TRIỂN KHAI.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ERP TẠI CÔNG TY DƯỢC – THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH(BIDIPHAR) (Trang 25)

IV. Một số điểm lư uý khi áp dụng ERP

TRIỂN KHAI.

TRIỂN KHAI.

I. Giải pháp sản xuất

Sản xuất là quá trình chuyển đổi các yếu tố đầu vào (vật liệu, thiết bị, con người…) thành các yếu tố đầu ra (sản phẩm hoặc dịch vụ) nhờ vào một số quy trình xử lý, chuyển hoá nhất định. Các quy trình xử lý này thường rất phức tạp và phụ thuộc vào đặc thù nghành và nhóm ngành sản xuất:

- Đặc thù nghành:

+ Dược phẩm (Pharmaceutical) + Thủy sản (Fishery)

+ Thực phẩm – đồ uống (Food & Bevegare)… - Nhóm ngành:

+ Nhóm sản xuất liên tục (Process Manufacturing) + Nhóm sản xuất rời rạc (Discrete Manufacturing) + Nhóm sản xuất theo dự án (Project Manufacturing) * Hình sau mô tả một quy trình sản xuất khái quát:

* Nhìn chung một quy trình sản xuất thường gồm các bước sau: -Tập hợp nhu cầu sản xuất (MDS)

- Quản lí thông tin các công đoạn sản xuất (WIP) - Tính giá thành sản xuất (COSTING)

- Quản lý chất lượng sản xuất (QUALITY)

Ta có thể hình dung như sau:

II. Giải pháp triển khai

Giải pháp triển khai là một trong những phần quan trọng của giải pháp tổng thể nó quyết định khá lớn đến tính thành bại của dự án. Do đó cần phải có các bước chuẩn bị đầy đủ và hoàn thiện cho giải pháp triển khai với những nội dung chính sau:

Để triển khai thành công hệ thống giải pháp ERP cho doanh nghiệp, trước hết cần phải xác định rõ được mục tiêu của hệ thống, xác định được tầm quan trọng của mục tiêu bài toán:

- Đóng vai trò rất quan trọng cho định hình nội dung , độ lớn và phạm vi ứng dụng của bài toán được xây dựng.

- Xác định được khối lượng công viec từ đó thiết lập kế hoạch triển khai, kiểm soát dự án được xây dựng.

- Giúp cho bộ phận tư vấn triển khai đưa ra được các hoạch định, từ đó thực thi triển khai, trong nhiều trường hơp thay đổi các quy trình quản lý của doanh nghiệp để phát huy hết hiệu quả của hệ thống ERP sẽ áp dụng .

- Giúp bộ phận lập trình hiểu rõ các nghiệp vụ quản lý riêng để thiết kế nhằm đảm bảo bài toán ứng dụng có thể đưa vào áp dụng phù hơp với thực tế.

Trong xu thế phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhằm tăng tính kinh tế và tính hiệu quả đang được triển khai ngày càng rộng rãi. Ngành dược với rất nhiều yêu cầu quản trị chuyên biệt và đòi hỏi phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định rất khắt khe của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới thì việc có một hệ thống quản lý toàn diện có ý nghĩa vô cùng to lớn.

1. Quy trình trong Công ty Dược phẩm

Dược phẩm là một loại hàng hóa rất đặc biệt bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và mạng sống của người sử dụng. Do vậy, việc sản xuất và kinh doanh dược phẩm phải tuân thủ những quy định khắt khe của Bộ y tế và các tiêu chuẩn thực hành tốt của Tổ chức y tế thế giới (GPs).

Các tiêu chuẩn thực hành tốt của Tổ chức y tế thế giới WHO bao gồm:

- Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP – Good Manufactoring Practices) - Tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP – Good Storage Practices)

- Tiêu chuẩn thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc (GLP – Good Laboratory Practices) - Tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc (GDP – Good Distribution Practices) - Tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt (GPP – Good Pharmacy Practices)

Trên cơ sở quy trình của Công ty Dược phẩm, giải pháp có thể đáp ứng được những yêu cầu của các loại hình công ty Dược bao gồm cả Công ty sản xuất Dược phẩm và Công ty thương mại Dược phẩm.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ERP TẠI CÔNG TY DƯỢC – THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH(BIDIPHAR) (Trang 25)