SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT HÀM RỒNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÍ 10 Tác giả: Lưu Thị Phương Giáo viên Tổ: Lý - KTCN
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÍ 10
Tác giả: Lưu Thị Phương
Giáo viên Tổ: Lý - KTCN Trường THPT Hàm Rồng
Năm học 2012 – 2013
Trang 2CHƯƠNG I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài
Vật lý là một môn khoa học quan trọng, nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong đời sống có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống hằng ngày, hỗ trợ đa số nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của con người Hơn nữa, nó còn giúp cho con người hiểu biết thêm về vũ trụ vốn nhiều bí ẩn Vật lý trong nhà trường là một môn học lý thú, tuy nhiên đối với một số không ít học sinh, môn lý đựợc đánh giá là rất khó để học tốt
Muốn đào tạo được những học sinh học giỏi môn Vật lý thì việc tuyển chọn đúng học sinh có năng khiếu, năng lực đặc biệt, là khâu quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong việc có được đội tuyển học sinh giỏi chất lượng Để làm được điều này ngoài việc theo dõi quá trình học tập của các em trên lớp, cần cho các em thử sức mình qua nhiều vòng thi
Bên cạnh yếu tố năng lực, trình độ của học sinh, vai trò của giáo viên là rất quan trọng Giáo viên phải là người gieo hứng thú, khơi gợi sáng tạo và dẫn dắt học sinh bằng trí tuệ, tài năng và niềm đam mê của mình Việc mời các em học sinh đã đạt giải cao về trao đổi, hướng dẫn các em học sinh khóa sau cũng là một giải pháp quan trọng không chỉ có tác dụng về mặt kiến thức mà còn có tác dụng cổ vũ, động viên các em noi gương, phấn đấu
Giáo viên phải thực sự tâm huyết, yêu nghề, say mê khoa học, ham học hỏi, không ngại khó, không bằng lòng với những thành tích sẵn có, không bằng lòng với chính mình Cần trao đổi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp ở các trường chuyên, xây dựng được mối liên hệ với các giáo sư đầu ngành, các chuyên gia khoa học để có thể tiếp cận nhanh, linh hoạt, hiệu quả các thông tin cập nhật về nội dung chương trình cũng như tiếp cận với phương pháp dạy học mới, có nhiều
Trang 3hình thức hữu hiệu để khuyến khích học sinh, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu đối với học sinh giỏi
Những năm gần đây, theo đà phát triển của đất nước, các trường phổ thông nói chung, trường THPT Hàm Rồng nói riêng rất chú trọng vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ năm lớp 10 Nhằm mục đích giao lưu học hỏi, với kinh nghiệm nhiều năm dẫn dắt đội tuyển tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm với tựa đề: “
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý 10”
2 Phạm vi nghiên cứu :
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm cấp trường
3 Đối tượng.
Là học sinh khối lớp 10 năm học 2012 – 2013 trường THPT hàm Rồng
4 Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm xác định rõ kế hoạch, nhiệm vụ của giáo viên phải dạy như thế nào
để cho học sinh học tốt, đi thi có giải
- Khích lệ cổ vũ phong trào học tập của học sinh trong đội tuyển, tạo tiền đề cho bồi dưỡng các đội tuyển 11, 12
- Xác định được phương hướng ôn tập, học tập cho học sinh, tạo điểm nhấn sức vượt cho học sinh khi tham dự đội tuyển HSG môn Vật lí
- Giúp học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng tìm ra phương hướng học bộ môn để học sinh yêu thích học bộ môn hơn nữa
- Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào phương pháp dạy học bộ môn của mình một số bài học thực tiễn
- Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu của giáo viên và học sinh
- Tạo đà phát triển cao hơn cho việc bồi dưỡng đội tuyển trong các năm học tới
Trang 4- Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp cùng đơn vị Cũng như mong muốn sự đóng góp kinh nghiệm để đồng nghiệp, góp ý kiến nhằm nâng cao chuyên môn và khả năng tự học, tự đào tạo thực hiện phương châm học thường xuyên, học suốt đời
Trang 5CHƯƠNG II NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
Mỗi môn học trong trường THPT có những đặc trưng riêng về phương pháp cũng như kỹ năng làm bài Qua thực tiễn bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi nhiều năm ở trường THPT Hàm Rồng tôi đã rút ra được các bước tiến hành như sau:
