1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam

96 484 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Từ xưa đến nay, tỷ giá vốn dĩ luôn chứa đựng rất nhiều yếu tố khó lường, là vấn đề hết sức phức tạp, gây nhiều tranh luận trên cả phương diện lí luận và thực tiễn. Tỷ giá tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế, có ảnh hưởng đáng kể tới tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế, tới sự dịch chuyển của các luồng vốn, tính độc lập của chính sách tiền tệ và hiệu lực của các chính sách vĩ mô.Vì thế, chính sách tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ không thể thiếu để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, như: tăng trưởng, lạm phát, cán cân thanh toán…Như ta đã biết, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 20082009 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại, để lại nhiều hậu quả kéo dài cho tới thời điểm hiện tại. Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động đó, mặc dù đã chuyển hướng chính sách để đối phó với khủng hoảng, tuy độ mở của nền kinh tế Việt Nam khá cao nhưng còn chịu tác động bất lợi trên cả ba bình diện: thương mại, đầu tư và tài chính nên sẽ đứng trước nhiều thách thức. Báo động đối với Việt Nam là thâm hụt cán cân thương mại đã ở mức đỉnh điểm, đặc biệt là thâm hụt thương mại với quốc gia láng giềng Trung Quốc, tiếp đến là thâm hụt thương mại với các đối thủ cạnh tranh là các nước ASEAN và Hàn Quốc, chỉ thặng dư với Hoa Kỳ và EU. Và tình hình dự đoán lại càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh thế giới đang chứa đựng nhiều bất ổn về kinh tế chính trị như hiện nay.Do đó, hơn bao giờ hết, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, với chiến lược kinh tế hướng ngoại, để duy trì sự phát triển bền vững và ổn định của nền kinh tế cũng như nâng cao tính cạnh tranh với các quốc gia khác trên thế giới, một bài toán lớn đặt ra cho Việt Nam chính là: chúng ta cần hoạch định và kiểm soát các chính sách vĩ mô nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chúng tới các chỉ tiêu kinh tế đặc biệt là chính sách tỷ giá hối đoái và những tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu hoạt động đóng vai trò trọng yếu đang được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu, nhằm hạn chế và từng bước cải thiện những thâm hụt thương mại trong thời gian qua.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp

đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Các số liệu, kết quả nêu trong khóaluận là trung thực được trích dẫn từ các nguồn đáng tin cậy

Tác giả khóa luận

Đoàn Phương Thảo

Trang 3

1-MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 4

1.1 Tỷ giá hối đoái, khái niệm và các nhân tố tác động 4

1.1.1 Khái niệm tỷ giá 4

1.1.2 Các nhân tố tác động tới tỷ giá hối đoái 5

1.2 Chính sách tỷ giá hối đoái 7

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái 7

1.2.2 Các công cụ của chính sách tỷ giá 9

1.2.3 Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái 11

1.2.4 Chế độ tỷ giá hối đoái 12

1.3 Tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất nhập khẩu 15

1.3.1 Vai trò của xuất nhập khẩu đối với phát triển kinh tế 15

1.3.2 Tỷ giá và sức cạnh tranh thương mại quốc tế 16

1.3.3 Tác động của tỷ giá tới giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa 20

1.4 Hiệu ứng phá giá tiền tệ lên cán cân thương mại - Điều kiện Marshall-Lerner 21

1.5 Kinh nghiệm điều hàng chính sách tỷ giá của một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam 24

1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 24

1.5.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 25

1.5.3 Những bài học rút ra từ kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá của các nước đối với Việt Nam 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 29

Trang 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ 30

HỐI ĐOÁI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 30

2.1 Thời kì từ năm 1992 tới tháng 7/1997 30

2.1.1 Diễn biến của tỷ giá và chính sách tỷ giá 30

2.1.2 Ảnh hưởng của tỷ giá và chính sách tỷ giá đối với hoạt động xuất nhập khẩu .32

2.2 Thời kì từ sau cuộc khủng hoảng tháng 7/1997 tới năm 2006 34

2.2.1 Diễn biến của tỷ giá và chính sách tỷ giá 34

2.2.2 Ảnh hưởng của tỷ giá và chính sách tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu 39

2.3 Thời kì từ năm 2007 cho tới nay 43

2.3.1 Diễn biến của tỷ giá và chính sách tỷ giá 43

2.3.2 Ảnh hưởng của tỷ giá và chính sách tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu 51

2.3 Đánh giá chung về điều hành chính sách tỷ giá và tác động của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 57

2.3.1 Những thành tựu đạt được 57

2.3.2 Những hạn chế 58

2.3.3 Nguyên nhân 59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 61

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM 62

3.1 Mục tiêu và định hướng chính sách tỷ giá của Việt Nam 62

3.1.1 Mục tiêu chính sách tỷ giá của Việt Nam 62

3.1.2 Định hướng điều hành chính sách tỷ giá hối đoái tại Việt Nam 63

3.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam 64

3.2.1 Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá 64

3.2.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối 67

Trang 5

3.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhà nước trên thị trường

ngoại hối 72

3.2.4 Phá giá nhẹ đồng Việt Nam 74

3.2.5 Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mô khác 76

3.2.6 Các giải pháp khác 77

3.3 Một số kiến nghị 78

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 78

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 81

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại 81

3.3.4 Kiến nghị với Doanh nghiệp xuất nhập khẩu 82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 83

KẾT LUẬN 84

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Association of South-East Nations Hiệp hội các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế

NEER Norminal Effective Exchange Rate Tỷ giá danh nghĩa đa phương

REER Real Effective Exchange Rate Tỷ giá thực đa phương

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Diễn biến tỷ giá VND/USD giai đoạn 1992- 7/1997 31

Bảng 2.3: Cán cân thương mại của Việt Nam từ 1992-199 33

Bảng 2.4: Tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực giai đoạn 1997-2006 37

Bảng 2.5: Cán cân thương mại thời kì 1999-2006 42

Bảng 2.6: Tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực giai đoạn 2007-2010 50

Bảng 2.7: Xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại giai đoạn 2006-2010 55

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Đồ thị 1.1: Biễu diễn hiệu ứng tuyến J 23

Biểu đồ 2.1: Diễn biến kim ngạch xuất – nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1999-2006 42

Biểu đồ 2.2: Diễn biến thay đổi tỷ giá giai đoạn 2007-2010 43

Biểu đồ 2.3: Diễn biến biến động tỷ giá đầu năm 2011 51

Biểu đồ 2.4: Nhập siêu và tỷ giá 2009-2010 53

Đồ thị 2.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân thương mại 56

của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 56

Biểu đồ 3.1 Mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam và số tháng nhập khẩu .70

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ phân bổ dự trữ ngoại hối theo các đồng tiền 73

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ xưa đến nay, tỷ giá vốn dĩ luôn chứa đựng rất nhiều yếu tố khó lường, làvấn đề hết sức phức tạp, gây nhiều tranh luận trên cả phương diện lí luận và thựctiễn Tỷ giá tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế, có ảnh hưởng đáng kểtới tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế, tới sự dịch chuyển của các luồng vốn,tính độc lập của chính sách tiền tệ và hiệu lực của các chính sách vĩ mô.Vì thế,chính sách tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ không thể thiếu để thựchiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, như: tăng trưởng, lạm phát, cán cân thanh toán…Như ta đã biết, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã ảnhhưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi vàtăng trưởng kinh tế chậm lại, để lại nhiều hậu quả kéo dài cho tới thời điểm hiệntại Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động đó, mặc dù đã chuyểnhướng chính sách để đối phó với khủng hoảng, tuy độ mở của nền kinh tế ViệtNam khá cao nhưng còn chịu tác động bất lợi trên cả ba bình diện: thương mại,đầu tư và tài chính nên sẽ đứng trước nhiều thách thức Báo động đối với ViệtNam là thâm hụt cán cân thương mại đã ở mức đỉnh điểm, đặc biệt là thâm hụtthương mại với quốc gia láng giềng Trung Quốc, tiếp đến là thâm hụt thươngmại với các đối thủ cạnh tranh là các nước ASEAN và Hàn Quốc, chỉ thặng dưvới Hoa Kỳ và EU Và tình hình dự đoán lại càng trở nên nghiêm trọng hơntrong bối cảnh thế giới đang chứa đựng nhiều bất ổn về kinh tế - chính trị nhưhiện nay

Do đó, hơn bao giờ hết, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, với chiếnlược kinh tế hướng ngoại, để duy trì sự phát triển bền vững và ổn định của nềnkinh tế cũng như nâng cao tính cạnh tranh với các quốc gia khác trên thế giới,một bài toán lớn đặt ra cho Việt Nam chính là: chúng ta cần hoạch định và kiểmsoát các chính sách vĩ mô nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chúng tới các chỉ

Trang 10

tiêu kinh tế đặc biệt là chính sách tỷ giá hối đoái và những tác động của nó tớihoạt động xuất nhập khẩu - hoạt động đóng vai trò trọng yếu đang được Đảng vàNhà nước quan tâm hàng đầu, nhằm hạn chế và từng bước cải thiện những thâmhụt thương mại trong thời gian qua.

