1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp triển khai hệ thống ERP tại công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu tuyền phát giai đoạn 2018 – 2022

100 394 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các chức năng của hệ thống ERP của SAP R/3 được triển khai Bảng 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công ERP theo mô hình Piotr Soja 2006 và

Trang 1

  BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-oOo -

DƯƠNG THÀNH KHỞI

GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ERP TẠI

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU

TUYỀN PHÁT GIAI ĐOẠN 2018 – 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2018

Trang 2

  BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-oOo -

DƯƠNG THÀNH KHỞI

GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ERP TẠI

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU

TUYỀN PHÁT GIAI ĐOẠN 2018 – 2022

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng)

Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS PHAN THỊ MINH CHÂU

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp triển khai hệ thống ERP tại công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Tuyền Phát giai đoạn 2018 – 2022” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây

Tác giả luận văn

Dương Thành Khởi

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu báo cáo nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ERP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6

1.1 Tổng quan hệ thống ERP 6

1.1.1 Khái niệm hệ thống ERP 6

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ERP 7

1.1.3 Lợi ích của hệ thống ERP 10

1.1.4 Điều kiện cần khi triển khai hệ thống ERP 10

1.1.5 Các bước triển khai hệ thống ERP 11

1.2 Thực trạng triển khai hệ thống ERP trên thế giới và Việt Nam 13

1.2.1 Thị trường ERP trên thế giới 13

1.2.2 Báo cáo các kết quả triển khai ERP của các công ty trên thế giới 13

1.2.3 Thực trạng triển khai hệ thống ERP trên thế giới 15

1.2.4 Thị trường ERP tại Việt Nam 16

Trang 5

1.2.6 Những dự án ERP tiêu biểu đã triển khai thành công tại Việt Nam 18

1.2.7 Thực trạng triển khai hệ thống ERP tại Việt Nam 19

1.3 Các mô hình nghiên cứu về hệ thống ERP 21

1.3.1 Mô hình nghiên cứu của Holland và Light (1999) 21

1.3.2 Mô hình nghiên cứu của Zhe, Matthew và các cộng sự (2004) 24

1.3.3 Mô hình nghiên cứu của Piotr Soja (2006) 28

1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 30

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ERP GIAI ĐOẠN 2012 – 2013 TẠI CÔNG TY TUYỀN PHÁT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG KHI TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ERP 32

2.1 Giới thiệu công ty TNHH TM XNK Tuyền Phát 32

2.1.1 Tổng quan công ty Tuyền Phát 32

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý 33

2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược của công ty Tuyền Phát 34

2.1.4 Tóm tắt quá trình triển khai ERP tại Tuyền Phát giai đoạn 2012-2013 35

2.1.5 Nhà máy điện sinh khối 1MW – tiền đề triển khai ERP lần 2 tại Tuyền Phát 39

2.2 Thực trạng triển khai ERP tại công ty Tuyền Phát giai đoạn 2012 – 2013 41

2.2.1 Thiết kế khảo sát nguyên nhân dừng triển khai ERP tại Tuyền Phát 42

2.2.2 Kết quả khảo sát nguyên nhân dừng triển khai ERP tại Tuyền Phát 43

2.2.2.1 Nhóm các nhân tố liên quan đến các thành viên tham gia dự án 46

2.2.2.2 Nhóm các nhân tố liên quan đến sự tham gia của quản lý cấp cao 49

2.2.2.3 Nhóm các nhân tố liên quan đến tổ chức và định nghĩa các mục tiêu 50

2.2.2.4 Nhóm các nhân tố liên quan đến thực trạng dự án 52

2.2.2.5 Nhóm các nhân tố liên quan đến hệ thống thông tin 53

2.2.2.6 Các nhân tố được đóng góp qua câu hỏi mở trong khảo sát 55

Trang 6

2.2.3 Đánh giá thực trạng việc dừng triển khai 56

2.3 Các nhân tố giúp triển khai thành công hệ thống ERP 56

2.3.1 Thiết kế câu hỏi khảo sát các nhân tố giúp triển khai thành công ERP 56

2.3.2 Kết quả khảo sát các nhân tố giúp triển khai thành công ERP 57

2.4 Đánh giá chung 59

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 60

CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ERP TẠI CÔNG TY TUYỀN PHÁT GIAI ĐOẠN 2018 – 2022 61

3.1 Giải pháp triển khai hệ thống ERP tại Tuyền Phát giai đoạn 2018-2022 61

3.1.1 Các nhân tố cần khắc phục và phát huy trong triển khai ERP 63

3.1.2 Giải pháp kết hợp triển khai ERP với một chiến lược lâu dài 66

3.1.3 Lựa chọn một hệ thống ERP và đơn vị triển khai phù hợp 69

3.1.4 Chuẩn bị cho sự thay đổi, kiểm soát trong quá trình triển khai 73

3.2 Hạn chế của đề tài 75

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 76

KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ERP (Enterprise Resource Planning): hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

ERPs (Enterprise Resource Planning system): hệ thống hoạch định nguồn lực doanh

nghiệp; hệ thống ERP

Công ty Tuyền Phát: công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Tuyền Phát E-Marketing: quá trình chiêu thị các sản phẩm, dịch vụ trên internet

E-Commerce: hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa trên internet

Module: một bộ phận cấu thành chuẩn, có thể hoán đổi hoặc lắp ráp dễ dàng

SAP: tên một công ty phần mềm có trụ sở tại Đức

Oracle: tên một công ty phần mềm có trụ sở tại Hoa Kỳ

MW (Megawatt): đơn vị đo công suất dòng điện

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các chức năng của hệ thống ERP của SAP R/3 được triển khai

Bảng 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công ERP theo mô hình

Piotr Soja (2006) và ý nghĩa của các nhân tố

Bảng 2.1: Kế hoạch triển khai dự kiến hệ thống ERP tại công ty Tuyền Phát

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát nguyên nhân dừng triển khai ERP

Bảng 3.1: Các nhân tố tác động đến dự án triển khai hệ thống ERP tại công ty Tuyền

Phát giai đoạn 2012 - 2013

Bảng 3.2: Các nhân tố tác động đến việc triển khai thành công hệ thống ERP

Bảng 3.3: Tần suất các yếu tố gây rủi ro khi một hệ thống ERP triển khai thất bại

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Sơ đồ mô tả các chức năng tích hợp trong hệ thống ERP

Hình 1.2: Sơ đồ mô tả phương pháp ASAP còn gọi là ASAP Roadmap

Hình 1.3: Mục đích các tổ chức trên thế giới triển khai ERP

Hình 1.4: Kết quả triển khai hệ thống ERP trên thế giới

Hình 1.5: Thời gian hoàn vốn của các tổ chức triển khai ERP trên thế giới

Hình 1.6: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai ERP theo 2 nhóm: chiến lược

và chiến thuật theo mô hình Holland và Light

Hình 1.7: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công ERP theo mô hình

Zhe, Matthew và cộng sự

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Tuyền Phát

Hình 2.2: Tỷ lệ các bộ phận trong công ty Tuyền Phát tham gia khảo sát

Hình 2.3: Trình độ học vấn các đối tượng tham gia khảo sát

Hình 2.4: Kết quả khảo sát của nhóm các nhân tố liên quan đến các thành viên tham

Hình 2.7: Kết quả khảo sát nhóm các nhân tố liên quan đến thực trạng dự án

Hình 2.8: Kết quả khảo sát nhóm các nhân tố liên quan đến hệ thống thông tin Hình 3.1: Các giải pháp triển khai hệ thống ERP tại Tuyền Phát

Hình 3.2: Lưu đồ tái cấu trúc doanh nghiệp BRP trong quá trình triển khai ERP

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong hoạt động thương mại, từ lâu các thương nhân đã biết ghi chép lại số liệu và đưa ra những phương thức xử lý, tính toán nhằm phục vụ quá trình kinh doanh và phát triển Suốt một khoảng thời gian dài lịch sử, những số liệu này được ghi chép và lưu lại dưới dạng văn bản gây khó khăn cho việc truy lục và truy vấn

số liệu tức thời cũng như những sai sót chủ quan trong xử lý số liệu Đến thế kỷ

XX, khi con người bước vào kỷ nguyên số, thời kỳ này đánh dấu nhiều sự thay đổi với hai công cụ đại diện là máy vi tính và internet, con người đã tìm cách số hóa nhiều thông tin từ âm thanh, hình ảnh, văn bản, các loại tín hiệu,…; hình thành những khái niệm, hình thức kinh doanh mới như E-Marketing, E-Commerce,… Cũng theo đó, các phương thức và hoạt động kinh doanh truyền thống bị xáo trộn bởi công nghệ, các doanh nghiệp không chỉ cố gắng thích nghi với phương thức kinh doanh mới mà còn phải liên tục cải tiến các hoạt động kinh doanh thông qua công nghệ để đạt được hiệu quả tối ưu Hoạt động kinh doanh dần được nâng lên với những yêu cầu cao hơn, hoạt động với tần suất lớn; bất kể không gian, thời gian, con người có thể làm việc bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu; việc ra quyết định của người quản lý theo đó cũng phải nhanh và chính xác

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (gọi tắt là hệ thống ERP) là giải pháp phần mềm tích hợp Hệ thống ERP tích hợp liền mạch tất cả các luồng thông tin trong công ty như tài chính, kế toán, nhân sự, chuỗi cung ứng, thông tin khách hàng,… Một hệ thống ERP gồm tập hợp đầy đủ các phần (module) tích hợp cùng nhau, cùng vận hành trên một cơ sở dữ liệu duy nhất (Samara, Tarek, 2015) Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống ERP không đơn giản và tốn nhiều thời gian, có rất nhiều báo cáo trên thế giới về việc triển khai hệ thống ERP không thành công trong doanh nghiệp “Có khoảng 20% dự án triển khai ERP bị dừng trước khi hoàn thành, ¼ số dự án bị vượt chi ngân sách” (Carl Marnewick and Lessing Labuschagne, 2005, p.144) Tại Việt Nam, công ty cổ phần Bibica từng phải dừng

Trang 11

chuyển sang hệ thống ERP của Oracle có tên EBS Khảo sát cho thấy rằng ngay

cả các dự án với điều kiện thuận lợi nhất, thất bại khi thực hiện ERP vẫn rất phổ biến (Liao et al, 2007)

Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Tuyền Phát chính thức thành lập năm 2009, tiền thân là doanh nghiệp tư nhân Tuyền Phát Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ về lúa gạo Công ty có hệ thống xay xát, lau bóng, sấy lúa tiên tiến với quy mô và công suất lớn; tuy nhiên các nhà máy và kho bãi phân tán và ngăn cách bởi hệ thống kênh rạch khiến cho việc quản lý và tập trung các số liệu trong kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong một khảng thời gian dài Công ty Tuyền Phát lần đầu tìm hiểu và triển khai hệ thống ERP vào cuối năm 2012 nhằm mục đích tập trung các

số liệu trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng; thêm nữa công ty cũng mong muốn cải tiến quy trình làm việc để trở thành một doanh nghiệp có trình độ quản lý cao trong khu vực Nhưng do nhiều nhân tố khách quan

và chủ quan dẫn đến việc triển khai hệ thống ERP bị trì hoãn và tạm dừng vào đầu năm 2013 trước khi đưa vào ứng dụng Đến năm 2016 công ty được “Chương trình hợp tác giữa Việt Nam – Thụy Điển về hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo” chọn thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện năng từ trấu công suất 1MW đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long theo công nghệ Thụy Điển đã một lần nữa thúc đẩy công ty Tuyền Phát tìm kiếm một giải pháp tối ưu và khắc phục các hạn chế đã tồn đọng từ lâu trong quản lý, góp phần nâng tầm vị thế công

ty trong khu vực Từ thực tiễn đó, để tìm ra những khó khăn, rào cản cần vượt qua

và phương hướng giúp triển khai thành công hệ thống ERP tại công ty Tuyền Phát,

tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp triển khai hệ thống ERP tại Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Tuyền Phát giai đoạn 2018 - 2022”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Triển khai thành công hệ thống ERP không phải là công việc của một bộ phận,

mà là sự phối hợp và nổ lực của toàn tổ chức và liên quan đến rất nhiều nhân tố

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm:

Trang 12

- Đánh giá hiện trạng thông qua nhận diện các nhân tố quan trọng dẫn đến việc dừng triển khai hệ thống ERP tại công ty Tuyền Phát vào năm 2012 - 2013

- Đề xuất giải pháp giúp triển khai thành công hệ thống ERP tại công ty Tuyền Phát giai đoạn 2018 – 2022

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai hệ thống ERP tại công

ty Tuyền Phát năm 2012 – 2013

 Các nhân tố giúp triển khai thành công hệ thống ERP

- Đối tượng khảo sát:

 Những thành viên tại công ty Tuyền Phát đã tham gia triển khai, được đào tạo trong dự án triển khai hệ thống ERP năm 2012–2013

 Các chuyên gia tư vấn triển khai hệ thống ERP

 Những người thuộc cấp quản lý tại các công ty đã triển khai thành công

hệ thống ERP

- Phạm vi nghiên cứu:

 Nghiên cứu được thực hiện tại công ty Tuyền Phát

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp hỗn hợp (Creswell, J W, 2014) kết hợp bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 cấp độ và câu hỏi mở trong cùng một bảng khảo sát giúp tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc dừng triển khai hệ thống ERP Song song đó, sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm thu thập thêm các ý kiến về việc triển khai thành công một

hệ thống ERP

- Số liệu nghiên cứu:

 Số liệu sơ cấp: thông qua quá trình khảo sát các đối tượng khảo sát Từ

đó lập bảng phân tích, tổng hợp cho ra kết quả

 Số liệu thứ cấp: được thu thập tại công ty Tuyền Phát gồm thông tin

Trang 13

2012-2013 Các số liệu này được dùng trong các dẫn chứng của nghiên cứu

- Sơ đồ nghiên cứu:

5 Kết cấu báo cáo nghiên cứu

Kết cấu báo cáo nghiên cứu như sau:

Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng thông qua nhận diện các nhân tố quan trọng dẫn đến việc dừng triển khai hệ thống ERP tại công ty Tuyền Phát vào năm 2012 – 2013

- Đề xuất giải pháp giúp triển khai thành công hệ thống ERP tại công ty Tuyền Phát giai đoạn 2018 – 2022

Phương pháp chuyên gia

Qua phương pháp chuyên gia, đặt ra các câu hỏi mở trong bảng khảo sát nhằm tìm

ra các nhân tố giúp triển khai thành công ERP

Chuyên gia là những nhà tư vấn triển khai

hệ thống ERP, những người thuộc cấp quản lý tại các công ty đã triển khai thành công hệ thống ERP

Phương pháp nghiên cứu định lượng

và định tính

Kế thừa mô hình nghiên cứu của Piotr

Soja và thang đo Likert 5 cấp độ nhằm

tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc

dừng triển khai hệ thống ERP; kết hợp sử

dụng câu hỏi mở để tìm ra các nhân tố

mới trong cùng một bảng khảo sát

Đối tượng khảo sát là những thành viên

tại công ty Tuyền Phát đã tham gia trong

dự án triển khai hệ thống ERP năm

2012–2013

Kết quả nghiên cứu và hạn chế

- Xác định được nguyên nhân dừng triển khai hệ thống ERP giai đoạn 2012-2013 và hiện trạng

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công khi triển khai hệ thống ERP

- Các hạn chế của nghiên cứu

Đề xuất giải pháp, ý kiến nhằm tăng khả năng thành công khi triển khai hệ thống

ERP tại công ty Tuyền Phát giai đoạn 2018 - 2022

Trang 14

 Phần mở đầu: cung cấp thông tin về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và sơ đồ của nghiên cứu

 Chương 1: giới thiệu cơ sở lý thuyết về hệ thống ERP gồm khái niệm, lợi ích của hệ thống, điều kiện cần khi triển khai và các bước triển khai hệ thống ERP Chương này cũng cung cấp thông tin về tình hình triển khai ERP trên thế giới

và tại Việt Nam; đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất

 Chương 2: giới thiệu về công ty Tuyền Phát, thực trạng sản xuất kinh doanh

và quản lý tại công ty Trong chương này sẽ trình bày cụ thể phương pháp khảo sát, kết quả khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến việc dừng triển khai

hệ thống ERP giai đoạn 2012 – 2013; và những ý kiến của chuyên gia đưa ra quan điểm về những nhân tố cần chú ý khi triển khai một hệ thống ERP nhằm định hướng triển khai hệ thống ERP tại công ty Tuyền Phát giai đoạn 2018 –

2022

 Chương 3: qua kết quả đã trình bày trong chương 2, chương này sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục các nguyên nhân dẫn đến việc dừng triển khai hệ thống ERP giai đoạn 2012 – 2013 và các giải pháp giúp triển khai thành công hệ thống ERP tại công ty Tuyền Phát giai đoạn 2018 – 2022 Các kiến nghị của tác giả và hạn chế của đề tài cũng được nêu lên trong chương 3 này

 Kết luận

Trang 15

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ERP VÀ

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan hệ thống ERP

1.1.1 Khái niệm hệ thống ERP

Hệ thống ERP hay ERPs là thuật ngữ rút gọn của Enterprise Resource Planning system

Trong xuất bản năm 2008, Murthy C.S.V (tác giả của nhiều quyển sách về quản trị) đã phân tách và định nghĩa ERP như sau:

Enterprise là một doanh nghiệp hoàn chỉnh, có nguồn lực nhất định, bao gồm:

tập hợp các chức năng (functions), các bộ phận trong doanh nghiệp (divisions), các thành phần còn lại trong doanh nghiệp (other components) Tất cả được sử dụng để hoàn thành các mục đích và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp

Resource là tài sản của doanh nghiệp được sử dụng trong quá trình sản xuất

ra sản phẩm, dịch vụ bao gồm: nhân lực (con người), tài lực (tài chính), vật lực (tài sản, thiết bị)

Hệ thống ERP là một hệ thống tích hợp các phần mềm trên cùng một nền tảng, các phần mềm này tích hợp chéo với nhau và cung cấp các tính năng như hỗ trợ sản xuất, tài chính, nhân sự, và các quy trình kinh doanh khác của công ty nhằm mục đích nâng cao tính hiệu quả, sự đáp ứng thông tin và lợi nhuận Những công

cụ hỗ trợ công việc của các phòng ban được tích hợp và thông tin có thể đi xuyên suốt từ phòng ban này sang phòng ban khác, thông tin được chia sẻ qua các đơn

vị chức năng của tổ chức - là tính năng chính của ERP Hệ thống ERP còn được

gọi là ES (Enterprise Systems) (hình 1.1)

Qua các định nghĩa đã nghiên cứu về ERP, tác giả tổng hợp như sau Hệ thống ERP gồm:

- Hạ tầng công nghệ thông tin: các thiết bị phục vụ công việc (hệ thống máy tính, thiết bị đo đạc,…), các kết nối mạng liên kết các thiết bị

- Tổ hợp các ứng dụng: gồm các chương trình phần mềm quản lý, xử lý công việc của các bộ phận trong doanh nghiệp

Trang 16

- Hệ tri thức: các phương pháp tính toán, xử lý, rút trích dữ liệu theo yêu cầu của doanh nghiệp, tích hợp các chức năng xử lý thông tin của các phòng ban trong một tổ chức

Hệ thống ERP chính là sự kết hợp giữa hệ tri thức và tổ hợp các ứng dụng, trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin; giúp thông tin (phù hợp từng phòng ban) đi xuyên suốt từ nguồn tới đích; quản lý và chuẩn hóa các quy trình của doanh nghiệp nhằm phục vụ công việc và công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp Cho phép các doanh nghiệp quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có (nhân sự, nguyên vật liệu, tài chính,…)

Hình 1.1: Sơ đồ mô tả các chức năng tích hợp trong hệ thống ERP

(nguồn: SAP, 2017)

Tuỳ theo ngành nghề và nhu cầu doanh nghiệp mà số lượng phân hệ được tích hợp có thể nhiều hay ít và được tuỳ biến cho phù hợp với thực trạng của từng

doanh nghiệp (hình 1.1) Tuy nhiên một doanh nghiệp hoàn chỉnh thường có ít

nhất các phân hệ: kế toán tài chính, quản lý kho hàng, mua hàng, sản xuất/dịch

vụ, bán hàng

Trang 17

Vào những năm 1960, những phần mềm phục vụ ngành công nghiệp sản xuất phát triển, song song đó là sự phát triển của các phần mềm định hướng kinh doanh Ban đầu các phần mềm được thiết kế để thực hiện các tác vụ cụ thể Nhiều

hệ thống như thế đã lỗi thời khi nhu cầu kinh doanh thay đổi cũng như sự phát triển ngày càng mạnh của máy vi tính và công nghệ phần mềm Hệ thống thông tin tích hợp đầu tiên được triển khai dưới tên gọi phần mềm hoạch định nguồn lực sản xuất (Material Requirements Planning - MRP) nhằm giúp người quản lý nhà máy có thể điều phối thời gian sản xuất cần thiết để giao hàng đúng hẹn, biết được hàng tồn kho và nhu cầu nguyên liệu để đề xuất mua thêm vật tư; khi được

sử dụng đúng cách, MRP sẽ giúp giảm lượng tồn kho mà vẫn đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất, giảm chi phí lưu kho Những năm thập niên 1970, các nhà quản lý bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của việc kết hợp phần mềm hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP) với phần mềm lập kế hoạch phân phối (Distribution Requirements Planning - DRP) với mục đích tự động lập

kế hoạch sản xuất tổng thể và quy hoạch sản xuất

Từ năm 1980, hệ thống MRP được phát triển lên thế hệ thứ hai (MRPII), ngoài những tính năng cũ MRPII đã sử dụng cơ sở dữ liệu để tính toán các dòng tiền

dự kiến, nhu cầu máy móc thiết bị, nhu cầu lao động và các dụng cụ cần thiết cho sản xuất (Palaniswamy & Frank, 2000) Nếu như nhà sản xuất đặt ra các câu hỏi: Chúng ta sẽ làm gì? Những sản phẩm chúng ta sẽ làm cần những nguyên vật liệu gì? Chúng ta có gì? Chúng ta cần có thêm những gì? Hệ thống MRPII sẽ giúp trả lời những câu hỏi đó bằng cách cho chúng ta biết: Chúng ta cần gì và khi nào chúng ta cần Bằng cách lập kế hoạch tổng thể và chia nhỏ kế hoạch đó thành các bảng biểu chi tiết về vật chất, công suất, tiền mặt, theo chức năng của của từng phòng ban Mục tiêu của hệ thống MRPII là giúp cho các phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp dùng chung một hệ thống thông tin để xử lý công việc Năm

1990, các nhà quản lý bắt đầu kết hợp các chức năng khác nhau của công ty thành một hệ thống bao gồm quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản lý dự án Cuối cùng hệ thống MRPII đã phát triển thành hệ thống ERP

Trang 18

Từ năm 2000, hệ thống ERP II đã mở rộng nhiều tính năng khác như quản lý chuỗi cung ứng, tài chính, quản lý tri thức, dự báo, thu mua, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý vật liệu, lập kế hoạch bán hàng, quản lý kho, bảo trì sản phẩm, bán hàng và tiếp thị, kinh doanh điện tử và các tính năng liên quan đến internet (Todor & Krasimira 2008; Shehab et al., 2004; Boykin, 2001; Helo, 2008) Kết quả là ERP trở thành một hệ thống quản lý trung tâm, tích hợp tất cả các chức năng quản lý doanh nghiệp trong một hệ thống cơ sở dữ liệu duy nhất

(bảng 1.1). Sự hấp dẫn tuyệt vời của hệ thống ERP là nhân viên chỉ cần nhập thông tin một lần và thông tin đó sẽ truyền đi cho tất cả các hệ thống trong toàn công ty Điều này có nghĩa là mọi người trong công ty có thể đưa ra các quyết định dựa trên thông tin chính xác theo thời gian thực (Laughlin, 1999)

Bảng 1.1: Các chức năng của hệ thống ERP của SAP R/3 được triển khai

 Phân tích lợi nhuận

 Quản lý lợi nhuận

Trang 19

Hiện ERP đang phát triển đến thế hệ thứ III có thể liên hệ trực tiếp với các bên qua mạng internet, tích hợp các phương tiện truyền thông xã hội, tích hợp những tính năng giúp khách hàng và đối tác có thể tương tác nhanh với các bộ phận liên

quan (phụ lục 1: Danh sách 10 nhà cung cấp ERP tốt nhất 2017 theo Panorama

và các nhà cung cấp ERP tại Việt Nam)

1.1.3 Lợi ích của hệ thống ERP

- Chuẩn hóa quy trình làm việc của doanh nghiệp

- Minh bạch thông tin trong doanh nghiệp

- Định hướng văn hoá tổ chức theo hướng công nghiệp hoá

- Giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi

- Tạo thuận lợi trong việc kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước vì hệ thống ERP được thiết kế theo tiêu chuẩn, hỗ trợ đa ngôn ngữ

1.1.4 Điều kiện cần khi triển khai hệ thống ERP

Một hệ thống ERP tiêu tốn chi phí, thời gian và nhiều nguồn lực khác của tổ chức khi triển khai, bên cạnh đó cũng mang đến nhiều lợi ích Do đó, để quyết định triển khai một hệ thống ERP, tổ chức cần cân nhắc và so sánh giữa nhu cầu

và chiến lược của mình với những gì mà một hệ thống ERP có thể giải quyết cho

tổ chức So sánh giữa những gì tổ chức bỏ ra và những kỳ vọng mà hệ thống ERP mang lại Cuối cùng xem xét tính khả thi khi quyết định triển khai dự án (Pastor, Esteves, 1999) Nên thành lập một ban dự án nhằm lựa chọn, đánh giá các giải pháp là hết sức cần thiết Ban dự án phải tìm kiếm giải pháp ERP phù hợp với tổ chức với yêu cầu chỉnh sửa ít nhất Bên cạnh đó phải tìm một nhà tư vấn triển khai dịch vụ ERP có kinh nghiệm Chỉ số ROI (Return on Investment) cũng cần được phân tích nhằm đánh giá và so sánh được khoản đầu tư của tổ chức Tổ chức cũng cần bố trí lại hạ tầng thông tin để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống ERP khi triển khai Khi đã quyết định triển khai và chọn được giải pháp ERP phù hợp thì doanh nghiệp cần chú ý đến:

- Nguồn nhân lực: chuẩn bị về con người rất quan trọng khi chuẩn bị triển khai ERP Trước tiên là sự đồng lòng của toàn tổ chức từ quản lý cấp cao đến nhân

Trang 20

viên Các nhà quản lý phải có quyết tâm cao độ và cam kết hỗ trợ khi triển khai hệ thống Nhân viên phải được hiểu rõ tầm quan trọng của ERP, được quan tâm hỗ trợ khi thực hiện, được động viên và khen thưởng kịp thời; đồng thời bồi dưỡng kiến thức sử dụng hệ thống Hệ thống ERP khi triển khai là để con người sử dụng, nâng cao năng suất lao động và tối ưu các chi phí Nếu không có nhân lực đủ trình độ sử dụng thì việc triển khai hệ thống ERP không

- Sự thay đổi: hệ thống ERP chính là sự thay đổi mà tổ chức phải chấp nhận, quản lý tốt và ứng phó với sự thay đổi từ văn hoá, cơ cấu tổ chức, cách làm việc,

- Khi hệ thống ERP được triển khai song song với hoạt động kinh doanh, tổ chức phải đảm bảo các hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, không trì trệ, gián đoạn