1 Bước 1: Thành lập đội tuyển học sinh giỏi lớp 10.
- Yêu cầu phải thành lập một đội có những em nhận thức và ham học tập môn Vật lí hơn học sinh khác
- Chọn đối tượng là khâu đầu tiên, là hạt nhân nòng cốt cho đội tuyển
+ Nếu chọn được đối tượng tốt sẽ thuận lợi cho việc bồi dưỡng từ đó người giáo viên có điều kiện để phát huy các thế mạnh về phương pháp bồi dưỡng và kiến thức cần truyền đạt cho học sinh
+ Giả thuyết nếu chọn đối tượng không tốt sẽ dẫn đến giáo viên: dù có phương pháp tốt, biện pháp tốt nhưng học sinh bị ràng buộc, không đam mê từ đó dẫn đến kết quả không cao (Vì dạy và học là hai yếu tố quan hệ hữu cơ với nhau, trò phải có hứng thú và mong muốn tiếp nhận có tinh thần cầu tiến học hỏi thì thầy mới có điều kiện thực hiện thành công ý tưởng của mình Dẫn đến học trò có mong muốn sự học hỏi tích cực sẽ đòi hỏi và thúc đẩy thầy dạy càng tốt hơn trong tìm tòi
và đưa ra tri thức mới)
Kết quả đội tuyển lớp 10 nếu thuận lợi sẽ là động lực cho học sinh đội tuyển 11, 12 Nếu thấy nhân tố yếu sẽ cần phải thay thế và bổ sung tuy nhiên cần
có sự kế thừa năm cũ và phát triển năm mới
Với học sinh khối lớp 10 năm 2012 – 2013 trường THPT Hàm Rồng năm nay rất khó để lọc đội tuyển ngay từ đầu vì các em thi vào 10 không có môn Lý Do vậy phải sau một thời gian học thì đội tuyển mới được hình thành Cụ thể đội tuyển
có 24 em:
- Lớp 10 A1:
Trang 6* Dương Khắc Tùng
* Lại Văn Sâm
* Đỗ Quang Trường
* Nguyễn Minh Khánh
* Lê Đức Anh Minh
* Vũ Việt Dũng
- Lớp A2:
* Nguyễn Châu Linh
* Đào Duy Tùng
* Dương Thị Huệ
* Nguyễn Thị Hảo
* Nguyễn Ngọc Hải
- Lớp A3:
* Nguyễn Tuấn Vũ
* Lê Quốc Cường
* Lê Duy Linh
* Trần Văn Quang
* Dương Tất Minh
* Lê Nguyên Nhất
* Nguyễn Quốc Khánh
* Lê Thị Ngọc Mỹ
- Lớp A10:
* Trần Thị Thu Giang
* Lê Thị Hồng
* Nguyễn Văn Thuận
* Đỗ Minh Thành
Trang 72 Bước 2: Khi đã có đội tuyển HSG cần kiểm tra chặt chẽ đối tượng học sinh tham gia đội tuyển từ các giờ chính khóa ở lớp đến kiểm tra kĩ năng kiến thức
- kĩ năng học bài ở nhà.
