I. BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC1. Khái niệmBộ máy hành chính nhà nước được thiết lập để thực thi quyền hành pháp (quyền tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước). Hệ thống các cơ quan nhà nước đứng đầu là Chính phủ và thực hiện quyền hành pháp được gọi là bộ máy hành chính nhà nước (hay hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước).Như vậy, bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.2. Đặc điểm của BMHCNNBộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước. Do vậy, bộ máy hành chính nhà nước cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của bộ máy nhà nước, đó là:Một là, bộ máy hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ: bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước; bộ máy hành chính nhà nước nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý.Hai là, mỗi cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước đều hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu, tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước do pháp luật quy định. Đó là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tính quyền lực, được nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, cụ thể: các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật, trong quá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hình thức là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt; được thành lập theo quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh hoặc theo quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên; được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và báo cáo hoạt động trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp; có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhưng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng.
Trang 1I BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1 Khái niệm
Bộ máy hành chính nhà nước được thiết lập để thực thi quyền hành pháp (quyền tổchức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đốingoại của Nhà nước) Hệ thống các cơ quan nhà nước đứng đầu là Chính phủ và thực hiệnquyền hành pháp được gọi là bộ máy hành chính nhà nước (hay hệ thống các cơ quan hànhchính nhà nước)
Như vậy, bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nướcđược thành lập, tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật để thực hiện quyền lựcnhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội
2 Đặc điểm của BMHCNN
Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước Do vậy,
bộ máy hành chính nhà nước cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của bộ máy nhà nước,
đó là:
Một là, bộ máy hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ
chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ Tính quyền lực nhà nước thể hiện ởchỗ: bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước; bộ máy hành chínhnhà nước nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện cácquyền và nghĩa vụ pháp lý
Hai là, mỗi cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước đều hoạt động dựa trên những
quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những mốiquan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
có cơ cấu, tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước do pháp luậtquy định Đó là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tính quyền lực, được nhànước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, cụ thể: các cơ quan hành chínhnhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật, trongquá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hình thức là
Trang 2các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt; được thành lập theo quy định của Hiến pháp,luật, pháp lệnh hoặc theo quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên; được đặtdưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và báo cáo hoạt độngtrước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp; có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệpđiều hành nhưng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng.
Ba là, về mặt thẩm quyền thì các cơ quan hành chính nhà nước được quyền đơn
phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắtbuộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan hành chính nhà nước có quyền áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan hành chínhnhà nước
Ngoài những đặc điểm chung nói trên, bộ máy hành chính nhà nước còn có những đặc
điểm riêng như sau:
Một là, bộ máy hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực
hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đócác cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhấtđịnh Ví dụ: Quốc hội có chức năng chủ yếu trong hoạt động lập pháp; Toà án có chức năngxét xử; Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát Chỉ bộ máy hành chính nhà nướcmới có quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: quản lý nhànước về kinh tế, quản lý nhà nước về văn hoá, quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội,quản lý xã hội, Đó là hệ thống các đơn vị cơ sở như công ty, tổng công ty, nhà máy, xínghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế; trong lĩnh vực giáo dục có trường học; trong lĩnh vực y tế cóbệnh viện
Hai là, bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan chấp hành, điều hành của cơ
quan quyền lực nhà nước Thẩm quyền của bộ máy hành chính nhà nước chỉ giới hạn trongphạm vi hoạt động chấp hành, điều hành Hoạt động chấp hành - điều hành hay còn gọi làhoạt động quản lý hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hànhchính nhà nước Điều đó có nghĩa là cơ quan hành chính nhà nước chỉ tiến hành các hoạtđộng để chấp hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nướctrong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước
Trang 3Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quanquyền lực nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhànước cấp tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó Các cơ quan hành chínhnhà nước có quyền thành lập ra các cơ quan chuyên môn để giúp cho cơ quan hành chínhnhà nước hoàn thành nhiệm vụ.
