1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề 1 lý luận chung về quản lý hành chính nhà nước

29 7,6K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 60,09 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNGChuyên đề 1KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC1. Khái niệm và đặc điểm của quản lýCó nhiều cách giải thích khác nhau cho thuật ngữ hành chính và luật hành chính. Tuy nhiên, tất cả đều thống nhất ở một điểm chung: Luật Hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước. Do vậy, thuật ngữ hành chính luôn luôn đi kèm và được giải thích thông qua khái niệm quản lý và quản lý nhà nước.1.1. Quản lý1.1.1 Khái niệm quản lýQuản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước. Là một yếu tố thiết yếu quan trọng, quản lý không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển cao thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp. Từ đó, quản lý thể hiện các đặc điểm1.1.2. Ðặc điểm của quản lý Quản lý là sự tác động có mục đích đã được đề ra theo đúng ý chí của chủ thể quản lý đối với các đối tượng chịu sự quản lý. Ðúng ý chí của người quản lý cũng đồng nghĩa với việc trả lời câu hỏi tai sao phải quản lý và quản lý để làm gì. Quản lý là sự đòi hỏi tất yếu khiùù có hoạt động chung của con người. C.Mác coi quản lý xã hội là chức năng đặc biệt sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động. Quản lý trong thời kỳ nào, xã hội nào thì phản ánh bản chất của thời kỳ đó, xã hội đó. Ví dụ: ở thời kỳ công xã nguyên thủy thì hoạt động quản lý còn mang tính chất thuần túy, đơn giản vì lúc này con người lao động chung, hưởng thụ chung, hoạt động lao động chủ yếu dựa vào săn bắn, hái lượm, người quản lý bấy giờ là các trưởng làng, tù trưởng. Thời kỳ này chưa có nhà nước nên hoạt động quản lý dựa vào các phong tục, tập quán chứ chưa có pháp luật để điều chỉnh.

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

Chuyên đề 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý

Có nhiều cách giải thích khác nhau cho thuật ngữ "hành chính" và "luật hành chính".Tuy nhiên, tất cả đều thống nhất ở một điểm chung: Luật Hành chính là ngành luật về quản

lý nhà nước Do vậy, thuật ngữ "hành chính" luôn luôn đi kèm và được giải thích thông quakhái niệm "quản lý" và "quản lý nhà nước"

1.1 Quản lý

1.1.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào nhữngquy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theođúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước Là một yếu tốthiết yếu quan trọng, quản lý không thể thiếu được trong đời sống xã hội Xã hội càng pháttriển cao thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp Từ đó, quản lý thể hiệncác đặc điểm

1.1.2 Ðặc điểm của quản lý

- Quản lý là sự tác động có mục đích đã được đề ra theo đúng ý chí của chủ thể quản

lý đối với các đối tượng chịu sự quản lý "Ðúng ý chí của người quản lý" cũng đồng nghĩavới việc trả lời câu hỏi tai sao phải quản lý và quản lý để làm gì

- Quản lý là sự đòi hỏi tất yếu khiùù có hoạt động chung của con người C.Mác coiquản lý xã hội là chức năng đặc biệt sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động

- Quản lý trong thời kỳ nào, xã hội nào thì phản ánh bản chất của thời kỳ đó, xã hội đó

Ví dụ: ở thời kỳ công xã nguyên thủy thì hoạt động quản lý còn mang tính chất thuần túy,đơn giản vì lúc này con người lao động chung, hưởng thụ chung, hoạt động lao động chủyếu dựa vào săn bắn, hái lượm, người quản lý bấy giờ là các trưởng làng, tù trưởng Thời kỳnày chưa có nhà nước nên hoạt động quản lý dựa vào các phong tục, tập quán chứ chưa cópháp luật để điều chỉnh

Trang 2

- Quản lý muốn được thực hiện phải dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy Quyền uy làthể thống nhất của quyền lực và uy tín Quyền lực là công cụ để quản lý bao gồm hệ thốngpháp luật và hệ thống kỷ luật nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trungdân chủ và phân cấp quản lý rành mạch Uy tín thể hiện ở kiến thức chuyên môn vững chắc,

có năng lực điều hành, cùng với phẩm chất đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị vữngvàng, đảm bảo cả hai yếu tố "tài" và đức" Uy tín luôn gắn liền với việc biết đổi mới, biết tổchức và điều hành, thực hiện "liêm chính, chí công, vô tư" Nói một cách ngắn gọn, cóquyền uy thì mới đảm bảo sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức Quyền uy là phươngtiện quan trọng để chủ thể quản lý điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt buộc đối với đối tượngquản lý trong việc thực hiện các mệnh lệnh, yêu cầu mà chủ thể quản lý đề ra

2 Quản lý nhà nước

2.1 Nhà nước

Hệ thống chính trị của nhà nước ta bao gồm: Ðảng Cộng sản Việt nam, Mặt trận tổquốc Việt nam, các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác và Nhà nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt nam Trong cơ chế tổng hợp quản lý đất nước, nhà nước là chủ thể duynhất thực hiện chức năng quản lý (quản lý nhà nước) Sự quản lý của nhà nước trên cơ sở đạidiện cho toàn xã hội, cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân, thực hiện quyền làm chủ củanhân dân, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, theo pháp luật

2.2 Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lựcnhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người Ðiểm khácnhau cơ bản giữa quản lý nhà nước và các hình thức quản lý khác (ví dụ: quản lý của các tổchức xã hội ), là tính quyền lực nhà nước gắn liền với cưỡng chế nhà nước khi cần Từ khixuất hiện, nhà nuớc điều chỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết Quản

lý nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nướcnhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước

3 Quản lý hành chính nhà nước

3.1 Khái niệm

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hànhchính nhà nước, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức được nhà nước ủy quyền

Trang 3

quản lý trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý,điều hành các quá trình xã hội của nhà nước Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước(nói tắt là quản lý nhà nước) chính là quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp - được thựchiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành, điềuhành.

Quản lý hành chính nhà nước trước hết và chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống cơquan hành chính nhà nước: Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương các cấp,không kể một số tổ chức thuộc nhà nước mà không nằm trong cơ cấu quyền lực như cácdoanh nghiệp

3.2 Ðặc điểm của quản lý hành chính nhà nước

3.2.1 Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động vừa mang tính chấp hành, vừa mang tính điều hành.

- Các cơ quan hành chính nhà nước thực thi quyền hành pháp, không có quyền lậppháp và tư pháp nhưng góp phần quan trọng vào qui trình lập pháp và tư pháp Tính chấphành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện ở sự thực hiện trên thực tế

các văn bản hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của cơ quan lập pháp- cơ quan dân cử.

- Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chổ là để đảmbảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực được thực hiện trên thực tế thì các chủthể của quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành các hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực

tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền.

- Ðể đảm bảo sự thống nhất của hai yếu tố này đòi hỏi rất nhiều yêu cầu Trong đó,quản lý hành chính nhà nước trước hết phải bảo đảm việc chấp hành văn bản của cơ quandân cử đaị diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, từ đó mà thực hiện quản lý điềuhành Mọi hoạt động chấp hành và điều hành đều phải xuất phát từ mục đích nhằm phục vụcho nhân dân, đảm bảo đời sống xã hội cho nhân dân về mọi mặt, tương ứng với các lĩnhvực trong quản lý hành chính nhà nước

3.2.2 Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động và sáng tạo Ðiều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp

Trang 4

Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành vănbản quy phạm pháp luật hành chính để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước Tính chủđộng sáng tạo được quy định bởi chính bản thân sự phức tạp, đa dạng, phong phú của đốitượng quản lý và đòi hỏi các chủ thể quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tìnhhuống phát sinh một cách có hiệu quả nhất Tuy nhiên, chủ động và sáng tạo không vượt rangoài phạm vi của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước Ðể đạt đượcđiều này, đòi hỏi tôn trọng triệt để tất cả các nguyên tắc trong hệ thống các nguyên tắc quản

