đánh giá tình hình phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế hiện nay

11 1.1K 3
đánh giá tình hình phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn A. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, khi công cuộc đổi mới của nước ta đang bước vào giai đoạn khẩn trương, toàn diện cùng với các chính sách phát triển kinh tế. Đảng và Nhà nước đã ban hành một hệ thống chính sách cải cách hành chính hướng vào phục vụ lợi ích và phát triển toàn diện con người. Cải cách hành chính hiện là chính sách lớn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm chỉ đạo thực hiện. “ Cải cách hành chính ” được đánh giá là khâu đột phá để đưa đất nước tiến nhanh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong công cuộc đổi mới vừa qua, cùng với những thành tựu mà đất nước đã đạt được, quản lý hành chính cũng từng bước được đổi mới và phát triển. Để phù hợp với xu thế phát triển, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc phân cấp quản lý hành chính nhà nước là một trong những bước hữu hiệu nhằm thúc đẩy quá trình cải cách hành chính mang lại hiệu quả thiết thực. Lĩnh vực thuế là một quan hệ tài chính có phạm vi rộng, có nhiều mối quan hệ phát sinh, tác động trực tiếp tới các chủ thể trong nền kinh tế; dưới góc độ là hoạt động tạo nguồn của nhà nước nguồn thu thuế nhằm đảm bảo nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, đảm bảo trật tự xã hội, an ninh quốc phòng. Lĩnh vực thuế phản ánh sự biến động và xu hướng của các hoạt động kinh tế, quá trình vận hành của nền kinh tế, giúp phát hiện những mất cân đối và các vấn đề nảy sinh của nền kinh tế để có biện pháp điều chỉnh và giải quyết phù hợp, kịp thời. Trong quản lý nhà nước cơ quan thuế có cơ cấu tổ chức bộ máy theo hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương, hoạt động độc lập với các ngành khác. Việc phân cấp trong hoạt động của ngành thuế cũng theo thứ bậc Tổng cục thuế ở trung ương, ở tỉnh có Cục thuế, ở huyện có Chi cục thuế. Hoạt động của cả 3 cấp khá rõ ràng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, phân cấp trong hoạt động của ngành thuế được thực hiện khá mạnh mẽ kể từ khi Luật Quản lý thuế được ban hành; việc tăng cường chức năng, nhiệm vụ cho các cấp dưới được quy định khá rõ ràng, sát thực tế hơn Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 1 Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn Trong bối cảnh như vậy, sau khi học xong môn học “ Phân cấp quản lý nhà nước ” , xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên, cùng với kiến thức được giảng viên truyền đạt, thực tế của bản thân trong công việc hiện đang được giao đảm trách quản lý tôi chọn đề tài: Đánh giá tình hình phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế hiện nay. để làm tiểu luận của môn học. B. NỘI DUNG Phân cấp là một phương pháp quản lý trong đó chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức trong hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp được phân chia, phân công một cách cụ thể thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo nguyên tắc trao quyền cho cơ quan cấp dưới nhiều quyền ra quyết định các vấn đề có liên quan và tăng cường giám sát hoạt động của các cơ quan thông qua hệ thống trách nhiệm báo cáo; Phân cấp là quá trình cải cách hành chính nhằm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chịu trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến tận cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước và cơ chế chuyển giao nhiệm vụ cho các tổ chức bên ngoài nhà nước. Như vậy, để hiểu được việc phân cấp trong quản lý hành chính chúng ta phải hiểu được nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền, quyền lực, quyền hạn như thế nào mới biết rõ được nội dung của phân cấp: Nhiệm vụ: Đó là những việc, hoạt động mà một cá nhân hoặc tổ chức phải làm nhằm hướng đến và đạt được mục tiêu của tổ chức. Nhiệm vụ có thể hiểu được như là sự chi tiết hóa các chức năng. Nếu ở cấp Tổng cục thuế có chức năng cơ bản là quản lý nhà nước về thuế mang tính quốc gia, thì chức năng đó sẽ chuyển thành những nhiệm vụ cụ thể trên từng lĩnh vực quản lý liên quan đến thu ngân sách nhà nước. Như vậy nhiệm vụ được hiểu là những việc cần phải làm. Trách nhiệm: Trách nhiệm luôn gắn liền với nhiệm vụ được giao. Có hai khái niệm trách nhiệm: trách nhiệm với ai và trách nhiệm về cái gì. Trách nhiệm với ai tức là trách nhiệm đối với người giao nhiệm vụ cho tổ Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 2 Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn chức hay cá nhân. Trách nhiệm với công việc đó là việc phải làm với những nhiệm vụ quy định và làm một cách tốt nhất. Quyền: nhằm chỉ tất cả những gì mà tổ chức, cá nhân được làm theo quy định của pháp luật, quyền đó được ghi trong văn bản hay quyền là những gì được pháp luật quy định cho cá nhân, tổ chức được làm. Những quyền đó nhà nước có trách nhiệm bảo vệ khi có người khác ngăn cản. Quyền lực là năng lực, khả năng của một cá nhân hay tổ chức áp đặt niềm tin, mong muốn của họ cho người khác. Tổ chức, cá nhân có quyền lực có thể bắt buộc người khác thực thi quyết định của mình; cũng có thể sử dụng sức mạnh để cưỡng bức người khác thi hành mệnh lệnh. Quyền hạn của một tổ chức, cá nhân luôn gắn với quyền lực, quyền hạn là loại quyền lực có được thông qua sự đồng ý, chấp thuận của đại đa số thành viên của tổ chức, của xã hội. Nếu như quyền lực có được thông qua nguồn khác thì quyền hạn chỉ có được sự đồng thuận, đồng ý, chấp thuận. Nếu không có sự đồng ý, chấp thuận của đa số thì có quyền lực nhưng chưa có quyền hạn. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã tiến hành cải cách thuế bước 1 ( 1991-1995), cải cách thuế bước II ( 1996- 2005), cải cách thuế bước III (2005-2010), cải cách thuế giai đoạn 2011- 2020 qua các cuộc cải cách thuế chúng ta đã hình thành một chính sách thuế bao quát hầu hết các nguồn thu của đất nước và luôn sửa đổi, bổ sung hoàn thiện kịp thời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã trở thành công cụ của Đảng và nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội. Xu thế hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực tiến tới toàn cầu hoá kinh tế là tất yếu khách quan. Theo đó hội nhập quốc tế về thuế ngày càng rộng và càng sâu, nhằm khuyến khích đầu tư, tự do hoá thương mại trong Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 3 Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn khu vực và trên toàn thế giới. Ngoài việc xây dựng hệ thống chính sách thuế tương thích, công tác quản lý thuế phải được cải cách và hiện đại hoá theo chuẩn mực quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, thì việc cải cách trong nội bộ ngành thuế tất yếu phải thực hiện, trong đó một nội dung quan trọng đó là sự phân cấp giữa các cơ quan thuế các cấp trong quá trình thực thi công vụ. Phân cấp trong ngành thuế là sự trao quyền giữa cơ quan thuế cấp trên với cơ quan thuế cấp dưới tên một số lĩnh vực được quy định trong hệ thống văn bản Luật ( Luật quản lý thuế, các Luật thuế ). Phân cấp trong trường hợp này gắn liền với việc quy định cụ thể quyền hạn của các cấp trong ngành thuế khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Việc phân cấp giữa các cấp trong hệ thống ngành thuế được quy định bởi hệ thống các văn bản cụ thể: Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính; Quyết định số 108/QĐ-TCT ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế; Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế; Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục thuế. Trên cơ sở các Quyết định việc phân cấp giữa các cấp của hệ thống ngành thuế được quy định rõ ràng, chi tiết, cụ thể: - Các cấp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 4 Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn - Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn. - Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu NSNN, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Tổ chức công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nộp thuế đúng quy định. - Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế trong phạm vi quản lý được phân cấp, đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý vi phạm …theo quy định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành. - Thực hiện thanh, tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách pháp luật thuế đối với người nộp thuế … thuộc thẩm quyền. - Được các quyền như yêu cầu người nộp thuế, cơ quan nhà nước liên quan cung cấp thông tin cần thiết phục vụ công tác thu thuế, được quyền ấn định, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật. - Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, đội ngũ công chức, viên chức của cấp mình theo quy định của Nhà nước; quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ theo quy định pháp luật và của ngành. Trong lĩnh vực quản lý nhân sự: Giai đoạn cải cách hành chính thuế bước I (1990-1995) toàn bộ nhân sự hoạt động trong bộ máy ngành thuế đều do Tổng cục thuế quản lý như: bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo cấp Tổng cục và Cục trưởng Cục thuế cấp tỉnh thuộc thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định, lãnh đạo Phó Cục trưởng, phòng thuộc Cục thuế, Chi cục Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 5 Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn thuế thuộc thẩm quyền Tổng cục trưởng. Bước qua cải cách thuế bước 2 việc phân cấp quản lý nhân sự có thay đổi như: bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo cấp Tổng cục thuộc thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định; lãnh đạo Cục trưởng, Phó Cục trưởng thuộc thẩm quyền Tổng cục trưởng; các Phòng thuộc Cục thuế, Chi cục thuế thuộc thẩm quyền Cục trưởng. Như vậy trong công tác quản lý nhân sự ngày càng phân cấp cho cấp dưới nhiều hơn để tăng cường vai trò cho cấp dưới trong công tác quản lý, sử dụng nhân sự. Trong công tác tổ chức bộ máy: Tại Quyết định số 201/2004/QĐ- TTg ngày 6/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã chỉ rõ ngành thuế phải “ kiện toàn bộ máy ngành thuế theo hướng quản lý theo chức năng, tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế các cấp” Tổ chức bộ máy quản lý chủ yếu theo mô hình chức năng kết hợp với quản lý theo sắc thuế và theo đối tượng nhằm đảm bảo có thể thực hiện các chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thuế một cách đầy đủ để các doanh nghiệp có thể thực hiện tự khai, tự nộp vào NSNN. Đây cũng là cơ sở cho việc phân cấp mạnh mẽ quản lý giữa các cấp ngành thuế. Tổ chức bộ máy ngành thuế tại Tổng cục với mục đích chỉ thực hiện quản lý tầm vĩ mô, thực hiện chức năng điều hành hoạt động toàn ngành, …và thực hiện chức năng chỉ quản lý những ngành, tập đoàn, doanh nghiệp lớn hoạt động ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, có sự điều phối toàn ngành, toàn quốc, có số thu lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước. Tổ chức bộ máy ngành thuế cấp Cục thuế thuộc tỉnh nhằm thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp trong công tác điều hành, quản lý thu ngân sách nhà nước tại tỉnh. Tổ chức bộ máy ngành thuế cấp Chi cục thuộc huyện, quận là cấp cơ sở thực hiện nhiệm vụ được phân cấp trong công tác điều hành, quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận, huyện. Trong công tác quản lý tài chính: Giai đoạn cải cách hành chính thuế bước I (1990-1995) hoạt động quản lý tài chính dưới dạng bao cấp với cơ Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 6 Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn chế xin cho có nhiều bất cập và dễ nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, hoạt đông chi nội bộ không có một quy định cụ thể và theo từng đầu công việc, từng sắc thuế và quyết định các khoản chi đều thuộc Tổng cục thuế nên có lúc xảy ra lãng phí. Bước qua cải cách thuế bước 2 việc sử dụng tài chính công đã có nhiều bước thay đổi như ấn định định mức các mục chi tiêu, khoản khoản cấp phát có quy chế chi và phân cấp dần cho Cục trưởng quyết định. Đến nay việc sử dụng tài chính thực hiện khoán chi trực tiếp đến cấp Chi cục việc phân cấp quản lý, sử dụng tài chính giao quyền tự chủ đến từng cấp chịu trách nhiệm. Như vậy, việc phân cấp sử dụng tài chính đã tăng cường vai trò, trách nhiệm và quyền tự chủ của lãnh đạo các cấp lãnh đạo trong ngành. Tạo điều kiện cho các cấp căn cứ vào nhiệm vụ của mình để có thể phân bổ các loại chi phí cho hoạt động của mình một cách hợp lý, đem lại hiệu quả cao hơn. Trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Giai đoạn cải cách hành chính bước 1 toàn bộ hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đều thu về một đầu mối quản lý là Tổng cục thuế làm chủ đầu tư, cấp Cục thuế chỉ là đơn vị thụ hưởng. Bước qua cải cách thuế bước 2 việc phân cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản đã thực hiện phân cấp cho những công trình đầu tư xây dựng cơ bản dưới 500 triệu giao cho cấp Cục thuế quản lý làm chủ đầu tư. Đến nay toàn bộ hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đều đã phân cấp cho Cục thuế quản lý và làm chủ đầu tư, tại Cục thuế cũng đã có bước phân cấp cho cấp Chi cục làm chủ đầu tư những công trình nhỏ hoặc sữa chữa lớn các công trình. Trong công tác quản lý thuế: Năm 1990 khi mới thành lập hệ thống thuế thống nhất, trong điều kiện hệ thống chính sách thuế áp dụng cho mọi thành phần kinh tế mới được hình thành, bộ máy quản lý thuế được tổ chức dựa theo nguyên tắc quản lý theo sắc thuế ở cấp trung ương và quản lý theo đối tượng bằng phương pháp chuyên quản khép kín ở cấp địa phương. Trong quá trình thực hiện, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng rộng và sâu, trình độ quản lý thuế ngày càng Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 7 Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn được nâng cao. Do đó, ở cấp trung ương cơ chế quản lý thuế được chuyển dần quản lý theo sắc thuế sang quản lý theo đối tượng kết hợp quản lý theo chức năng, phân cấp đối tượng giữa cấp Tổng cục với cấp Cục trong quản lý đối tượng rõ ràng hơn, có tiêu chí cụ thể hơn và giữa cấp Cục với Chi cục cũng thực hiện phân cấp quản lý đối tượng phù hợp với năng lực quản lý của cấp Chi cục, địa bàn quản lý thuận lợi cho người nộp thuế. Như vậy việc phân cấp đối tượng trong quản lý thuế sẽ làm cho đối tượng nộp thuế thuân lợi hơn trong thực hiện nghĩa vụ của mình và cơ quan thuế các cấp quản lý chặt chẽ hơn. Trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế: Giai đoạn cải cách hành chính bước I toàn bộ hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đều tập trung ở cấp Tổng cục thuế và Cục thuế, cấp Chi cục chỉ đề xuất xử lý, thẩm quyền xử lý tập trung một đầu mối tại cấp Tổng cục và Cục thuế, kể từ khi Luật Quản lý thuế ra đời. Ngày 07/6/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2007/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì toàn bộ hoạt động xử lý vi phạm hành chính về thuế được phân cấp thẩm quyền xử lý rõ ràng đến tận công chức thuế thi hành công vụ, xác định rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng bị xử lý; khác các văn bản xử lý vi phạm về thuế trước đây nay đã có chế tài và xử lý cả cơ quan thuế, công chức thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Công chức thuế thẩm quyền xử phạt bằng tiền đến 200 ngàn đồng, Đội trưởng Đội thuế thẩm quyền xử phạt tiền đến 2 triệu đồng, Chi cục trưởng thẩm quyền xử phạt tiền đến 10 triệu đồng, Cục trưởng Cục thuế thẩm quyền xử phạt tiền đến 100 triệu đồng. Nếu mức phạt vượt quá thẩm quyền phải trình lên cấp thẩm quyền cao hơn theo phân cấp đã quy định. Các hành vi vi phạm về thuế đều có quy định chi tiết từng hành vi với mức phạt cụ thể đầy đủ, có quy định cụ thể thẩm quyền người ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 8 Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn Trong hoạt động cung cấp các dịch vụ liên quan về thuế trong thời gian dài mang tính tập trung, bao cấp thường do cấp Cục thuế cung cấp, khi đó toàn bộ hoạt động cung cấp các dịch vụ cho người dân như: thủ tục kê khai nộp lệ phí trước bạ, thủ tục đăng ký quyền sử dụng nhà đất, thủ tục đăng ký thuế … đều tập trung ở cấp Cục giải quyết. Cho nên một thời gian dài không mang tính phục vụ dân mà người dân phải tìm đến cơ quan nhà nước để thực hiện nghĩa vụ của mình. Bước qua giai đoạn cải cách thuế bước 2 đã có nhiều đổi mới trong cung ứng các dịch vụ liên quan về thuế cho người dân, trước tiên người dân phải tự khai, tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật thuế, trao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước là người dân, người có nghĩa vụ nộp thuế, toàn bộ các hoạt động cung ứng các dịch vụ về thuế đều được phân cấp cho tận cấp Chi cục thực hiện với mô hình “một cửa” toàn bộ các hoạt động liên quan của người dân, người nộp thuế có thể đến nơi gần nhất để được cung ứng các dịch vụ của mình liên quan về thuế. Một số hoạt động cung cấp dịch vụ về thuế hiện nay được mở rộng cho cá nhân, tổ chức tham gia đó là hoạt động của các đại lý thuế sẽ là người đại diện thay cho người nộp thuế thực hiện các thủ tục liên quan về thuế với cơ quan thuế đây cũng chính là một hình thức phân cấp cung ứng dịch vụ cho bên ngoài của ngành thuế thực hiện đáp ứng yêu cầu người dân và người nộp thuế thuận lợi nhất. Việc thực hiện xoá nợ tiền thuế đều tập trung thẩm quyền về Bộ trưởng Bộ Tài chính, các cấp ngành thuế chỉ lập hồ xoá nợ tổng hợp về Tổng cục thuế để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Theo Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung có hiệu lực 01/7/2013 thẩm quyền xóa nợ thuế sẽ phân cấp về cho Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố thực hiện. Trong phân cấp, chuyển giao quyền quản lý ngân sách nhà nước, thuế luôn là một chủ đề quan tâm và đó cũng chính là nguồn thu cơ bản không chỉ riêng của Chính phủ mà cả chính quyền địa phương các cấp. Thuế luôn có hai mặt: Một mặt theo quan điểm của Nhà nước là nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Mặt khác, theo quan điểm những người Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 9 Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn nộp thuế đó là khoản thu nhập mà họ phải chuyển giao lại cho nhà nước. Luật Ngân sách xác định hai nội dung: Nhiệm vụ chi và nguồn thu là hai vấn đề cốt lõi của phân cấp quyền ngân sách cho chính quyền địa phương. Việc phân cấp, chuyển giao quyền quản lý ngân sách cho chính quyền địa phương sẽ làm cho chính quyền địa phương tự chủ hơn trong sử dụng kinh phí; hiện nay một số nguồn thu ngân sách đã được phân cấp cho các chính quyền địa phương quản lý thu như các khoản phí, lệ phí, thu khác… Các chính quyền địa phương muốn chi thì phải tìm kiếm nguồn thu; thu để phục vụ cho sự phát triển và đề phòng rủi ro; đối với các chính quyền địa phương. Các chính quyền địa phương khi được phân cấp ngân sách phải cân đối được thu – chi, nếu thu chi không cân đối được thì mọi quyết định mang tính chất quyền tài chính cũng chỉ có ý nghĩa hình thức. Phân cấp hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế qua quá trình đến nay đã thực sự thể hiện đầy đủ qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, phù hợp, phân cấp giữa các cấp rành mạch, không chồng chéo, có tính thống nhất; tổ chức bộ máy ngành thuế được kiện toàn; đội ngũ công chức đến nay đều có trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính… C. KẾT LUẬN Qua thực hiện phân cấp quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực thuế cho ta thấy được vấn đề phân cấp quản lý hành chính đang là vấn đề nóng bỏng đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm và các cấp, các ngành, các địa phương khi triển khai thực hiện việc phân cấp. Mục tiêu của phân cấp hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực thuế nhằm hướng đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý thu ngân sách nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Đính hướng chung là phải phân cấp trên các hoạt động quản lý hành chính nhà nước ( bao gồm cả cung cấp dịch vụ công ) cho các cơ quan, tổ Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 10 [...]... chức, cá nhân có liên quan trong khuôn khổ pháp luật Đất nước ta trong tiến trình đổi mới các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục hoàn thiện, xây dựng, điều chỉnh thể chế, cơ chế, chính sách triển khai thực hiện phân cấp nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn Đồng thời nhà nước cần quan tâm xây dựng hệ thống thể chế phân công, phân cấp trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đó chính là thiết lập,... chính là thiết lập, quy định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp trong bộ máy hành chính nhà nước, giữa trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương cấp trên với chính quyền địa phương cấp dưới Điều này cũng có nghĩa phải xác định rõ: chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm gì tức phải làm những gì nhằm đảm bảo hệ thống pháp luật nhà nước được thực thi nghiêm chỉnh trên địa bàn lãnh thổ và . công việc hiện đang được giao đảm trách quản lý tôi chọn đề tài: Đánh giá tình hình phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế hiện nay. để làm tiểu luận của môn học. B. NỘI DUNG Phân cấp là. thực hiện việc phân cấp. Mục tiêu của phân cấp hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực thuế nhằm hướng đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý thu ngân sách nhà nước. Quản lý. cũng thực hiện phân cấp quản lý đối tượng phù hợp với năng lực quản lý của cấp Chi cục, địa bàn quản lý thuận lợi cho người nộp thuế. Như vậy việc phân cấp đối tượng trong quản lý thuế sẽ làm

Ngày đăng: 07/02/2015, 21:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan