Khuynh hướng chung đều cho rằng thuật ngữ phân quyền chỉ nên sử dụng để giải nghĩa các mối quan hệ giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, còn phân cấp được sử dụng trong các mối qua
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
CƠ SỞ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH KHU VỰC MIỀN TRUNG
- -
BÀI TIỂU LUẬN
PHÂN CẤP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Giáo viên hướng dẫn : Ts Hoàng Mai
Học viên thực hiện : Hoàng Nam
Huế, tháng 3 năm 2013
Trang 2BÀI TIỂU LUẬN
PHÂN CẤP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Câu 1: Kinh nghiệm phân cấp quản lý nhà nước ở một số nước EU
Trang 3Kinh nghiệm phân cấp quản lý nhà nước ở một số nước EU
I Một số khái niệm
Phân cấp hành chính hay phi tập trung hoá, thực chất là sự chuyển dịch thẩm quyền hành chính ở cấp Trung ương xuống cho chính quyền địa phương Sự phân định của ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là sự phân lập để các quyền hạn chế lẫn nhau, tạo nên sự cân bằng dân chủ trong xã hội
Phân lập quyền lực là một học thuyết mong muốn cho Nhà nước pháp quyền thay thế Nhà nước độc quyền, chuyên quyền và phân cấp là một học thuyết trong việc tổ chức nền hành chính quốc gia
Khuynh hướng chung đều cho rằng thuật ngữ phân quyền chỉ nên sử dụng để giải nghĩa các mối quan hệ giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, còn phân cấp được sử dụng trong các mối quan hệ hành chính giữa trung ương với địa phương Khuynh hướng này được nhiều ý kiến tán đồng và được xem như một ước
lệ khi sử dụng từ ngữ trong phân cấp quản lý hành chính nhà nước
Hiện nay, đã có nhiều cuộc khảo sát về nền hành chính các số nước, tìm hiểu khá kỹ về vấn đề phân quyền ở những nước đó, người ta xem phân quyền là điểm cốt lõi về mối quan hệ giữa trung ương với địa phương Kết quả có được sau các cuộc khảo sát nước ngoài cho phép nhìn nhận cách tổ chức nền hành chính theo các mô hình sau:
- Hành chính tập quyền là một mô hình hành chính tập trung cao độ thẩm quyền vào cấp hành chính trung ương.
Phần lớn công việc hành chính ở địa phương và nhân viên hành chính địa phương đều phụ thuộc vào các cơ quan trung ương, do cấp trung ương điều khiển trực tiếp Mọi hoạt động của cấp chính quyền địa phương do ngân sách chi trả đều được quyết định từ trung ương; các quan chức địa phương được bổ nhiệm, điều động, khen thưởng, đề bạt đều do cơ quan hành chính trung ương quyết định… Nền hành chính tập quyền có ưu điểm nhất định, có khả năng cao trong việc tập trung mọi phương tiện cần thiết thực hiện các chương trình quốc gia, bảo vệ quốc gia, bảo đảm sự thống nhất và an toàn tuyệt đối của quốc gia
Tuy nhiên nó lại không phù hợp với xu thế chung về dân chủ hoá hiện nay, làm chậm trễ giải quyết các vấn đề có tính địa phương Hành chính tập quyền thiếu khả năng bao quát, nhìn nhận đầy đủ các đặc điểm, nhu cầu của địa phương, từng vùng, không khai thác hết khả năng sáng tạo của địa phương Hành chính tập quyền tước
bỏ các quyền của nhân dân địa phương tham gia vào công việc quản lý nhà nước
Trang 4- Hành chính phân quyền là một nền hành chính thực hiện sự tự trị quản lý của chính quyền địa phương dưới sự giám hộ của chính quyền trung ương
Hành chính phân quyền đồng nghĩa với việc phi tập trung hoá, là sự chuyển dịch thẩm quyền hành chính trung ương cho cấp chính quyền địa phương Hành chính phân quyền được thực hiện bằng hai phương pháp: phân quyền theo lãnh thổ
và phân quyền theo ngành chuyên môn
+ Phân quyền theo lãnh thổ là cách phân quyền của chính phủ trung ương cho chính quyền địa phương theo địa giới hành chính
+ Phân quyền theo ngành chuyên môn là cách phân quyền giữa Bộ, Tổng cục với chính quyền địa phương Cách phân quyền này tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng
về mặt kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ của mỗi ngành để thực hiện, không nhất thiết phải dập khuôn theo một công thức cứng nhắc nào
- Hành chính tản quyền
Thực chất của hành chính tản quyền là sự uyển chuyển của hành chính tập quyền nhằm giảm bớt công việc của Chính phủ trung ương đưa về các vùng lãnh thổ Chính phủ trung ương thiết lập nên ở mỗi vùng (có thể là một tỉnh, có thể là liên tỉnh) một thể chế đại diện, có thẩm quyền thay mặt Chính phủ trung ương giải quyết tại chỗ một số công việc của Chính phủ với sự phối hợp cùng chính quyền địa phương Trong mô hình hành chính tản quyền, người đại diện của Chính phủ trung ương giải quyết công việc của cấp này tại chỗ với sự tham gia của chính quyền địa phương, đồng thời người đại diện có thể thay mặt Chính phủ trung ương kiểm tra công việc của chính quyền địa phương
Hành chính tản quyền có ưu điểm là giảm công việc của chính phủ đang bị ứ đọng ở trung ương và trong chừng mực nhất định có tính toán đến các đặc điểm địa phương, lợi ích địa phương khi giải quyết công việc của trung ương Người đại diện Chính phủ trong mô hình hành chính tản quyền là người có khả năng giải quyết tốt các mối quan hệ lợi ích giữa trung ương với địa phương trong một số công việc nhất định
- Hành chính uỷ quyền
Trong một số trường hợp, Chính phủ trung ương có thể uỷ quyền cho chính quyền địa phương thay mặt chính phủ quyết định một việc nào đó Có thể có nhiều hình thức uỷ quyền hành chính Uỷ quyền quyết định về một hay một số việc nhất định trong một thời gian, uỷ quyền lập quy, uỷ quyền phê chuẩn xét duyệt, uỷ quyền về tổ chức bộ máy và nhân sự… Chế độ uỷ quyền phải được thực hiện có thời hạn nhất định, nếu uỷ quyền lâu dài sẽ biến thành phân quyền
Trang 5II So sánh phân cấp quản lý hành chính ở nước ta với một số nước EU về mặt lý thuyết
Từ những khái niệm cơ bản trên, về mặt lý thuyết, chúng ta có được sự so sánh phân cấp quản lý hành chính nước ta với xu thế chung
Nếu đối chiếu quan niệm về hành chính phân quyền ở các nước với chế độ phân cấp quản lý hành chính ở nước ta thì về cơ bản chế độ phân cấp quản lý ở nước ta có nhiều điểm giống và khác
1 Những điểm giống nhau:
- Tạo cho địa phương một thẩm quyền thực sự chủ động để giải quyết một cách
sáng tạo công việc ở địa phương
- Thẩm quyền được giao là tùy thuộc vào đặc điểm của từng địa phương, không giao tràn lan mọi việc để biến cấp này thành một nhà nước địa phương
- Chính quyền địa phương có ngân sách riêng, chủ động, tự quyết định thu chi,
có thể vay tiền bằng nhiều hình thức theo qui định của pháp luật để phát triển địa phương
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động, có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trước toà án
- Có thẩm quyền lập quy
- Có cơ quan quyết nghị và cơ quan chấp hành
- Có thẩm quyền quản lý bộ máy và công chức địa phương
- Phân biệt chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn để phân quyền với những nội dung, mức độ khác nhau
2 Những điểm khác nhau:
- Phân cấp đều thực hiện theo phương pháp cắt khúc, một việc cắt làm bốn đoạn giao cho bốn cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã Còn phân quyền thực hiện theo phương pháp trọn gói: một việc chỉ giao cho một cấp hoặc hai cấp thực hiện
- Phân cấp dàn trải trong tất cả các lĩnh vực, các ngành, coi chính quyền địa phương là một nhà nước quản lý đầy đủ mọi lĩnh vực, mọi ngành Phân quyền chỉ giao cho chính quyền địa phương những việc có tính địa phương, nhưng nếu đã giao là giao hẳn, cho địa phương tự quản, Chính phủ trung ương không can thiệp
mà chỉ giữ quyền giám hộ hành chính
III Phân cấp quản lý ở một số quốc gia EU
Xu thế chung hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều tiến hành cải cách hành chính nhằm làm tăng hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính công Một nền hành chính công đang chuyển dần từ “hành chính cai trị” sang “hành chính phục vụ”,
Trang 6cùng với một xã hội dân sự mạnh mẽ và người dân quyết đoán hơn đã dẫn tới áp lực buộc chính quyền trung ương phải chuyển giao bớt thẩm quyền và các nguồn lực cho cấp dưới Do vậy, phân cấp quản lý hành chính nhà nước là một tất yếu không thể ngăn cản được đối với hầu hết các quốc gia
Cộng đồng Châu Âu (EU) gồm 25 nước thành viên ở Tây, Trung và Đông Âu Nguyên tắc chủ đạo để phân chia nhiệm vụ giữa EU với tư cách là một tổ chức và
25 nước thành viên là “Nguyên tắc của cơ quan cấp dưới” Nguyên tắc này nói rằng chỉ những nhiệm vụ nào mà các nước thành viên vì một lý do nào đó không thể tự thực hiện được mới để lại cho cơ quan cấp trên là trung tâm EU xử lý Chính nguyên tắc này khiến cho nhiệm vụ của EU bị bó hẹp trong phạm vi của các vấn đề như chính sách đối ngoại của EU, bảo vệ môi trường, các quy định về cạnh tranh; trong khi đó phần lớn các nhiệm vụ đều được các nước thành viên tự thực hiện Các nguyên nhân chính để EU áp dụng nguyên tắc này là:
- Tính hiệu quả (các nước tự thực hiện các nhiệm vụ sẽ hiệu quả hơn là thành lập một bộ máy hành chính chuyên biệt để giải quyết các vấn đề đó)
- Tính dân chủ và mối liên hệ với người dân (người ta có thể buộc tội EU vì tính tập trung và khoảng cách giữa người dân của 25 nước và EU là rất xa và người dân ít có cơ hội tác động vào việc ra quyết định của nhà nước thành viên hay tổ chức liên minh)
- Tính hợp pháp bằng cách cho phép các nước thành viên được quyền sở hữu (bằng chịu trách nhiệm) nhiều lĩnh vực, người dân ở các nước sẽ càng cảm thấy ACE chính là họ hơn
1 Phân cấp hành chính ở Pháp
Ngày 02/3/1982 Quốc hội Pháp đã thông qua đạo luật về việc giao bớt quyền cho địa phương, bao gồm quyền quyết sách, quyền quản lý, phát huy vai trò của Hội đồng dân biểu điạ phương, qui định lại quyền của trung ương và địa phương
- Các cơ quan hành chính trung ương của cộng hoà Pháp bao gồm các tổng cục
và các vụ; những cơ quan khác có tên gọi như phái đoàn, cơ quan, đoàn Các cơ quan hành chính trung ương đảm đương những nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu tương lai xã hội: dự báo tình hình diễn biến nhu cầu của xã hội, những nhiệm vụ của Nhà nước và các giải pháp cho chính sách công cộng và tổ chức hành chính
+ Ban hành những văn bản có tính quy phạm quốc gia hay chuẩn bị những dự thảo luật hỗ trợ cho các chính sách công cộng
Trang 7+ Lãnh đạo và thúc đẩy hoạt động của các cơ quan tản quyền và những cơ quan điều hành của Nhà nước: ấn định những mục tiêu, kết quả dự kiến và trợ cấp những phương tiện về người, tài chính và vật chất
+ Kiểm tra và giám hộ hành chính: kiểm tra sự hoạt động bình thường của các
cơ quan tản quyền và các cơ quan điều hành của Nhà nước
+ Đánh giá: đánh giá hiệu quả của các chính sách công cộng và những sửa đổi cần thiết
- Các cơ quan có thẩm quyền chung quản lý các đối tượng trong phạm vi cả nước như: cơ quan quản lý lý lịch tư pháp, các bảo tàng quốc gia khác nhau, cơ quan đấu tranh chống nhập cư bất hợp pháp, cơ quan xây dựng các công trình văn hoá, cơ quan quản lý việc làm tại các cơ sở giam giữ và cải tạo, những cơ quan nghiên cứu về giao thông Các cơ quan này sẽ đảm nhiệm những hoạt động sản xuất hàng hoá và cung cấp các dịch vụ, quản lý hay nghiên cứu cũng như các nhiệm vụ khác mang tính chất tác chiến tại các bộ khác nhau trên phạm vi toàn quốc Các cơ quan này có thể độc lập trong quản lý và ký kết hợp đồng với những
cơ quan hành chính trung ương
- Các cơ quan tản quyền của Nhà nước: phần lớn các cơ quan này được tổ chức
ở cấp tỉnh và vùng Tuy nhiên cũng có một số được tổ chức dưới hình thức liên tỉnh hoặc liên vùng Các cơ quan này được đặt dưới quyền của tỉnh trưởng, vùng trưởng Đứng đầu các cơ quan này là những công chức cấp cao do Chính phủ bổ nhiệm, họ là đại diện của các bộ trưởng và chịu sự lãnh đạo của tất cả các bộ trưởng thuộc các lĩnh vực khác nhau Các vùng trưởng, tỉnh trưởng thuộc Bộ Nội
vụ quản lý, nhưng mặt khác, họ đại diện cho tất cả các bộ ở địa phương, vì vậy mỗi
bộ trưởng đều có thể ra lệnh cho họ vì họ là cấp dưới của các bộ trưởng Các vùng trưởng và tỉnh trưởng lại là cấp trên của các giám đốc các cơ quan tản quyền, mặc
dù họ không phải là người có quyền bổ nhiệm hay bãi miễn các giám đốc Theo qui định, khi bộ trưởng bổ nhiệm một giám đốc thì phải có sự đồng ý của tỉnh trưởng, vùng trưởng Các cơ quan tản quyền này chiếm khoảng 95% biên chế của công vụ nhà nước
Đặc biệt ở Pháp, các cộng đồng dân cư không có sự phân cấp quyền lực theo thứ bậc: cấp vùng không có quyền đối với cấp công xã, mà do Trung ương quy định thẩm quyền cho từng cấp
2 Phân cấp quản lý nhà nước ở Đức
Trang 8Quản lý nhà nước ở Cộng hoà Liên bang Đức được chia thành các cấp độ khác nhau từ liên bang đến cấp cơ sở và mỗi cấp có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn không giống nhau
- Cơ quan hành chính cấp bang Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính cấp bang ở
Cộng hoà Liên bang Đức là công việc của bang Các bang có chủ quyền về tổ chức, có nghĩa là tự quy định việc thành lập các cơ quan hành chính và thủ tục hành chính, nếu như đạo luật Liên bang không có quy định khác; do đó, các quy định này là không giống nhau giữa các bang Về nguyên tắc, các bang có mô hình hành chính ba cấp: cơ quan cấp cao, cơ quan cấp trung và cơ quan cấp thấp
- Cơ quan hành chính bang cao nhất là tất cả các cơ quan hành chính bang mà
không trực thuộc một cơ quan hành chính nào khác trong bang, đó là Chính phủ bang, do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đứng đầu và các Bộ trưởng của bang Cũng như Liên bang, các bang cũng có các cơ quan hành chính cấp cao nhất có thẩm quyền đối với toàn bang, ví dụ: Cục Thống kê bang, Cục Bảo vệ Hiến pháp bang, Cục Hình sự bang Các bang có toàn quyền đối với các lĩnh vực giáo dục, cảnh sát, quản lý địa phương, văn hoá, bảo vệ môi trường và chịu trách nhiệm hành chính đối với luật pháp Liên bang thông qua các cơ quan công vụ của mình Bộ Nội vụ bang chịu trách nhiệm về lĩnh vực công vụ và quản lý công chức của Bang
- Các cơ quan hành chính cấp trung của Bang (cơ quan hành chính khu vực)
chỉ là đại diện hành chính của Chính phủ bang đặt tại các khu vực lãnh thổ với chức năng chính là kiểm tra, giám sát (nhà nước) việc thực thi luật pháp và các quyết định của Chính phủ Bang của chính quyền địa phương cấp thấp trên địa bàn Đứng đầu cơ quan hành chính khu vực là Chủ tịch Giúp việc cho Chủ tịch có Phó Chủ tịch và một Thư ký Các cơ quan tham mưu gồm có các vụ Dưới các vụ có tổ chức các phòng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể Mỗi phòng có trưởng phòng và chuyên viên phụ trách, chuyên viên xử lý và các thành viên khác
- Các cơ quan hành chính cấp thấp được đặt trực thuộc trực tiếp trong một cơ
quan cấp cao hoặc cấp trung của Bang Phần lớn các cơ quan hành chính cấp thấp đặc thù của bang (như các phòng xây dựng nhà nước, phòng giám sát kinh doanh nhà nước ) được đặt trực thuộc cơ quan hành chính khu vực Cơ quan hành chính cấp thấp quan trọng nhất là các xã và liên xã Xã và liên xã đảm trách duy nhất nền hành chính công trong phạm vi lãnh thổ của mình Cơ quan hành chính khu vực chịu trách nhiệm giám sát chung đối với xã và liên xã
- Cơ quan hành chính địa phương chính là cấp cơ sở (xã, thành phố) tuỳ theo
tình hình đặc điểm riêng một số bang có hình thành tổ chức cấp tỉnh và huyện,
Trang 9song đó không phải là một cấp chính quyền (không có Hội đồng nhân dân và có
Œỷ ban hành chính, không có ngân sách độc lập) Vai trò của tỉnh, huyện chủ yếu mang tính chất hành chính Chính quyền cấp xã gồm có Hội đồng nhân dân và thị trưởng hoặc đều do nhân dân bầu ra (như ở bang Bayern) hoặc Hội đồng nhân dân bầu ra Thị trưởng, xã trưởng và giám đốc hành chính (như ở bang Wesfalen) Xã, thành phố ở Đức có tính tự trị cao, tức là được quyền tự quyết định các vấn đề trong khuôn khổ luật pháp của Bang và Liên bang Xã có quyền tự quyết định việc lựa chọn cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan của xã, nhìn chung số lượng các cơ quan chuyên môn ít - và tuỳ thuộc vào số dân của đơn vị hành chính xã cũng được quyền tự quyết định số lượng công chức làm việc trong bộ máy của mình
3 Phân cấp quản lý nhà nước ở Anh
Trong công cuộc cải cách hành chính và dịch vụ công ở Vương quốc ánh thời gian qua đã quan tâm thực hiện các nguyên tắc phân cấp, phân quyền và uỷ quyền
để nâng cao tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, nhất là cơ quan trực tiếp tiếp xúc với dân và chính quyền địa phương cung cấp dịch vụ công Việc phân cấp thẩm quyền trách nhiệm giữa trung ương và địa phương rất rõ ràng, rành mạch cung cấp dịch vụ công phải do chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhiệm, nhất là 5 lĩnh vực cấp bách là y tế, giáo dục, giao thông, cảnh sát và xin tị nạn Theo qui định của pháp luật, giữa trung ương và địa phương có sự phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm rất rõ ràng, rành mạch Các cơ quan hành chính ở trung ương có Nội các và các Bộ Cơ quan Bộ giúp chính phủ hoạch định chính sách và các qui định pháp luật khác Để thực thi chính sách có hiệu quả, ở trung ương thành lập các cơ quan thừa hành (hiện có 127 cơ quan thừa hành) Các cơ quan này tiến hành dịch vụ công cho hệ thống hành chính