- Bảo đảm tính liên tục và ổn định trong hoạt động quản lý Liên tục để tránh lối làmviệc hô hào, theo phong trào Tính ổn định nhằm để đảm bảo các hoạt động như: lưu trữ hồ

sơ, giấy tờ Ðó có thể nói là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội

3.3.4 Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiên mục tiêu Công tác quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục đích và định hướng Vì vậy, phải có chương trình, kế họach dài hạn, trung hạn

và hàng năm Có các chỉ tiêu vừa mang tính định hướng, vừa mang tính pháp lệnh; có hệthống pháp luật vừa được áp dụng thực thi triệt để cho hoạt động quản lý, vừa tạo hành langpháp lý cho hoạt động đặt dưới sự quản lý ấy

3.3.5 Quản lý hành chính nhà nước XHCN không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa chủ thể quản lý và chủ thể của quản lý (chủ thể chịu sự quản lý) Cán bộ quản lý nhà nước phải là "công bộc" của nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân,

Trang 5

thu hút được rộng rãi quần chúng nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội.Chống quan liêu, cửa quyền, hách dịch, ức hiếp quần chúng.

3.3.6 Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao Ðó chính là nghiệp vụ của một nền

hành chính văn minh, hiện đại Khi nói đến một "nền kinh tế tri thức"- nền kinh tế mà ở đógiá trị của tri thức, của sự hiểu biết được đặt lên hàng đầu-thì đội ngũ quản lý nền kinh tế trithức ấy phải có một tầm vóc tương xứng Quản lý nhà nước khác với hoạt động chính trị ởchổ: trình độ kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý thực tiễn làm tiêu chuẩn hàng đầu

3.3.7 Tính không vụ lợi: Quản lý hành chính nhà nước lấy việc phục vụ lợi ích công làm động cơ và mục đích của hoạt động Quản lý hành chính nhà nước không phải vì lợi ích

thù lao, càng không theo đuổi mục đích kinh doanh lợi nhuận Cán bộ hành chính vì vậyphải bảo đảm "cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư"

II CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Quản lý hành chính nhà nước là một hoạt động có mục đích Những mục đích, mụctiêu cơ bản định ra trước cho hoạt động quản lý và kết quả của việc đạt được mục đích, mụctiêu đó phản ánh hiệu quả của việc quản lý Hiệu quả của quản lý vì vậy phải được tiến hànhtrên cơ sở những nguyên tắc nhất định Ðặc biệt, khi Luật hành chính thực định vẫn cònchưa được tập trung- chỉ là tập hợp các văn bản về quản lý nhà nước, tồn tại dưới nhiều hìnhthức văn bản pháp lý không cao, thì nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là một đòi hỏibức thiết và sự tuân thủ hệ thống các nguyên tắc càng đòi hỏi chặt chẽ

1 Khái niệm

1.1 Thế nào là nguyên tắc?

Nguyên tắc trước hết được hiểu là "Ðiều cơ bản định ra, nhất thiết phái tuân theo trongmột loạt việc làm" Trong quản lý hành chính nhà nước, các nguyên tắc cơ bản là những tưtưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ,được quy định trong pháp luật làm nền tảng cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước Dưới góc độ của luật hành chính, nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước làtổng thể những quy phạm pháp luật hành chính có nội dung đề cập tới những tư tưởng chủđạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước Mỗi nguyên tắcquản lý đều có những hình thức biểu hiện khác nhau

Trang 6

1.2 Ðược qui định ở đâu?

Các nguyên tắc quản lý nhà nước nói chung và những nguyên tắc quản lý hành chínhnhà nước nói riêng đã được quy định trong pháp luật như quy định trong hiến pháp, luật, vănbản dưới luật Những nguyên tắc được quy định trong hiến pháp được xem là nguyên tắc cơbản nhất

1.3 Ðặc điểm

- Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính chất khách quan bởi vìchúng được xây dựng, đúc kết từ thực tế cuộc sống và phản ánh các quy luật phát triểnkhách quan Tuy nhiên, các nguyên tắc trên cũng mang yếu tố chủ quan bởi vì chúng đượcxây dựng bởi con người mà con người dựa trên những nhận thức chủ quan để xây dựng

- Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định cao nhưng không phải

là nguyên tắc bất di bất dịch Nó gắn liền với quá trình phát triển của xã hội, tích lũy kinhnghiệm, thành quả của khoa học về quản lý hành chính nhà nước

- Tính độc lập tương đối với chính trị Hệ thống chính trị của nhà nước Việt nam đượcthực hiện thông qua: các tổ chức chính trị xã hội (Ðảng, Mặt trận tổ quốc ), và bộ máy nhànước (Lập pháp, hành pháp, tư pháp) Trong hệ thống nguyên tắc quản lý hành chính nhànước có cả những nguyên tắc riêng, đặc thù trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.Tuy nhiên giữa hoạt động chính trị và quản lý nhà nước có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ.Các quan điểm chính trị là cơ sở của việc tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước vàhoạt động quản lý hành chính nhà nước thực hiện tốt không chỉ đòi hỏi được trên pháp luật(luật), mà còn phải thực hiện đúng đắn các quan điểm chính trị (chính sách)

- Mỗi nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những khíacạnh khác nhau của quản lý hành chính nhà nước Tuy nhiên, những nguyên tắc này có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất Việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ

tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc khác Vì thế nên các nguyên tắc quản

lý hành chính nhà nước luôn thể hiện tính hệ thống, tính thống nhất và đây là một thuộc tínhvốn có của chúng

2 Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước

Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước có nội dung đa dạng, có tính thốngnhất và liên hệ chặt chẽ với nhau Vì thế cần phải xác định được chúng gồm những nguyên

Trang 7

tắc cơ bản nào, cần phải phân loại chúng một cách khoa học để xác định được vị trí, vai tròcủa từng nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước, từ đó xây dựng và áp dụng hệ thốngcác nguyên tắc một cách có hiệu quả vào thực tiễn quản lý hành chính nhà nước

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được biểu hiện cụ thể trong hoạt động tổchức, nó bao gồm hai mặt: tổ chức chính trị và tổ chức kỹ thuật Dựa trên những cơ sở khoa

học về quản lý nhà nước ta chia các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước thành

hai nhóm là nhóm những nguyên tắc chính trị-xã hội và nhóm những nguyên tắc tổ chức kỹ

thuật Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối vì yếu tố tổ chức kỹthuật và chính trị trong quản lý hành chính nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ nhau Việc thựchiện các nguyên tắc tổ chức kỹ thuật là để thực hiện một cách đúng đắn các nguyên tắc chínhtrị-xã hội và việc thực các nguyên tắc chính trị - xã hội là cơ sở để thực hiện các nguyên tắc

tổ chức kỹ thuật

Hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước bao gồm:

Nhóm những nguyên tắc chính trị-xã hội

- Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước;

- Nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước;

- Nguyên tắc tập trung dân chủ;

- Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc;

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;

Nhóm những nguyên tắc tổ chức kỹ thuật

- Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ;

- Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng

- Phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh

2.1 Các nguyên tắc chính trị-xã hội

2.1.1 Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước

a Cơ sở pháp lý

Ðiều 4-Hiến pháp 1992 quy định: Ðảng cộng sản Việt Nam - đội ngũ tiên phong của

giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân

Trang 8

dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội

b Nội dung nguyên tắc

Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, sự lãnh đạo của Ðảng là hạt nhân của mọi thắng lợi của cáchmạng Việt Nam Bằng những hình thức và phương pháp lãnh đạo của mình, Ðảng cộng sảngiữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của nhà nước trên mọilĩnh vực; sự lãnh đạo của Ðảng đối với nhà nước mang tính toàn diện về chính trị, kinh tế,văn hóa xã hội Sự lãnh đạo đó chính là việc định hướng về mặt tư tưởng, xác định đườnglối, quan điểm giai cấp, phương châm, chính sách, công tác tổ chức trên lĩnh vực chuyênmôn

Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước biểu hiện cụ thể ở cáchình thức hoạt động của các tổ chức Ðảng:

- Trước hết, Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước bằng việc đưa ra

đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quản

lý hành chính nhà nước

Trên cơ sở đường lối chủ trương, chính sách của Ðảng Các chủ thể quản lý hành chínhnhà nước xem xét và đưa ra các quy định quản lý của mình để từ đó đường lối, chủ trương,chính sách của Ðảng sẽ được thực hiện hóa trong quản lý hành chính nhà nước Trên thực tế,đường lối cải cách hành chính nhà nước được đề ra trong nghi quyết đại hội đại biểu Ðảngcộng sản Việt nam lần thứ VI và thứ VII và trong Nghị quyết trung ương khoá VIII về xâydựng, hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, mà trọng tâm là cải cáchmột bước nền hành chính quốc gia là kim chỉ nam cho hoạt động quản lý hành chính nhànước

- Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức

Trang 9

tự, thủ tục do pháp luật quy định, ý kiến của tổ chức Ðảng là cơ sở để cơ quan xem xét vàđưa ra quyết định cuối cùng

- Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước thông qua công tác kiểm tra việc

thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước

Thông qua kiểm tra xác định tính hiệu quả, tính thực tế của các chủ trương chính sách

mà Ðảng đề ra từ đó khắc phục khiếm khuyết, phát huy những mặt tích cực trong công táclãnh đạo

- Sự lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước còn được thực hiện thông

qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ chức Ðảng và của từng Ðảng viên Ðây là cơ sở nâng cao uy tín của Ðảng đối với dân, với cơ quan nhà nước

- Ðảng chính là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân

Sự lãnh đạo của Ðảng là cơ sở bảo đảm sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và tổchức xã hội, lôi cuốn nhân dân lao động tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước ởtất cả các cấp quản lý

Ðây là nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước, cần được vận dụng mộtcách khoa học và sáng tạo cơ chế Ðảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trongquản lý hành chính nhà nước, tránh khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của Ðảngcũng như khuynh hướng hạ thấp vai trò lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính nhànước Vì vậy, đường lối, chính sách của Ðảng không được dùng thay cho luật hành chính,Ðảng không nên và không thể làm thay cho cơ quan hành chính nhà nước Các nghị quyếtcủa Ðảng không mang tính quyền lực- pháp lý Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả hoạt độngquản lý nhà nước không thể tách rời sự lãnh đạo của Ðảng

2.1.2 Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý hành chính nhà nước

a Cơ sở pháp lý

Ðiều 2 - Hiến pháp 1992 nêu rõ: Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam là

nhà nước của dân, do dân và vì dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức

b Nội dung nguyên tắc

Việc tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý hành chính nhà nước thôngqua các hình thức trực tiếp và gián tiếp tương ứng như sau:

Trang 10

- Tham gia gián tiếp:

+ Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước

Các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước, việcnhân dân tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình thức tham gia tích cực,trực tiếp và có hiệu quả nhất trong quản lý hành chính nhà nước Người lao động nếu đápứng các yêu cầu của pháp luật đều có thể tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp vào côngviệc quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Người lao động có thể tham gia trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư cách

là thành viên của cơ quan này - họ là những đại biểu được lựa chọn thông qua bầu cử hoặcvới tư cách là các viên chức nhà nước trong các cơ quan nhà nước Khi ở cương vị là thànhviên của cơ quan quyền lực nhà nước, người lãnh đạo trực tiếp xem xét và quyết định cácvấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương trong đó có các vấn đề quản lý hànhchính nhà nước Khi ở cương vị là cán bộ viên chức nhà nước thì người lao động sẽ sử dụngquyền lực nhà nước một cách trực tiếp để thực hiện vai trò người làm chủ đất nước, làm chủ

xã hội, có điều kiện biến những ý chí, nguyện vọng của mình thành hiện thực nhằm xâydựng đất nước giàu mạnh

Ngoài ra, người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của các cơ quan nhànước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào

cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương Ðây là hình thức tham gia rộngrãi nhất của nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước

+ Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động tham gia tích cực vào hoạt độngcủa các tổ chức xã hội Các tổ chức xã hội là công cụ đắc lực của nhân dân lao động trongviệc thực hiện quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước Thông qua các hoạt độngcủa các tổ chức xã hội, vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân lao động được phát huy Ðây

là một hình thức hoạt động có ý nghĩa đối với việc bảo đảm dân chủ và mở rộng nền dân chủ

ở nước ta

- Tham gia trực tiếp

+ Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở

Trang 11

Ðây là hoạt động do chính nhân dân lao động tự thực hiện, các hoạt động này gần gủi

và thiết thực đối với cuộc sống của người dân như hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinhmôi trường, Những hoạt động này xảy ra ở nơi cư trú, làm việc, sinh hoạt nên mang tínhchất tự quản của nhân dân

Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản này người lao động là những chủthể tham gia tích cực nhất, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của họ được tôntrọng và bảo đảm thực hiện

+ Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chínhnhà nước

Ðiều 53-Hiến pháp 1992 quy định công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xãhội, tham gia thảo luận những vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơquan nhà nước, các tổ chức xã hội hay chính người dân trực tiếp thực hiện

Kiểm tra các cơ quan quản lý nhà nước

Tham gia trực tiếp với tư cách là thanh viên không chuyên trách trong hoạt động cơquan quản lý, các cơ quan xã hội

Tham gia với tư cách là thành viên của tập thể lao động trong việc giải quyết nhữngvấn đề quan trọng của cơ quan

Việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chínhnhà nước là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai trò làmchủ của mình

Ðây là nguyên tắc được nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện Nguyên tắc nàythể hiện bản chất dân chủ sâu sắc giữ vai trò quan trọng thiết yếu trong quản lý hành chínhnhà nước Nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành chínhnhà nước; thực hiện khiếu nại tố cáo nếu cho rắng cán bộ hành chính nhà nước vi phạmquyền lợi của họ hoặc thực hiện không đúng đắn, mà còn có quyền tự mình tham gia vàohoạt động quản lý nhà nước, trực tiếp thể hiện quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động.Ðiều này này khẳng định vai trò hết sức đặc biệt của nhân dân lao động trong quản lý hànhchính nhà nước, đồng thời xác định những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện trong việcđảm bảo những điều kiện cơ bản để nhân dân lao động được tham gia vào quản lý hànhchính nhà nước Ðiểm thú vị về mặt lý luận của nguyên tắc vì vậy chỉ có ý nghĩa khi được

Trang 12

bảo đảm thực hiện trên thực tế Có thể mở rộng, tăng cường quyền của công dân trong hoạtđộng quản lý, nhưng không được phép hạn chế, thu hẹp những gì mà Hiến pháp đã định

2.1.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ

a Cơ sở pháp lý

Ðây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước ta nên việc thựchiện quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo nguyên tắc này Ðiều 6-Hiến pháp 1992quy định :Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và

hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ

b Nội dung nguyên tắc

Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ,vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới

sự lãnh đạo tập trung

¨ Tuy nhiên, đây không phải là sự tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ đối với

những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới, cơ quan địa phương có cơ sở và khả năng thực hiện quyết định của trung ương;

đồng thời, căn cứ trên điều kiện thực tế của mình, có thể chủ động sáng tạo trong việc giảiquyết các vấn đề của địa phương và cơ sở Cả hai yếu tố này vì thế phải có sự phối hợp chặtchẽ, đồng bộ Chúng có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triểntrong quản lý hành chính nhà nước

¨ Tập trung dân chủ thể hiện quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo của cơ

quan quản lý trước cơ quan dân chủ ; phân định chức năng, thẩm quyền giữa cơ quan quản

lý các cấp, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của cấp trên của trung ương và quyền chủ động

của cấp dưới Ngoài ra, đó là hệ thống "song trùng trực thuộc" của nhiều cơ quan quản lý,bảo đảm sự kết hợp tốt nhất sự lãnh đạo tập trung theo ngành với quyền quản lý tổng thể củađịa phương

¨ Có sự phân cấp rành mạch Quyền lực nhà nước không phải được ban phát từ cấp

trên xuống cấp dưới Sự phân quyền cho từng cấp là cần thiết nhưng phải đồng thời được kếthợp với việc xác định vai trò của từng cấp hành chính: trung ương, tỉnh, huyện, xã Từ khi rađời, mỗi cấp đã có "sứ mệnh lịch sử" và vai trò quản lý hành chính nhà nước riêng, đặc thù

Có những chức năng được thực hiện ở cấp dưới lại có hiệu quả hơn cấp trên, hoặc có những

Trang 13

chức năng tất yếu phải được thực hiện ở cấp cơ sở Hương ước làng xã là một ví dụ Hươngước không thể được "lập ra" ở cấp huyện, cấp mà có thể có rất nhiều làng xã với những tậpquán và lối sống khác nhau Từ đó, nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện cụ thể nhưsau:

- Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước

cùng cấp

Ðiều 6-Hiến pháp 1992 quy định : Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua

Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân

Như vậy, Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân

sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra

để thay mặt mình trực tiếp thực hiện những quyền lực đó Ðể thực hiện chức năng quản lýhành chính nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và nó luôn có

sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp

+ Các cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập,thay đổi, bãi bỏ các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp

+ Trong hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo, giám sátcủa cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình với cơquan quyền lực nhà nước cùng cấp

Tất cả sự phụ thuộc này nhằm mục đích bảo đảm cho hoạt động của hệ thống cơ quanhành chính nhà nước, phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động, bảođảm sự tập trung quyền lực vào cơ quan quyền lực-cơ quan do dân bầu và chịu trách nhiệmtrước nhân dân

- Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, của địa phương đối với trung ương

Nhờ có sự phục tùng này cấp trên và trung ương mới tập trung quyền lực nhà nước đểchỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương, nếu không có sự phục tùng sẽxảy ra tình trạng cục bộ địa phương, tùy tiện, vô chính phủ

+ Sự phục tùng ở đây là sự phục tùng mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định củapháp luật

Trang 14

+ Mặt khác, trung ương cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về côngtác tổ chức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lý hành chính nhà nước

+ Phải tạo điều kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo nhằmhoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhằm chủ động thực hiện được "thẩm quyền cấp mình"

Có như thế mới khắc phục tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động sángtạo của địa phương, cấp dưới

- Sự phân cấp quản lý

Là sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy quản lý hành chính nhànước Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương thức cầnthiết để thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình

Phân cấp quản lý là một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ Tuy nhiên, việcphân cấp phải đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Phải xác định quyền quyết định của trung ương đối với những lĩnh vực then chốt,những vấn đề có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa của toàn xãhội, bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước trong phạm vi toàn quốc + Phải mạnh dạn phân quyền cho địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủđộng sáng tạo trong quản lý, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất vàphục vụ đời sống nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó

+ Phải phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý trên cơ sở quy định của pháp luật Hạn chế tìnhtrạng cấp trên gom quá nhiều việc, khi không làm xuể công việc ấy thì giao lại cho cấp dưới.Phân cấp quản lý phải xác định chức năng cơ quan Mỗi loại việc chỉ được thực hiện bởi mộtcấp cơ quan, hoặc một vài cấp cơ quan Cấp trên không phải lúc nào cũng thực hiện đượcmột số chức năng một cách có hiệu quả như cấp dưới

- Sự hướng về cơ sở

Hướng về cơ sở là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sởquản lý tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa xã hộitrực thuộc Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi tạo ra của cải vật chấttrực tiếp phục vụ đời sống nhân dân Vì thế nhà nước cần có các chính sách quản lý thốngnhất và chặt chẽ, cung cấp và giúp đỡ về vật chất nhằm tạo điều kiện để đơn vị cơ sở hoạtđộng có hiệu quả Có như vậy hoạt động của các đơn vị này mới phát triển một cách mạnh

Ngày đăng: 19/03/2015, 21:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w