Nhận thức vấn đề như vậy, em đã chọn đề tài: “MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM” làm khóa luận tốt nghiệp, với kỳ

vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc tổng hợp các biện pháp nâng cao hiệu quảchính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian tới

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

• Đề tài đã hệ thống lại và làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về tỷ giá vàchính sách tỷ giá hối đoái; nghiên cứu tác động và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoáitới hoạt động xuất nhập khẩu; phân tích chính sách tỷ giá hối đoái của một sốnước để rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong lựa chọn và điều hành chínhsách tỷ giá

• Phân tích thực trạng về các chính sách tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng củachúng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đưa

ra những đánh giá chung về các chính sách tỷ giá hối đoái đã thi hành

• Từ nghiên cứu lí luận và phân tích thực tế, đề xuất một số giải pháp nhằmhoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu ởViệt Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nguyên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái vàdiễn biến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, làm cơ sởnghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu

b Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi mối liên hệ giữa tỷ giá hốiđoái và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tế sưutầm được (chủ yếu từ năm 1992 đến nay) và được giới hạn trong một số quốc gia

Trang 11

tiêu biểu như: Hàn Quốc, Trung Quốc.

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩaMac-Lênin để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn Ngoài ra còn sửdụng các phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp, thống kê để đánhgiá tình hình thực tế, kết hợp sử dụng các bảng, biểu để minh họa

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:

• Chương 1: Tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá hối đoái và tác động của

nó đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

• Chương 2: Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

• Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam.

Cuối cùng là danh mục các tài liệu tham khảo

Trang 12

CHƯƠNG 1

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP

KHẨU

1.1 Tỷ giá hối đoái, khái niệm và các nhân tố tác động

1.1.1 Khái niệm tỷ giá

Trong xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thếgiới, các hoạt động thương mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế khôngngừng được mở rộng làm phát sinh nhu cầu thanh toán giữa các quốc gia.Thanhtoán giữa các quốc gia dẫn tới việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng tiềnnày lấy đồng tiền kia Hai đồng tiền của hai quốc gia được mua bán, trao đổi vớinhau theo một tỉ lệ nhất định, tỷ lệ này nhìn chung được các nhà kinh tế thống

nhất định nghĩa là tỷ giá hối đoái Vậy: “Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác” và được kí hiệu là E (Exchange rate).

Theo định nghĩa này có thể hiểu tỷ giá theo hai cách:

- Theo phương pháp yết tỷ giá trực tiếp (yết giá ngoại tệ trực tiếp) thì tỷ giá

là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ Giá đồng ngoại tệ tính theo nội tệ do

đó sự tăng lên của tỷ giá có nghĩa là đồng nội tệ xuống giá

- Theo phương pháp yết tỷ giá gián tiếp (yết giá ngoại tệ gián tiếp) thì tỷ giá

là số đơn vị ngoại tệ trên một đơn vị nội tệ, có nghĩa là giá một đồng nội tệ bằngbao nhiêu đồng ngoại tệ, với hình thức yết giá này thì sự tăng lên của tỷ giá cónghĩa là đồng nội tệ lên giá

Hiện nay, do hầu hết các quốc gia đều sử dụng phương pháp yết tỷ giá trựctiếp, nên để thuận tiện cho việc nghiên cứu về sau, có thể định nghĩa tỷ giá hối

đoái (dùng cho khóa luận này) như sau: Tỷ giá là giá cả của một đơn vị ngoại tệ

Trang 13

tính bằng nội tệ

1.1.2 Các nhân tố tác động tới tỷ giá hối đoái

1.1.2.1 Quan hệ cung cầu về ngoại tệ

Tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ tính bằng nội tệ Vì vậy, quan hệ cung

- cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến độngcủa tỷ giá hối đoái Khi cung ngoại tệ tăng (hoặc cầu ngoại tệ giảm) thì tỷ giágiảm và ngược lại Đến lượt cung và cầu ngoại tệ lại chịu tác động của nhiều yếu

tố khác, trong đó phải kể đến những yếu tố cơ bản sau:

- Cán cân thanh toán quốc tế: Nếu cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, cóthể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ, do đó làm cho tỷ giágiảm xuống Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt có thể dẫn đếncung về ngoại tệ nhỏ hơn cầu về ngoại tệ, do đó sẽ đẩy tỷ giá tăng lên

- Những nhu cầu về ngoại tệ bất thường: Khi có thiên tai, hạn hán, mấtmùa, chiến tranh, dịch bệnh…cũng như do nạn buôn bán hàng lậu gây ra, tạo nên

sự bất ổn định về kinh tế, làm cho đồng nội tệ mất giá dẫn đến xu hướng chung

là làm tăng nhu cầu ngoại tệ, do đó làm cho tỷ giá tăng lên

1.1.2.2 Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia

Khi mức lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đối so vớinước khác, trong những điều kiện bình thường, thì vốn ngắn hạn từ nước ngoài

sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra đó Điều này làm chocung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm, do đó tỷ giá giảm xuống

1.1.2.3 Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia

Nếu như mức độ lạm phát giữa hai nước khác nhau, trong điều kiện cácnhân tố khác không đổi, sẽ dẫn đến giá cả hàng hóa ở hai nước đó có những biếnđộng khác nhau, làm cho ngang giá sức mua của hai đồng tiền đó bị phá vỡ, dẫnđến thay đổi tỷ giá hối đoái

Trang 14

Như vậy, khi lạm phát của một nước tăng lên thì sức mua của đồng tiềnnước đó giảm so với nước kia, làm cho tỷ giá tăng lên, và ngược lại.

Cần lưu ý rằng chênh lệch lạm phát (hay chênh lệch sức mua của các đồngtiền) dựa trên cơ sở của lý thuyết ngang giá sức mua (purchasing power parity -PPP) Theo lý thuyết PPP thì giá trị cân bằng dài hạn của tiền tệ (E) được xácđịnh bằng tỷ số giữa mức giá cả nước ngoài (Pf) so với mức giá cả trong nước(Pd) Trên cơ sở đó, mức giá của một nước tăng lên tương đối so với mức tănggiá của nước khác trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá Tuy nhiên, yếu tố chênh lệch lạm phát ở đây chỉ có ảnh hưởng đến biếnđộng của tỷ giá trong dài hạn, và việc nghiên cứu yếu tố lạm phát để làm cơ sở

dự đoán diễn biến của tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn chưa chắc đã đem lại kếtquả đáng tin cậy

1.1.2.4 Các yếu tố khác

Ngoài những yếu tố cơ bản đã nêu ở trên, tỷ giá hối đoái còn chịu ảnhhưởng của các yếu tố khác như:

* Tâm lý: Đây là yếu tố chủ quan nhưng cũng có ảnh hưởng đáng kể tới

diễn biến của tỷ giá hối đoái Khi dự đoán tỷ giá hối đoái tăng lên, sẽ xuất hiệnhoạt động đầu cơ ngoại tệ nhằm mục đích kiếm lời Nếu Chính phủ không cóbiện pháp kiểm soát hợp lí thì hoạt động đầu cơ sẽ lan rộng, tạo nhu cầu giả tạo,gây sức ép tăng tỷ giá hối đoái

* Các phương thức, công cụ điều chỉnh, can thiệp của Nhà nước cũng gây

ảnh hưởng tới diễn biến của tỷ giá hối đoái thông qua việc áp dụng các biện pháphành chính, các đòn bẩy kinh tế để điều chỉnh tỷ giá hối đoái cho phù hợp vớimục tiêu và thực trạng kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn

* Uy tín của đồng tiền trên thị trường ngoại hối: đồng tiền có uy tín là đồng

tiền có sức mua ổn định, được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động thương mại

và thanh toán quốc tế Khi đồng tiền không có uy tín trên thị trường quốc tế thìcác hoạt động kinh tế đối ngoại của nước đó sẽ bị phụ thuộc nhiều vào khả năng

Trang 15

dự trữ ngoại tệ mạnh của nước đó, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến diễn biến của

tỷ giá hối đoái

Ngoài ra cũng cần phải kể kể thêm những yếu tố như: các cú sốc kinh tế,chính trị - xã hội cũng như các quyết sách lớn của Nhà nước trong lĩnh vực kinh

tế, tài chính, tiền tệ

1.2 Chính sách tỷ giá hối đoái

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái

1.2.1.1 Khái niệm chính sách tỷ giá

Chính sách tỷ giá là những hoạt động của Chính phủ (mà đại diện thường làNHTW) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và

hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định, hay tácđộng để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sáchkinh tế quốc gia

1.2.1.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái

Vai trò của chính sách tỷ giá đối với các hoạt động kinh tế đối ngoại thể hiệnqua việc áp dụng chính sách tỷ giá để đạt được các mục tiêu nhất định sau đây:

- Mục tiêu ổn định giá cả (cân bằng bên trong của nền kinh tế): Với các

yếu tố khác không đổi, khi phá giá nội tệ (tức tỷ giá tăng hay tỷ giá danh nghĩacao hơn tỷ giá cân bằng của thị trường), làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tínhbằng nội tệ tăng Giá hàng hóa nhập khẩu tăng làm cho mặt bằng giá cả chungcủa nền kinh tế tăng, tức gây lạm phát Tỷ giá tăng càng mạnh và tỷ trọng hànghóa nhập khẩu càng lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao và ngược lại Qua đó, chínhsách tỷ giá chính là công cụ hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu bình ổn giá cả.Với các yếu tố khác không đổi, muốn kiềm chế lạm phát tăng, NHTW có thể sửdụng chính sách nâng giá nội tệ (tức tác động làm cho tỷ giá giảm); muốn kíchthích lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách phá giá nội tệ; muốnduy trì giá cả ổn định, NHTW sử dụng chính sách tỷ giá ổn định và cân bằng

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ: Khi các yếu

tố khác không đổi, với chính sách phá giá nội tệ làm cho:

Kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, trực tiếp làm tăng thu

Trang 16

nhập quốc dân và tăng công ăn việc làm qua công thức tính thu nhập quốc dân sau:

Y = C + I + G + X – MPhá giá nội tệ làm cho những ngành sản xuất không sử dụng hoặc sử dụng

ít đầu vào là hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh về giá so vớihàng hóa nhập khẩu, từ đó mở rộng sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm công ănviệc làm mới

Ngược lại, với các yếu tố khác không đổi, khi nâng giá nội tệ, sẽ tác độnglàm giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng thất nghiệp

- Cân bằng cán cân vãng lai: Chính sách tỷ giá tác động trực tiếp tới hoạt động

xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, là hai bộ phận chính cấu thành nên CCVL Cơchế điều chỉnh của chính sách tỷ giá đối với CCVL theo các hướng sau:

Với chính sách tỷ giá nội tệ thấp (undervalued) sẽ có tác dụng thúc đẩyxuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện được CCVL từ trạng thái thâm hụttrở về trạng thái cân bằng hay thặng dư Với chính sách tỷ giá định giá cao đồngnội tệ (overvalued) sẽ có tác dụng kìm hãm xuất khẩu và kích thích nhập khẩu,giúp điều chỉnh CCVL từ thặng dư về cân bằng Với chính sách tỷ giá cân bằng(equilibrium) sẽ có tác dụng làm cân bằng xuất khẩu và nhập khẩu, giúp CCVL

tự động cân bằng

Từ những kết quả phân tích trên cho thấy, tỷ giá là một biến số kinh tế, tácđộng đến hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế Trong đó, tác động của tỷgiá lên hoạt động xuất nhập khẩu là rõ ràng và nhanh chóng, chính vì vậy, trongđiều kiện mở cửa, hợp tác, hội nhập và tự do hóa thương mại, các quốc gia luôn

sử dụng tỷ giá trước hết là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hoạt động xuất nhậpkhẩu hàng hóa và dịch vụ của mình

Chính vì vậy, theo nghĩa hẹp hay theo nghĩa thực, ta còn có khái niệm:

Chính sách tỷ giá là những hoạt động của NHTW thông qua cơ chế điều hành chính sách tỷ giá và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đạt được một

Trang 17

mức tỷ giá nhất định, để tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia.

1.2.2 Các công cụ của chính sách tỷ giá

1.2.2.1 Các công cụ điều chỉnh tỷ giá trực tiếp

Thông thường, NHTW hoạt động trên thị trường ngoại hối thông qua việcmua bán đồng tệ nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định (trong chế độ tỷ giá cốđịnh) hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mụctiêu đã đề ra (trong chế độ tỷ giá thả nổi) Khi NHTW can thiệp trên thị trườngngoại hối tạo ra một hiệu ứng thay đổi cung tiền trong lưu thông, có thể gây ra

áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế Do vậy, khiNHTW can thiệp trực tiếp trên thị trường ngoại hối, NHTW thường phải sử dụngthêm nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung phần thiếuhụt tiền tệ trong lưu thông Việc mua - bán các tài sản nội - ngoại tệ diễn ra đồngthời với việc mua bán chứng khoán Kết quả của sự phối hợp các nghiệp vụ nàychỉ dẫn đến sự thay đổi trong dự trữ quốc tế của một nước chứ không làm thayđổi cung tiền và do đó không dẫn đến sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái và giá trịcủa các đồng tiền

Ngoài ra nhóm công cụ điều chỉnh tỷ giá trực tiếp còn có:

- Biện pháp kết nối: Là việc chính phủ quy định đối với các thể nhân và

pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạnnhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối Biện pháp kết nốiđược áp dụng trong thời kì khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoạihối Mục đích chính của biện pháp kết nối là nhằm làm tăng cung ngoại tệ tứcthời để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trên thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm

áp lực phải phá giá nội tệ

- Quy định hạn chế đối tượng được phép mua ngoại tệ, quy định hạn chế

mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, hạn chế thời

Trang 18

điểm mua ngoại tệ Tất cả các biện pháp này đều làm giảm cầu ngoại tệ, hạn chếđầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá ổn định

Với xu thế mở cửa nền kinh tế, tự do hóa thương mại và tự do hóa tàichính, thì các biện pháp can thiệp hành chính ngày càng trở nên không phù hợp.Chính vì vây, xu hướng trên thế giới là ngày càng hạn chế can thiệp hành chính

và chuyển sang dùng các công cụ thị trường

1.2.2.2 Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá

Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá bao gồm các công cụ như: lãisuất chiết khấu, thuế quan, hạn ngạch, giá cả…Trong số các công cụ gián tiếp thìcông cụ lãi suất chiết khấu được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất

- Lãi suất tái chiết khấu: Phương pháp dùng lãi suất tái chiết khấu để điều

chỉnh tỷ giá hối đoái được thực hiện với mong muốn tạo ra sự thay đổi tức thời

về tỷ giá Tác động của công cụ lãi suất tái chiết khấu tới tỷ giá hối đoái đượcthực hiện theo cơ chế khi lãi suất tái chiết khấu thay đổi kéo theo sự thay đổicùng chiều của lãi suất thị trường, tỷ suất lợi tức của các tài sản nội ngoại sẽ làmthay đổi hướng chảy của các dòng vốn đầu tư quốc tế, thay đổi tài khoản vốnhoặc ít nhất cũng làm các chủ sở hữu tài sản vốn của một nước chuyển đồng tiềnmình đang sở hữu sang đồng tiền có lãi suất cao hơn, cung cầu các tài sản nộingoại thay đổi và tỷ giá thay đổi theo (trong ngắn hạn) Cụ thể, với các yếu tốkhác không đổi, khi NHTW giảm mức lãi suất tái chiết khấu, sẽ có tác động làmgiảm mặt bằng lãi suất trong nước, dòng vốn ngắn hạn trên thị trường tài chính

sẽ chạy từ trong nước ra nước ngoài, các chủ sở hữu vốn nội tệ trong nước cũngchuyển đổi vốn của mình sang ngoại tệ để hưởng chênh lệch lãi suất Các hànhđộng của các nhà đầu tư đều làm tăng cầu ngoại tệ, kết quả là tỷ giá hối đoái tăng

và đồng nội tệ giảm giá

- Thuế quan: Thuế quan cao có tác dụng hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu

giảm làm cho cầu ngoại tệ giảm, kết quả là nội tệ lên giá Thuế quan thấp lại cótác dụng ngược lại

Trang 19

- Hạn ngạch: Cũng giống như thuế quan cao, hạn ngạch thấp có tác dụng

hạn chế nhập khẩu, nội tệ lên giá, còn dỡ bỏ hạn ngạch lại làm nội tệ giảm giá

- Giá cả: Thông qua hệ thống giá cả, Chính phủ có thể trợ giá cho những

mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất Trợ giáxuất khẩu làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, làm tăng cung ngoại tệ, nội tệ lêngiá Chính phủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đểphục vụ nhu cầu phát triển đất nước, tăng cầu ngoại tệ, nội tệ giảm giá

Ngoài các công cụ gián tiếp thông dụng nêu trên, trong từng thời kì, với cácnước đang phát triển, chính phủ còn có thể áp dụng các biện pháp cá biệt như:

- Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các Ngân hàng

thương mại: Khi ngoại tệ khan hiếm trên thị trường ngoại hối, NHTW có thể

tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ của các NHTM,làm cho chi phí sử dụng vốn ngoại tệ tăng; để kinh doanh có lãi, buộc cácNHTM phải hạ lãi suất huy động bằng ngoại tệ, do đó việc nắm giữ ngoại tệ trởnên kém hấp dẫn so với việc nắm giữ nội tệ, những nhà đầu tư đang sở hữungoại tệ sẽ chuyển sang nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối,nội tệ lên giá

- Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ,

nhà đầu tư sẽ cân nhắc và chuyển đổi ngoại tệ để đầu tư vào nội tệ với mức lãisuất cao hơn, từ đó góp phần cải thiện cung ngoại tệ, nội tệ sẽ lên giá

- Quy định trạng thái ngoại tệ đối với Ngân hàng thương mại: ngoài mục

đích chính là phòng ngừa rủi ro tỷ giá, biện pháp này còn có tác dụng hạn chếđầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỷ giá khi cung cầu ngoại tệ mất cân đối

1.2.3 Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái

Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái tức là việc Nhà nước xem xét, lựachọn chế độ tỷ giá, xác định một mức tỷ giá hối đoái áp dụng cho các hoạt độngkinh tế có liên quan; xác định phương pháp và các công cụ điều hành chính sách

tỷ giá phù hợp với điều kiện phát triển của quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu.Thông qua đó, Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết lưu thông ngoại hối, điều tiết

Trang 20

hoạt động xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toánquốc tế, tăng thu ngân sách và gián tiếp điều hành các lĩnh vực khác của mỗi

Một khi chế độ tỷ giá được lựa chọn, bằng nhận thức chủ quan và kháchquan trong việc đánh giá mức độ mất cân bằng tỷ giá, Nhà nước sẽ đưa ra cácquyết định điều chỉnh mức tỷ giá nhằm khôi phục cân bằng tỷ giá thực

- Với mục tiêu ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế, các nhà hoạch địnhchính sách phải nghiên cứu, phân tích những tác động qua lại giữa biến động tỷgiá với các biến kinh tế vĩ mô, tư vấn cho Chính phủ về mức độ điều chỉnh tỷ giátrên cơ sở các phân tích đã được lượng hóa

1.2.4 Chế độ tỷ giá hối đoái

Tỷ giá vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một công cụ kinh tế của chínhsách kinh tế của chính phủ Vì là công cụ của chính sách kinh tế nên tỷ giá chứađựng những yếu tố chủ quan, chính vì vậy các quốc gia luôn xây dựng nhữngquy tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá của riêng mình Tập hợp các quy tắc,

cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá của một quốc gia tạo nên một cơ chế tỷ giácủa quốc gia này

Vì chứa đựng những yếu tố chủ quan, nên chế độ tỷ giá của một quốc gia

có thể thay đổi từ thời gian này sang thời gian khác, và chế độ tỷ giá giữa cácquốc gia cũng thường khác nhau Tuy nhiên, trong thực tiễn các quốc gia cũngthường có những sự hợp tác nhất định trong việc điều tiết tỷ giá

Ở phạm vị của khóa luận này, em chỉ phân loại tỷ giá theo nghĩa hẹp là các

Trang 21

chế độ tỷ giá theo can thiệp tới đâu của NHTW, tức là phân loại theo cơ chế điềuhành Có thể nêu ra ba chế độ tỷ giá đặc trưng: Chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷgiá thả nổi hoàn toàn và chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết

1.2.4.1 Chế độ tỷ giá cố định

Là chế độ tỷ giá, trong đó NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trìmột mức tỷ giá nhất định, gọi là tỷ giá trung tâm, trong một biên độ hẹp địnhtrước Như vậy, trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán

ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì cố định tỷ giá trung tâm vàduy trì sự biến động của nó trong một biên độ hẹp đã định trước Để tiến hànhcan thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải luôn sẵn có nguồn dự trữngoại hối nhất định Do mỗi đồng tiền quốc gia đều có tỷ giá với các đồng tiềnkhác, do đó, tỷ giá của một đồng tiền có thể được thả nổi với đồng tiền nàynhưng lại được cố định với một đồng tiền khác

Ưu điểm của chế độ tỷ giá cố định:

- Tỷ giá hối đoái cố định bền vững sẽ góp phần ổn định giá cả trong nước

và ổn định nền kinh tế

- Tỷ giá cố định giúp các doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch và tính toángiá, thúc đẩy đầu tư và thương mại quốc tế do kết quả kinh doanh chắc chắn hơn vàhạn chế các rủi ro trong giao dịch quốc tế do biến động của tỷ giá gây nên

- Chế độ tỷ giá cố định không khuyến khích sự luân chuyển vốn vào hoặc

ra khỏi quốc gia, hạn chế đầu cơ ngoại hối gây bất ổn cho nền kinh tế vì ngườidân không có tâm lý trong chờ sự biến động của tỷ giá

- Sự dự đoán giá cả và tiền lương không biến động nhiều vì thế cho phépnền kinh tế duy trì mức lạm phát thấp

- Được cho là rất phù hợp với các nền kinh tế mà ở đó công cụ tài chính vàthị trường tài chính chưa đủ phát triển để vận hành chính sách tiền tệ theo cơ chếthị trường

Nhược điểm của chế độ tỷ giá cố định:

Trang 22

- Để duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định, Chính phủ cần phải có đủ nội tệ

để mua hết lượng dư cung ngoại tệ hoặc có đủ dự trữ ngoại tệ để tung ra thịtrường nhằm giữ giá tiền tệ, việc này không hề dễ dàng, có khi buộc Chính phủphải lựa chọn các nhóm giải pháp như vay nợ nước ngoài, giảm chi tiêu ngânsách, tăng thuế…những biện pháp này có nguy cơ dẫn đến những hậu quả tiêucực cho sự phát triển kinh tế của đất nước

- Tỷ giá cố định trong một thời gian dài thường không phản ánh đúng sức

mua của tiền tệ trong nhiều thời điểm dẫn đến kéo dài tình trạng định giá quá caohoặc quá thấp đồng nội tệ và gây ra khủng hoảng tài chính tiền tệ

- Trường hợp thiếu tin cậy, sẽ bị ảnh hưởng rất lớn tới nạn đầu cơ, dẫn tớiviệc phá vỡ hoàn toàn sự ổn định tiền tệ và ổn định kinh tế

1.2.4.2 Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn

Là chế độ, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cungcầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ can thiệp nào của NHTW.Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, sự biến động của tỷ giá là không giới hạn

và luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoạihối Chính phủ tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên bìnhthường, nghĩa là chính phủ có thể mua hay bán một đồng tiền nhất định để phục

vụ cho mục đích hoạt động của mình chứ không nhằm can thiệp lên tỷ giá hay để

cố định tỷ giá

Chế độ này chỉ tồn tại trên lý thuyết, thực tế Chính phủ ít nhiều sẽ có canthiệp trước sự biến động bất thường của tỷ giá nhưng sự can thiệp này là tùy ý vàkhông đặt ra bất kì mục tiêu cụ thể nào phải đạt được

Ưu điểm của chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn:

- Đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán: Do được thả nổi nên tỷ giá luônđược điều chỉnh để đảm bảo cân bằng thường xuyên trong cung cầu tiền tệ trênthị trường ngoại hối Nói cách khác, tỷ giá thả nổi bảo đảm cân bằng giữa cung

và cầu của một đồng tiền; trong đó nếu dư cầu thì đồng tiền lên giá, nếu dư cungthì đồng tiền giảm giá

Trang 23

- Đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ: các quốc gia có thể thực thichính sách tiền tệ độc lập theo quan điểm riêng, tự xác định mức lạm phát tùy ýphù hợp với hoàn cảnh cụ thể riêng của mình.

- Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn cho phép nền kinh tế tránh được những cúsốc về giá cả từ bên ngoài

Nhược điểm của chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn:

- Nhược điểm của chế độ tỷ giá này là tính không ổn định: tỷ giá thườngxuyên biến động thất thường, gây ra sự tăng giá hoặc giảm giá đồng nội tệ khó

dự đoán được, dẫn đến mất ổn định nền kinh tế và cản trở khả năng kiểm soátquá trình phát triển và tăng trưởng của Chính phủ

1.2.4.3 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết

Khác với chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiếttồn tại khi NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhằmduy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định, nhưng NHTW không cam kếtduy trì một tỷ giá cố định hay một biên độ dao động hẹp xung quanh tỷ giá trungtâm Chẳng hạn, NHTW không công bố và không cam kết duy trì một mức tỷ giá

cố định nào, nhưng cam kết can thiệp vào tỷ giá ngày hôm nay chỉ biến độngtrong một giới hạn % nhất định so với ngày hôm trước

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết được xem như chế độ tỷ giá hỗn hợp giữachế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn

Ưu điểm của chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết:

- Tỷ giá tương đối ổn định do đó góp phần ổn định kinh tế, thúc đẩy cácquan hệ quốc tế, đảm bảo tính độc lập tương đối của các chính sách tiền tệ, hạnchế ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài đến nền kinh tế

Nhược điểm của chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết:

- Để duy trì chế độ tỷ giá này đòi hỏi Chính phủ phải có một lượng ngoại hối

đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi cần thiết và phải xác định mức độ can thiệpnhư thế nào là phù hợp, nếu không sẽ rất dễ nhầm lẫn với tỷ giá cố định

1.3 Tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

1.3.1 Vai trò của xuất nhập khẩu đối với phát triển kinh tế

Trang 24

Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản của một quốc gia, nógóp phần liên kết nền kinh tế một nước với nền kinh tế thế giới Hoạt động ngoạithương của một nước chính là quá trình tham gia của nước đó vào phân công laođộng quốc tế nhằm khai thác những lợi thế của chính mình và tìm kiếm nhữngnguồn lợi từ nền kinh tế của các quốc gia khác và từ thị trường thế giới Ngàynay mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nới chung và mở rộng hoạt động xuấtnhập khẩu nói riêng là vấn đề tất yếu của mỗi quốc gia nhằm đẩy nhanh quátrình phát triển kinh tế.

Hoạt động xuất nhập khẩu có tác động quan trọng đến phát triển nền kinh

tế, kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộngsản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện mức sống của các tầng lớp dân

cư, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu là nguồn tăng dự trữ ngoại tệ Dự trữ ngoại tệdồi dào là điều kiện cần cho quá trình ổn định nội tệ và chống lạm phát Vai tròcủa xuất nhập khẩu còn thể hiện ở việc tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúcđẩy sản xuất phát triển Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đến lượt nó lại tạo ra nhữnglợi thế so sánh mới của một nước và thúc đẩy ngoại thương phát triển Xuất khẩucòn có vai trò to lớn trong việc tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế đốingoại và tăng cường địa vị kinh tế của một nước trên thị trường thế giới

Hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò chặt chẽ với nhau, chúng vừa là kếtquả vừa là tiền đề của nhau Nếu xuất khẩu được coi là nhân tố quan trọng đểphát triển kinh tế xã hội thì nhập khẩu chính là công cụ để thực hiện vai trò đó

Có thể nói, nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh thương mạinói chung, ngoại thương nói riêng, thông qua việc đổi mới trang thiết bị, côngnghệ sản xuất và cung cấp các nguồn lực mà một nước khan hiếm

1.3.2 Tỷ giá và sức cạnh tranh thương mại quốc tế

Những nhà hoạch định chính sách và những nhà kinh tế rất quan tâm phântích ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá lên CCTM Tỷ giá danh nghĩa tự nó khôngphản ánh được nhiều thông tin Do đó, để phân tích những ảnh hưởng và nộidung bao hàm trong thay đổi tỷ giá, những nhà kinh tế đã kết hợp phân tích tỷ

Trang 25

giá danh nghĩa, tỷ giá thực và tỷ giá trung bình.

Sức cạnh tranh thương mại quốc tế của một quốc gia trong khóa luận nàyđược hiểu là: Khi khối lượng hàng hóa xuất khẩu tăng và khối lượng hàng hóa nhậpkhẩu giảm, thì ta nói sức cạnh tranh thương mại quốc tế được cải thiện Khi khốilượng xuất khẩu giảm và khối lượng nhập khẩu tăng, thì sức cạnh tranh thương mạiquốc tế bị xói mòn Như vậy, sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở đây chỉ liên quanđến mặt khối lượng xuất nhập khẩu mà chưa đền cập đến giá trị của chúng

1.3.2.1 Tỷ giá danh nghĩa song phương

Tỷ giá danh nghĩa song phương chính là tỷ lệ trao đổi số lượng tuyệt đốigiữa hai đồng tiền, là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong các giao dịch trên thịtrường ngoại hối Hay nói cách khác, tỷ giá danh nghĩa song phương là giá cảcủa một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cậpđến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng

Khi tỷ giá danh nghĩa tăng, với phương pháp yết tỷ giá trực tiếp, ta biếtđồng tiền yết giá lên giá, đồng định giá giảm giá nhưng không thể biết tỷ giátăng có thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hay không Chính vì vậy, khi nghiêncứu ảnh hưởng của tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu người ta sử dụng kháiniệm tỷ giá thực

1.3.2.2 Tỷ giá thực song phương

Tỷ giá thực là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ;

nó được xác định bằng tỷ giá danh nghĩa đã điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trongnước và nước ngoài

Từ định nghĩa trên, tỷ giá thực được xác định theo công thức:

E R = E. P * P

Trong đó: ER là tỷ giá thực song phương; E là tỷ giá danh nghĩa songphương (theo phương pháp yết tỷ giá trực tiếp); P*, P là mức giá cả ở nước ngoài(tính bằng ngoại tệ) và giá cả ở trong nước (tính bằng nội tệ)

Tỷ giá thực có ý nghĩa quan trọng vì, với các nhân tố khác không đổi:

* Xét ở trạng thái tĩnh:

Trang 26

- Nếu ER = 1, tức E.P*=P thì sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của haiđồng tiền là bằng nhau Điều này có nghĩa là, nếu mặt bằng giá cả trong nước là

P thì mặt bằng giá cả tương đương ở nước ngoài là EP*

- Nếu ER > 1, tức EP* > P, thì nội tệ được coi là định giá thực thấp và ngoại

tệ được coi là định giá thực cao Nghĩa là nếu chuyển đổi mỗi đồng nội tệ sangngoại tệ theo tỷ giá danh nghĩa E thì chúng ta chỉ mua được ít hàng hóa ở nướcngoài hơn so với ở trong nước Và ngược lại…Do đó, khi đồng tiền được địnhgiá thực thấp sẽ giúp cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia

có đồng tiền này xét về phương diện giá cả

- Nếu ER < 1, tức EP* < P, thì nội tệ được coi là định giá thực cao và ngoại

tệ được coi là định giá thực thấp Vì vậy đồng tiền được định giá thực quá cao sẽlàm cho sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia có đồng tiền này bị xóimòn xét về phương diện giá cả

- Nếu tỷ giá thực không đổi thì trạng thái CCVL là không đổi

Trong thực tế, để quan sát được sự thay đổi của tỷ giá thực, người tathường biểu diễn ở dạng chỉ số như sau:

e Rt = e i CPI * CPI

Trong đó: eRt là chỉ số tỷ giá thực; e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa;

CPIi*: chỉ số giá tiêu dùng ở nước ngoài; CPIi : chỉ số giá tiêu dùng ở trongnước; i là số thứ tự kì tính toán

1.3.2.3 Tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal effective exchange rate – NEER)

Tỷ giá danh nghĩa đa phương phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiềnđối với tất cả các đồng tiền còn lại (hay một rổ các đồng tiền đặc trưng) và được

Trang 27

biểu hiện dưới dạng chỉ số Cách xác định NEER như sau:

Bước 1: Chọn một số các đồng tiền đặc trưng đưa vào rổ Đồng tiền đặctrưng là đồng tiền của nước có quan hệ thương mại chủ yếu với quốc gia đó.Bước 2: Căn cứ vào tỷ trọng thương mại với từng nước mà phân bổ tỷ trọngcho từng tỷ giá song phương của các đồng tiền trong rổ theo nguyên tắc tỷ trọngthương mại càng lớn thì tỷ trọng song phương cũng càng lớn

Bước 3: Tính NEER tương tự như tính CPI:

1

.

Trong đó NEER: là tỷ giá danh nghĩa đa phương; eij: chỉ số tỷ giá danhnghĩa song phương; wj: tỷ trọng của tỷ giá song phương; j: số thứ tự của các tỷgiá song phương (j = 1,n); i: kì tính toán (I = 1,n)

Vì NEER là số trung bình của các chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương, chonên nó cũng thuộc loại tỷ giá danh nghĩa do đó, khi NEER thay đổi, không nhấtthiết phải tác động đến CCTM Chính vì vậy, để biết tương quan sức mua giữa nội

tệ và các đồng tiền còn lại ta phải dùng đến khái niệm tỷ giá thực đa biên (REER)

1.3.2.4 Tỷ giá thực đa phương (Real effective exchange rate – REER)

Tỷ giá thực đa phương REER được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đaphương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước của nội tệ và ở tất cảcác nước còn lại, do đó nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cảcác đồng tiền còn lại

Để tính được REER ta tiến hành các bước:

Bước 1: Tính tỷ giá NEER (như đã trình bảy ở trên)

Bước 2: Tính chỉ số lạm phát trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổtheo tỷ trọng GDP của mỗi nước

Bước 3: Tính REER theo công thức:

REERi = NEERi

i

W i

CPI CPI

Trong đó: REER: Tỷ giá thực đa phương; NEER: Tỷ giá danh nghĩa đa

Trang 28

phương; CPI: chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ;CPI: Chỉ số giá tiêu dùng trong nước; j: số thứ tự của các tỷ giá song phương (j =1,n); i: kì tính toán (I = 1,n)

REER tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng tương tự như tỷ giáthực song phương, nhưng REER thể hiện tương quan sức mua của nội tệ với tất

cả các đồng tiền trong rổ, do đó nó phản ánh vị thế tổng hợp về sức cạnh tranhthương mại quốc tế của một nước với tất cả các nước còn lại; trong đó tỷ giáthực song phương đơn thuần chỉ đề cập đến vị thế cạnh tranh thương mại quốc tếgiữa hai quốc gia mà thôi Vì ý nghĩa quan trọng như vậy, nên nhiều quốc giatính và công bố REER hàng năm

1.3.3 Tác động của tỷ giá tới giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa

Với các nhân tố khác không đổi, khi tỷ giá tăng (E tăng) tức ngoại tệ lên giácòn nội tệ giảm giá, làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm,kích thích tăng khối lượng xuất khẩu, dẫn đến:

- Làm tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ

Do giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ được biểu diễn bằng hàm số:

X= P.Qx

Trong đó: P : Giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ

Qx : Khối lượng hàng hóa xuất khẩu

X : Giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ

Rõ ràng là: Khi tỷ giá tăng, làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, tức Qx tăngsong do P không đổi dẫn tới X tăng

Hay nói cách khác, tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá) làm tăng cầu nội tệ trên thịtrường ngoại hối

- Làm cho giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ có thể tăng, giảmhoặc không đổi

Do giá trị hàng hóa tính bằng ngoại tệ được biểu diễn bằng hàm số:

Trang 29

Qx : Khối lượng hàng hóa xuất khẩu

E : Tỷ giá hối đoái

X* : Giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ

Khi tỷ giá tăng (E tăng), làm cho khối lượng xuất khẩu tăng (Qx tăng) vàgiá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ (X*) sẽ:

- Tăng, nếu tốc độ tăng của Qx lớn hơn tốc độ tăng của E

- Giảm, nếu tốc độ tăng của Qx thấp hơn tốc độ tăng của của E

- Không thay đổi, nếu tốc độ tăng của Qx bằng tốc độ tăng của E

Như vậy, khi tỷ giá tăng có thể làm cho cung ngoại tệ trên thị trường ngoạihối tăng lên, giảm xuống hay không thay đổi; và điều này phụ thuộc vào “tính cogiãn của giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ đối với tỷ giá”

Phân tích ảnh hưởng của nhân tố tỷ giá lên giá trị nhập khẩu cũng tương

tự nhưng tác động ngược chiều

1.4 Hiệu ứng phá giá tiền tệ lên cán cân thương mại Điều kiện Marshall-Lerner.

-Điều kiện Marshall – Lerner phân tích những gì sẽ xảy ra với cán cânthương mại của một quốc gia khi quốc gia đó phá giá đồng nội tệ thông quaphương pháp tiếp cận hệ số co giãn giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.Phương pháp tiếp cận hệ số co giãn được xây dựng dựa trên hai giả thuyết là giáhàng hóa nội địa và giá hàng hóa nước ngoài là cố định (điều này đồng nghĩa vớicung hàng hóa xuất khẩu và cầu hàng hóa nhập khẩu có hệ số co giãn hoàn hảo),không thay đổi trong ngắn hạn, tức là P*/P là một hằng số

Nội dung chủ yếu của phương pháp tiếp cận hệ số co dãn là phân tích hainhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến CCVL khi phá giá tiền tệ, đó là nhân tố tácđộng làm cải thiện CCVL và nhân tố tác động làm xấu đi CCVL

Qua quá trình phân tích, ta có phương trình:

dE

dCA

=M( X +M - 1) : gọi là điều kiện Marshall – Lerner

Điều kiện Marshall- Lerner được phát biểu như sau:

Trang 30

Nếu trạng thái xuất phát của CCVL là cân bằng thì khi phá giá nội tệ sẽ dẫn tới:

- Cải thiện CCVL tức dCA/ dE > 0, chỉ khi tổng số của hệ số co giãn xuấtkhẩu và hệ số co giãn nhập khẩu X +M >1

- Thâm hụt CCVL, tức dCA/ dE < 0, khi X +M <1

- CCVL không chịu tác động khi chính Chính phủ phá giá, tức dCA/ dE = 0

* Nguyên nhân dẫn tới ba trạng thái của CCVL khi phá giá là do tác độngcủa hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng Và CCVL được cải thiện hay xấu điphụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả

- Nếu hiệu ứng giá cả trội hơn hiệu ứng khối lượng, CCTM trở nên xấu đi

và tổng của hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu X +M < 1

- Nếu hiệu ứng khối lượng trội hơn hiệu ứng giá cả, CCTM được cải thiện,tổng của hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu X +M > 1

- Nếu hiệu ứng khối lượng và hiệu ứng giá cả trung hòa nhau, CCTMkhông bị thay đổi trạng thái, tổng của hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu X +

M

 = 1

Trong thực tế khi phá giá nội tệ, người ta thường kì vọng CCTM sẽ đượccải thiện Chính vì vậy khi nói đến điều kiện Marshall – Lerner người ta thườngnghĩ đó là điều kiện X +M > 1 Một cuộc phá giá thành công, tức cải thiệnđược CCTM còn được gọi là một cuộc phá giá đáp ứng điều kiện Marshall –Lerner

Hiệu ứng tuyến J

Qua các công trình nghiên cứu về hiệu ứng phá giá nội tệ, các nhà nghiêncứu nhận thấy nhiều cuộc phá giá đáp ứng hiệu ứng Marshall- Lerner, song trongngắn hạn, CCTM chưa chắc được cải thiện Phá giá nội tệ thường phát huy tácdụng trong trung và dài hạn nên làm xuất hiện hiệu ứng đường cong chữ J haycòn gọi là hiệu ứng tuyến J

Trang 31

Đồ thị 1.1: Biểu diễn hiệu ứng tuyến J

Hiệu ứng tuyến J được phát biểu như sau:

Nếu trạng thái xuất phát của CCVL là cân bằng, thì sau khi phá giá nội tệ,trong ngắn hạn, CCVL sẽ bị thâm hụt, sau đó sẽ được cải thiện và có thể thặng dư

Khảo sát thực tế các nước, tính trễ trong tác động của tỷ giá đối vớiCCVL của các quốc gia thường chậm khoảng từ 6 tháng tới 1 năm (trong ngắnhạn) Thời gian thực tế nhanh hay chậm khác nhau cụ thể bao nhiêu phụ thuộcvào mức độ ảnh hưởng của các nhân tố gây ra tính trễ và tính giảm ở những điềukiện và thời điểm khác nhau của mỗi nước

Trong ngắn hạn: Khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu không thay đổi nhiều,hiệu ứng giá cả trội hơn nhiều hiệu ứng khối lượng, điều nà làm cho CCTM bịxấu đi trong ngắn hạn Có bốn nguyên nhân giải thích tại sao khối lượng xuấtkhẩu và nhập khẩu lại không co giãn trong ngắn hạn như sau:

- Phản ứng của người sản xuất diễn ra chậm

- Phản ứng của người tiêu dùng diễn ra chậm

Thời gian

Tuyến J Thặng dư

Thâm

hụt

Cán cân vãng lai

Trang 32

- Chi phí sản xuất hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ tăng

- Thông tin thị trường không hoàn hảo

1.5 Kinh nghiệm điều hàng chính sách tỷ giá của một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam

1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Từ năm 1997 đến ngày 21/7/2005, đồng CNY được neo cố định với USD

tại mức tỷ giá 8,28 CNY/USD Theo các nhà phân tích, một minh chứng chothấy đồng tiền CNY đang bị Chính phủ nước này “dìm giá” chính là sự tăng lênđột biến trong nguồn ngân sách quốc gia Đất nước được đánh giá là khá thànhcông trong lĩnh vực xuất khẩu này đã trở thành “miếng nam châm” thu hút lượnglớn ngoại tệ (Bảng 1.1) Các chuyên gia công nghiệp Hoa Kỳ nói rằng sở dĩ cóđược điều này là vì các nhà sản xuất Trung Quốc có lợi thế về đồng tiền, đượcduy trì trong một chế độ hối đoái rẻ theo kiểu nhân tạo so với USD, như vậy giúplàm cho giá các mặt hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn Trước tình hình này, Mỹ vàcác đối tác thương mại lớn khác của Trung Quốc đã gây sức ép để đồng nhândân tệ tăng giá Cuối cùng Trung Quốc đã phải điều chỉnh tỷ giá vào năm 2005

Bảng 1.1: Diễn biến tỷ giá, cán cân thương mại

và dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc 2002-2007

Năm E(CNY/USD) Cán cân thương mại Dự trữ ngoại tệ

(triệu USD) (triệu USD)

Chế độ tỷ giá của Trung Quốc từ 7/2005 đến nay: Năm 2005, NHTW

Trung Quốc đã công bố thay đổi chế độ tỷ giá Tỷ giá sẽ được xác định dựa trênmột rổ các đồng tiền (Basket) và đồng thời với việc neo tỷ giá theo một rổ tiền

Trang 33

tệ, NHTW Trung Quốc cho phép biên độ dao động hàng ngày của các tỷ giásong phương là 0,3%.

Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu thực tế của tỷ giá đa phương danh nghĩaCNY, Guonan và McCauley đã cho rằng tỷ giá này đã dao động với biên độ 2%/năm (B - Band) và mức độ thay đổi theo ngày là 0,06% (C - Crawl)

Có thể thấy rằng, chế độ tỷ giá của Trung Quốc là một dạng của chế độ tỷgiá BBC (Basket, Band and Crawl Regime) - là chế độ tỷ giá dựa vào rổ tiền tệvới biên độ dao động rộng được điều chỉnh định kì) So với lý thuyết thì biên độdao động của tỷ giá (B-band) là khá nhỏ chỉ là 2%/ năm Mặc dù tỷ giá songphương CNY/USD giảm giá nhưng tỷ giá đa phương danh nghĩa của CNY lại có

xu hướng tăng dần Như vậy, Trung Quốc vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranhthương mại quốc tế so với các quốc gia bạn hàng Do đó, đã góp phần tích cựcvào tăng trưởng kinh tế và thặng dư của cán cân thương mại của Trung Quốc

1.5.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Để có được một Hàn Quốc như ngày nay, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụnghàng loạt các biện pháp nhằm quản lý, điều tiết nền kinh tế, trong đó đặt trọngtâm là hướng về xuất khẩu

Chính sách hướng về xuất khẩu: Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chính sách

hướng về xuất khẩu với hai bước đi quan trọng đó là khuyến khích và tăng cường tiếtkiệm thông qua việc tăng lãi suất, cải thiện thâm hụt thương mại bằng việc phá giáđồng nội tệ Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt biện phápnhằm hỗ trợ xuất khẩu như giảm thuế nhập khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanhnghiệp xuất khẩu một cách hợp lý, ưu đãi về tài chính cho các ngành công nghiệpmũi nhọn, điều chỉnh chế độ tỷ giá linh hoạt, mục tiêu xuất khẩu được cụ thể hóa bởiChính phủ và khen thưởng, động viên từ Tổng thống Hàn Quốc

Sau hàng loạt những chính sách của Chính phủ, kết quả đạt được là hết sứckhả quan Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triểnkinh tế nhanh nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 41 triệu USD năm

1960 lên 1.048 triệu USD vào năm 1970

Trang 34

Thành công từ chính sách tỷ giá: Để có được những kết quả trên, Hàn Quốc

đã khá thành công trong việc sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để thực hiện côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua chiến lược hướng vào xuất khẩu,cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Từ thựctiễn thành công của Hàn Quốc, một số kinh nghiệm được rút ra như sau:

Một là, Hàn Quốc là tấm gương kiên nhẫn theo đuổi chính sách phá giá tiền

tệ để tăng trưởng xuất khẩu Đối với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhậpkhẩu các mặt hàng máy móc, nguyên liệu, thiết bị và công nghệ cũng như vay nợnước ngoài để đầu tư thì việc phá giá tiền tệ có thể làm giảm tăng trưởng do tácđộng làm cản trở đầu tư lớn hơn khuyến khích xuất khẩu Tuy nhiên, sự khônngoan của Hàn Quốc chính là việc mở rộng xuất khẩu ở quy mô lớn kết hợp vớicác nhân tố khác làm giảm chi phí nhập khẩu và gánh nặng nợ Hai là, tỷ giá

KRW/USD được điều chỉnh theo hướng giảm giá trị đồng nội tệ trong một thờigian dài song song với quá trình Hàn Quốc chuyển từ chế độ tỷ giá cố định sangthả nổi Nghệ thuật phá giá tiền tệ ở Hàn Quốc chính là nhờ sử dụng linh hoạtcác yếu tố thị trường và chỉ điều chỉnh khi cần thiết: khi USD lên giá, chính phủ

để thị trường tự điều tiết, còn khi USD giảm giá, Chính phủ đã tăng cung đồngKRW nhằm có lợi cho xuất khẩu

Ba là, sau việc phá giá tiền tệ, Hàn Quốc đã có biện pháp thích hợp để loại

bỏ khả năng giảm giá kéo dài của nội tệ và sau đó củng cố các nhân tố thị trườngkhác giúp cho tỷ giá duy trì ở mức độ ổn định Sự ổn định của tỷ giá KRW/USDđạt được là do Chính phủ Hàn Quốc đã duy trì được một biên độ dao động ổnđịnh suốt trong thời gian dài

Bốn là, không nên neo giữ đồng bản tệ với một ngoại tệ mạnh Kinh

nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á cho thấy, một trongnhững nguyên nhân quan trong gây ra khủng hoảng trong giai đoạn đó là cácnước trong khu vực neo giữ tỷ giá đồng bản tệ với ngoại tệ duy nhất là USD

Trang 35

1.5.3 Những bài học rút ra từ kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá của các nước đối với Việt Nam

Từ kinh nghiệm về điều hành chính sách tỷ giá của Hàn Quốc và TrungQuốc đối với nền kinh tế và trong lĩnh vực thương mại quốc tế nói riêng, chúng

ta có thể rút ra các bài học sau:

Thứ nhất, kinh nghiệm Hàn Quốc và Trung Quốc trong những năm qua

cho thấy muốn điều hành chính sách tỷ giá một cách thành công, chính sách tỷgiá phải được coi là một bộ phận của chính sách tiền tệ, và gắn liền với các biệnpháp can thiệp của Chính phủ Quá trình điều hành chính sách tỷ giá không thểdựa hẳn vào quy luật của thị trường hay sử dụng nhiều biện pháp hành chính.Nếu sử dụng quá nhiều biện pháp hành chính thì quy luật thị trường sẽ bị bópméo và là một trong những nguyên nhân phát sinh thị trường ngoại hối chợ đen

Thứ hai, một chính sách tỷ giá linh hoạt cùng với quá trình tự do hóa chính

sách tài chính, tiền tệ, thương mại sẽ hạn chế và chống đỡ được các cú sốc củacác cuộc khủng hoảng từ bên ngoài

Thứ ba, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, các nước có thể dựa vào

chiến lược xuất khẩu thông qua chính sách thương mại và chính sách tỷ giá,trong đó tỷ giá đóng vai trò hết sức quan trọng Có thể nói Hàn Quốc là nướckhá thành công trong việc sử dụng công cụ tỷ giá để thực hiện chiến lược côngnghiệp hóa đất nước dựa chủ yếu vào xuất khẩu

Thứ tư, Trung Quốc có quan điểm quản lý thông suốt trong quá trình hội

nhập kinh tế thế giới là hướng tới chính sách tự do hóa một cách thận trọng, sẽkhông tự do hóa cho đến khi có khả năng quản lí của Nhà nước Theo cácchuyên gia Trung Quốc, khi hoạch định bất kì chính sách kinh tế nào cũngkhông nên quá phụ thuộc vào ý kiến của IMF, WB mà phải căn cứ vào tình hình

cụ thể của đất nước mình

Trang 36

Thứ năm, qua thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc có thể

thấy: đối với các nước đang phát triển thì việc phá giá đồng tiền trong nhữngđiều kiện cho phép có thể là một giải pháp góp phần tăng trưởng tốt hơn mà phảitrả một giá thấp hơn, xét cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn Song phá giá nội tệ cóthể đem lại những kết quả tiêu cực ngoài ý muốn như làm tăng mức lạm pháttrong nước, gây ra những xáo trộn không nhỏ cho nền kinh tế

Thứ sáu, để tránh ảnh hưởng do sự biến động thất thường của đồng USD

làm gia tăng rủi ro hối đoái, giảm bớt sự lệ thuộc vào đồng USD, nhiều nước đãchuyển sang chế độ tỷ giá được xác định dựa vào “rổ ngoại tệ” kết hợp với sựđiều chỉnh bằng việc quản lý và kiểm soát quỹ dự trữ ngoại tệ, có thể lấy HànQuốc là một ví dụ điển hình

Trang 37

2 Có nhiều nhân tố tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu, song những tácđộng chủ yếu của tỷ giá mà ở đây là tỷ giá thực, chính sách của tỷ giá đến cânbằng bên ngoài mà trước hết là cân bằng CCTM là tác động trực tiếp và cơ bảnnhất Nếu tỷ giá thực tăng có tác dụng kích thích xuất khẩu và hạn chế nhậpkhẩu, giúp cải thiện CCTM và CCVL Nếu tỷ giá thực giảm có tác dụng ngượclại Nếu tỷ giá thực cân bằng thì trạng thái CCVL không thay đổi Đây cũng lànội dung tác động trọng tâm phân tích trong chương 1 của khóa luận.

3 Vì giá cả hàng hóa ít thay đổi trong ngắn hạn, do đó phá giá, tức làm chochỉ số tỷ giá danh nghĩa tăng, từ đó làm tăng chỉ số tỷ giá thực, giúp cải thiệnCCTM Đây chính là một trong những nội dung quan trọng của chính sách tỷgiá, được nhiều nước áp dụng thành công

4 Khóa luận đã nêu được kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá củaHàn Quốc và Trung Quốc, đại diện cho các nước NICS và các nước đang pháttriển, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việcđiều hành chính sách tỷ giá hướng về xuất khẩu và hạn chế được ảnh hưởng củacác cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã và đang xảy ra

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG

XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

2.1 Thời kì từ năm 1992 tới tháng 7/1997

Chính sách tỷ giá chính thức và điều chỉnh gần như cố định để kiềm chếlạm phát, ổn định thị trường tiền tệ và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài

2.1.1 Diễn biến của tỷ giá và chính sách tỷ giá

Trước những cơn sốt USD gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh tế, đầunăm 1992, chính sách tỷ giá của Việt Nam có sự điều chỉnh mới, chuyển từ thảnổi linh hoạt sang cố định có điều chỉnh NHNN đã thu hẹp biên độ dao động tỷgiá từ ± 5% xuống ± 0,5% và đến ngày 2/7/1994 chỉ còn ± 0,1% Song song vớiviệc thay đổi này, NHNN đã sử dụng quỹ điều hòa ngoại tệ một cách rất linhhoạt và hiệu quả, quỹ đã tạo ra cho NHNN một thực lực thật sự để can thiệp cóhiệu quả, ổn định tỷ giá, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế về ngoại tệ

Từ năm 1992-1993, tỷ giá được duy trì tương đối ổn định Tỷ giáVND/USD được hình thành theo quan hệ cung cầu nên khá khách quan, tỷ giáchính thức của VND được xác định dựa vào tỷ giá đóng cửa tại hai trung tâmgiao dịch của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nên đã phản ánh trung thực hơn vềquan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, rút ngắn được khoảng cách tỷ giátrên thị trường chính thức và thị trường tự do

Trước nhu cầu bức thiết trong quan hệ giao dịch, thanh toán của nền kinh

tế, nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế phù hợp với quá trình phát triểncủa thị trường tài chính toàn cầu, cùng với sự phát triển của công nghệ áp dụngtrong ngành ngân hàng, đặt biệt là nguồn ngoại tệ dồi dào của nền kinh tế, hoạtđộng của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ không còn phù hợp Ngày 20/9/1994,thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 203/QĐ – NH về việc thành lập Thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng thay cho hoạt động của hai trung tâm giao dịch

Trang 39

ngoại tệ Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có quy mô lớn hơn, linh hoạt hơn vàkhách quan hơn; tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN ngày càng sát thực

tế Đồng thời qua hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN cóthể nắm bắt nhu cầu tổng thể của nền kinh tế về ngoại tệ trong từng thời kì đểđiều tiết tỷ giá kịp thời hơn Tỷ giá vừa là cái neo danh nghĩa để kiềm chế lạmphát, vừa là công cụ linh hoạt được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu hỗ trợ choxuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia Trên cơ

sở tỷ giá chính thức, tỷ giá giao dịch của các Ngân hàng thương mại và kháchhàng được xác định trong phạm vi biên độ ±0,5% so với tỷ giá chính thức Ngày21/11/1996, NHNN mở rộng biên độ dao động cho phép các Ngân hàng thươngmại giao dịch trong phạm vi ±1% so với tỷ giá chính thức

Bảng 2.1: Diễn biến tỷ giá VND/USD giai đoạn 1992- 7/1997

+/- %

Tỷ giá trung bình

Trang 40

2.1.2 Ảnh hưởng của tỷ giá và chính sách tỷ giá đối với hoạt động xuất nhập khẩu

Bảng 2.2: Tương quan giữa tỷ giá danh nghĩa

và tỷ giá thực giai đoạn 1992-1996

Chỉ số 1992 1993 1994 1995 1996

Tỷ giá danh nghĩa E(VND/USD) 10.736 10.848 11.051 11.018 11.13

Chỉ số tỷ giá danh nghĩa (VND/

CPI Mỹ 1,030 1,029 1,026 1,028 1,029

CPI Mỹ (gốc 1992) 1,000 1,029 1,056 1,086 1,118

CPI Việt Nam 1,176 1,052 1,144 1,127 1,045

CPI Việt Nam (gốc 1992) 1,000 1,052 1,203 1,356 1,417

Chỉ số tỷ giá thực 1,000 0,989 0,904 0,822 0,818

Nguồn: Niên giám thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chính sách ổn định tỷ giá danh nghĩa trong khi có sự giảm sút đối với tỷ giáthực (đã chỉ ra trong bảng 2.2) nhiều người cho rằng đó là kết quả đáng khích lệ

do Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã can thiệp thành công trên thị trường ngoạihối nhưng trên thực tế đã làm giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế của ViệtNam, làm cho CCTM chuyển từ thặng dư sang thâm hụt Tổng kim ngạch xuấtnhập khẩu năm 1992 là 5121,4 triệu USD thì đến năm 1996 là 18399,5 triệuUSD, tăng gấp 3 lần Nhưng các năm 1993, 1994, 1995, 1996 đều là những năm

có CCTM bị thâm hụt, mức độ thâm hụt ngày càng gia tăng, ngoại trừ năm 1992.Chính vì vậy, ta lấy năm 1992 làm gốc để tính tỷ giá thực của Việt Nam diễnbiến qua các năm

Nhìn vào bảng tỷ giá thực ở trên ta thấy tỷ giá thực năm 1992 là 1, đây lànăm có tỷ lệ “xuất/nhập” xấp xỉ bằng 1 Các năm sau, tỷ giá thực đều nhỏ hơn 1tức VND lên giá cao so với ngoại tệ làm cho hàng hóa nội địa có vị thế thấp hơn

so với hàng hóa nước ngoài xét về phương diện giá cả và giảm sức cạnh tranhcủa hàng hóa Việt Nam Đây là một nguyên nhân khiến cho doanh số nhập khẩutăng nhanh và tăng với tốc độ lớn hơn nhiều so với xuất khẩu Lạm phát đã là

Ngày đăng: 20/03/2015, 05:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w