Ba là, bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ, thống
nhất Bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống cơ quan được thành lập từ trung ươngđến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệthống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thựcthi quyền quản lý hành chính nhà nước Hầu hết các cơ quan hành chính nhà nước đều có hệthống các đơn vị cơ sở trực thuộc Các đơn vị, cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơitrực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội
Bốn là, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục
và tương đối ổn định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống Tất cảcác cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ trựcthuộc trên - dưới, trực thuộc ngang - dọc, quan hệ chéo tạo thành một hệ thống thống nhất
mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ
Năm là, bộ máy hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hình
thức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở Hiến pháp, luật, pháplệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thựchiện các văn bản đó Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra hoạt động của các cơquan hành chính nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình
Tóm lại, bộ máy hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trựcthuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi thẩmquyền của mình thưc hiện hoạt động chấp hành - điều hành và tham gia chủ yếu vào hoạtđộng quản lý nhà nước, có cơ cấu tổ chức và phạm vi theo luật định
Trong quá trình thực thi quyền lực này, các cơ quan hành chính nhà nước được sử dụngquyền lập quy và quyền hành chính theo quy định của pháp luật
- Quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản pháp quy (còn gọi là văn bản dưới luật)như ban hành Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của
Trang 4Bộ trưởng, v.v để cụ thể hoá luật, thực hiện luật nhằm điều chỉnh những quan hệ kinh tế - xãhội thuộc phạm vi quyền hành pháp Dưới góc độ pháp luật, có thể xem đây là sự uỷ quyềncủa lập pháp cho hành pháp để điều hành các hoạt động cụ thể của quyền lực nhà nước.
- Quyền hành chính là quyền tổ chức ra bộ máy cai quản, sắp xếp nhân sự, điều hànhcông việc quốc gia, sử dụng nguồn tài chính và công sản để thực hiện những chính sách củađất nước Đó là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội, đưa pháp luật vàođời sống nhằm giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi ích của công dân, bảo đảm dân sinh
và giải quyết các vấn đề xã hội và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính và công sản để pháttriển đất nước một cách có hiệu quả
II CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BMHCNN
Nguyên tắc được hiểu là những chuẩn mực mà cá nhân, tổ chức phải dựa vào đó trongsuốt quá trình hoạt động hay nói cách khác nó là tiêu chuẩn định hướng hành vi của conngười, tổ chức Để đạt được mục tiêu của mình, Nhà nước cần phải đặt ra những nguyên tắcđịnh hướng chi phối tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hành chính nhànước nói riêng Xét về bản chất, các nguyên tắc hành chính nhà nước phản ánh các quy luậtcủa quản lý nhà nước và hành chính nhà nước, và phù hợp với sự phát triển của xã hội Nguyên tắc hành chính nhà nước là các quy tắc, những tư tưởng chỉ đạo, những tiêuchuẩn hành vi đòi hỏi các chủ thể hành chính nhà nước phải tuân thủ trong tổ chức và hoạtđộng hành chính nhà nước
1 Phù hợp với những yêu cầu của chức năng quyền hành pháp
- TCBM Phù hợp với những yêu cầu của chức năng quản lý vĩ mô của Chính phủ.
- TCBM phải được thiết kế và vận hành trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và chức năng cụthể Đây là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức nền hành chính
2 Sự hoàn chỉnh thống nhất
- Hệ thống hành chính nhà nước, nền hành chính quốc gia là một chỉnh thể thống nhất
- Chỉ có một Chính phủ thực hành quyền quản lý thống nhất nền hành chính nhà nước
và bộ máy tổ chức
3 Phân định rõ thẩm quyền quản lý hợp lý cho các cấp, các bộ phận
Trang 5- Nền hành chính nhà nước là một hệ thống quyền lực phức tạp vừa hòan chỉnh thốngnhất lại vừa phải thực hiện sự phân công quyền lực, phân định nhiệm vụ, quyền hạn, tráchnhiệm và thẩm quyền cho từng cấp, từng bộ phận.
