1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tình hình phân cấp quản lí

12 346 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 517 KB

Nội dung

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH  TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÂN CẤP QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC TRÊN LĨNH VỰC MÀ ANH CHỊ ĐANG THAM GIA QUẢN LÍ Học viên: Trần Thị Xuân Hương Lớp Cao học Hành chính công 16M Huế, năm 2013 Quản lý nhà nước là một lĩnh vực quản lý đặt biệt. Đó là loại quản lý gắn liền trực tiếp với hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy quyền lực nhà nước gắn liền với việc sử dụng quyền lực nhà nước- một loại quyền lực đặc biệt, khác hẳn với các loại quyền lực khác. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến tận cơ sở. Bộ máy hành chính vận hành theo nhiều mô hình và phương thức khác nhau, trong đó mô hình phân cấp và phối hợp giữa các bộ phận cấu thành bộ máy hành chính được coi như là mô hình cơ bản. Mỗi cơ quan, tổ chức được xác định một cách cụ thể, rõ ràng , không chồng chéo nhiệm vị phải thực hiện nhằm bảo đảm pháp luật có hiệu lực. Đồng thời để thực thi nhiệm vụ một cách tốt nhất, phải trao cho các cơ quan đó quyền và nguồn lực nhất định. Trao quyền cho họ và đòi hỏi họ phải chịu trách nhiệm vụ được giao. Trước khi đi sâu vào đánh giá phân cấp tại đơn vị đang công tác thì vấn đề phân cấp ở Việt Nam hiện nay như sau: Thuật ngũ - phân quyền không được sử dụng chính thức trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà dùng phố biển thuật ngữ phân cấp. Quan điếm về phân cấp ở nước ta trước hết được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Hội nghị Trung ương 8 khóa VII đã khẳng định: “Chính phủ và cơ quan hành chỉnh các cấp tập trung quản lý vĩ mô ”. Xác định rành mạch cụ thê trách nhiệm và thâm quyên quản lý của Bộ và chỉnh quyền địa phương phù họp với tỉnh chât, đặc điếm của từng ngành, từng lĩnh vực ”. Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII tiếp tục khăng định: “Chính phủ và bộ máy hành chỉnh nhà nước thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh và đổi ngoại theo đúng chức năng phù hợp với cơ chế mới”; “phân định trách nhiệm, tham quyền giữa các cấp chỉnh quyền theo hướng phân cấp rõ hơn cho địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thô”. Quan điểm về phân cấp lại tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X và XI, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 đến 2010, nhiều văn bản Luật, pháp lệnh, nghị định đã thể chế hóa quan điểm phân cấp thông qua việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền. 1 Theo tinh thần, nội dung các văn bản nói trên về phân cấp quản lý và phân tích sự điều chỉnh của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp, các Luật về tố chức bộ máy nhà nước và một số Luật chuyên ngành có thể nhận thấy trong đó đều chứa đựng sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp của quản lý nhà nước, từ đó có thế nhận thấy: Phân cấp thực chất là việc phân công chức năng, phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp hành chỉnh. Nhìn từ chế độ quản lý thì bản chất của phân cấp là việc cấp trên chuyến giao những nhiệm vụ, quyền hạn do mình nam giữ cho cấp cỉuứi thực hiện một cách thường xuyên, liên tục bang phương thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoặc bang cách chuyên cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thê bang các quyết định hành chỉnh. Với cách hiểu như vậy, thì bản chất của phân cấp là phân quyền theo chiều dọc tương ứng với quan niệm về phân quyền ở các nước. Nội dung của phân cấp là trao cho mỗi cấp chính quyền, mỗi khâu trong bộ máy những nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết những công việc nhất định. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước thế hiện qua các quyền và trách nhiệm: - Quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, hoặc quyền cung ứng các dịch vụ hành chính công, dịch vụ công trong các lĩnh vực, quy mô nhất định theo nguyên tắc các công việc được trao “trọn gói” cho từng cấp quản lý, có nghĩa việc của cấp này sẽ không thuộc quyền của cấp khác. Tuy vậy, trong một số trường hợp thì công việc của cấp này đồng thời cũng là công việc chung của cấp khác. - Quyền về ngân sách, tài chính độc lập với cấp khác để thực hiện các quyền, trách nhiệm được trao. - Quyền về tổ chức, nhân sự đổ đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc quản lý hoặc cung ứng các dịch vụ hành chính công, dịch vụ công. Như vậy, phân cấp ở nước ta thực chất là trao cho từng cấp hành chính - lãnh thố những quyền tự quyết định, tự quản lý những công việc cụ thể nhất định trên các lĩnh vực. Các cấp chính quyền có những nhiệm vụ, quyền hạn, 2 trách nhiệm và nguồn lực của mình tuỳ theo khả năng thực tế của địa phương để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Nhiệm vụ, quyền hạn tự quyết đó được thực hiện thông qua các pháp nhân công quyền là: Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân. Nhưng hoạt động của chính quyền địa phương đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của chính quyền trung ương, hoạt động của chính quyền cấp dưới chịu sự kiểm tra, giám sát của chính quyền cấp trên. Vấn đề phân quyền và phân cấp không phải là vấn đề hoàn toàn mới lạ ở nước ta cả về lý luận nhận thức và thực tiễn, đã có nhiều hội thảo, diễn đàn khoa học bàn luận về vấn đề này. về thực tiễn nhìn một cách khách quan việc phân cấp trong quản lý đối với các ngành, lĩnh vực ở nước ta cũng đã được tiến hành với những mức độ khác nhau, trên những lĩnh vực nhất định ngay từ những năm tháng chiến tranh và trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nhưng chủ yếu là quản lý, điều hành đất nước theo nguyên tắc tập trung. Ngày nay trước những yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phân cấp trong quản lý nhà nước lại được đặt ra và hướng tới mục tiêu: - Phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sở phân định rõ, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mồi cấp trong bộ máy chính quyền Nhà nước; - Bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của Chính phủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước phục vụ tốt hon nhu cầu và lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương. Phân cấp trong quản lý nhà nước dựa trên cơ sở những quan điểm, nguyên tắc: - Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối họp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quan điểm này một mặt thể hiện sự thống nhất quyền lực nhà nước ở khía cạnh chính trị, xã hội của vấn đề, đồng thời thế hiện khía cạnh phân 3 quyền theo chiều ngang (lập pháp, hành pháp và tư pháp), sự phân cấp (phân quyền theo chiều dọc giữa các cấp chính quyền). Việc thực hiện nguyên tắc này nhằm bảo đảm quản lý thống nhất của Chính phủ về thế chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, thanh tra, kiếm tra, đồng thời phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. - Tuân thủ nguyên tắc kết họp quản lý theo lãnh thổ và quản lý theo ngành, trong quản lý ngày này yếu tố lãnh thổ phải được tôn trọng, đề cao hơn yếu tố ngành, điều đó đòi hổi phải phân định rõ những nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang bộ với nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp tỉnh đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thô. - Bảo đảm hiệu quả của quản lý nhà nước. Hiệu quả cua quản lý nhà nước là hiệu quả tổng hợp - hiệu quả kinh tế - xã hội. Do đó, trong phân cấp phải tôn trọng nguyên tắc này, điều này đòi hỏi cần phải phân cấp theo quan lý việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tố chức và nhân dân thì giao cho cấp đó thực hiện, phân cấp phải rõ việc, rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm, gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp. - Phân cấp phải phù họp với trình độ phát triến kinh tể - xã hội trong từng giai đoạn, đặc thù của ngành, lĩnh vực, điều kiện và khả năng phát triên của từng khu vực, vùng lãnh thô, đơn vị hành chính - lãnh thổ, với đô thị, nông thôn, với xu thế mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế. - Phải bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, tổ chức nhân sự và các điều kiện cần thiết khác, phải đồng bộ, ăn khớp giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan. - Bảo đảm đầy đủ quyền, các phương tiện để thực hiện phân cấp và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp trong việc quyết định, thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đồng thời phát huy quyền 4 làm chủ của nhân dân tham gia quyết định các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tham gia quản lý nhà nước. - Phân cấp phải được thực hiện trên cơ sở một hệ thống thế chế, văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, thống nhất, gắn với đổi mới cơ chế và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền, của các đơn vị cơ sở. Đối với những vấn đề đã phân cấp, chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, các bộ ngành trung ương có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn và kiếm tra, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc trái với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thì xử lý theo thấm quyền hoặc báo cáo với Thủ tướng Chính phủ xem xét. Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2004 về tiếp tục đấy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh đã được ban hành, trong đó có nhận xét: Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực, cụ thể để đổi mới phân cấp giữa trung ương và địa phương. Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp đã được tăng thêm thấm quyền, trách nhiệm trong việc quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triến kinh tế- xã hội của địa phương, quyết định dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, phân bổ và điều hành ngân sách địa phương, quản lý đất đai, tài nguyên, doanh nghiệp, quản lý các hoạt động sự nghiệp và quyết định một số vấn đề về tố chức bộ máy, cán bộ, công chức. Những kết quả đạt được về phân cấp những năm vừa qua đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương, khai thác các nguồn lực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của tố chức và lợi ích của nhân dân. Với công tác hiện nay tại bệnh viện TW Huế tôi xin đánh giá tình hình phân cấp quản lí nhà nước trên lĩnh vực y tế như sau: 1.Tình hình phân cấp trong hoạt động cung cấp dịch vị y tế, chăm sóc sức khỏe 5 Hoạt động cung cấp dịch vụ y tế theo hướng phân cấp đã chỉ ra nhiều tiềm năng để hoàn thiện chất lượng dịch vụ được cung cấp. Tuy nhiên, một số vấn đề liên quan đến việc chuyển giao hoạt động cung cấp dịch vụ này cho các chủ thể không phải nhà nước gặp khó khăn cả trong nhận thức về phương pháp luận và thực tiễn. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, phân cấp trong hoạt động cung cấp dịch vụ y tế có thể tạo ra nhiều cơ hội để hoàn thiện việc cung cấp dịch vụ này. Những ưu điểm khi phân cấp hoạt động cung cấp dịch vụ y tế đó là : - Dịch vụ chăm sóc sức khỏe hợp lý và phù hợp với nhu cầu của địa phương. - Hoàn thiện các chương trình sức khỏe. - Giảm sự trùng lặp trong hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, do đó những nhóm công dân đặc biệt có thể có sự lựa chọn tốt hơn. - Giảm chi phí do sắp xếp lại hợp lý các chương trình mục tiêu. - Tham gia và hỗ trợ tài chính của cộng đồng. - Lồng ghép tốt hơn hoạt động của các thực thể công và tư. - Hoàn thiện phối hợp liên ngành. Phân cấp hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nhằm hướng đến bình đẳng, hiệu quả, trách nhiệm và chất lượng của các loại dịch vụ được cung cấp. Nhưng tất cả các kỳ vọng trên đạt được tùy thuộc vào việc thiết kế một khuôn khổ thể chế và chính sách cần thiết cho phân cấp. Bước đầu tiên để bảo đảm phân cấp hoạt động cung cấp dịch vụ y tế có hiệu quả là thiết kể khuôn khổ phân công trách nhiệm một cách cơ bản, rõ ràng giữa các chủ thể có liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe. Theo kinh nghiệm của một số nước, phân chia nhiệm vụ giữa các chủ thể khác nhau là rất cần thiết. Phân công nhiệm vụ, quyền hạn cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe giữa các cơ quan có liên quan trong hệ thống cung cấp dịch vụ cũng như chuyển giao một số dịch vụ y tế cho khu vực bên ngoài nhà nước luôn có tính hai mặt : Một mặt, trao cho chính quyền địa phương các cấp quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức, loại hình dịch vụ y tế phù hợp với địa phương nhưng phải biết kết hợp với các mục tiêu y tế chung của quốc gia. Điều đó có nghĩa một số 6 loại hoạt động cung cấp dịch vụ mang tính bắt buộc ( theo tieu chuẩn quốc gia), đồng thời chính quyền địa phương được trao quyền lựa chon các hình thức cung cấp riêng của địa phương. Phân cấp cung cấp dịch vụ y tể Chức năng Bố trí, sắp xếp Trung ương Địa phương Thiết kế chương trình Cung cấp thông tin và các tham số đối với các chương trình quốc gia ưu tiên vượt ra ngoài khu vực địa phương : kế hoạch hóa gia đình; tiêm chủng mở rộng. Chi tiết hóa hoạt động cung cấp dịch vụ. Tài chính Chuyển giao nguồn tài chính để bảo đảm chính quyền địa phương có đủ năng lực để thực hiện các trách nhiệm được chuyển giao; xác định định mức chi tiêu về duy tu, bảo dưỡng cũng như đào tạo nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ Xác định phí đối với người sử dụng dịch vụ, xác định kế hoạch chi tiêu theo tiêu chuẩn của Trung ương Mặc khác, lợi ích của phân cấp hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn kéo theo những điều hạn chế đó là: - Sự thiếu ổn định nguồn nhân lực y tế ở địa phương có thể làm cho các chính sách y tế không được thực hiện thống nhất - Sự thiếu ủng hộ của một số nhóm lợi ích (tôn giáo…) đối với chính sách y tế về y tế , đặc biệt các chính sách liên quan đến kế hoạch hóa gia đình. Một trong những khó khăn của phân cấp hoạt động dịch vụ y tế là đội ngũ cán bộ y tế cơ sở với các chính sách cần thiết để phát triển đội ngũ này. Nhiều nước trong đó có Việt Nam không thu hút được cán bộ y tế về các tuyến cơ sở, 7 vùng sâu vùng xa. Phân cấp chỉ được đề cập đến như là mô hình trên lý thuyết, thực tế vẫn hình thành mang tính tập trung hoạt động cung cấp dịch vụ y tế ở những thành thành phố bệnh viện lớn. Mức độ tập trung tự bản thân nó đẻ ra ngày càng có tính gia tăng do nhu cầu đòi hỏi chung của xã hội. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác cung cấp dịch vụ y tể đóng vai trò quan trong và không thể bỏ qua cả ở cấp địa phương và trung ương. Chuyển giao hoạt động cung cấp dịch vụ y tế cũng đồng nghĩa với việc xem xét năng lực thực thi.Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như kế hoạch hóa gia đình là một ví dụ. Đội ngũ cán bộ y tế địa phương không đủ cả về số lượng, năng lực về chuyên môn, khả năng tiếp cận y học và công nghệ hiện đại.Chính điiều đó đã làm cho người có nhu cầu phải bỏ qua địa phương để đến với trung ương. Ngay ở bệnh viện TW Huế ngày năm có khoảng 85.000 lượt bệnh nhân vào điều trị nhưng con số vượt tuyến chiếm hơn 60% tổng số bệnh nhân nhập viện. Ngoài ra phải kể đến vấn đề tiền lương và điều kiện làm việc cần được hỗ trợ để có thể phát huy khả năng phát triển về lĩnh vực y tế trong quá trình phân cấp giữa tuyến trung ương và địa phương. Ở nước ta do nguồn tài chính và cơ chế cung cấp tài chính cho các hoạt động cung cấp dịch vụ y tế không được thiết lập đầy đủ, rõ ràng làm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ y tế được phân cấp không thực hiện được. Nhiều nội dung liên quan đến phân cấp hoạt động cung cấp dịch vụ y tế gắn liền với những nội dung phân cấp tài chính. Nếu thiếu cơ chế phối hợp giữa phân cấp tài chính tức là trao quyền tự chủ về hoạt động – chi liên quan đến cung cấp dịch vụ y tế và phân cấp hoạt động cung cấp dịch vụ y tế thì các hoạt động cung cấp dịch vụ y tế không thực hiện như quy định hoặc chất lượng cung cấp thấp do thiếu ngân sách. Hiện nay, một số nước thực hiện việc phân cấp hoạt động cung cấp dịch vụ y tế giữa Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương theo một số dạng sau : - Các chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe do Chính phủ trung ương hoặc chính quyến địa phương cấp cao đảm nhận; - Phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe ban đầu là trách nhiệm của chính quyền địa phương; 8 - Các loại chuyên khoa, bệnh viện chuyên khoa do Chính phủ, chính quyền địa phương vùng chịu trách nhiệm; - Mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân trong chăm sóc y tế xã hội hóa hoạt động cung cấp dịch vụ y tế; - Tài chính cho hoạt động y tế gồm: ngân sách của nhà nước và phí do người sử dụng; Bệnh viên TW Huế là bệnh viện tuyến trung ương việc phân cấp trong quản lí vẫn theo thông tư số 13/BYT/TT ngày 18-4-1983 về việc phân công phân cấp công tác quản lý tổ chức và cán bộ trong ngành y tế do Bộ Y Tế ban hành thông tư này nhằm hướng dẫn các đơn vị y tế trực thuộc Bộ thực hiện tốt công tác phân công, phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ trong toàn ngành để đạt được các mục đích sau đây: - Làm cho công tác tổ chức, cán bộ bám sát với nhiệm vụ chính trị và phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị; - Bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất và thể hiện được tính tập thể dân chủ trong công tác quản lý. - Mở rộng nhiệm vụ, quyền hạn quản lý cho các cơ sở nhằm phát huy tính chủ động của các cấp, chống tập trung quan liêu, chống bảo thủ trì trệ, chống buông lỏng quản lý. - Bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong công tác quản lý tổ chức và cán bộ. Việc phân cấp trong công tác quản lý tổ chức và cán bộ được thể hiện ở các nội dung sau: 1. Bộ thực hiện chức năng quản lý toàn ngành kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng và phát huy quyền chủ động của các ngành, các địa phương, Bộ không trực tiếp giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của các ngành và Uỷ ban nhân dân các địa phương, song những quyết định của các ngành, các địa phương không được trái với các chính sách, chế dộ của Đảng, Nhà nước và các quy định của Bộ đã ban hành. 9 [...]... để Bộ nghiên cứu 5 Việc phân công, phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ phải căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đã được Hội đồng bộ trưởng quy định, đồng thời căn cứ vào đặc điểm của ngành mà quy định cho phù hợp Theo tôi để tiếp tục đối mới trong phân cấp và thực hiện phân cấp có hiệu quả hơn cần phải: - Đổi mới nhận thức về phân cấp - Tiếp tục hoàn thiên thê chế về phân cấp - Tiếp tục cải cách thủ... nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước - Nâng cao hiệu quả của phân cấp trong quản lý nhà nước Phân cấp là một quá trình phức tạp, chứa đựng những mâu thuẫn thống 10 nhất của quá trình phát triến, vừa thế hiện, phản ánh quá trình phát triển dân chủ xã hội, nhưng đồng thời trong bản thân nó cũng chứa đựng tâm lý cục bộ địa phương, cục bộ ngành có thể làm phá vỡ sự quản lý thống nhất của Chính... thể làm phá vỡ sự quản lý thống nhất của Chính phủ, chính quyền Song song với với các lĩnh vực khác ngành y tế cũng đang có nhiều thay đổi để khắc phục những điểm yếu trong quá trình phân cấp để có thể phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước 11 ... hiện chức năng quản lý trong toàn ngành bao gồm các tổ chức y tế trung ương, các tổ chức thuộc các ngành khác, các địa phương (y tế dân lập) và các tổ chức hành nghề của lương y Bộ nghiên cứu xây dựng và hướng dẫn thực hiện cơ cấu tổ chức thống nhất trong từng hệ thống của ngành, nhằm bảo đảm tính thống nhất của tổ chức ngành, đồng thời tạo điều kiện để các tổ chức có thể vận dụng những hình thức sao . Huế tôi xin đánh giá tình hình phân cấp quản lí nhà nước trên lĩnh vực y tế như sau: 1 .Tình hình phân cấp trong hoạt động cung cấp dịch vị y tế, chăm sóc sức khỏe 5 Hoạt động cung cấp dịch vụ. CHÍNH  TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÂN CẤP QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC TRÊN LĨNH VỰC MÀ ANH CHỊ ĐANG THAM GIA QUẢN LÍ Học viên: Trần Thị Xuân Hương Lớp Cao học Hành chính công 16M Huế, năm 2013 Quản lý. đựng sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp của quản lý nhà nước, từ đó có thế nhận thấy: Phân cấp thực chất là việc phân công chức năng, phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp hành

Ngày đăng: 07/02/2015, 21:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w