1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.

63 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH VÀ TỔ CHỨC ĐIỂM

TRUNG CHUYỂN GIAO THÔNG VẬN 3

1.1 Hệ thống vận tải hành khách công cộng đô thị: 3

1.1.1 Vận tải hành khách công cộng 3

1.1.2 Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt 5

1.2 Tổng quan về quy hoạch GTVT đô thị 9

1.2.1 Khái niệm 9

1.2.2 Mục đích, yêu cầu của quy hoạch GTVT đô thị 10

1.2.3 Bản chất và tiến trình phát triển của quy hoạch giao thông vận tải 11

1.2.4 Nội dung của quy hoạch GTVT đô thị 13

1.2.5 Quá trình lập quy hoạch GTVT đô thị 14

1.3 Các biện pháp khi tổ chức giao thông 16

1.3.1 Khái niệm 16

1.3.2 Các biện pháp tổ chức giao thông gồm: 17

1.4 Tổng quan về điểm trung chuyển : 18

1.4.1 Khái niệm điểm trung chuyển: 18

1.4.2 Cấu tạo, chức năng của điểm trung chuyển 19

1.4.3 Phân loại điểm trung chuyển 20

1.4.4 Mục tiêu của việc xây dựng điểm trung chuyển cho xe buýt 21

1.4.5 Các bước lập quy hoạch điểm trung chuyển 21

1.4.6 Yêu cầu khi tổ chức giao thông tại điểm trung chuyển: 22

1.5 Kết luận chương 22

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VÀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẠI ĐIỂM TRUNG CHUYỂN LONG BIÊN 23

2.1 Hiện trạng hệ thống VTHKCC bằng xe buýt của thành phố Hà Nội 23

2.1.1 Nhu cầu đi lại của dân cư thành phố Hà Nội 23

2.1.2 Cơ cấu phương tiện đi lại của Hà Nội theo số lượng phương tiện 23

2.1.3 Mạng lưới tuyến buýt và sản lượng khai thác 25

2.1.4 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng 25

2.1 5 Hiện trạng phương tiện vận tải: 31

2.1.6: Hiện trạng công tác quản lý giao thông vận tải đô thị Hà Nội 31

2.1.7 Đánh giá hiện trạng hoạt động của VTHKCC 34

2.1.8 Định hướng phát triển hệ thống VTHKCC ở HN đến 2010 35

2.2 Hiện trạng các điểm trung chuyển VTHKCC tại Hà Nội 35

2.3 Hiện trạng khu vực điểm trung chuyển Long Biên 37

Trang 2

2.3.1 Đặc điểm về tình hình tổ chức giao thông hiện tại : 37

2.3.2 Lưu lượng phương tiện và thành phần giao thông : 38

2.3.3 Giới thiệu phương án của trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị 44

2.4 Kết luận chương 46

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH ĐIỂM TRUNG CHUYỂN LONG BIÊN 47

3.1 Quy hoạch chung không gian khu vực 47

3.1.1 Định hướng phát triển không gian đô thị 47

3.1.2 Dự kiến quỹ đất sử dụng cho công trình giao thông đến năm 2020 48

3.1.3 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu: 49

3.1.4 Mục tiêu khi lập quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên: 49

3.1.5 Đề xuất phương án quy hoạch: 49

3.1.6 Các tiêu chí lựa chọn vị trí điểm trung chuyển: 51

3.1.7 Lựa chọn phương án quy hoạch 52

3.1.8 Quy mô và hình thức đầu tư 53

3.2 Tổ chức giao thông cho xe buýt 55

3.3 Đánh giá phương án điểm trung chuyển Long Biên 55

3.4 Kết luận chương : 55

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 56

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Dự báo thị phần VTHKCC các năm

Bảng 2.2 Dự báo thị phần các phương tiện đến 2020

Bảng 2.3 Hệ thống bến xe ở Hà Nội

Bảng 2.4 Chủng loại phương tiện xe buýt hoạt động

Bảng 2.5 Các điểm trung chuyển hiện nay ở Hà Nội

Bảng 2.6 Lưu lượng phương tiện chiều từ nút Long Biên – Nam Chương Dương

Bảng 2.7 Lưu lượng phương tiện chiều từ Nam Chương Dương – Nút Long Biên

Bảng 2.8 Lưu lượng phương tiện chiều từ Nút Long Biên – dốc Hàng Than

Bảng 2.9 Lưu lượng phương tiện chiều từ dốc Hàng Than – Nút Long Biên

Bảng 2.10 Lưu lượng phương tiện chiều từ Nút Long Biên – Nam Chương Dương

Bảng 2.11 Lưu lượng phương tiện chiều từ Nam Chương Dương – Nút Long Biên

Bảng 2.12 Lưu lượng phương tiện chiều từ Nút Long Biên – Dốc Hàng Than

Bảng 2.13 Lưu lượng phương tiện chiều từ Dốc Hàng Than – Long Biên

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

Hình 1.1 Độ rộng và mức chi tiết của quy hoạch

Hình 1.2 Quá trình lập quy hoạch

Hình 2.1 Phân bố lý do đi lại

Hình 2.2 Cơ cấu phương tiện

Hình 3.1 Khu vực nghiên cứu của dự án

Hình 3.2 Phương án phía Bắc

Hình 3.3 Phương án phía Nam

Hình 3.4 Mặt bằng quy hoạch dự kiến

Hình 3.5 Bố trí mặt bằng xây dựng

Sơ đồ 1.1 Các nội dung chính trong quy hoạch GTVT đô thị

Sơ đồ 1.2 Vị trí điểm trung chuyển trong hệ thống GTVT đô thị

Sơ đồ 13 Mô hình tổ chức quản lý GTVT đô thị ở Hà Nội

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài:

Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đang trên đà phát triển mạnh mẽ, việc gianhập WTO năm 2006 đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển và giao lưu quốc tế trênnhiều lĩnh vực Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đặc biệt ở các thành phố lớn kéo theo đódân số đô thị và số lượng phương tiện cá nhân tăng lên nhanh chóng Điều này làm cho nhucầu đi lại tăng lên, nhưng với hệ thống giao thông còn yếu kém không thể đáp ứng đủ nhu cầu

đã gây nên tình trạng ùn tắc giao thông nhất là vào giờ cao điểm, tai nạn giao thông, ô nhiễmkhông khí, tiếng ồn…….Để giải quyết vấn đề này cần có sự vào cuộc của các bộ ngành liênquan bắt tay vào việc quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đô thị, cải tạo đường cũ và xâydựng mới nhằm quản lý và từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông

Là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước, thủ đô Hà Nội đang đứng trướcnhiều cơ hội cũng như thách thức lớn Để hòa nhập và phát triển nhanh chóng, vững chắc thì

Hà Nội cần giải quyết nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc Trong đó, bài toán giao thông đanglàm đau đầu nhiều cấp chính quyền, có thể nói đó là một vướng mắc lớn của một đô thị đangphát triển như Hà Nội, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế và xã hội của Thủ đô Cầu Long Biên nằm ở phía đông thành phố Hà Nội, là cửa ngõ đi các tỉnh phía Đông Bắc, tại đây tập trung lượng phương tiện tham gia giao thông lớn và có rất nhiều tuyến xe buýt hoạt động kết nối với hầu hết với các tuyến buýt của Hà Nội Theo Sở Giao thông công chính Hà Nội hiện tại khu vực gầm cầu Long Biên có tới 28 điểm xung đột giao cắt gây ùn tắc

và tai nạn giao thông Tại đấy còn có Ga Yên Phụ và Bến xe Long Biên với lượng hành kháchlớn, lượng hành khách này sử dụng vận tải hành khách công cộng băng xe buýt là chủ yếu Do

đó tại khu vực này, cần xây dựng trạm trung chuyển xe buýt để tạo thuận lợi cho người dân đilại bằng xe buýt, đồng thời giảm tai nạn và ùn tắc giao thông

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đồ án

a Đối tượng nghiên cứu:

- Đoạn đường dài 2 km nằm trên đường Yên Phụ và đường Trần Nhạt Duật

- Nút giao thông tại khu vực gầm cầu Long Biên – Hàng Đậu

- Lưu lượng và thành phần giao thông tại nút

- Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất khu vực và quy hoach phát triển kinh tế xã hội ,quy hoach sử dung đất và GTVT Hà Nội mới

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lập quy hoạch tổ chức giao thông điểm trungchuyển vận tải hành khách công cộng tại khu vực gầm cầu Long Biên, địa phận Quận HoànKiếm

- Thời gian nghiên cứu và đánh giá từ năm 2000 - 2008, chiến lược phát triển phục vụ nhu cầu đến năm 2025

Trang 6

3 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đồ án

- Phân tích các bước lập quy hoạch xây dựng điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng tại khu vực gầm cầu Long Biên đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai ( tính đến năm 2025)

- Xem xét tác động của việc lập quy hoạch xây dựng điểm trung chuyển Long Biên đối với dòng giao thông và các yếu tố Kinh tê - Xã hội

- Đề ra các giải pháp kèm theo nhằm nâng cao khả năng phục vụ của vận tải hành khách công cộng tại điểm trung chuyển Long Biên

4 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu sẵn có

- Điều tra thực tế, thu thập các tài liệu liên quan (lưu lượng giao thông, thành phần tham giagiao thông, vận tốc dòng giao thông )

- Thu thập thông tin, sử dụng các hàm thống kê và công cụ tin học để xử lý số liệu

5 Cấu trúc của đồ án.

Ngoài phần mở đầu và kết luận đồ án gồm 3 chương :

Chương I: Cơ sỏ lý luận về quy hoach và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải.Chương II: Đánh giá hiện trạng giao thông và tổ chức giao thông tại điểm trung chuyển Long Biên

Chương III: Đề xuất phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên

Trang 7

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH VÀ TỔ CHỨC ĐIỂM TRUNG CHUYỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

1.1 Hệ thống vận tải hành khách công cộng đô thị:

1.1.1 Vận tải hành khách công cộng.

Khái niệm

- VTHKCC: là loại hình vận chuyển hành khách trong đô thị, có thể đáp ứng khối lượnglớn nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên liên tục trong thời gian xác địnhtheo hướng tuyến ổn định trong 1 thời kỳ nhất định

Ở Việt Nam theo “Quy định tạm thời về vận chuyển khách công cộng trong các thànhphố “ của Bộ GTVT thì : VTHKCC là tập hợp các phương thức , PTVT vận chuyển hànhkhách đi lại trong thành phố ở cự ly <50 km và có sức chứa >8 hành khách (Không kể lái xe)

- Tuyến VTHKCC: là đường đi của phương tiện để thực hiện chức năng vận chuyển xácđịnh Tuyến VTHKCC là một phần của mạng lưới giao thông thành phố được trang bị các cơ

sở vật chất chuyên dụng như: Nhà chờ, biển báo để tổ chức các hành trình vận chuyển bằngphương tiện VTHKCC, thực hiện chức năng vận chuyển hành khách trong thành phố, đến cácvùng ngoại vi và các đô thị vệ tinh nằm trong quy hoạch tổng thể của thành phố

Vai trò của vận tải hành khách công cộng

Cùng với đô thị hoá, vai trò của hệ thống VTHKCC ngày càng trở nên quan trọng Một

hệ thống VTHKCC hoạt động có hiệu quả là động lực thúc đẩy quá trình đô thị hoá Ngựơclại với một hệ thống VTHKCC yếu kém sẽ là lực cản đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở các

đô thị Vai trò của VTHKCC được thể hiện trên các phương diện chủ yếu sau :

- VTHKCC tạo thuận lợi cho việc phát triển chung của đô thị

Đô thị hoá luôn gắn liền với việc phát triển các khu dân cư, khu công nghiệp thươngmại, văn hoá kèm theo sự gia tăng cả về phạm vi lãnh thổ và dân số đô thị Từ đó dẫn đếnxuất hiện các quan hệ vận tải với công suất lớn và khoảng cách xa Khi đó chỉ có hệ thốngVTHKCC nhanh, sức chứa lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu đó

Ngược lại, nếu không thiết lập được một mạng lưới VTHKCC hợp lý tương ứng vớinhu cầu thì sức ép về giải quyết mối giao lưu giữa các khu chức năng đô thị phân bố cách xatrung tâm với công suất luồng hành khách lớn sẽ là lực cản đối với quá trình đô thị hoá Giớihạn không gian đô thị càng mở rộng thì vai trò của VTHKCC càng thể hiện rõ qua việc rútngắn thời gian đi lại và đáp ứng nhu cầu của dòng hành khách công suất lớn

- VTHKCC là nhân tố chủ yếu để tiết kiệm thời gian đi lại của người dân đô thị, gópphần tăng năng suất lao động xã hội

Trong đô thị tần suất đi lại cao và cự ly đi lại bình quân lớn nên tổng hao phí thời gian

đi lại của một người dân là đáng kể Nếu lấy mức đi đi lại bình quân của một người trong

Trang 8

thành phần đi lại tích cực của Hà Nội là 2,2 – 2,5 chuyến/người/ngày và thời gian một chuyến

đi là 40 phút thì hao phí thời gian đi lại chiếm 15 - 20 % tổng quỹ thời gian lao động tích cực Ảnh hưởng rõ rệt và trực tiếp của VTHKCC là tác động đến việc tăng năng suất laođộng xã hội Theo tính toán của các chuyên gia GTĐT : Nếu mỗi chuyến xe chậm đi mườiphút thì dẫn đến tổng năng suất lao động xã hội giảm đi từ 2,5 - 4%, năng suất lao động củacông nhân có cự ly đi làm 5km giảm 12% và trên 5km giảm từ 10 - 25% so với những côngnhân sống gần nơi làm việc ( Chỉ cần đi bộ )

- VTHKCC đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho người đi lại

An toàn giao thông gắn liền với hệ thống PTVT và cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông Hàngnăm trên thế giới có chừng 800.000 người thiệt mạng do tai nạn giao thông Riêng Việt Nam,mỗi năm xảy ra 8000-12.000 vụ tai nạn giao thông làm thiệt mạng từ 3000-8000 người, trong

đó tỷ lệ đáng kể thuộc hệ thống giao thông đô thị ở các thành phố nước ta do số lượng xeđạp, xe máy tăng quá nhanh, mật độ đi lại dày đặc là nguyên nhân chính gây ra tai nạn

- VTHKCC góp phần bảo vệ môi trường đô thị

Không gian đô thị thường chật hẹp, mật độ dân cư cao, trong khi mật độ xe có động cơlại dày đặc Bởi vậy VTHKCC phải gắn liền với các giải pháp bảo vệ môi trường Công cộnghoá phương tiện đi lại là một trong những giải pháp hữu hiệu mang tính khả thi nhằm thiểuhoá tác động tiêu cực của GTĐT đến môi trường Trước hết việc thay thế PTVT cá nhân bằngphương tiện VTHKCC sẽ góp phần hạn chế mật độ ô tô, xe máy – những phương tiện thườngxuyên thải ra một lượng lớn khí xả chứa nhiều thành phần độc hại như: Cacbuahiđrô,ôxitnitơ, chì

Uỷ ban môi trường thế giới đã khẳng định tác động đáng kể ( Gần 50%) trong việc huỷhoại môi trường là do khí xả các PTVT gây ra Như vậy hiệu quả sâu sắc của VTHKCC phải

kể đến cả khả năng giữ gìn bầu không khí trong sạch cho các đô thị, hạn chế khí thải, giảmmật độ bụi và chống ùn tắc

- VTHKCC là nhân tố đảm bảo trật tự an toàn và ổn định

Một người dân thành phố bình quân đi lại 2-3lượt/ ngày, thậm chí cao hơn (Cự ly từ1,5-2Km trở lên ) Vì vậy nếu xảy ra ắc tắc thì ngoài tác hại về kinh tế, còn ảnh hưởng tiêucực đến tâm lý chính trị, trật tự an toàn xã hội và ổn định xã hội Hiệu quả của hệ thốngVTHKCC trong lĩnh vực xã hội cũng rất quan trọng và nhiều khi không thể tính hết được

Phân loại Vận tải hành khách công cộng

- Vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện ngầm

- Vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện bánh hơi, bánh sắt

- Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Sự cần thiết phải phát triển hệ thống Vận tải hành khách công cộng

Trang 9

Như ta đã phân tích ở trên về hiệu quả của VTHKCC từ đó thấy rằng VTHKCC có mộtvai trò rất quan trọng với thành phố Hà Nội nói riêng và nước ta nói chung.

Ngày nay xã hôi ngày càng phát triển văn minh hiện đại thì nhu cầu của con người ngàycàng cao, gắn liền với nó là nhu cầu đi lại với nhiều mục đích khác nhau ngày một tăng Hơnthế nữa quá trình đô thị hoá kèm theo sự gia tăng về quy mô lãnh thổ, dân cư đô thị và gắnliền với quá trình phát triển các khu chức năng khu công nghiệp thương mại, khu dân cư vănhoá…xuất hiện các quan hệ vận tải với công suất luồng hành khách lớn Khi đó chỉ có hệthống VTHKCC mới đáp ứng được những nhu cầu đó

Đi kèm với sự phát triển đó là những hậu quả để lại như: ách tắc giao thông, ô nhiễmmôi trường, tai nạn giao thông ngày một gia tăng Hầu hết các vụ tai nạn đều xảy ra ở các đôthị đặc biệt là những đô thị lớn và chủ yếu do phương tiện cá nhân gây ra Do đó việc tăngcường hơn nữa hoạt động xe buýt về : Thời gian phục vụ, chất lượng phục vụ, mạng lướituyến…

Từ những phân tích trên nhận thấy không còn cách nào khác để giải quyết vấn đề bứcxúc của xã hội là hệ thống VTHKCC Việc phát triển VTHKCC là rất cần thiết và cấp bắch.VTHKCC không chỉ khắc phục những hậu quả do quá trình đô thị hoá mang lại mà nócòn có nhiều tác động đến lĩnh vực đời sống của một đô thị:

+ Tác động tới nền kinh tế đô thị: Ngành công nghiệp xây dựng, ngành dịch vụ

+ Tiết kiệm chi phí: Chi phí đi lại, chi phí do sử dụng phương tịên cá nhân, chi phí sửdụng đất …

+ Tác động về mặt xã hội: Tạo nhiều việc làm giải quyết lao động dư thừa cho xã hội,giảm thiểu tai nạn tạo niềm tin vững chắc cho người lao động, tạo thói quen sử dụng phươngtiện giao thông công cộng cho người dân…giảm ùn tắc hạn chế ô nhiễm không khí, ô nhiễmtiếng ồn góp phần bảo vệ đô thị trong sạch văn minh

Ngược lại, nếu ta không thiết lập được mạng lưới VTHKCC hợp lý giải quyết nhu cầu

đi lại và những hậu quả để lại thì sức ép về việc giải quyết mối giao lưu giữa các khu chứcnăng đô thị với công suất luồng hành khách lớn sẽ là lực cản đối với quá trình đô thị hoá

1.1.2 Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Khái niệm:

- Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: là loại hình VTHKCC sử dụng xe ô tô cósức chứa lớn làm phương tiện vận chuyển, hoạt động theo biểu đồ và hành trình đã được quyđịnh sẵn để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố, thu tiền cước theo giá quyđịnh

- Thời gian biểu và biểu đồ chạy xe: là một công cụ quản lý thường được sử dụng trongVận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, được xây dựng dựa trên các thông số hoạt độngcủa tuyến, như là: thời gian, cự ly hoạt động, giãn cách chạy xe, cự ly của các điểm dừng đỗ

Trang 10

trên tuyến Giúp cho công tác quản lý lái, phụ xe, và quản lý phương tiện khi hoạt động trênhành trình của tuyến.

Các hình thức chạy xe buýt trong thành phố

- Xe buýt thông thường: xe buýt sẽ lần lượt dừng lại ở tất cả các điểm dừng trên hànhtrình, giúp cho hành khác có thể lên xuống tại bất cứ điểm nào đó trên tuyến

- Xe buýt nhanh: xe chỉ dừng lại ở một số điểm dừng chủ yếu trên tuyến, bỏ qua một sốđiểm dừng

- Xe buýt tốc hành: Số điểm dừng trên tuyến ít, chỉ dừng lại ở một số điểm dừng chính,chủ yếu là những điểm trung chuyển

- Xe buýt hoạt đông theo hành trình rút ngắn: theo không gian, theo thời gian, xe buýtkhông chạy hết hành trình quy định, mà chỉ hoạt động trên một đoạn của hành trình

Đặc điểm của Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

- Về phạm vi hoạt động (Theo không gian và thời gian)

+ Không gian hoạt động: Các tuyến VTHKCC thường có cự ly trung bình và ngắn trongphạm vi thành phố, phương tiện phải thường xuyên dừng đỗ dọc tuyến để phù hợp với nhucầu của hành khách

+ Thời gian hoạt động: Giới hạn thời gian hoạt động của VTHKCC chủ yếu vào banngày do phục vụ nhu cầu đi lại thường xuyên như đi học, đi làm

- Về phương tiện VTHKCC

+ Phương tiện có kích thước thường nhỏ hơn so với cùng loại dùng trong vận tải đườngdài nhưng không đòi hỏi tính việt dã cao như phương tiện vận chuyển hành khách liên tỉnh + Do phương tiện chạy trên tuyến đường ngắn, qua nhiều điểm giao cắt, dọc tuyến cómật độ phương tiện cao, phương tiện phải tăng giảm tốc độ, dừng đỗ nhiều lần nên đòi hỏiphải có tính năng động lực và gia tốc cao

+ Do lưu lượng hành khách lên xuống nhiều, đi trên khoảng cách ngắn cho nên phươngtiện thường bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng Thông thường chỗ ngồi không quá 40% sức chứaphương tiện , chỗ ngồi phải thuận tiện cho việc đi lại trên phương tiện Cấu tạo cửa và số cửa,bậc lên xuống và số bậc lên xuống cùng các thiết bị phụ trợ khác đảm bảo cho hành khách lênxuống thường xuyên, nhanh chóng, an toàn và giảm thời gian phương tiện dừng tại mỗi trạm

đỗ

+ Để đảm bảo an toàn và phục vụ hành khách tốt nhất, trong phương tiện thường bố trícác thiết bị kiểm tra vé tự động, bán tự động hoặc cơ giới, có hệ thống thông tin hai chiều(Người lái- Hành khách) đầy đủ

Trang 11

+ Do hoạt động trong đô thị, thường xuyên phục vụ một khối lượng lớn hành khách chonên phương tiện thường đòi hỏi cao về việc đảm bảo vệ sinh môi trường ( Thông gió, tiếng

ồn, độ ô nhiễm của khí xả )

+ Các phương tiện VTHKCC trong đô thị thường phải đảm bảo những yêu cầu thẩm

mỹ Hình thức bên ngoài, màu sắc,cách bố trí các thiết bị trong xe giúp hành khách dễ nhậnbiết và gây tâm lý thiện cảm về tính hiện đại, chuyên nghiệp của phương tiện

- Về tổ chức vận hành

Yêu cầu hoạt động rất cao, phương tiện phải chạy với tần suất lớn, một mặt đảm bảo độchính xác về thời gian và không gian, mặt khác phải đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách,giữ gìn trật tự an toàn GTĐT Bởi vậy để quản lý và điều hành hệ thống VTHKCC đòi hỏiphải có hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hiện đại

- Về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành

Vốn đầu tư ban đầu lớn bởi vì ngoài tiền mua sắm phương tiện đòi hỏi phải có chi phíđầu tư trang thiết bị phục vụ VTHKCC khá lớn ( Nhà chờ, điểm đỗ , hệ thống thông tin, bếnbãi )

Chi phí vận hành lớn, chi phí nhiên liệu và các chi phí cố định khác

- Về hiệu quả tài chính

Năng suất vận tải thấp , do cự ly ngắn, phương tiện dừng tại nhiều điểm, tốc độ thấp , nên giá thành vận chuyển cao Giá vé do nhà nước quy định và giá vé này thường thấp hơngiá thành để có thể cạnh tranh với các loại phương tiện cơ giới cá nhân đồng thời phù hợp vớithu nhập bình quân của người dân Điều này dẫn đến hiệu quả tài chính trực tiếp của các nhàđầu tư vào VTHKCC thấp, vì vậy không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân Bởi vậy Nhà nướcthường có chính sách trợ giá cho VTHKCC ở các thành phố lớn

Những ưu nhược điểm của Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:

+ Vận tải xe buýt cho phép phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến (Đường phố) khácnhau trên cơ sở mạng lưới đường thực tế để điều tiết mật độ đi lại chung

Trang 12

+ Chi phí đầu tư tương đối thấp so với các phương tiện VTHKCC hiện đại Cho phéptận dụng mạng lưới đường hiện tại của thành phố Chi phí vận hành thấp nhanh chóng đem lạihiệu quả.

- Nhược điểm:

+ Năng lực vận chuyển không cao, năng suất vận chuyển thấp, tốc độ khai thác còn thấp(15-16km/h) so với xe điện bánh sắt, xe điện ngầm Khả năng vận tải thấp trong giờ caođiểm vì dùng bánh hơi.+ Trong khai thác đôi khi không thuận lợi do thiếu thiết bị, do dừng ởbến, thiếu hệ thống thông tin nên không đáp ứng được nhu cầu của hành khách về tiệnnghi, độ tin cậy,

+ Động cơ đốt trong có cường độ gây ô nhiễm cao do : Khí xã, bụi, hoặc nhiên liệu vàdầu nhờn chảy ra, ngoài ra còn gây tiếng ồn và chấn động

Mạng lưới hành trình của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:

- Một số khái niệm:

+ Hành trình: là đường đi của phương tiện từ điểm đầu đến điểm cuối để hoàn thànhnhiệm vụ vận tải theo biểu đồ đã quy định, hành trình phải mang tính ổn định lâu dài, đểthuận tiện cho quá trình sử dụng của người dân

+ Mạng lưới hành trình: là tập hợp của nhiều hành trình, phải đảm bảo tính liên thông

- Những yêu cầu cơ bản của một tuyến xe buýt trong thành phố:

+ Chiều dài của tuyến phải nằm trong giới hạn hợp lý, thường gấp 2-3 lần chiều dàitrung bình một chuyến đi của hành khách

+ Lộ trình của tuyến thì phải được thiết kế đi qua nhiều điểm thu hút hành khách trongthành phố, để phục vụ, được nhiều hành khách hơn

+ Các tuyến xe buýt phải được thiết kế có khả năng nối dài trong tương lai

+ Cơ sở vật chất trên tuyến phải mang tính đồng bộ, sử dụng trong khoảng thời gian dài

- Điểm dừng trên tuyến:

Là những điểm dừng của xe buýt để hành khách lên xuống trên tuyến Tại điểm dừngphải có những thông tin đầy đủ và cần thiết cho hành khách, giúp cho hành khách thuận tiệntrong việc sử dụng xe buýt trong các chuyến đi của thành phố

Vai trò của xe buýt trong hệ thống vận tải hành khách công cộng

Ôtô buýt là một trong những lực lượng chính để vận chuyển hành khách trong thànhphố Nó có thể phục vụ hành khách ở nhiều điểm trong thành phố do tính linh động và tínhlinh hoạt cao hơn các phương thức vận tải khác Đặc biệt là đối với các thành phố có mật độdân cư lớn đang phát triển khả năng đầu tư cho giao thông đô thị còn hạn chế thì ôtô buýt thực

sự là đối tượng để lựa chọn Vì có nhiều ưu điểm như:

Trang 13

+ Có tính cơ động cao không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hoặc đường ray không cảntrở và dễ hoà nhập vào hệ thống giao thông đường bộ trong thành phố.

+ Khai thác điều hành đơn giản có thể nhanh chóng điều chỉnh chuyến lượt, thay xetrong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến

+ Hoạt động có hiệu quả với dòng hành khách có công suất nhỏ và trung bình.Đối vớiluồng hành khách có hệ số biến động cao về thời gian và không gian vận tải có thể giải quyếtthông qua việc lựa chọn thời gian thích hợp và một biểu đồ vận hành hợp lý

+ Vận tải cho phép phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến khác nhau trên cơ sở mạng lướiđường thực tế để điều tiết mật độ đi lại chung

+ Có chi phí đầu tư tương đối thấp so với các phương tiện VTHKCC hiện đại Cho phéptận dụng mạng lưới đường của thành phố Chi phí vận hành thấp nhanh chóng đem lại hiệuquả

1.2 Tổng quan về quy hoạch GTVT đô thị

1.2.1 Khái niệm

- Quy hoạch: Quy hoạch là bố trí sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lí trong từng thời gian

làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn

- Quy hoạch đô thị: Quy hoạch đô thị là một bộ phận của quy hoạch không gian, trọng tâm

nghiên cứu về các vấn đề phát triển và quy hoạch giao thông đô thị, các điểm dân cư, các khuvực chức năng đô thị và kiểu đô thị

Đô thị hóa kéo theo sự gia tăng số lượng và dân cư, đòi hỏi sự gia tăng về đất đai xây dựng.Chức năng và hoạt động của đô thị ngày càng đa dạng và phức tạp, nhu cầu của xã hội và conngười ngày càng cao Quy hoạch đô thị là những hoạt động định hướng của con người tácđộng vào không gian, kinh tế, và xã hội theo những mục đích của con người, tạo ra môitrường sống văn hóa, tiện lợi và kinh tế, thỏa mãn hài hòa những nhu cầu của con người Quyhoạch đô thị cần phải đạt được 3 tiêu chuẩn sau:

+ Tạo lập tối ưu các điều kiện không gian cho quá trình mở rộng của xã hội

+ Phát triển tổng hợp và toàn diện những điều kiện sống, điều kiện lao động và nhữngtiền đề phát triển nhân cách, mối quan hệ cộng đồng của con người

+ Tạo lập tối ưu quá trình trao đổi chất giữa con người và thiên nhiên, khai thác và bảo

vệ tài nguyên môi trường

- Quy hoạch đô thị vừa nghiên cứu giải quyết những vấn đề tổng thể chung, vừa nghiên cứu

và giải quyết những vấn đề riêng rẽ của đô thị nhằm tạo nên một cơ cấu đô thị thống nhất cânđối và hài hòa

Trang 14

- Quy hoạch giao thông vận tải đô thị: là một phần trong quy hoạch đô thị, bao gồm tất cả

những hoạt động có định hướng tác động lên hệ thống giao thông vận tải nhằm đạt đượcnhững mục đích nhất định, thõa mãn nhu cầu của người dân đô thị

1.2.2 Mục đích, yêu cầu của quy hoạch GTVT đô thị

a Mục đích

- Trong bất kỳ một đô thị nào thì việc đánh giá trình độ phát triển về kinh tế, xã hộiđều có thể được đánh giá thông qua hệ thống GTVT của đô thị đó Khó có thể nói rằng một

đô thị là phát triển nếu hệ thống GTVT của nó không thoả mãn được nhu cầu vận chuyển cả

về hành khách cũng như hàng hoá của khách hàng tức là những người có nhu cầu về vận tải

- Mặt khác khi định hướng phát triển một đô thị thì yếu tố quan trọng cần chú ý đó làquy hoạch hệ thống GTVT trong đô thị ấy Công tác này được thực hiện nhằm mục đích đảmbảo sự giao lưu trong nội đô, giữa nội đô với bên ngoài nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, tincậy, đạt trình độ hiện đại và văn minh ngang tầm với sự phát triển của đô thị Các mục đíchnày được cụ thể hoá như sau:

 Về mạng lưới giao thông (giao thông động, giao thông tĩnh và các cơ sở vật chấtkhác với tất cả các loại hình vận tải đô thị) phải có cơ cấu thích hợp và hoàn chỉnh tạo ra sựgiao lưu hợp lý trong toàn bộ đô thị để đáp ứng tốt nhất quá trình vận chuyển

 Về vận tải, đặc biệt là vận tải công cộng phải đáp ứng được nhu cầu đi lại và vậnchuyển hàng hoá nhanh chóng, an toàn, thuận tiện Đảm bảo các chỉ tiêu vận tải đạt được phảitương xứng với quy mô của đô thị

 Sự phát triển và tổ chức GTVT phải đảm bảo tương xứng với trình độ phát triển kinh

tế xã hội của đô thị và đạt hiệu quả về mọi mặt kinh tế, xã hội, môi trường và góp phần giữgìn trật tự kỷ cương đô thị làm giảm tối đa thiệt hại do tai nạn, ùn tắc giao thông…

 Xu thế đô thị hóa ngày càng gia tăng, đặc biệt là các nước đang phát triển và chậm

Trang 15

GTVT đô thị là một ngành giữ vai trò hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến sự thayđổi của các ngành, các lĩnh vực khác trong đô thị Nhằm đạt được sự phát triển đồng bộ, toàndiện của các ngành, các lĩnh vực trong đô thị thì phải đặt quy hoạch GTVT đô thị trong mộtquy hoạch tổng thể chung thống nhất phù hợp với chiến lược phát triển đô thị

- Quy hoạch GTVT đô thị phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, liên thông và bền vững

 Quan điểm này phải được quán triệt trong khi quy hoạch cải tạo, xây dựng phát triển

hệ thống GTVT đô thị nhằm tạo nên tính đồng bộ, thông suốt trong hệ thống, nhằm đảm bảokhai thác có hiệu quả về mọi mặt kinh tế xã hội cũng như về mặt môi trường xã hội và tínhdân tộc…Tính hệ thống và đồng bộ phải được thể hiện khi xây dựng các công trình kiến trúcvăn hóa phải hài hòa, cân đối với các công trình giao thông trước mắt cũng nhằm lâudài.Ngay trong hệ thống GTVT đô thị cũng phải giải quyết cân đối hài hòa và đồng bộ giữamạng lưới đường, phương tiện vận tải và các công trình phục vụ dể nhanh chóng phát huyhiệu quả của vốn đầu tư nhằm tạo ra một mạng lưới giao thông liên hoàn, kết hợp giữa cácphương thức vận tải trong đô thị một cách thống nhất, thông suốt và đều khắp

 Ngay ở mỗi lĩnh vực, phạm vi thì tính hệ thống, đồng bộ về phương diện kỹ thuậtcũng mang ý nghĩa quan trọng, giữa công trình nổi và công trình ngầm, giữa đầu tư cho đ-ường xá và phương tiện vận tải, giữa vận tải công cộng và vận tải cá nhân, giữa đầu tư cơ sởvật chất kỹ thuật và trình độ quản lý kể các biện pháp giáo dục nâng cao nếp sống văn hóa vănminh đô thị

- Trong quy hoạch GTVT đô thị cần chú trọng quy hoạch GTVT đường bộ, tức là cầnphát triển cân đối giữa đường cao tốc, đường thành phố và đường khu vực theo các tuyếnhướng tâm, các tuyến vành đai ngoại vi và ven đô cũng như các trục tuyến liên kết nhằm tạo

ra quá trình vận tải nhanh chóng và rộng khắp thành phố

- Quy hoạch GTVTđô thị phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế , xã hội, môi trường tổng hợp:

 Nếu xét theo hiệu qur kinh tế đơn thuần thì việc đầu tư cho quy hoạch GTVT đô thịkhó có thể đánh giá được vì GTVT đô thị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tếquốc dân và mang tính xã hội rộng lớn và sâu sắc.Hiệu quả mà GTVT đô thị đem lại khôngchỉ đơn giản là hiệu quả của riêng ngành mà còn tạo ra hiệu quả cho tất cả các ngành khácnhư: công nghiệp thương mại , dịch vụ….và tác động trực tiếp đến người dân trong đô thị

1.2.3 Bản chất và tiến trình phát triển của quy hoạch giao thông vận tải

a Bản chất của quy hoạch

Lập quy hoạch là :

 Sự định hướng cho tương lai

 Là quá trình liên tục và lặp lại

 Dễ bị tác động của các lợi ích chủ quan

 Cần đảm bảo tính khách quan và toàn diện

Trang 16

 cần sự phối hợp của nhiều ngành khoa học

nguồn:Bài giảng QHGTVT , TS Khuất Việt Hùng

b Tiến trình phát triển của quy hoạch giao thông vận tải

Sự phát triển của quy hoạch giao thông vận tải qua các thời kỳ được thể hiện trên cácphương diện như quy mô, mục tiêu , tư duy …

c Độ rộng và chiều sâu của quy hoạch

nguồn:Bài giảng QHGTVT , TS Khuất Việt Hùng

Hình 1.1 : Độ rộng và mức chi tiết của quy hoạch

ĐỘ RỘNG VÀ CHIỀU SÂU CỦA QUY HOẠCH

Quy hoạch dịch vụ giao thông vận tải

- Khu giao thông đi bộ

- Tuyến VTHKCC

- Nút giao thông, điểm đỗ xe,

điểm trung chuyển

Quy hoạch VTHKCC đô thị, quy hoạch đô thị

Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đô thị

Quy hoạch phát triển GTVT vùng

Quy hoạch trục giao thông quốc gia

Trang 17

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH

QUY HOẠCH TỔNG THỂ

HỆ THỐNG GTVT ĐÔ THỊ

Quy hoạch mạng lưới

giao thông đô thị

Quy hoạch vận tải đô thị Quy hoạch hệ thống

Quản

lý giao thông

Vận tải HKCC

VTHK

cá nhân

Vận tải hàng hóa

Các cơ

sở công trình phục vụ

1.2.4 Nội dung của quy hoạch GTVT đô thị

Tuỳ theo mục đích mà nội dung quy hoạch GTVTĐT có thể là khác nhau nhưng xét vềmặt tổng quát thì nội dung của quy hoạch GTVTĐT có thể mô phỏng như hình vẽ:

Sơ đồ1.1: Các nội dung chính trong quy hoạch GTVT đô thị

Bất kỳ một đô thị nào trên thế giới hiện nay đều có các kế hoạch phát triển của riêng mìnhtrong tương lai Điều này được thể hiện thông qua định hướng phát triển đô thị Trong đó baogồm định hướng phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch,dịch vụ, kiến trúc…và GTVT Như vậy, muốn quy hoạch hệ thống GTVTĐT trước hết chúng

ta phải xuất phát từ định hướng phát triển GTVT của đô thị Sau khi nghiên cứu định hướngphát triển ngành chúng ta sẽ tiến hành đi vào quy hoạch tổng thể hệ thống GTVT ở đây yêucầu đối với quy hoạch tổng thể là tính đồng bộ thống nhất và hiệu quả

Tính đồng bộ được hiểu là quy hoạch toàn diện song song về mọi mặt từ cơ sở hạ tầng

kỹ thuật ngành, mạng lưới đường, các phương thức vận tải cho đến phương thức phục vụ.Tính thống nhất được hiểu là việc quy hoạch được tiến hành sao cho không có sự chồng chéochức năng giữa các phương thức vận tải, đảm bảo sự tương thích giữa vận tải và giao thôngtạo ra sự liên hoàn nhằm cải thiện tình trạng ách tắc giao thông cũng như lãng phí trongGTĐT

Đối với tính hiệu quả của quy hoach GTVT không những chúng ta chỉ xét riêng về mặtkinh tế một cách đơn thuần mà còn phải xét đến các yếu tố xã hội, môi trường và văn hoá của

Trang 18

QUÁ TRÌNH LẬP QUY HOẠCH

đô thị Từ quy hoạch tổng thể ngành và xuất phát từ mục đích quy hoạch chúng ta sẽ đi sâuvào quy hoạch chi tiết

Nội dung của quy hoạch chi tiết gồm có ba phần :

- Quy hoạch giao thông đô thị, bao gồm:

 Quy hoạch mạng lưới đường nhằm đảm bảo mức độ phục vụ như khả năng thông xe,tốc độ phương tiện…

 Thiết kế chi tiết như thiết kế nút giao thông, hệ thống đèn điều khiển

 Quản lý giao thông trước tiên là kiện toàn tổ chức quản lý song song với việc đề raluật lệ và các quy định

 Nghiên cứu khả thi nhằm đánh giá các dự án

- Quy hoạch vận tải đô thị

 Quy hoạch về vận tải hàng hoá

 Quy hoạch về vận tải hành khách công cộng

 Quy hoạch về vận tải hành khách cá nhân

- Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh

 Quy hoạch nhà ga, bến bãi, nhà chờ…

 Quy hoạch hè đường…

1.2.5 Quá trình lập quy hoạch GTVT đô thị

Tuỳ theo mục đích và nội dung quy hoạch mà quy trình lập quy hoạch GTVTĐT có thể làkhác nhau nhưng xét về mặt tổng quát thì nội dung của quá trình lập quy hoạch GTVTĐT cóthể mô phỏng như hình vẽ:

Trang 19

Thẩm định tác động

nguồn:Bài giảng QHGTVT , TS Khuất Việt Hùng

Hình 1.2 : Quá trình lập quy hoạch

Bước 1: Định hướng quy hoạch Điều này được thể hiện thông qua định hướng phát triển đô

thị Trong đó bao gồm định hướng phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thươngmại, du lịch, dịch vụ, kiến trúc…và GTVT Như vậy, muốn quy hoạch hệ thống GTVTĐT

Đánh giá hiện trạng Nghiên cứu hướng

dẫn tiêu chuẩn và xác định mục tiêu Xác định các thiếu hụt, thách thức và cơ hội

Trang 20

trước hết chúng ta phải xuất phát từ định hướng phát triển GTVT của đô thị, căn cứ vào quyhoạch của cấp trên, các văn bản yêu cầu có tính chất pháp quy

Bước 2 : Phân tích các vấn đề quy hoạch : Để phân tích rõ được các vấn đề cần quy hoạch

thì trước tiên ta cần thực hiện các vấn đề sau:

* Phân tích & đánh giá hiện trạng

* Nghiên cứu tiêu chuẩn và xác định các mục tiêu

* Nhiệm vụ: Xác định một hệ thống mục tiêu làm tiêu chuẩn để đánh giá hiện trạng vàlàm định hướng để xác định phương án quy hoạch

* Xác định các thiếu hụt thách thức và cơ hội

Bước 3 : Xác định phương án quy hoạch

* Lập các phương án quy hoạch

* Đánh giá tác động ( Thẩm định tác động)

Việc đánh giá tác động cũng được trình bày theo một nguyên tắc , tuỳ theo từng đối tượng , mục đích cụ thể mà việc đánh giá có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng nhìn chung đều được tuân theo một trình tự

* Đánh giá tổng thể

Bước 4 : So sánh và ra quyết định :

Sau khi đã hoàn tất bước 3 là xác định các phương án quy hoạch thì ở bước này là việcđưa ra các so sánh giữa các phương án và đưa ra sự lựa chọn phương án thích hợp cho côngtác quy hoạch

Bước 5 : Thực hiện và kiểm soát tác động

Đây là quá trình áp dụng vào thực tế các phương án đã lựa chọn quy trình thực hiện được thựchiện theo các bước đã đặt ra trong phương án đã lựa chọn Trong quá trình thực hiện ta phải thường xuyên kiển tra đánh giá các tác động của nó đối với các yếu tố bên ngoài

1.3 Các biện pháp khi tổ chức giao thông

1.3.1 Khái niệm

Tổ chức giao thông là sử dụng có hiệu quả hệ thống đường, các trang thiết bị trên

đường nhằm tăng khả năng thông qua của mạng lưới tránh ùn tắc giao thông trong thành phố, nâng cao chất lượng phục vụ giao thông đặc biệt cho những người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng đảm bảo an toàn giao thông, giảm các vụ tai nạn đặc biệt là các tai nạn nghiêm trọng, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm lượng khí thải, tiếng ồn, bụi giữ vệ sinh môi trường cho nhân dân thành phố (Nguồn: Bùi Xuân Cậy, năm 2003)

Trang 21

1.3.2 Các biện pháp tổ chức giao thông gồm:

(1) Các biện pháp liên quan đến quy hoạch mạng lưới đường và phát triển giao thông (các biện pháp vĩ mô)

Tổ chức giao thông muốn có hiệu quả thì ngay từ khi làm quy hoạch xây dựng thànhphố, mạng lưới đường đã được đề cập tới Phải phân định ngay chức năng và có quy mô phùhợp: Đâu là đường vành đai cho các xe không có nhiệm vụ đi vào thành phố, đâu là đườngchính, quy hoạch giao thông tĩnh cho từng khu vực

Cơ cấu hợp lý các phương tiện giao thông, có tỷ lệ thích hợp giữa những người sử dụngphương tiện và phương tiện cá nhân Nâng cao chất lượng phục vụ của các phương tiện giaothông công cộng sẽ giảm phương tiện cá nhân trên đường Muốn vậy nhà nước phải có chínhsách đúng đắn đối với phát triển VTHKCC như bù lỗ, trợ giá, giảm thuế

Tổ chức hợp lý hệ thống nhà ga, bến tàu hạn chế trung chuyển cho hành khách Phốihợp các cơ sở làm công tác vận tải trong thành phố để dử dụng hieuj quả phương tiện, tiếtkiệm thời gian đi lại cho hành khách Phân luồng phân tuyến cho các phương tiện khác nhau,

bố trí hợp lý hành trình, thời gian để hành khách dễ dàng chuyển từ phương tiện này sangphương tiện khác

(2) Các biện pháp liên quan đến phân luồng phân tuyến.

Phân chia giao thông giữa nội thành và giao thông ngoại thành, tổ chức các đường vànhđai cho các xe không có nhiệm vụ đi vào thành phố Quy định ô tô tải chỉ được phép đi vàomột số giờ nhất định hay cấm trên một số tuyến đường

Tách các phương tiện có vận tốc khác nhau, đặc biệt là tách xe thô sơ để tăng vận tốc vàkhả năng thông qua cho xe cơ giới, an toàn cho xe thô sơ Trên một số tuyến đường chínhtrong điều kiện có thể nên tổ chức điều khiển theo làn sóng xanh

Tổ chức các tuyến đường một chiều trên các đường có mặt cắt hẹp, tăng khả năng thôngqua, giảm xung đột tại các nút Tổ chức giao thông đường một chiều có thể tăng khả năngthông qua 50% Nhưng tổ chức đường một chiều chỉ áp dụng với cặp đường song song nhaucách nhau không quá 250m vì khi tổ chức đường một chiều làm tăng hành trình chạy xe nóichung, khó khăn cho tổ chức giao thông công cộng và khó cho lái xe không quen đường phố

Tổ chức làn đường riêng cho xe buýt khi lượng xe nhỏ hơn 5 phút có một chuyến, thiết

kế điểm dừng các xe để tăng khả năng thông qua và hạn chế ảnh hưởng tới các phương tiệnkhác

(3) Các biện pháp liên quan đến trang thiết bị trên đường

Sử dụng có hiệu các biển báo hiệu, các trang thiết bị được quy định trong “Điều lệ biểnbáo hiệu đường bộ Việt Nam” Các biển chỉ dẫn, biển báo hiệu nguy hiểm, biển hiệu lệnhphải rõ ràng ngay cả điều kiện vào ban đêm để lái xe dễ dàng nhận biết sử dụng có hiệu quả

Trang 22

các vạch, mũi tên chỉ hướng bằng sơn trên đường, các đảo dẫn hướng (bằng sơn hay vỉa) tạicác nút giao thông để người lái xe dễ dàng nhận biết hướng ra vào

Bố trí hệ thống đèn tín hiệu tại các nút giao thông để tăng khả năng thông qua, giảm ùntắc và tạo nên văn minh trong giao thông đô thị Tại thành phố lớn có thể trang bị các trungtâm điều khiển cho khu vực hay toàn thành phố, từ trung tâm người chỉ huy có thể nắm đượctình hình và có biện pháp xử lý kịp thời

(4) Các điều kiện đảm bảo tổ chức giao thông có hiệu quả

Hoàn thiện luật giao thông đường bộ theo kịp sự phát triển giao thông và hội nhập quốc

tế phổ biến sâu rộng đến mọi người dân, đua việc giáo dục luật giao thông vào trong trườnghọc, trên các phương tiện thông tin đại chúng

Những người tham gia giao thông phải chú ý thực hiện luật giao thông đường bộ, nhữngngười điều khiển phải có đủ sức khỏe, bằng lái phù hợp với phương tiện

Nâng cao chất lượng thiết kế, xây dựng theo đúng quy trình quy phạm hiện hành để cáccon đường đảm bảo yêu cầu với tốc độ thiết kế

Công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo đường không có hư hỏng gây nguyhiểm trong quá trình khai thác

Phải có đủ kinh phí mua sắm trang thiết bị, đảm bảo các trang thiết bị hoạt động và cótrả lương cho những công tác tổ chức, thanh tra giao thông Lực lượng cảnh sát, thanh tra giaothông phải có trang thiết bị hiện đại, nắm vững luật và thực hiện đúng luật

Với các điều kiện cơ bản trên thì việc tổ chức giao thông mới mang lại hiệu quả

1.4 Tổng quan về điểm trung chuyển :

1.4.1 Khái niệm điểm trung chuyển:

a, Vị trí của điểm trung chuyển trong hệ thống giao thông vận tải đô thị:

Hệ thống giao thông vận tải đô thị là tập hợp hệ thống giao thông và hệ thống vận tải nhằm đảm bảo sự liên hệ giao lưu các khu vực khác nhau trong đô thị Giao thông vận tải giữ vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt của thành phố hiện đại, chức năng của nó là đảm bảo sự liên hệ thường xuyên và thống nhất giữa các khu vực chức năng chủ yếu của đô thị với nhau như: Khu dân cư, khu hành chính, khu công nghiệp, khu thương mại và khu vui chơi giải trí

Trang 23

Hệ thống giao thông vận tải đô thị

Hệ thống giao thông độngHệ thống giao thông tĩnh vận tải công cộngvận tải cá nhânVận tải chuyên dụng

Gara, bải đỗ xe Các điểm đầu cuốiCác điểm dừng dọc đườngCác điểm trung chuyểnCác công trình khác

Sơ đồ 1.2 Vị trí của điểm trung chuyển trong hệ thống GTVT đô thị

b, Khái niệm điểm trung chuyển:

Điểm trung chuyển là nơi dùng để chuyển tải hàng hoá và hành khách trong cùng một

phương thức vận tải hoặc giữa các phương thức vận tải trong quá trình vận tải đa phươngthức Trong các đô thị điểm trung chuyển vận tải hành khách nội đô có ý nghĩ rất quan trọngtrong hệ thống giao thông tĩnh

1.4.2 Cấu tạo, chức năng của điểm trung chuyển.

Các điểm trung chuyển của vận tải xe buýt được bố trí gần các đầu mối giao thông của nhiềuphương thức vận tải Trong thực tế người ta thường bố trí các điểm trung chuyển giữa xe buýtvới các phương thức vận tải khác như: Troleybus, Metro, Tramway và vận tải liên tỉnh, cũng

có thể bố trí điểm trung chuyển tại nơi có nhiều tuyến xe buýt đi qua

Về quy mô điểm trung chuyển thường có các dịch vụ phục vụ hành khách, dịch vụ phục vụphương tiện và dịch vụ phục vụ lái xe Tính toán điểm trung chuyển trung bình thường phục

vụ cho khoảng 4 – 5 tuyến buýt hoặc giữa các tuyến buýt với các phương thức vận tải khác

có diện tích từ khoảng 200 – 300 m2

Thông tin các điểm trung chuyển gồm: Lộ trình các tuyến, khoảng cách chạy xe của từngtuyến, giá vé và các điểm bán vé và các quy định trong trường hợp đặc biệt (ngày lễ, đốitượng ưu tiên…)

Điểm trung chuyển có vị trí quan trọng đối với vận tải hành khách công cộng, đối với toàn bộmạng lưới nếu điểm trung chuyển được bố trí ở vị trí hợp lý sẽ có tác dụng làm giảm tải chotoàn bộ hệ thống đặc biệt vào giờ cao điểm tránh tình trạng các phương tiện phải nối đuôinhau gây tắc nghẽn giao thông, bên cạnh đó tác dụng thiết lập và hoàn thiện các tuyến vận tải

Trang 24

Đối với hành khách, việc bố trí hợp lý các điểm trung chuyển sẽ tạo điều kiện thực hiện cácchuyến đi giảm thời gian chờ đợi và thời gian chuyển tuyển.

Mục tiêu của việc xây dựng điểm trung chuyển cho xe buýt đó là:

Cải thiện chất lượng vận hành, tao sự liên thông cho các tuyến xe buýt, tạo điều kiện thuậnlợi, an toàn cho hành khách tiếp cận xe buýt tại điểm trung chuyển

Nâng cao năng lực hoạt động của xe buýt và tổ chức hợp lý các tuyến xe buýt tại các điểmtrung chuyển

Sử dụng không gian hợp lý, đảm bảo trật tự an toàn giao thông góp phần giảm thiểu ùn tắcgiao thông, giảm tai nạn giao thông

Tổ chức cho xe buýt vận hành trong không gian nhất định, tách dòng xe buýt tránh tình trạng

ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm khi xe buýt dừng đón, trả khách

1.4.3 Phân loại điểm trung chuyển.

Có cách phân loại điểm trung chuyển sau:

a, Phân loại theo đối tượng phục vụ:

- Điểm trung chuyển hành hóa: Nơi chuyển tải hàng hóa từ phương tiện này sang phương tiệnkhác của cùng 1 phương thức vận tải hoặc phương tiện của phương thức vận tải khách Ví dụnhư bãi container, cảng hàng hóa

- Điểm trung chuyển hành khách: Nơi chuyển tải hành khách từ phương tiện này sang phươngtiện khác của cùng 1 loại phương thức vận tải hoặc phương tiện của phương thức khác Ví dụ:điểm trung chuyển Cầu giấy, điểm trung chuyển Long Biên

- Điểm trung chuyển kết hợp giữa hàng hóa và hành khách: Phục vụ cho cả đôi tượng hànghóa và hành khách

b, phân loại theo phương thức vận tải:

- Điểm trung chuyển 1 phương thức: là điểm trung chuyển phục vụ cho 1 loại phương thức nhất định Ví dụ điểm trung chuyển Cầu Giấy chỉ phục vụ cho xe buýt

- Điểm trung chuyển đa phương thức: Phục vụ cho 2 phương thức trở lên

c, Loại theo khu vực xây dựng:

- Điểm trung chuyển nội đô

- Điểm trung chuyển kết nối ngoại thành và nội đô

- Điểm trung chuyển ngoại thành

d, Phân loại theo quy mô kiến trúc:

- Điểm trung chuyển đầy đủ: Điểm trung chuyển có đầy đủ các khu chức năng như khuthương mại, dịch vụ và thông tin khách hàng, bãi đỗ xe, xưởng sửa chữa phương tiện và cungcấp nhiên liệu, quản lý hàng hóa (đối với điểm trung chuyển có dịch vụ hàng hóa)

- Điểm trung chuyển nhỏ: Chỉ phục vụ luân chuyển hàng hóa hoặc hành khách, khu đỗ xe,xưởng sử chữa và cung cấp nhiên liệu

Trang 25

1.4.4 Mục tiêu của việc xây dựng điểm trung chuyển cho xe buýt.

Cải thiện chất lượng dịch vận hành, tạo sự liên thông cho các tuyến xe buýt, tạo điềukiện thuận lợi, an toàn cho hành khách tiếp cận xe buýt tại điểm trung chuyển

Nâng cao năng lực hoạt động của xe buýt và tổ chức hợp lý các tuyến xe buýt tại cácđiểm trung chuyển

Sử dụng không gian hợp lý, đảm bảo trật tự an toàn giao thông góp phần giãm thiểu

ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông

Tổ chức cho xe buýt vận hành trong không gian nhất định, tách dòng xe buýt tránh tìnhtrạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm khi xe buýt dừng đón trả khách

Các điểm trung chuyển trên tuyến thường được kết hợp với các điểm dừng nơi tậptrung nhiều tuyến xe buýt đi qua, không có công trình phụ trợ Tại một số điểm trung chuyểnlớn, tấn suất hoạt động của các tuyến buýt cao nhưng chỉ có một điểm dừng xe buýt nên xảy

ra tình trạng các xe buýt phải chờ, nối đuôi nhau vào điểm dừng gây ùn tắc giao thông

1.4.5 Các bước lập quy hoạch điểm trung chuyển.

Quy hoạch điểm trung chuyển nằm trong quy hoạch GTVT đô thị, việc quy hoạchđiểm trung chuyển mang tính chất đơn lẻ song nó phải phù hợp và thống nhất với nguyên tắcquy hoạch GTVT đô thị thì công tác quy hoạch mới đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất

Bước 1: Xác định vấn đề quy hoạch: Dựa vào định hướng quy hoạch của thành phố, của Nhà

nước về giao thông vận tải để có được định hướng chính xác đúng đắn phù hợp với quy hoạchtổng thể mạng lưới giao thông đô thị và trong cả nước

Bước 2:: Phân tích vấn đề quy hoạch: Tiến hành phân tích các vấn đề tại nút: tình trạng giao

thông tại nút, tình trạng kỹ thuật của nút giao thông, dân cư, điều kiện sử dụng đất khu vực.Xác định các thiếu hụt cho quy hoạch điểm trung chuyển

Từ đó các thiếu hụt và thách thức cũng như cơ hội sẽ cho chúng ta hiểu rõ và đưa ra được cácmục tiêu cụ thể tiến hành lập các phương án

Bước 3: Xây dựng các phương án quy hoạch: Các phương án quy hoạch điểm trung chuyển là

việc lựa chọn và thiết kế điểm trung chuyển dựa trên kết quả phân tích Các phương án về xâydựng diểm trung chuyển, tổ chức phân làn giao thông,

Bước 4: So sánh và ra quyết định: So sánh các phương án quy hoạch thiết kế, tổ chức giao

thông, lựa chọn ra quy hoạch tốt nhất

Bước 5: Thực hiện và kiểm soát tác động:

Xây dựng điểm trung chuyển ,tổ chức giao thông tại điểm trung chuyển và kiểm tra đánh giátác động đến giao thông tại nút

Trang 26

1.4.6 Yêu cầu khi tổ chức giao thông tại điểm trung chuyển:

Tổ chức quản lý giao thông tại điểm trung chuyển có vai trò rất quan trọng đảm bảo sựphục vụ, vai trò của điểm trung chuyển trong đô thị Với vai trò như vậy việc tổ chức quản lýcần tuân theo các yêu cầu thiết yếu như sau:

- Đảm bảo điểm trung chuyển giữ được tính chất thiết yếu như khả năng trung chuyểnhành khách cao, năng lực thông hành lớn, tạo được hành trình cho xe buýt và hành khách tiếpcận điểm trung chuyển an toàn và thuận lợi nhất

- Sử dụng đất tại nút cần phải được quy hoạch theo đúng tiêu chuẩn cho đường trục giaothông tĩnh đô thị, đảm bảo những điều kiện thuận lợi nhất cho giao thông và quản lý giaothông

- Hệ thống biển báo, biển hướng dẫn cần phải hoàn chỉnh đáp ứng được thực tế giao thông

- Hạn chế sự xáo trộn về điều chỉnh các dòng giao thông của các phương tiện giao thôngnội đô trong khu vực.tối ưu năng lực thông hành và chất lượng dòng giao thông

- Tổ chức lối ra vào điểm trung chuyển hợp lý với mục tiêu như trên

1.5 Kết luận chương

Trong chương I, em đã tìm hiểu được các vấn đề sau:

- Hệ thống vận tải HKCC đô thị

- Quy trình quy hoạch GTVTDT và quy hoạch điểm trung chuyển

- Các biện pháp tổ chức giao thông và tổ chức giao thông tại điểm trung chuyển

Trang 27

Lý do học tập, 19%

Lý do công việc, 45%

Lý do đi lại khác, 36%

Hình 2.1: Phân bố lý do đi lại

Biên

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VÀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẠI ĐIỂM TRUNG CHUYỂN LONG

BIÊN

2.1 Hiện trạng hệ thống VTHKCC bằng xe buýt của thành phố Hà Nội

2.1.1 Nhu cầu đi lại của dân cư thành phố Hà Nội.

Phân tích đ ư ợ c thực hiện bởi IMV dựa trên cơ sở dữ liệu năm 1998 cho phépđưa ra giả thiết cho nhu cầu đi lại hàng ngày của một người dân là 2.3 và là 2.1 không

kể đi bộ Xu hướng này dự báo khả năng tăng mạnh nhu cầu đi lại đến năm 2020 trong đó

có tính đến sự tăng trưởng cơ giới hoá

Những dự báo cho năm 2020 của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cho phép giảthiết một sự gia tăng là 65% số lượng đi lại có tính đến tính lưu chuyển và sự tăng trưởng dân số

Bảng 2.1: Dự báo thị phần Vận tải hành khách công cộng các năm

Năm Tổng số lượt đilại trong ngày Số lượt đi lại của1 người/ngày Thị phần củaGTCC

Lượng HK sử dụngGTCC (triệuHK/ngày)

điều tra hộ gia đình năm 1995 thì những

lý do đi lại phân bố như dưới đây:

- 45% vì lý do công việc

- 19% vì lý do học tập

- 36 % vì các lý do đi lại khác

2.1.2 Cơ cấu phương tiện đi lại của Hà Nội theo số lượng phương tiện.

Từ năm 1990, sự tiến triển cơ giới hoá thể hiện rõ nét nhất bởi sự gia tăng đi lại bằngphương tiện cơ giới 2 bánh Trước đây xe đạp chiếm phần lớn hơn (61% vào năm 1995) thì

Trang 28

4.50% 10% 1%

xe máy ôtô

nay nhường chỗ cho xe máy

khoảng 1.6 triệu xe vào năm

2004 (theo phòng CSGT quản lí

phương tiện) Những số liệu thu

thập vào năm 2004 (nguồn: thống

kê đếm xe của IMV năm 2004)

cho thấy lượng xe máy trên các

đường phố Hà Nội rất nhiều Sự

phân bổ của các phương tiện đi

lại trong khu trung tâm thành phố

Mức độ sử dụng ôtô dừng lại ở mức thấp (từ 2 đến 10% thị phần) do chi phí mua ô tôđắt và phải chịu thuế cao Hơn nữa các tuyến đường vào khu dân cư cũng bị hạn chế bởi

độ hẹp của các đ ư ờ n g phố, nhưng lượng xe ôtô vẫn tăng theo mức sống và nhu cầungày càng cao của người dân và điều này một phần cũng chịu sự tác động của quá trình đẩymạnh đô thị hoá tập trung

Mức độ sử dụng giao thông công cộng còn hạn chế nhưng cũng đang trong quá trình tiến

bộ ổn định bởi vì đã bắt kịp và tần suất hiện tại vượt quá tần suất của năm 1978, thời điểm mà

nó chiếm tới 25 đến 30% sự đi lại hàng ngày (174 triệu lượt đi lại trong năm 2003 so với 76,5triệu lượt năm 1978) Thị phần hiện nay của giao thông công cộng chiếm từ 7% đến 14% (14%theo số liệu đếm xe mới nhất của IMV trong năm 2004)

Ngoài ra còn các phương thức vận tải khác như:

- Các xe khách tư nhân phục vụ giao thông cho các tỉnh xung quanh

- Số lượng taxi đ ư ợ c phổ cập lan rộng với 1600 phương tiện trong năm 2002

- Đối với phương tiện xích lô, đây là kiểu phương tiện phổ biến cho những khoảngcách đi lại ngắn và ngày nay nó chỉ sử dụng phục vụ cho du lịch

- Phương tiện xe ôm (hay còn gọi là motos-taxis) với số lượng 50,000 chiếc bổ sungcho mạng lưới xe buýt

Trang 29

tế", có nghĩa là một sự gia tăng rất mạnh số lượng ôtô (hơn 1100 %) song song với đó là sựphát triển một dịch vụ xe buýt (hơn 550%), ngay cả khi xe máy vẫn còn chiếm lĩnh vị tríquan trọng

Trang 30

Bảng 2.2: Dự báo thị phần thị phần các phương tiện đến năm 2020

(Nguồn: C.Rosier, IMV, TUPWS, 2003)

2.1.3 Mạng lưới tuyến buýt và sản lượng khai thác

Mạng lưới tuyến xe buýt bao gồm 60 tuyến nội đô và 7 tuyến kế cận (tính đến cuối năm

2007 Mạng lưới tuyến bao phủ phạm vi rộng và dễ tiếp cận vì hầu hết mọi hành khách đều điđến đích mà chỉ cần một lần chuyển tuyến Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của nhiều tuyến xebuýt khác nhau khá rõ

2.1.4 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng.

* Hệ thống nhà chờ:

- Số lượng nhà chờ còn ít, chủ yếu ở các điểm trung chuyển và một số điểm trên hành

trình mới có nhà chờ Tuy nhiên tại nhà chờ thường được sử dụng để quảng cáo tạo thu nhập.Nhiều điểm dừng có bảng thông tin hành khách rất tốt dưới hình thức bản đồ tuyến xe vàmiêu tả tuyến xe Hành khách có thể mua bản đồ và thời gian biểu của các tuyến xe buýt, bản

đồ và thời gian biểu cũng được dán tại nhiều nhà chờ xe buýt TRANSERCO đã xây dựngtrang WEB với các thông tin về các tuyến buýt, các điểm dừng và thời gian biểu của từngtuyến

* Hệ thống báo hiệu nói chung

Hệ thống biển báo tương đối đầy đủ và được chia thành 5 nhóm

 Nhóm biển báo cấm: hầu hết có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng Trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các loại phương tiện và người đi bộ

Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm: người tham gia giao thông phải chấp hành các điều cấm mà biển đã báo

Nhóm biển báo hiệu nguy hiểm: có dạng hình tam giác đều, viển đỏ, nền vàng, trên

Trang 31

tiện có biện pháp phòng ngừa xử trí Khi gặp biển báo nguy hiểm, người lái xe phải giảm tốc

độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử trí những tình huống có thể xảy

ra để phòng ngừa tai nạn

 Nhóm biển hiệu lệnh: có dạng hình tròn nền xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng biết điều lệnh phải thi hành Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông phải thi hành

 Nhóm biển chỉ dẫn: có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam, báo cho người sử dụng biết những định hướng cần thiết hạơc những điều có ích khác trong hành trình Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đuờng được thuận lợi và an toàn

 Nhóm biển phụ: có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt kết hợp với 4 nhómbiển trên Biển phụ để nhằm thuyết minh, bổ sung làm rõ nghĩa cho biển chính

Vạch kẻ đường: là một dạng báo hiệu để huớng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nângcao an toàn và khả năng thông xe Vạch kẻ đuờng bao gồm các loại vạch, chữ viết, mũi trên hoặc ký hiệu hình vẽ trên mặt đường Tác dụng là cung cấp và giải thích ý nghĩa, hướng dẫn giao thông Vạch tín hiệu được phối hợp sử dụng với biển báo hiệu hoặc sử dụng riêng lẻ

Vạch hướng dọc tuyến đuờng để vạch đường tim đường có hai làn xe chạy ngược chiều nhau hoặc là đường phân chia các làn xe.Vạch ngang đường để kẻ vạch đường cho người đi bộ cắt ngang qua đường v.v

Các loại biển báo cần lưu ý

Biển báo cấm (hình tròn, viền và nền đỏ):

1 “Biển cấm đỗ” - biển 131a trong Điều lệ Báo hiệu đường bộ:

có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường

có đặt biển bất kể ngày nào

2 “Biển ngược chiều” - biển 102 trong Điều lệ Báo hiệu đường bộ:

Ngày đăng: 02/04/2013, 09:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 2: Quá trình lập quy hoạch - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Hình 1. 2: Quá trình lập quy hoạch (Trang 18)
Hình 1.2 : Quá trình lập quy hoạch - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Hình 1.2 Quá trình lập quy hoạch (Trang 18)
Bảng 2.1: Dự báo thị phần Vận tải hành khách công cộng các năm. NămTổng số lượt đi lại  trong ngàySố lượt đi lại của 1 người/ngàyThị phần của GTCC - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Bảng 2.1 Dự báo thị phần Vận tải hành khách công cộng các năm. NămTổng số lượt đi lại trong ngàySố lượt đi lại của 1 người/ngàyThị phần của GTCC (Trang 26)
Bảng 2.1: Dự báo thị phần Vận tải hành khách công cộng các năm. - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Bảng 2.1 Dự báo thị phần Vận tải hành khách công cộng các năm (Trang 26)
• Nhóm biển báo cấm: hầu hết có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng. Trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các loại phương tiện và  người đi bộ. - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
h óm biển báo cấm: hầu hết có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng. Trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các loại phương tiện và người đi bộ (Trang 28)
2. Ký hiệu bằng chữ viết, hình vẽ trên mặt đường: - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
2. Ký hiệu bằng chữ viết, hình vẽ trên mặt đường: (Trang 31)
là sử dụng tín hiệu chữ, hình vẽ để chỉ dẫn hoặc hạn chế việc đi lại của xe trên  đường. - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
l à sử dụng tín hiệu chữ, hình vẽ để chỉ dẫn hoặc hạn chế việc đi lại của xe trên đường (Trang 31)
* Hệ thống bến xe: Điều kiện cơ sở vật chất và hoạt động của xe buýt được thống kê trong bảng dưới đây (Dữ liệu HAIDEP, có cập nhật bổ sung) - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
th ống bến xe: Điều kiện cơ sở vật chất và hoạt động của xe buýt được thống kê trong bảng dưới đây (Dữ liệu HAIDEP, có cập nhật bổ sung) (Trang 33)
Bảng 2.3 hệ thống bến xe ở Hà Nội - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Bảng 2.3 hệ thống bến xe ở Hà Nội (Trang 33)
Bảng 2.4 Chủng loại phương tiện xe buýt đang hoạt động - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Bảng 2.4 Chủng loại phương tiện xe buýt đang hoạt động (Trang 34)
Bảng 2.5: Các điểm trung chuyển hiện nay của Hà Nội TTVị trí Điểm đầu cuối các tuyến Tổng số  - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Bảng 2.5 Các điểm trung chuyển hiện nay của Hà Nội TTVị trí Điểm đầu cuối các tuyến Tổng số (Trang 39)
Bảng 2.5: Các điểm trung chuyển hiện nay của Hà Nội - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Bảng 2.5 Các điểm trung chuyển hiện nay của Hà Nội (Trang 39)
*Bảng 2. 6: Lưu lượng phương tiện Chiều từ nút Long Biên – Nút Nam Chương Dương Thứ  tựThành phần xe  khảo sátĐơn vị  - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Bảng 2. 6: Lưu lượng phương tiện Chiều từ nút Long Biên – Nút Nam Chương Dương Thứ tựThành phần xe khảo sátĐơn vị (Trang 43)
*Bảng 2.7 Lưu lượng phương tiện chiều từ Nút Nam Chương Dương – Nút Long Biên - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Bảng 2.7 Lưu lượng phương tiện chiều từ Nút Nam Chương Dương – Nút Long Biên (Trang 43)
*Bảng 2.10 Lưu lượng phương tiện chiều từ Nút Long Biên – Nút Nam Chương Dương - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Bảng 2.10 Lưu lượng phương tiện chiều từ Nút Long Biên – Nút Nam Chương Dương (Trang 45)
*Bảng 2.11 Lưu lượng phương tiện chiều từ nút Nam Chương Dương – Nút Long Biên Thứ  - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Bảng 2.11 Lưu lượng phương tiện chiều từ nút Nam Chương Dương – Nút Long Biên Thứ (Trang 45)
Hình 2.1 Khu vực nghiên cứu của dự án - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Hình 2.1 Khu vực nghiên cứu của dự án (Trang 48)
Hình 2.2 Khu bờ kè Điểm trung chuyển Long Biên - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Hình 2.2 Khu bờ kè Điểm trung chuyển Long Biên (Trang 48)
Hình 2.1 Khu vực nghiên cứu của dự án - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Hình 2.1 Khu vực nghiên cứu của dự án (Trang 48)
Hình 2.3 Bố trí chậu hoa cây cảnh - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Hình 2.3 Bố trí chậu hoa cây cảnh (Trang 49)
Hình 2.3 Bố trí chậu hoa cây cảnh - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Hình 2.3 Bố trí chậu hoa cây cảnh (Trang 49)
Hình 3.1 khu vực nghiên cứu của dự án - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Hình 3.1 khu vực nghiên cứu của dự án (Trang 53)
Hình 3.4 Sơ đồ mặt bằng quy hoạch dự kiến - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Hình 3.4 Sơ đồ mặt bằng quy hoạch dự kiến (Trang 56)
Hình 3.5 Sơ đồ bố trí mặt bằng xây dựng điểm trung chuyển Long Biên - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Hình 3.5 Sơ đồ bố trí mặt bằng xây dựng điểm trung chuyển Long Biên (Trang 57)
Hình 3.5 Sơ đồ bố trí mặt bằng xây dựng điểm trung chuyển Long Biên - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Hình 3.5 Sơ đồ bố trí mặt bằng xây dựng điểm trung chuyển Long Biên (Trang 57)
Bảng tổng hợp các tuyến xe buýt đang hoạt động trên địa bàn thành phố HN - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Bảng t ổng hợp các tuyến xe buýt đang hoạt động trên địa bàn thành phố HN (Trang 61)
Bảng tổng hợp các tuyến xe buýt đang hoạt động trên địa bàn thành phố HN - phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
Bảng t ổng hợp các tuyến xe buýt đang hoạt động trên địa bàn thành phố HN (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w