Giải Pháp Quản Lý Tài Sản Cố Định

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ERP TẠI CÔNG TY DƯỢC – THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH(BIDIPHAR) (Trang 43)

Quản trị tài sản cố định là một trong những phần quan trọng của giải pháp ERP cho doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngành Dược nói riêng. Nhu cầu doanh nghiệp cần quản lý tập trung hệ thống thông tin về tài sản cố định để chủ động tối đa trong sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển lâu dài. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay việc quản lý tài sản cố định nằm ở phòng kế toán và phòng quản trị thiết bị với hai mảng rời rạc và độc lập nhau như phòng quản trị quản lý số lượng, hiện trạng còn phòng kế toán quản lý giá trị. Các phần này gần như không thống nhất với nhau khiến các bộ phận khác nhau muốn có thông tin đầy đủ về hiện trạng tài sản cố định mất khá nhiều thời gian và công sức và đôi khi không chính xác. Do đó cần có giải pháp quản lý tập trung mọi tài sản cố định của doanh nghiệp trên cùng hệ thống để đảm bảo các thông tin về tài sản được chia sẻ chung nhất cho toàn bộ các bộ phận có liên quan có thể nắm bắt như: bộ phận quản trị thiết bị quản lý thông tin sổ tài sản, thông tin sửa chữa bảo dưỡng, bộ phận kế toán quản lý nguồn vốn hình thành lên tài sản, khấu hao tài sản, đánh giá lại tài sản,…bộ phận kế hoạch nắm bắt được tình trạng quá khứ, hiện tại và tương lai các tài sản cố định của doanh nghiệp, bộ phận sản xuất nắm được hoạt động tài sản máy móc thiết bị để chủ động sản xuất…

Quản lí tài sản cố định (TSCĐ) cho doanh nghiệp với các chức năng và quy trình được mô tả trong hình vẽ sau:

Phân hệ quản lí TSCĐ quản lí hầu hết các giao dịch liên quan đến quản lí và kế toán TSCĐ, bao gồm các chức năng sau:

 Nhập thông tin tài sản mới.

 Nhập và chuyển đổi TSCĐ xây dựng dở dang.

 Hỗ trợ các giao dịch trong quản lí tài sản như: thuyên chuyển, điều chỉnh nguyên giá, đánh giá lại tài sản, thanh lí tài sản và phục hồi tài sản.

 Hỗ trợ nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản.

 Tự động tạo các bút toán kế toán phát sinh trong quá trình quản lí tài sản và chuyển bút toán từ sổ quản lí TSCĐ sang sổ cái tổng hợp.

 Hỗ trợ các báo cáo quản trị liên quan đến TSCĐ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ERP TẠI CÔNG TY DƯỢC – THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH(BIDIPHAR) (Trang 43)