1.1.5 Các bước triển khai hệ thống ERP

Một trong những phương pháp triển khai hệ thống ERP được nghiên cứu và ứng dụng cho nhiều tổ chức lớn có tên gọi ASAP của công ty SAP (Đức) ASAP như một lộ trình để tiến hành công việc, giúp việc triển khai tối ưu về thời gian

và chi phí Đây là những bước giúp việc triển khai ERP một cách khoa học và

trình tự, ASAP bao gồm 5 giai đoạn (hình 1.2): chuẩn bị dự án, thiết kế quy trình

nghiệp vụ, thực hiện, chuẩn bị bước cuối, chạy hệ thống và hỗ trợ

Trang 21

Hình 1.2: Sơ đồ mô tả phương pháp ASAP còn gọi là ASAP Roadmap

(nguồn: SAP, 2017)

 Giai đoạn chuẩn bị dự án

Giai đoạn này là nền tảng để tiến hành dự án Đội dự án sẽ được thành lập và hình thành các thủ tục và chính sách để đội làm việc cũng như xác định các mục tiêu và lên kế hoạch Các vấn đề quan trọng cần được định hình gồm:

- Xác định mục đích và mục tiêu của dự án

- Làm rõ phạm vi triển khai

- Xác định chiến lược triển khai

- Xác định lịch trình tổng thể của dự án và trình tự triển khai

- Thành lập đội dự án và ban chỉ đạo dự án

- Chuẩn bị tài nguyên, nguồn lực cho dự án

- Phát triển chính sách và thủ tục quản trị dự án, các biểu mẫu làm việc

 Giai đoạn thiết kế quy trình nghiệp vụ

Trong giai đoạn này phải tạo ra các mô tả quy trình nghiệp vụ Các quy trình nghiệp vụ thường gồm quy trình kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như cài đặt,

giao diện sử dụng, chuyển đổi và các vấn đề bảo mật Các hoạt động gồm:

- Hoàn chỉnh các mục đích và mục tiêu ban đầu

- Định nghĩa phạm vi cơ bản

- Hoàn thiện lịch trình tổng thể của dự án và trình tự triển khai

- Xác định những bổ sung cho hệ thống ERP tiêu chuẩn và phát triển các đặc tả

- Cài đặt phần mềm nền tảng trên hệ thống

 Giai đoạn thực hiện

Trang 22

Sau khi đã thiết kế xong các quy trình nghiệp vụ, nhà cung cấp sẽ triển khai trên hệ thống ERP gồm cấu hình hệ thống, phát triển giao diện chương trình, chuyển đổi và cải tiến phần mềm sao cho phù hợp với doanh nghiệp Những tài liệu hướng dẫn sử dụng cũng được bàn giao, ghi nhận các quá trình thực hiện và phân quyền truy cập phần mềm

 Giai đoạn chuẩn bị bước cuối

Trong giai đoạn này hệ thống phải được triển khai đầy đủ, các bước chuẩn bị trước khi chạy thật hệ thống đều được tiến hành và kiểm tra Người sử dụng hệ thống sẽ được đào tạo cách sử dụng, quản lý hệ thống Các phát sinh quan trọng trong quá trình triển khai cũng sẽ được giải quyết trong giai đoạn này

 Giai đoạn chạy hệ thống và hỗ trợ

Khi chạy hệ thống cần đảm bảo các yếu tố:

- Một đội hỗ trợ dự án hiệu quả phải được thành lập

- Theo sát và hổ trợ tổ chức khi hệ thống vận hành đến khi kết thúc kỳ đầu tiên

- Hoàn thành công tác đào tạo người dùng Giải quyết các vấn đề phát sinh khi vận hành hệ thống

1.2 Thực trạng triển khai hệ thống ERP trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Thị trường ERP trên thế giới

Thị trường ERP trên thế giới rất đa dạng và bắt đầu hoạt động rất sớm Có nhiều công ty lớn trên thế giới cung cấp hệ thống ERP như Concur, IBM, Infor, Kronos, Microsoft, Oracle (đều có trụ sở tại Hoa Kỳ); cùng các công ty Sage (Anh Quốc), SAP (Đức), Totvs (Brazil), và Yonyou (Trung Quốc) những công

ty này đều có năng lực triển khai hệ thống ERP tại nhiều nước, nền tảng của họ đều được thiết kế đa ngôn ngữ

Trị giá ngành công nghiệp phần mềm ERP trên thế giới khoảng 25 tỷ USD Thị trường Bắc Âu và Tây Âu là khu vực triển khai hệ thống ERP lớn nhất Các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ có mức tăng trưởng cao nhất trong tương lai (Gartner, 2016)

Trang 23

 Chi phí triển khai hệ thống ERP trên thế giới

Hiện trên thế giới, chi phí triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có chi phí từ 150.000 USD đến 750.000 USD; nếu tính trên một tài khoản người dùng thì chi phí khoảng 2.000 USD/người dùng Hệ thống ERP cho các doanh nghiệp lớn có chi phí cao hơn, lên đến vài triệu USD, khoảng 4.000 USD/ người dùng Một nghiên cứu gần đây của Meta Group với hơn 60 công ty quốc

tế thì chi phí trung bình cho một dự án ERP là 15 triệu USD gồm phần mềm, phần cứng, nhân công và tư vấn Với sự phát triển của công nghệ, trong tương lai chi phí triển khai hệ thống ERP sẽ thấp hơn

 Mục đích triển khai hệ thống ERP của các tổ chức trên thế giới

Panorama Consulting Solutions - công ty chuyên về tư vấn giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp, trong một khảo sát năm 2016 với 215 doanh nghiệp về lý do

vì sao triển khai hệ thống ERP và đã có kết quả thống kê như sau:

Hình 1.3: Mục đích các tổ chức trên thế giới triển khai ERP

(nguồn: Panorama, 2016)

 Kết quả triển khai hệ thống ERP của các tổ chức trên thế giới

Hệ thống ERP sau khi được ký kết, trong quá trình triển khai vẫn có thể thành công hoặc thất bại Sau khi được bàn giao chính thức vẫn phải được tổ chức kiểm

Thông tin nhanh đến trụ sở và cổ đông

Giảm tải cho đội ngũ quản lý

Thay thế hệ thống Điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế

Tối ưu công cụ lao động cho nhân viên

Lập báo cáo theo tiêu chuẩn quốc tế

Tối ưu bộ máy quản lý Công ty đang tăng trưởng

Thay thế hệ thống (kế thừa)

Tỷ lệ % tổ chức triển khai hệ thống ERP

Trang 24

tra trong quá trình vận hành cũng như đánh giá hiệu quả mang lại sau một thời gian Những số liệu thể hiện tỷ lệ thành công của các tổ chức khi triển khai hệ thống ERP trên thế giới:

Hình 1.4: Kết quả triển khai hệ thống ERP trên thế giới

(nguồn: Panorama, 2016)

 Tỷ suất hoàn vốn đầu tư ROI sau khi triển khai thành công ERP

ROI (Return on Investment) tỷ suất hoàn vốn đầu tư cũng được các tổ chức quan tâm và tính toán tối ưu Sau khi triển khai thành công, nhiều tổ chức đã theo dõi và tổng kết được thời gian hoàn vốn của dự án ERP:

Hình 1.5: Thời gian hoàn vốn của các tổ chức triển khai ERP trên thế giới

(nguồn: Panorama, 2016)

1.2.3 Thực trạng triển khai hệ thống ERP trên thế giới

Đang theo dõi 36%

Thành công

57%

Thất bại 7%

(Dưới 1 năm) 15%

(1 năm) 11%

(2 năm) 15%

(3 năm) 17%

(4 năm) 10%

Trang 25

Qua những số liệu thống kê trên cho chúng ta thấy những kết quả mang lại của

hệ thống ERP Khi triển khai hệ thống ERP, nhiều tổ chức phải tiến hành cải tổ

hệ thống sao cho tối ưu để hoà mình vào những tiêu chuẩn quốc tế; chính điều đó

đã mang đến những lợi ích không nhỏ cho tổ chức trên thị trường quốc tế Lợi ích sau khi triển khai thành công hệ thống ERP cũng có thể đo lường được qua năng suất lao động, thời gian xử lý công việc, 81% tổ chức được khảo sát cho rằng họ nhận thấy được những lợi ích kinh doanh có thể đo lường được sau khi triển khai ERP Nhiều tập đoàn, nhà quản lý xem ERP là chìa khóa thành công của doanh nghiệp; trong các trường đại học hàng đầu, ERP đã được đưa vào giảng dạy như một môn học trong quản trị doanh nghiệp Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều thách thức mà các tổ chức phải đối mặt trong suốt các giai đoạn triển khai hệ thống ERP Hơn một nữa tổ chức được khảo sát phản hồi rằng chi phí triển khai ERP vượt quá dự toán, và nhiều tổ chức cho biết lợi ích hệ thống ERP mang lại chưa được như mong đợi Ngoài ra, nhiều tổ chức phải đối mặt với các vấn đề kỹ thuật,

và các vấn đề khác liên quan mà họ không lường trước được Thời gian triển khai, trình độ nhân lực của tổ chức, người dẫn đầu dự án,… tất cả đều có tác động và ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống ERP Trong tương lai, khi công nghệ thông tin phát triển, cùng với sự ra đời của các phiên bản ERP kế tiếp hứa hẹn giá thành triển khai sẽ thấp hơn, có nhiều cải tiến, thời gian triển khai nhanh hơn

1.2.4 Thị trường ERP tại Việt Nam

Nếu so với thế giới thì giá trị thị trường ERP trong nước rất nhỏ, nhưng so với các ngành khác trong nước thì lại chiếm tỷ trọng rất cao Theo một khảo sát năm