- Phân công là biểu hiện sự tiến bộ của xã hội Phân quyền quản lý cũng là biểu hiệnvăn minh, tiến bộ của xã hội về QLNN
- Thể hiện mặt dân chủ trong nguyên tắc tập trung dân chủ
- Trong hoạt động hành chính, đó là những yếu tố tạo điều kiện cho nhau nên tất cảchúng phải tương xứng với nhau
- Đã có chức năng, nhiệm vụ thì phải có quyền hạn và thẩm quyền nhất định; có thẩmquyền thì phải có trách nhiệm
- Nhiệm vụ > quyền hạn: Không hòan thành nhiệm vụ
- Trách nhiệm < quyền hạn: Dễ lạm quyền
6 Tiết kiệm và hiệu quả
- Hiệu lực và hiệu quả QLHCNN
+ Hiệu lực là mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao so với mục tiêu của tổ chức+ Hiệu quả là tỷ lệ so sánh giữa đầu vào và đầu ra của tổ chức
- Nền hành chính nhà nước có hiệu quả là hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong cácchiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã vạch ra
- Hiệu quả được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau của kinh tế, xã hội
Trang 6- Thước đo hiệu quả của nề hành chính là các quyết định quản lý hành chính nhà nước
đã được ban hành được xã hội, công dân thừa nhận và thực hiện có hiệu quả, kết quả nhiều
mà chi phí thấp, được đánh giá theo các tiêu chí như kịp thời, đúng lúc, đầy đủ và tiết kiệm.+ Tính kinh tế: Chi phí thấp nhất để có các yếu tố đầu vào với số lượng và chất lượngnhất định
+ Tính hiệu quả: Kết quả lớn nhất từ một lượng đầu vào nhất định
+ Tính hiệu lực: Đạt được kết quả cuối cùng như mong muốn
7 Sự tham gia của công dân vào công việc quản lý một cách dân chủ
- Bản chất của nhà nước ta theo điều 2, Hiến pháp 1992: “Nhà nước CHXHCNVN làNhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”
- Dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp (xem p 49, 134 NQ.IX Luật trưng cầu ý dân)
8 Phát huy tối đa tính tích cực của con người
- Con người (nguồn nhân lực) trong mọi tổ chức luôn luôn là yếu tố đảm bảo cho tổchức hoạt động có hiệu quả Do vậy:
+ Động viên sự tham gia và tính tích cực của cán bộ, công chức trong tổ chức, bộ máynhà nước tích cực sẽ đem lại hiệu quả cao
+ Tính tích cực chủ động của cán bộ, công chức làm việc gắn liền với hiệu quả củacông việc trong hoạt động của tổ chức
III TỔ CHỨC BMHC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1 Khái niệm
Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quan nhànước Bộ máy nhà nước Việt nam gồm bốn hệ thống cơ quan chính: cơ quan lập pháp, cơquan hành pháp, cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát Theo Hiến pháp 1992, bộ máy nhànước được phác thảo như sau:
Thông qua bản phác thảo, luật Việt nam đặt vai trò của cơ quan lập pháp rất lớn, khôngchỉ thiết lập ra các hệ thống cơ quan khác mà còn là cơ quan chỉ đạo, giám sát chung Tuynhiên, cơ quan chấp hành của Quốc hội là Chính phủ (cơ quan đứng đầu hệ thống cơ quanhành pháp), cũng có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước và thực thi các vănbản mà Quốc hội ban hành Hệ thống cơ quan đứng đầu là Chính phủ, thực hiện chức nănghành pháp là cơ quan hành chính nhà nước
Trang 7Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nướcđược thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năngquản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
2 Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước
a Ðặc điểm chung
Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước, là một bộ phận cấu thành
bộ máy nhà nước Do vậy, cơ quan hành chính nhà nước cũng mang đầy đủ các đặc điểmchung của các cơ quan nhà nước Cụ thể là:
- Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chổ:
+ Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước;
+ Cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước để hoạt động
- Mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều có một thẩm quyền nhất định, thẩm quyền này
do pháp luật quy định, đó là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tính quyền lực, được nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, cụ thể:
+ Các cơ quan nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện phápluật;
+ Trong quá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiệndưới hình thức là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt;
+ Ðược thành lập theo quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hoặc theo quyết địnhcủa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên;
+ Ðược đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp vàbáo cáo hoạt động trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp;
+ Có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhưng theo nguyên tắc tậptrung dân chủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng
- Về mặt thẩm quyền thì cơ quan hành chính nhà nước được quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan hành chính nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp
Trang 8cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.
b Ðặc điểm đặc thù
- Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiệnhoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơquan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định
- Cơ quan hành chính nhà nước nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của cơquan quyền lực nhà nước:
+ Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạtđộng chấp hành, điều hành Ðiều đó có nghĩa là cơ quan hành chính nhà nước chỉ tiến hànhcác hoạt động để chấp hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lựcnhà nước trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước
+ Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quanquyền lực nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhànước cấp tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó
+ Các cơ quan hành chính nhà nước có quyền thành lập ra các cơ quan chuyên môn đểgiúp cho cơ quan hành chính nhà nước hoàn thành nhiệm vụ
- Cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt và có đốitượng quản lý rộng lớn
+ Ðó là hệ thống các đơn vị cơ sở như công ty, tổng công ty, nhà máy, xí nghiệp thuộclĩnh vực kinh tế; trong lĩnh vực giáo dục có trường học; trong lĩnh vực y tế có bệnh viện + Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục vàtương đối ổn định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách pháp luật vào cuộc sống
+ Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mốiquan hệ trực thuộc trên-dưới, trực thuộc ngang-dọc, quan hệ chéo tạo thành một hệ thốngthống nhất mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ
- Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hình thức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các
Trang 9văn bản đó Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra hoạt động của các cơ quan hànhchính nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình.
- Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất của Luật hành chính.Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trựcthuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi thẩm quyền của mình thưc hiện hoạt động chấp hành - điều hành và tham gia chính yếu vào hoạt động quản lý nhà nước
II PHÂN LOẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1 Phân loại
Việc phân loại các cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành dựa trên những căn
cứ, những tiêu chuẩn khác nhau Có thể căn cứ vào những quy định của pháp luật, trình tự thành lập, địa giới hoạt động, nguyên tắc tổ chức và quản lý công việc Tùy thuộc vào từng loại căn cứ mà ta có các loại cơ quan hành chính nhà nước sau:
a Theo căn cứ pháp ly thành lập, cơ quan hành chính nhà nước ồm 2 loại
Loại 1: Các cơ quan hiến định: là loại cơ quan hành chính nhà nước
+ Do Hiến pháp quy định việc thành lập
+ Ðược thành lập trên cơ sở các đạo luật và văn bản dưới luật
Ðây là các cơ quan hành chính nhà nước mà việc tổ chức, hoạt động của cơ quan này
do hiến pháp quy định bao gồm các cơ quan: Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp Ðây là những cơ quan hành chính nhà nước quan trọng nhất, có vị trí ổn định, tồn tại lâu dài
Loại 2: Các cơ quan luật định: là cơ quan hành chính nhà nước do luật, các văn bản
dưới luật quy định việc thành lập
- Ðây là các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn kể cả ở trung ương và địa phương Bao gồm các tổng cục, các cục, sở, phòng, ban các cơ quan này là cơ quan chuyên môn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung
- Ðược thành lập trên cơ sở Hiến pháp, nhưng có tính năng động hơn, phù hợp với những thay đổi của hoạt động quản lý nhà nước
2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
Trang 10Cơ quan hành chính nhà nước được phân làm cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
- Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương: bao gồm Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Các cơ quan này hoạt động trên phạm vi toàn quốc, văn bản pháp luật do các cơ quan này ban hành có hiệu lực trên phạm vi cả nước và có tính bắt buộc thi hành đối với mọi cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới, với các tổ chức xã hội và mọi công dân
- Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: bao gồm UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã), các sở, phòng, ban Ðây là các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động trên một phạm vi lãnh thổ nhất định, các văn bản pháp luật do các cơ quan này ban hành có hiệu lực trong một phạm vi lãnh thổ nhất định
Tuy có sự phân chia thành cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương nhưng các cơ quan hành chính nhà nước này luôn tạo thành một thể thống nhất, quan hệ chặt chẽ với nhau trên nguyên tắc tập trung dân chủ
Tuy vậy, ở mỗi cấp cơ quan hành chính nhà nước, các tên gọi của những đơn vị hành chính tương đương không giống nhau Ðiều này, một mặt nói lên rằng, tuy cùng cấp nhưng các cơ quan này có những chức năng tương đồng, nhưng cũng có những chức năng riêng biệt, đặc thù Bởi vậy, có sự khác nhau giữa các loại cơ quan hành chính nhà nước ở cùng một cấp (ví dụ: thành phố trực thuộc trung ương có một số chức năng không giống tỉnh)
3 Căn cứ vào phạm vi và tính chất thẩm quyền
Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền thì cơ quan hành chính nhà nước được phân chia thành: Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước
có thẩm quyền chuyên môn
- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung: là cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội,đối với các đối tượng khác nhau như cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân Các cơ quan loại này gồm có Chính phủ và UBND các cấp
- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn: là các cơ quan quản lý
theo ngành hay theo chức năng, hoạt động trong một ngành hay một lĩnh vực nhất định và là
cơ quan giúp việc cho cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung