩn thực hành tốt của Tổ chức y tế thế giới (GPs)
Các tiêu chuẩn thực hành tốt của Tổ chức y tế thế giới WHO bao gồm:
- Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP – Good Manufactoring Practices)
- Tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP – Good Storage Practices)
- Tiêu chuẩn thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc (GLP – Good Laboratory Practices)
- Tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc (GDP – Good Distribution Practices)
- Tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt (GPP – Good Pharmacy Practices)
Trên cơ sở quy trình của Công ty Dược phẩm, giải pháp có thể đáp ứng được những yêu cầucủa các loại hình công ty Dược bao gồm cả Công ty sản xuất Dược phẩm và Công ty thương mại Dược phẩm
2. Quy trình áp dụng đối với Công ty Dược thương mại