2016 của tập đoàn dữ liệu quốc tế ICD thì chi tiêu cho phần mềm tại Việt Nam đạt 266,25 triệu USD vào năm 2015 và dự báo sẽ đạt 403,84 triệu USD vào năm

2019, chiếm 10,98% GDP/năm Các tập đoàn và các công ty lớn trong nước vẫn còn nhiều nơi chưa triển khai hệ thống quản lý ERP Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, hiện chỉ có 1,1% doanh nghiệp Việt ứng dụng giải pháp ERP Dù ERP được xem là công cụ quan trọng và cần thiết để hội nhập nhưng ERP vẫn chưa được hiểu và đánh giá đúng tầm; hiện nay

Trang 26

có nhiều dự án về chính phủ điện tử mà Việt Nam đang hướng đến sẽ là động lực

để phát triển hệ thống ERP tại Việt Nam

Tại Việt Nam, có thể chia thành 2 loại phần mềm ERP gồm:

- Phần mềm được viết từ các công ty trong nước: các phần mềm này thường được đặt hàng để thiết kế và viết riêng cho từng doanh nghiệp hoặc khởi nguồn

là những phần mềm quản lý nghiệp vụ riêng lẻ dần dần được phát triển, bổ sung tính năng thành phần mềm ERP Thông thường, do chi phí đầu tư, năng lực, phương pháp giới hạn nên những phần mềm này khi hoạt động chính thức vẫn hay phát sinh lỗi và phải được kiểm tra, sửa lỗi thường xuyên Do đó, các phần mềm trong nước thường chỉ tập trung vào phân khúc các doanh nghiệp nhỏ với nhu cầu triển khai vài phân hệ

- Phần mềm ERP nước ngoài: được phân phối trực tiếp hoặc thông qua các công

ty trong nước phân phối và tư vấn triển khai Những tên tuổi lớn gồm Epicor, SAP, Oracle, Microsoft,… Các phần mềm ERP này được các công ty nước ngoài hoàn thiện và đóng gói sẵn Tuỳ vào quy mô hoặc ngành nghề sẽ có các gói ứng dụng phù hợp và được nhà triển khai thiết lập lại để phù hợp với nhu cầu từng doanh nghiệp

1.2.5 Chi phí triển khai hệ thống ERP tại Việt Nam

Chi phí để triển khai hệ thống ERP tại Việt Nam theo chuẩn quốc tế rất cao,

từ vài trăm ngàn đến vài chục triệu USD; tương tự như chi phí triển khai hệ thống ERP của các tố chức trên thế giới (mục 1.2.2); chi phí này có thể giảm xuống nếu chọn đơn vị tư vấn trong nước Do đó, tại thời điểm hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam khi lựa chọn giải pháp ERP từ các nhà cung cấp nước ngoài thường là các doanh nghiệp lớn, có doanh số lên đến hàng nghìn tỷ đồng

Chi phí cụ thể cho từng dự án ERP của các doanh nghiệp Việt Nam rất ít khi được biết đến Do đây là một thị trường mới và thời gian triển khai lâu, nên ngoài chi phí dự toán, sẽ phát sinh thêm các chi phí trong thời gian thực hiện nên rất khó để thống kê

Trang 27

Năm 2010, công ty Thép Việt – POMINA công bố nghiệm thu thành công dự

án SAP ERP có tổng giá trị đầu tư gần 40 tỷ đồng với các phân hệ: hệ thống kế toán tài chính, kế toán quản trị, sản xuất, bán hàng, phân phối, mua hàng, tồn kho,

hệ thống báo cáo lãnh đạo, báo cáo hợp nhất, bảo trì thiết bị…Hệ thống này được triển khai tại 6 nhà máy và chi nhánh trải đều cả nước với thời gian triển khai là

18 tháng Trong buổi họp báo nghiệm thu dự án ERP của công ty gỗ An Cường năm 2017, ông Lê Đức Nghĩa – Tổng giám đốc Công ty CP Gỗ An Cường chia

sẻ chi phí thực hiện của dự án trên 20 tỷ đồng Công ty gỗ An Cường ứng dụng

hệ thống của SAP gồm 11 phân hệ và được triển khai cho 3 công ty, 9 chi nhánh,

7 văn phòng và nhà máy; dự án được triển khai trong 12 tháng

Nếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thường sử dụng phần mềm trong nước có chi phí khá thấp so với các hãng lớn trên thế giới, khoảng vài trăm triệu đồng, có thể triển khai tại doanh nghiệp hoặc thuê Nhiều công ty phần mềm quốc tế cũng đã bắt đầu bán các gói phần mềm theo năm, hoặc doanh nghiệp có thể triển khai hệ thống ERP trên hệ thống điện toán đám mây giúp giảm giá thành đáng kể Trong trường hợp doanh nghiệp triển khai một phần mềm ERP trong nước đã đạt chứng nhận tiêu chuẩn của các công ty phần mềm lớn trên thế giới, khi có nhu cầu nâng cấp có thể đấu nối với phần mềm của các hãng lớn để giảm chi phí; đây cũng là một giải pháp lưỡng tiện cho các doanh nghiệp nhỏ nhưng mong muốn một phần mềm ERP đúng chuẩn sau này và không phải vứt bỏ những phần mềm đã mua khi nâng cấp hệ thống mới

 Chi phí triển khai và đưa vào hoạt động hệ thống ERP thường bao gồm:

- Chi phí bản quyền: phần mềm ERP và các phần mềm hệ thống liên quan

- Chi phí triển khai: đơn vị tư vấn, chuyên gia hỗ trợ, đào tạo nhân sự

- Chi phí hạ tầng: xây dựng hệ thống máy tính, mạng liên kết, máy chủ

- Chi phí quản lý, vận hành và bảo dưỡng

1.2.6 Những dự án ERP tiêu biểu đã triển khai thành công tại Việt Nam

 Tập đoàn Trung Nguyên

- Doanh thu: trên 4.000 tỷ đồng năm 2012 (báo cáo Trung Nguyên, 2013)

Trang 28

- Số đơn vị trực thuộc: trên 100 cửa hàng khắp cả nước

- Sản phẩm, dịch vụ: kinh doanh cà phê các loại

- Lý do triển khai hệ thống ERP:

 Nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua các hệ thống tích hợp cho tất

cả các phòng ban của Trung Nguyên

 Kiểm soát hàng tồn kho chính xác tại bất kỳ thời điểm nào

 Quá trình kinh doanh, quy trình quản lý ngành cà phê của Trung Nguyên được chuẩn hoá theo các quy trình tiên tiến của các tiêu chuẩn thế giới,…

- Giải pháp ERP lựa chọn: SAP (Đức), thời gian triển khai: 07/2011 – 07/2013

 Tập đoàn Vingroup

- Doanh thu: 57.614 tỷ đồng năm 2016 (báo cáo Vingroup, 2017)

- Số đơn vị trực thuộc: 79 công ty con và các công ty liên kết (2016)

- Sản phẩm, dịch vụ: bất động sản, du lịch, giáo dục, dịch vụ y tế, thương mại điện tử, siêu thị, bán lẻ

- Lý do triển khai hệ thống ERP:

 Tổ chức phát triển, quản lý, vận hành nguồn bất động sản và hoạt động của công ty trên toàn quốc

 Thay thế các hệ thống quản lý phân mảnh và triển khai các giải pháp kinh doanh theo tiêu chuẩn hợp nhất

 Cung cấp các quy trình kinh doanh tiêu chuẩn trên tất cả các đơn vị toàn quốc, …

- Giải pháp ERP lựa chọn: SAP (Đức), thời gian triển khai 04/2014 – 01/2015 Trên đây là những công ty điển hình với những giải pháp ERP theo chuẩn quốc

tế Ngoài ra còn có nhiều công ty khác đã triển khai thành công hệ thống ERP như: Thế Giới Di Động, Viễn Thông A, Savimex, may Tiền Giang, Kinh Đô, Bibica,…

1.2.7 Thực trạng triển khai hệ thống ERP tại Việt Nam

Trang 29

Tại Việt Nam, hệ thống ERP chỉ được quan tâm và bắt đầu triển khai vào đầu những năm 2000 và chưa có những công trình nghiên cứu, báo cáo hoàn chỉnh về ngành ERP tại Việt Nam Chúng ta chỉ có thông tin về thị trường ERP thông qua báo cáo của các đơn vị triển khai

Tuy chỉ là thị trường mới nổi nhưng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng trong triển khai hệ thống ERP khi nhà nước đang chuyển mình sang chính phủ điện tử; nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn trong nước chưa triển khai hệ thống ERP Nguồn nhân lực trẻ về công nghệ thông tin so với nhân lực bên ngoài cũng giúp các công

ty phân phối hệ thống ERP có điều kiện giảm giá thành khi tận dụng các đơn vị triển khai nội địa Gần đây công ty FPT IS đã triển khai hệ thống ERP cho hệ thống thông tin quản lý tài chính kho bạc nhà nước cho chính phủ hoàng gia Campuchia (triển khai 01/2014 – hoạt động 7/2015), công ty truyền tải gas Bangladesh (triển khai 05/2016 – trong 18 tháng), tổng công ty điện lực Lào (triển khai đầu năm 2017 – trong 18 tháng); đã cho thấy sự phát triển về năng lực của đơn vị triển khai trong nước

Việc tiến hành triển khai một hệ thống ERP đòi hỏi thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, ngoài việc quan tâm đến những điều kiện cần thiết để triển khai hệ thống

ERP (mục 1.1.6) thì tại Việt Nam những khó khăn bắt nguồn từ khi lựa chọn nhà

cung cấp hệ thống ERP (trong nước hay ngoài nước), chọn đơn vị triển khai Một phần mềm ERP khi triển khai vào doanh nghiệp Việt Nam thường không thể áp dụng theo nguyên mẫu mà cần phải chỉnh sửa, hoặc thêm vào những tính năng đặc thù của ngành Đứng ở vị trí nhà triển khai họ phải hiểu rõ các quy trình của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình theo chuẩn phần mềm ERP Khi triển khai phần mềm, đơn vị triển khai thường tận dụng các tính năng sẵn có trên phần mềm gốc, hạn chế chỉnh sửa theo yêu cầu của doanh nghiệp; vì

sẽ dễ phát sinh lỗi và sa đà vào những quy trình kém hiệu quả, rập khuôn theo quy trình cũ của doanh nghiệp Đứng ở góc độ doanh nghiệp sử dụng ERP, việc

mô tả được tất cả các quy trình, tình huống công việc và các quy trình đặc thù cùng một thời điểm cũng gặp nhiều trở ngại do giới hạn về mặt kiến thức, chuyên

Trang 30

môn Do đó, việc phát sinh thêm các quy trình sau này là điều khó có thể tránh khỏi Vì vậy, một đơn vị triển khai có kinh nghiệm sẽ có phương pháp hiệu quả (chia ra nhiều giai đoạn, đặt các câu hỏi dẫn dắt nhằm nắm được thông tin, ) để hiểu và tối ưu các quy trình (giúp giảm thời gian, chi phí, tăng độ chính xác) Sau

đó, đơn vị triển khai sẽ áp các quy trình này vào phần mềm gốc một cách tốt nhất Trong suốt quá trình triển khai, các doanh nghiệp Việt Nam luôn luôn đối mặt với sự thay đổi do quy trình và tác phong làm việc thường chưa theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới Văn hoá doanh nghiệp theo phong cách Á Đông nên sự cả

nể, không mạnh dạng thay đổi gây cản trở cho công việc Việc chú trọng các lợi ích trước mắt, không xây dựng kế hoạch và chiến lược lâu dài cũng là nguyên nhân làm doanh nghiệp Việt Nam phân vân với hệ thống ERP Sự thiếu ổn định của các văn bản pháp luật, đơn cử là phân hệ kế toán cũng gây ra khó khăn khi triển khai hệ thống Đặc biệt là nhân tố con người; trong đó trình độ quản lý, sự hợp tác với đơn vị triển khai, cách xử lý vấn đề phát sinh khi triển khai hệ thống

là những rào cản lớn khi thi công hệ thống ERP tại Việt Nam

1.3 Các mô hình nghiên cứu về hệ thống ERP

1.3.1 Mô hình nghiên cứu của Holland và Light (1999)

Một trong những nghiên cứu đầu tiên về hệ thống ERP là của Christopher P Holland và Ben Light thuộc trường Manchester Business School vào năm 1999 Nghiên cứu đã kế thừa các mô hình: “Các vấn đề chung về quản lý dự án” (Slevin

và Pinto, 1987), “Triển khai hệ thống sản xuất” (Lockett, 1991) và “Tái cấu trúc tổng thể” (Bashein, 1994) Trong nghiên cứu của mình họ đưa ra mô hình để giải quyết các câu hỏi:

- Làm thế nào để triển khai thành công hệ thống ERP?

- Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai ERP là gì?

Trang 31

Qua đó đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống

ERP, các nhân tố này chia thành 2 nhóm: chiến lược và chiến thuật (hình 1.8)

Hình 1.6: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai ERP theo 2 nhóm: chiến lược

và chiến thuật theo mô hình Holland và Light

(nguồn: Holland, Light 1999)

 Ý nghĩa các nhân tố trong mô hình Holland và Light:

Trong các nhân tố thuộc nhóm chiến lược, ba nhân tố gồm: tầm nhìn kinh doanh, hỗ trợ của ban quản lý và biểu thời gian của dự án/kế hoạch dự án là các nhân tố nền tảng

- Hệ thống kế thừa: được xem như tiền đề của hệ thống ERP bao gồm các quy

trình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, hệ thống CNTT, cơ cấu tổ chức, văn hóa, trình độ công nghệ Nếu một doanh nghiệp kế thừa một hệ thống tối ưu thì việc triển khai ERP sẽ thuận lợi hơn nhờ việc kế thừa các thành quả của hệ thống trước đây

- Tầm nhìn kinh doanh: là một định hướng rõ ràng của doanh nghiệp đằng sau

việc thực hiện dự án ERP Phải có một mô hình kinh doanh rõ ràng về cách hoạt động của tổ chức; các mục tiêu và lợi ích được xác định và theo dõi như thế nào?

Quá trình triển khai hệ thống ERP Chiến lược

- Hệ thống kế thừa

- Tầm nhìn kinh doanh

- Chiến lược ERP

- Hỗ trợ của ban quản lý

- Biểu thời gian của dự án/Kế hoạch

Trang 32

- Chiến lược ERP: liên quan đế phương thức tiếp cận toàn diện hệ thống ERP

Ví dụ: một gói phần mềm gồm các phân hệ cơ bản sẽ được triển khai ban đầu, các phân hệ còn lại sẽ được thêm dần vào khi hệ thống đang hoạt động và người dùng đã quen thuộc với hệ thống đó Một chiến lược với nhiều giai đoạn triển khai sẽ dễ thành công hơn khi thực hiện một hệ thống cung cấp tất cả các chức năng mà doanh nghiệp yêu cầu trong một lần duy nhất Chúng ta có thể kết nối hệ thống ERP với hệ thống kế thừa hoặc mua riêng lẻ từng phân hệ và kết nối lại với nhau sau này

- Hỗ trợ của ban quản lý: là mức độ cam kết của ban quản lý cấp cao trong tổ

chức đối với dự án về sự tham gia của họ và sự sẵn sàng phân bổ các nguồn lực có tổ chức, có giá trị

- Biểu thời gian của dự án/Kế hoạch dự án: là các định nghĩa chính thức của

dự án về các cột mốc, các mục tiêu quan trọng và một cái nhìn rõ ràng về ranh giới của dự án

- Hoạt động tư vấn khách hàng: là hoạt động có sự tham gia của đơn vị cung

cấp hệ thống và người sử dụng trong việc thiết kế và thực hiện quy trình kinh doanh, thiết kế chương trình đào tạo

- Nhân sự: việc tập hợp đúng nhân sự cho dự án rất quan trọng để đảm bảo các

khía cạnh về kỹ thuật, tổ chức hoạt động nhịp nhàng đúng tiến độ

- Thay đổi quy trình kinh doanh và thiết lập phần mềm: doanh nghiệp cần

hiểu rõ cấu trúc kinh doanh hiện tại của họ và các quy trình kinh doanh liên quan đến hệ thống CNTT hiện có với các quy trình kinh doanh có trong hệ thống ERP Từ đó định hướng thay đổi và tái cấu trúc theo hướng tối ưu

- Sự chấp nhận của khách hàng: là sự chấp nhận của người dùng đối với hệ

thống, đối với những quy trình mà bên bán cung cấp cho bên mua

- Giám sát và phản hồi: là việc trao đổi thông tin giữa các thành viên của nhóm

dự án và phân tích phản hồi từ người dùng của doanh nghiệp

- Truyền thông: là việc xúc tiến và thông tin về tiến độ dự án từ đội quản lý dự

Trang 33

- Khắc phục sự cố: là khả năng quản lý khủng hoảng và sai lệch so với kế

hoạch

1.3.2 Mô hình nghiên cứu của Zhe, Matthew và các cộng sự (2004)

Zhe, Matthew và các cộng sự là những nhà nghiên cứu quản trị và điều hành

hệ thống thông tin thuộc các trường đại học danh tiếng tại Thượng Hải, Thẩm Dương và Hồng Kông Năm 2004, trong tình hình nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc triển khai hệ thống ERP nhưng tỷ lệ thành công thấp và không đạt được các mục tiêu như dự định ban đầu Nhóm nghiên cứu đã dựa trên nền tảng lý thuyết

về triển khai thành công hệ thống thông tin của Ives cùng cộng sự năm 1980 và Delone, McLean năm 1992; kết hợp với các tài liệu khoa học, hồ sơ lưu trữ và các bài phỏng vấn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống ERP (có 15 mô hình được sắp xếp, đánh giá và lựa chọn các nhân tố) Sau đó tiến hành khảo sát và phỏng vấn thực tế các công ty lớn tại Trung Quốc đã triển khai xong

hệ thống ERP trong vòng 2 năm để cho ra mô hình nghiên cứu Trong đó, nhân

tố được xem là đặc thù riêng tại môi trường nghiên cứu là văn hóa tổ chức và nhân tố tái cấu trúc doanh nghiệp được đánh giá là nhân tố tác động lớn đến việc triển khai thành công dự án ERP Các câu hỏi mà nhóm nghiên cứu đặt ra là:

- Các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại Trung Quốc là gì?

- Tại sao những nhân tố này lại quan trọng trong việc triển khai thành công ERP

ở Trung Quốc?

- Làm thế nào để các hệ thống ERP có thể triển khai thành công tại Trung Quốc?

- Làm thế nào để đo lường và xác định là thành công hay thất bại trong việc triển khai các hệ thống ERP ở Trung Quốc?

Trang 34

Hình 1.7: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công ERP theo mô hình

Zhe, Matthew và cộng sự

(nguồn: Zhe, Matthew, et al., 2004)

 Ý nghĩa các nhân tố trong mô hình của Zhe, Matthew và các cộng sự:

- Hỗ trợ của ban quản lý: sự hỗ trợ của đội ngũ quản lý hàng đầu là điều hết

sức cần thiết trong việc triển khai thành công hệ thống ERP vì đây là một hệ thống tích hợp cao nên việc thiết kế, thực hiện và hoạt động của nó đòi hỏi sự hợp tác hoàn chỉnh của đội ngũ nhân viên từ tất cả các phân đoạn của doanh nghiệp Hỗ trợ của ban quản lý hàng đầu có thể đóng một vai trò hữu ích trong việc giải quyết các tranh chấp và đưa ra những định hướng rõ ràng Trong khi

đó, việc triển khai một hệ thống ERP không phải là vấn đề thay đổi hệ thống phần mềm; mà là vấn đề tái tổ chức lại công ty và chuyển đổi các thông lệ kinh doanh sang thực tiễn kinh doanh tốt nhất

* Hỗ trợ của ban quản lý

* Cam kết của toàn thể công ty

* Quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp

* Quản lý hiệu quả dự án

* Văn hoá của tổ chức

Người sử dụng

* Các khoá học và đào tạo

* Sự tham gia của người sử dụng

* Đặc điểm của người sử dụng

Trang 35

- Cam kết của toàn thể công ty: vì hệ thống ERP tích hợp thông tin và các quy

trình dựa trên thông tin của tất cả các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp nên cần phải nhận được sự hỗ trợ từ tất cả các bộ phận chức năng của doanh nghiệp

- Quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp: theo Hammer và Champyas (2001)

đây là việc xem xét và thiết kế lại quy trình nghiệp vụ cơ bản để đạt được những cải tiến mới về chi phí, chất lượng, dịch vụ và tốc độ làm việc Việc triển khai ERP sẽ liên quan đến tái cấu trúc quy trình kinh doanh hiện tại theo tiêu chuẩn quy trình nghiệp vụ tối ưu nhất Một trong những lý do chính khiến việc triển khai ERP thất bại là do doanh nghiệp chưa hình dung được mức độ thay đổi và điều chỉnh lại quy trình kinh doanh mà họ sẽ đối mặt

- Quản lý hiệu quả dự án: việc quản lý dự án là lập kế hoạch, phối hợp và kiểm

soát các hoạt động phức tạp và đa dạng khi thực hiện dự án Việc triển khai hệ thống ERP là một loạt các hoạt động phức tạp, liên quan đến tất cả các chức năng kinh doanh và đòi hỏi từ một đến hai năm nỗ lực Do đó, các doanh nghiệp nên có chiến lược quản lý dự án hiệu quả để kiểm soát quá trình thực hiện, tránh vượt ngân sách và đảm bảo thực hiện đúng tiến độ Có 5 phần chính của quản lý dự án: (1) có kế hoạch thực hiện chính thức, (2) khung thời gian thực tế, (3) tổ chức các cuộc họp dự án định kỳ, (4) có một người lãnh đạo dự

án hiệu quả và cũng là người có ảnh hưởng lớn, (5) có các thành viên nhóm

dự án là những người có kiến thức liên quan

- Văn hoá của tổ chức: việc điều chỉnh để thực hiện dự án sao cho phù hợp với

văn hóa hiện hành là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất bại khi thực hiện dự án (Dansley, 1999) Văn hóa rất đa dạng, khác nhau ở từng nước, từng vùng miền Do đó, việc nghiên cứu sao cho đảm bảo nhân tố văn hóa song song với việc hội nhập để định hướng cho hệ thống ERP là rất cần thiết

- Các khoá học và đào tạo: đề cập đến quá trình quản lý nhân viên và cung cấp

kiến thức về các khái niệm tổng thể và phương thức làm việc với hệ thống

Trang 36

ERP Người sử dụng là những người sẽ tạo ra kết quả và phải chịu trách nhiệm khi thực hiện trên hệ thống

- Sự tham gia của người sử dụng: là việc tham gia vào quá trình sử dụng và

triển khai hệ thống ERP Việc triển khai hệ thống gây ra tâm lý lo sợ khi người dùng cảm thấy công việc của họ sẽ bị kiểm soát, trong giai đoạn chuyển đổi người dùng luôn phải đối mặt với sự khác biệt giữa hệ thống làm việc cũ và mới Việc tham gia giúp người dùng tăng cường nhận thức của họ về hệ thống ERP

- Đặc điểm của người sử dụng: người dùng nếu có sự khác nhau về trình độ

học vấn, định hướng kỹ thuật, định hướng kinh doanh,… cũng ảnh hưởng đến

sự thành công của việc triển khai hệ thống ERP

- Phần mềm ERP phù hợp: các doanh nghiệp lớn thường lựa chọn hệ thống

ERP của các nhà cung cấp nước ngoài, hệ thống ERP khác nhau sử dụng nền tảng phần cứng, cơ sở dữ liệu khác nhau Do đó, doanh nghiệp nên tiến hành phân tích nhu cầu để chọn được hệ thống ERP phù hợp, cơ sở hạ tầng CNTT

sẽ được chọn sau đó Đa số các gói ERP sẽ đáp ứng đủ nhu cầu công việc của doanh nghiệp, điều quan trọng là nên chọn hệ thống ERP dễ tùy chỉnh sao cho chi phí và thời gian tiêu tốn trong việc tùy chỉnh là thấp nhất Việc dự trù nâng cấp sau này cũng cần thiết vì công nghệ luôn luôn phát triển

- Chất lượng thông tin: là một nhân tố quyết định đến sự thành công của ERP,

vì các phân hệ ERP liên kết chặt chẽ với nhau nên việc nhập liệu không chính xác của một phân hệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các phân hệ khác

- Chất lượng hệ thống: sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống ERP bao

gồm tính linh hoạt của hệ thống, độ tin cậy, dễ sử dụng, tính hữu dụng của các chức năng cụ thể, thời gian đáp ứng

- Chất lượng nhà cung cấp ERP: được xác định qua ba góc độ là thời gian đáp

ứng dịch vụ; trình độ và kiến thức về quy trình kinh doanh của các chuyên gia

tư vấn; sự tham gia của nhà cung cấp trong việc triển khai ERP Nhân viên của

Trang 37

thống ERP, có kỹ năng giao tiếp tốt và có thể làm việc với mọi người Cần lựa chọn cẩn thận nhà cung cấp phần mềm vì họ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình kết quả cuối cùng của việc triển khai ERP

- Sự hài lòng của người sử dụng: là sự hài lòng tổng thể và đưa ra những mô

tả chính xác về hệ thống ERP mà doanh nghiệp hướng đến Trong trường hợp này, chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin không phù hợp để đo lường sự hài lòng của người dùng

- Tác động cá nhân: cá nhân là người sử dụng hệ thống ERP Một số khía cạnh

được sử dụng để đo lường tác động cá nhân gồm cải thiện năng suất cá nhân, cải thiện hiệu quả công việc, hiệu quả quyết định và chất lượng, thời gian để đưa ra quyết định

- Tác động tổ chức: là hiệu quả của việc triển khai và sử dụng hệ thống ERP

đối với hiệu quả tổ chức Các khía cạnh của tác động tổ chức bao gồm tác động của việc triển khai và sử dụng hệ thống ERP đối với chi phí hoạt động của tổ chức, tăng năng suất, mức dịch vụ khách hàng và thực hiện các mục tiêu triển khai ERP cụ thể

- Cải thiện hiệu quả kinh doanh dự kiến: nếu hiệu quả kinh doanh dự kiến

được cải thiện thì kết quả này được xem như một nhân tố chứng minh sự thành công của hệ thống ERP

1.3.3 Mô hình nghiên cứu của Piotr Soja (2006)

Piotr Soja là tiến sĩ chuyên nghiên cứu hệ thống thông tin trong kinh doanh thuộc trường Đại học kinh tế Cracow – Ba Lan, ông đã tiến hành khảo sát từ 2 nhóm với 2 bảng câu hỏi khác nhau Nhóm thứ nhất là các doanh nghiệp đã triển khai hệ thống ERP, và nhóm thứ hai là các nhà cung cấp dịch vụ ERP Các câu hỏi nghiên cứu nhằm xoay quanh hai vấn đề:

- Các nhà chuyên môn nhận ra các nhân tố thành công quan trọng như thế nào trong một dự án ERP?

- Những yếu tố thành công ảnh hưởng như thế nào đến kết quả triển khai của một dự án ERP?

Trang 38

Bảng khảo sát đã được gửi đến 223 doanh nghiệp (30% trong số này phản hồi)

và 31 chuyên gia (69% ý kiến được thu thập) Trong bảng câu hỏi, tác giả đã đưa vào năm tiêu chí giúp cho việc sắp xếp các nhân tố theo mức độ quan trọng giảm dần (nhóm A, B, C, D)

Bảng 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công ERP theo mô hình

Piotr Soja (2006) và ý nghĩa của các nhân tố

A Nhóm các nhân tố liên quan đến các thành viên tham gia dự án

A1 Người quản lý dự án Người quản lý dự án là người trực thuộc doanh nghiệp, dùng phần lớn

thời gian làm việc của mình để thực hiện các mục tiêu của dự án A2 Thành phần nhóm của

dự án

Nhóm thực hiện bao gồm nhiều người có trình độ cao và kiến thức về doanh nghiệp

A3 Sự tham gia của nhóm Người quản lý dự án và các thành viên của nhóm thực hiện dự án tham

gia thực hiện các mục tiêu một cách nhiệt tình A4 Hệ thống tạo động lực Có một hệ thống giúp tạo động lực cho việc tham gia thực hiện và bàn

giao công việc đúng tiến độ A5 Hợp tác với nhà cung

C Nhóm các nhân tố liên quan đến tổ chức và việc định nghĩa các mục tiêu

C1 Liên kết với chiến lược Liên kết việc thực hiện dự án với chiến lược của doanh nghiệp (thực

hiện dự án như một phần trong các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp)

C2 Mục tiêu thực hiện Định nghĩa các mục tiêu thực hiện - việc định nghĩa sử dụng các thuật

ngữ kinh tế ở cấp doanh nghiệp C3 Tiến trình chi tiết Xác định cụ thể phạm vi thực hiện, kế hoạch và tiến độ cùng với việc

phân bổ trách nhiệm C4 Phân tích trước khi thực

hiện Phân tích và chuẩn đoán doanh nghiệp trước khi bắt đầu thực hiện và tạo ra mô hình hoạt động cho doanh nghiệp khi tiến hành tích hợp hệ

thống mới (ERP) vào doanh nghiệp C5 Thay đổi về mặt tổ chức Sự thay đổi trong tổ chức doanh nghiệp và quy trình kinh doanh C6 Giám sát và phản hồi Thực hiện giám sát và phản hồi - trao đổi thông tin giữa nhóm dự án

và người dùng cuối C7 Xúc tiến thực hiện Thúc đẩy thực hiện - tăng cường truyền thông về dự án bởi các thành

Trang 39

C9 Đào tạo phù hợp Một chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp

D Nhóm các nhân tố liên quan đến thực trạng dự án

D1 Kế hoạch đầu tư Chính thức giới thiệu việc triển khai dự án trong kế hoạch đầu tư của

doanh nghiệp D2 Trao quyền cho nhóm

dự án Các thành viên nhóm dự án được trao quyền để đưa ra các quyết định và khẳng định vị trí quan trọng của họ trong doanh nghiệp D3 Ngân sách Các nguồn tài chính đảm bảo trong quá trình triển khai

D4 Lịch làm việc Thời gian làm việc phải đảm bảo cho các thành viên nhóm triển khai

(thời gian biểu) D5 Cơ sở hạ tầng công nghệ

thông tin Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phải đảm bảo cho việc triển khai dự án

E Nhóm các nhân tố liên quan đến hệ thống thông tin

E1 Độ tin cậy của hệ thống Độ tin cậy của hệ thống ERP, thân thiện với người sử dụng và phù hợp

với nhu cầu của doanh nghiệp E2 Khả năng tuỳ biến tối

thiểu Khả năng tuỳ biến tối thiểu của hệ thống - trong quá trình sử dụng (cho từng phòng ban) và các tuỳ biến sâu trong hệ thống E3 Hệ thống kế thừa Hệ thống kế thừa có thể tích hợp và tương thích hệ thống ERP (khi

triển khai) E4 Kinh nghiệm triển khai Kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm dự án đã đạt được trong

quá trình triển khai hệ thống thông tin cũ

(nguồn: Piotr Soja, 2006)

1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu của Piotr Soja năm 2006 (mục 1.3.3) được xem là mô

hình khá đầy đủ và hoàn thiện vì đã tiến hành khảo sát cả hai nhóm đối tượng (đơn vị tư vấn triển khai và doanh nghiệp triển khai), các nhân tố được xây dựng

và định nghĩa rõ ràng, sắp xếp theo nhóm và mức độ quan trọng của từng nhân tố trong nhóm Qua đó cung cấp một công cụ giúp cho những doanh nghiệp đi sau

dự đoán tốt hơn về quá trình triển khai ERP cũng như có cơ hội thành công cao hơn Trong khi những mô hình còn lại thường dựa trên khảo sát một chiều (các doanh nghiệp đã triển khai thành công ERP), các nhân tố có phân nhóm nhưng chưa bao quát và chưa đánh giá được mức độ quan trọng của các nhân tố Do đó, việc dựa trên mô hình của Piotr Soja sẽ giúp cho đề tài bao quát nhiều khía cạnh,

có kết quả sâu sắc hơn khi phát hiện ra các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến sự thành công của việc triển khai hệ thống ERP tại công ty Tuyền Phát

Trang 40

Trong chương này cũng trình bày những thành quả nghiên cứu về việc triển khai thành công hệ thống ERP qua ba mô hình chọn lọc Trong 3 mô hình này, tác giả đã chọn mô hình của Piotr Soja (2006) vì sự đầy đủ và bao quát các khía cạnh của quá trình triển khai hệ thống ERP Mô hình của Piotr Soja (2006) sẽ là nền tảng giúp nghiên cứu này tìm ra giải pháp để triển khai thành công hệ thống ERP tại công ty Tuyền Phát giai đoạn 2018 – 2022

Ngày đăng: 03/08/2018, 23:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Đình Thọ, 2013. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
4. Phạm Minh Tuấn và Mai Công Nguyên, 2017 . Tạp chí ERP Doanh Nghiệp. Ban truyền thông công ty FPT-IS.DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí ERP Doanh Nghiệp
1. Batuhan Kocaoglu and A. Zafer Acar, 2015. Developing an ERP Triggered Business Process Improvement Cycle from a Case Company. Procedia - Social and Behavioral Sciences 181, p.107 – 114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Developing an ERP Triggered Business Process Improvement Cycle from a Case Company
2. Christopher P. Holland and Ben Light, 1999. A Critical Success Factors Model For ERP Implementation. Journal IEEE Software Volume 16 Issue 3, May 1999, p.30-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Critical Success Factors Model For ERP Implementation
3. DeLone, William H; McLean, Ephraim R, 2003. The DeLone and McLean Model of Information Systems Success: A Ten-Year Update; Journal of Management Information Systems: Vol. 19, No. 4, pp. 9–30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The DeLone and McLean Model of Information Systems Success: A Ten-Year Update
4. International Data Corporation (IDC), 2016. Executive Summary Vietnam ICT Market Landscape Study. ICD Malaysia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Executive Summary Vietnam ICT Market Landscape Study
5. Joseph Bradley, 2004. Enterprise Resource Planning Success: A Management Theory Approach To Critical Success Factors. California: ProQuest Information and Learning Company Sách, tạp chí
Tiêu đề: Enterprise Resource Planning Success: A Management Theory Approach To Critical Success Factors
6. Mahmood Ali, Lloyd Miller, 2017. ERP System Implementation in Large Enterprises - A Systematic. Emerald Publishing Limited: Journal of Enterprise Information Management, Vol. 30 Issue: 4, p.1-3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ERP System Implementation in Large Enterprises - A Systematic
7. Moutaz Haddara, 2014. Procedia Technology: ERP Selection The SMART Way: Vol. 16 p.394-403 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Procedia Technology: ERP Selection The SMART Way
8. Moutaz Haddaraab, Ahmed Elragala, 2015. The Readiness of ERP Systems for the Factory of the Future. Procedia Computer Science 64 ( 2015 ) p.721 – 728 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Readiness of ERP Systems for the Factory of the Future
9. Murthy, C.S.V., 2008. Enterprise Resource Planning and Management Information Systems : Text and Case Studies. India: Himalaya Publishing House Sách, tạp chí
Tiêu đề: Enterprise Resource Planning and Management Information Systems : Text and Case Studies
10. Panorama Consulting Solutions, 2017. Report On Erp Systems And Enterprise Software 2016. USA: Panorama Consulting Solutions Sách, tạp chí
Tiêu đề: Report On Erp Systems And Enterprise Software 2016
11. Panorama Consulting Solutions, 2017. Top 10 ERP Systems Rankings 2017. USA: Panorama Consulting Solutions Sách, tạp chí
Tiêu đề: Top 10 ERP Systems Rankings 2017
12. Piotr Soja, 2006. Success factors in ERP systems implementations. Journal of Enterprise Information Management: Vol. 19 No.4 pp. 418-433 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Success factors in ERP systems implementations
13. Samara, Tarek, 2015. ERP and Information Systems : Integration or Disintegration. USA: Wiley-ISTE publisher - ISBN 9781848218963, p.114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ERP and Information Systems : Integration or Disintegration
14. Shahin Dezdar, Sulaiman Ainin, 2011. The influence of organizational factors on successful ERP implementation. Management Decision, Vol. 49 Issue: 6, pp.911- 926 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The influence of organizational factors on successful ERP implementation
15. Sheldon, Donald H., 2014. Class A ERP Implementation. J. Ross Publishing, Incorporated Publisher, pp. 1-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Class A ERP Implementation
17. Wei, Chia-Hung, 2013. Modern Library Technologies for Data Storage, Retrieval, and Use. USA: IGI Global, p.253-254 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Modern Library Technologies for Data Storage, Retrieval, and Use
18. Zhe, Matthew K.O. Leeb, Pei Huanga, Liang Zhangb, Xiaoyuan Huang, 2005. A framework of ERP systems implementation success in China: An empirical study.Int. J. Production Economics 98 (2005) p.56–80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A framework of ERP systems implementation success in China: An empirical study
1. Cổng thông tin sở ngoại vụ An Giang. Họp bàn về nội dung hợp tác An Giang - Thụy Điển giai đoạn 2 <   songoaivu.angiang.gov.vn &gt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w