và tổ chức công dân trong phạm vi được giao, đồng thời thanh tra việc chấp hành pháp luật Ví dụ quản lý đào tạo đại học và cao đẳng ở ánh là do trung ương quản
lý, còn dịch vụ y tế do trung ương thực hiện hoàn toàn v.v Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về giáo dục phổ trhông, an ninh xã hội, nhà ở, giao thông, vệ sinh công cộng, vận tải công cộng, cảnh sát Chính quyền địa phương được quyền thu thuế và phí do dân chúng trên địa bàn đóng góp, nếu còn thiếu thì
sẽ có trợ cấp từ trung ương Có những lĩnh vực cả trung ương và địa phương cùng quản lý như dịch vụ môi trường Chính phủ tập trung đề ra chiến lược, chính sách, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và phân bổ ngân sách, thực hiện kiểm toán các hoạt động dịch vụ công
4 Phân cấp ở Đan Mạch
Trang 10Hệ thống hành chính ở Đan mạch được chia thành 2 cấp là hành chính Trung ương và hành chính địa phương Hành chính địa phương có 2 loại hình là hành chính vùng và hành chính cơ sở(cơ sở không phải là cấp dưới của vùng) Phân cấp hành chính ở Đan mạch được thực hiện khá triệt để theo hướng tự quản của chính quyền địa phương, trong đó có sự phân công nhiệm vụ giữa tổ chức chính trị và hành chính Các cơ quan hành chính được thiết kế để thực hiện trách nhiệm và những lĩnh vực cung cấp dịch vụ của chính quyền địa phương, Thị trưởng giám sát việc thực thi quyết định của Hội đồng
Đan Mạch đã cải cách và củng cố hệ thống chính quyền đại phương từ những năm 1960 với mục tiêu phân cấp phân lớn nhiệm vụ của khu vực công cho chính quyền địa phương (chính quyền thành phố tự trị - cấp thấp nhất và tỉnh - cấp khu vực) Từ đó rất nhiều công việc trong lĩnh vực công đã được chuyển giao dần cho chính quyền thành phố (hoặc tỉnh) và đã có tới 65% lượng công việc đã thuộc về trách nhiệm của chính quyền thành phố và tỉnh
Các nguyên tắc cơ bản phân chia nhiệm vụ của khu vực công tại Đan Mạch: sự gần gũi; tính dân chủ; tính hiệu quả; tính đa dạng; mức độ phức tạp; địa bàn thực hiện công việc; tính chất nhiệm vụ Việc quyết định phân chia nhiệm vụ công chính là việc xác định cơ quan nào là người có thể thực thi nhiệm vụ đó một cách tốt nhất dựa trên 7 nguyên tắc ở trên, đồng thời đảm bảo rằng các cơ quan lựa chọn được cung cấp đầy đủ điều kiện, phương tiện để thực thi nhiệm vụ (quyền lực/năng lực, tài chính và nhân lực)
IV Những thách thức trong quản lý hành chính ở một số nước EU
Nhìn chung, vấn đề chung nổi lên trong các cuộc cải cách hành chính của EU
là việc đưa ra các động cơ khuyến khích đúng đắn và làm cho phù hợp hơn với thực tiễn quản lý Những khó khăn gặp phải trong quá trình này là việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cấp chính quyền sau khi phân cấp, nhất là đánh giá năng suất lao động của các cá nhân đối với các sản phẩm phi thị trường Việc đánh giá là quan trọng bởi vì nó có thể tạo ra sự lựa chọn thay thế đối với cơ chế kiểm soá truyền thống trong bối cảnh phân cấp quản lý: nếu một tổ chức thường xuyên tự đánh giá chính mình, thì việc kiểm soát không còn là ngoại lệ nữa và không mang tính chất điều tra thẩm vấn Các khó khăn phát sinh vì một số lý do như: tính phức tạp của các thông tin được phân tích, vấn đề thời gian giữa việc đánh giá đó và định chu kỳ ngân sách, việc tập trung vào vấn đề giảm chi tiêu - tất
cả những lý do đó làm hạnh chế tần suất và chất lượng của việc đánh giá