- Giáo viên cần có sổ theo dõi ghi chép đánh giá từng phần cụ thể kế hoạch
đã đạt được mặt còn hạn chế của đối tượng dựa trên đặc điểm tính cách của từng học sinh đã lựa chọn để từ đó tìm cách tháo gỡ dần những tồn tại hạn chế cho từng
em Đánh giá thường xuyên và có thông báo chi tiết cụ thể bằng việc trả và chấm bài cho học sinh trong đội tuyển Yêu cầu các em làm bài nghiêm túc, đầy đủ, đọc thêm các sách có liên quan
3 Bước 3: Sưu tầm các đề thi ,các dạng bài tập hay cho đội tuyển
- Thường xuyên sưu tầm cập nhật các đề thi, các dạng kĩ năng đòi hỏi học sinh tự hoàn thiện hoặc hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên Tiến tới nâng dần việc tự học của học sinh Để các em thấy việc cần thiết phải vận dụng được kiến thức cơ bản từ SGK vào bài thi Phần nào từ SGK cơ bản, phần nào từ SGK nâng cao Học sinh tự nhận thức và thấy được sự hạn chế của mình ở các nội dung
cơ bản từ đó giúp cho việc tự rèn luyện nâng cao trao đổi với GV để tự nâng cao bồi dưỡng có hiệu quả hơn
4 Bước 4 : Làm quen với đề thi HSG năm trước của trường
- Làm quen với các đề thi năm trước Đây cũng là cách giáo viên giúp cho học sinh tổng hợp được, khái quát các kỹ năng kiến thức yêu cầu đối với học sinh giỏi Từ đó tạo điều kiện trang bị cho các em kỹ năng hoàn thiện, và sự phản xạ với các đề, kiểu đề từ đòi hỏi thấp đến đòi hỏi cao Học sinh đội tuyển luôn có tầm để đón nhận các dạng đề mà người ra đề yêu cầu, có khả năng phát huy năng lực tư duy, kiến thức kỹ năng, phương pháp làm bài đã có Không rơi vào tình trạng bị động khi xem đề, dẫn đến bỡ ngỡ mất phương hướng hoang mang làm sai khi đọc đề
Trang 85 Bước 5: Kiểm tra thường xuyên kết hợp với việc chấm trả bài.
- Kiểm tra thường xuyên sự chuyên cần học tập của học sinh trên lớp, ở nhà, xem mức độ đáp ứng yêu cầu giáo viên đặt ra thông qua việc yêu cầu làm bài Chấm, trả bài, chữa lỗi câu, lỗi chính tả, lỗi kiến thức một cách nghiêm túc Từ đó giúp học sinh có nhận thức sâu sắc hơn về việc học, viết, trình bày để làm bài thi đạt điểm cao Đó cũng là cách học cẩn thận khoa học, chính xác
6 Bước 6: Khai thác các sách tham khảo nâng cao
- Hướng dẫn học sinh khai thác tối đa các sách tham khảo thông dụng như: Giải toán Vật lý 10, Phương pháp giải bài tập vật lý sơ cấp, Bài tập cơ học… trong rèn luyện thi học sinh giỏi
- Đối với môn Vật lí nói chung, học sinh giỏi Vật lí nói riêng việc đề cao khai thác phương pháp thực hành, làm thí nghiệm, tham khảo các thí nghiệm trong sách thực hành, sách bài tập là hết sức cần thiết Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện những phẩm chất và năng lực của học sinh, đưa đến sự phát triển toàn diện cho người học Thí nghiệm Vật lý là phương tiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vật
lý cho học sinh Nhờ thí nghiệm học sinh có thể hiểu sâu hơn bản chất vật lý của các hiện tượng, định luật, quá trình được nghiên cứu và do đó khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn
7 Bước 7: Tiến hành cho học sinh thi và kiểm tra đánh giá theo cả 2 phương thức tự luận và trắc nghiệm
- Mỗi phương pháp đều có một ưu nhược điểm nhất định Phương pháp tự luận có ưu điểm là đánh giá được khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ và quá trình
tư duy của học sinh để đi đến câu trả lời, góp phần rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến của mình Từ đó học sinh có điều kiện bộc lộ khả năng sáng tạo của mình một cách không hạn chế, giáo viên có điều kiện đánh giá đầy đủ khả năng sáng tạo của học sinh Tuy nhiên phương pháp tự luận cũng có nhược
Trang 9điểm là bài kiểm tra chỉ kiểm tra được một phần nhỏ kiến thức, do đó khó có thể phân biệt rõ ràng trình độ của học sinh
Phương pháp trắc nghiệm có ưu điểm là có thể kiểm tra đánh giá trên diện rộng trong một khoảng thời gian ngắn Có điều kiện kiểm tra một cách có hệ thống
và toàn diện kiến thức và kĩ năng của học sinh Từ đó giáo viên có thể đánh giá được rõ ràng trình độ của học sinh và quan trọng hơn, học sinh sẽ tự đánh giá được trình độ của bản thân một cách chính xác Tuy nhiên phương pháp trắc nghiệm sẽ hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh
Vì vậy, giáo viên phải dùng cả 2 hình thức tự luận và trắc nghiệm một cách luân phiên thì mới tìm được đúng các nhân tố tích cực, sáng tạo đưa vào để bồi dưỡng học sinh giỏi
- Từ các bài kiểm tra của học sinh mà người giáo viên phải tìm cách tháo gỡ thắc mắc cả về phương pháp, cách giải bài tập những phần chương có bài tập khó Tìm giải pháp hiệu quả để dạy từng chương từng vấn đề hoặc chuyên đề định giảng dạy Tìm ra phương pháp tiếp cận học sinh có hiệu quả nhất
8 Bước 8 :Khích lệ, động viên về mặt tinh thần cho các em trong đội tuyển
- Luôn cổ vũ động viên tinh thần cho các em trong đội tuyển giúp các em tự tin trong khi tham dự đội tuyển
Đặt niềm tin và hy vọng vào các em, giúp các em phát huy hết năng lực khi làm bài Cần phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ đoàn… Tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho các em khi tham dự đội tuyển
- Phối hợp với bạn bè, gia đình động viên để các em học tốt hơn
- Mời các học sinh cũ đang học đại học hoặc đang công tác, đặc biệt là những em
có thành tích học sinh giỏi về nói chuyện với các em, khơi gợi lòng say mê, quyết tâm phấn đấu
- Kích thích lòng yêu thích môn Vật lý thông qua các buổi ngoại khóa Vật lý Ví
dụ, năm nay học sinh khối lớp 10 trường THPT hàm Rồng được tham gia cuộc thi
Trang 10làm tên lửa nước Mỗi lớp tham dự 2 tiết mục, lớp nào có tên lửa bay xa nhất sẽ có giải Thực tế tất cả các em (kể cả các em không trong đội tuyển) rất nhiệt tình háo hức tham gia, mỗi lớp chia làm 2 nhóm làm tên lửa, các em rất sáng tạo trong việc lắp thêm đồng hồ đo áp suất, làm tên lửa 3 tầng… Cuộc thi thật sự đã đem lại nhiều niềm vui, say mê sáng tạo đến với các em học sinh trong toàn khối
9 Bước 9: Chủ động cho đội tuyển học sinh giỏi bồi dưỡng theo thời gian
- Giáo viên tự chủ động cho đội tuyển học sinh giỏi bồi dưỡng theo thời gian, địa điểm hợp lí Tránh ôn gấp rút, ôn trong thời gian dài, hoặc ôn kiểu nhồi nhét kiến thức
- Tranh thủ trong những buổi học chung của cả lớp, giáo viên đan xen những bài tập khó, gợi mở chung, tạo điều kiện phát huy sự sáng tạo của các em trong đội tuyển
- Giáo viên thường xuyên giao bài tập về nhà cho các em trong đội tuyể, thu
và chấm, đồng thời nhận xét ưu khuyết điểm cụ thể
- Tranh thủ những lúc cuối buổi học, cùng với các em trong đội tuyển giáo viên giải đáp các thắc mắc những bài tập khó cho các em, cùng các em tranh luận một số khúc mắc
10 Bước 10:Thực hiện trình tự ôn tập
- Giáo viên nên ôn theo từng phần, rèn luyện từ cơ bản đến nâng cao Giáo viên thường xuyên giao bài, giao các nội dung cần tìm hiểu cho các em về nhà tự đọc, làm bài Luôn lắng nghe ý kiến và thỏa mãn yêu cầu giải đáp kiến thức, kỹ năng cho học sinh Tăng tính tích cực làm việc của thầy và trò, kích thích sự tự tìm tòi của học sinh là chủ yếu
11 Bước 11:Ghi chép kết quả thi của học sinh.
- Giáo viên thường xuyên ghi chép kết quả các bài kiểm tra của học sinh, gặp
gỡ để nắm bắt các tình huống khi học sinh làm bài Giáo viên chủ động liên lạc với gia đình để bố mẹ các em nắm được sự tiến bộ của từng em Giáo viên tự rút ra bài
Trang 11học kinh nghiệm cho mình và đồng nghiệp để thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi các khối khác và cho khối 10 năm sau tốt hơn Đúc rút kinh nghiệm để trao đổi với đồng nghiệp cùng tìm hướng giải quyết
Trang 12CHƯƠNG III ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN.
Với qui mô là đề tài sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển 10 cấp trường ở một trường đã có bề dày thành tích Thường xuyên các năm, đội tuyển Vật
lý lớp 12 của trường đều nằm trong tốp 10 của Tỉnh, bản thân thấy đề tài này có thể
sử dụng cho các đối tượng dạy học môn Vật lí ở nhiều loại hình dưới đây:
- Giúp cho giáo viên nhanh chóng phát hiện nhân tố trong dạy và học
- Qua thực tiễn đề tài còn giúp cho người giáo viên mau chóng cải thiện phương pháp có hiệu quả hơn với các đối tượng dạy học cụ thể
- Việc áp dụng các bước trong đề tài còn là cơ sở cho giáo viên hiểu, vận dụng cách tự hoàn thiện và nâng cao chính kiến thức kỹ năng của thầy cũng như đo
và đánh giá từ đó nâng kiến thức, kỹ năng của đối tượng lựa chọn
- Qua việc nghiên cứu sáng kiến này còn cho thấy người giáo viên phải luôn cập nhật thông tin, chú ý cách kiểm tra đánh giá một cách linh động, sáng tạo
- Tin tưởng, hy vọng giành tình cảm, biết động viên khích lệ học sinh đúng lúc cũng là bài học đóng góp lên sự thành công
- Qua thực tiễn dạy học và nghiên cứu đề tài này bản thân nhận thấy sự thành công của đội tuyển 10 môn Vật lí nói riêng và các đội tuyển khối 11, 12 nói chung đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, luôn có sự tìm tòi sáng tạo
Trang 13CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Sau một thời gian khá dài tham gia vào việc bồi dường học sinh giỏi môn Vật lý tôi đã thấy là phải bắt tay ngay vào việc bồi dưỡng cho các em từ lớp 10 thì mới có kết quả cao ở lớp 12 được Thực tế hàng năm đã chứng minh đa số các em ở đội tuyển lớp 12 đều là những em đã được bồi dưỡng từ lớp 10 Kết quả thi học sinh giỏi môn Vật lí cấp trường của các em học sinh trong đội tuyển luôn vượt trội
so với những em nằm ngoài đội tuyển
Cụ thể năm học 2012 – 2013 này đội tuyển học sinh giỏi gồm 24 em đã đạt 10/12 giải trong số 4 lớp/12 lớp của trường với 1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba và 5 giải khuyến khích Với 10 học sinh hạt giống này, bản thân sẽ cũng với các em tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện trong những năm lớp 11, 12 tới Hy vọng những tên tuổi như Dương Khắc Tùng, Nguyễn Minh Khánh, Vũ Việt Dũng, Dương Thị Huệ …
sẽ còn được nhắc đến trong kì thi học sinh giỏi Tỉnh lớp 12
Qua quá trình dạy đội tuyển, qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng có ý kiến đề xuất với nhà trường nên để giáo viên đứng đội tuyển dạy những lớp học sinh có chất lượng tốt của trường để tiện cho việc lập và dạy đội tuyển
Trên đây là một vài kinh nghiệm của cá nhân, chắc chắn vẫn có những chỗ không tránh khỏi sai sót Mong được sự đóng góp kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để quá trình dạy học sinh giỏi cũng như tự bồi dưỡng chuyên môn của bản thân được tốt hơn./
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình